Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 2 tháng 8, 2020

Thử đọc một bài thơ của Huy Tưởng theo một cách khác

Vũ Thành Sơn

image

IMG_0247_Original[3]Tôi vừa nhận được tập thơ Đêm Vang Hình Tiếng Chuông của nhà thơ Huy Tưởng. Tập thơ gồm 197 bài thơ ngắn, hầu hết là lục bát bốn câu, được Văn Học Press in trang nhã với tranh của họa sĩ Trương Đình Uyên. Sự có mặt của tranh Trương Đình Uyên trong tập thơ không hề mang tính chất minh họa, mà có giá trị mỹ thuật hoàn toàn riêng của nó, có thể được thưởng thức độc lập. Những bức tranh đẹp, thơ mộng, gợi ít nhiều một không khí hoài niệm.

Trong hoàn cảnh thơ không còn được độc giả chào đón như hiện nay và nhiều nhà thơ cũng không còn mấy hào hứng làm thơ nữa, việc cho ra mắt một tập thơ với tất cả sự chăm sóc chu đáo, đẹp đẽ như vậy đã là một nỗ lực rất đáng trân trọng của nhà thơ Huy Tưởng. Ông vẫn còn nặng tình (và nặng “nghiệp”) với thơ không thể dứt bỏ. Nhưng làm sao có thể dứt bỏ được bởi thơ vẫn mãi là một giọng nói thầm, lặng lẽ cất tiếng thủ thỉ khi mọi ngôn ngữ và lý lẽ tư biện bất lực lúc con người đứng trước sự tuyệt vọng khốn cùng? Điều đó không chỉ đúng với Huy Tưởng, có lẽ còn đúng với nhiều người.

IMG_0248_Original[3]

Nhưng càng đáng trân trọng hơn khi ở tập thơ mới này một lần nữa Huy Tưởng cho người đọc thấy sự cố gắng không mệt mỏi của ông trong việc làm mới thơ. Làm thơ vốn đã không dễ, làm mới thơ càng khó gấp bội, nhất lại là làm mới thơ lục bát. Lục bát vốn đã được sử dụng khai thác đến độ mòn vẹt từ bao thế kỷ, nghĩ đến chuyện làm mới thể loại thơ truyền thống này quả cần có sự dũng cảm của một Promotheus.

Giống như phở, như áo dài.

Tôi đã một lần ăn phở Bát Đàn có vị sâm. Có thể nó mới lạ với người khác, còn với tôi, chỉ là một lần đến không trở lại.

Còn áo dài?

Tôi có một cô bạn người Pháp, cô thích ăn bánh cuốn (nhưng không ưa phở) và mặc áo dài. Cô nói với tôi mỗi lần mặc chiếc áo dài vào người, cô bỗng trở nên dịu dàng, những chuyển động bỗng trở nên mềm mại khác mọi ngày.

Tôi nghĩ thơ lục bát cũng đem lại cảm giác tương tự. Lục bát có vẻ thích hợp với giọng bè trầm, hay một thứ melody, cất lên bên gối mỏng, dưới ánh trăng khuya, trong vườn cây đan xen cành lá hay dưới khung cửa sổ của nàng Juliet. Người ta khó có thể hát lục bát khi chân bước theo nhịp quân hành.

Vậy thì làm cách nào những nhà thơ, Huy Tưởng nói riêng, đã làm mới thể thơ này? Và liệu ông thành công hay thất bại?

Thách thức đầu tiên và cũng là to lớn, khó vượt qua nhất đối với mọi ý định làm mới thể thơ lục bát chính là nhịp điệu cố hữu của nó. Luật bằng trắc và quy định gieo vần bó buộc của thể thơ này thực sự không dành bao nhiêu mảnh đất trống cho những màn tung hứng, nhào lộn sáng tạo ngẫu hứng vượt ra khỏi cái thế cân bằng đầy tự mãn của nó.

BB TT BB

BB TT BB TB

Một luật bằng trắc và hình thức gieo vần cứng nhắc như vậy đã tạo ra thứ nhịp điệu đều đều, không đổi có hiệu quả hơn cả một liều Valium mạnh. Hãy tưởng tượng cái nhịp điệu đó kéo dài những 3254 câu! Nó làm tôi liên tưởng đến âm thanh giết người hàng loạt của chiếc xe lửa xình xch xình xch xình xch xình xch. Mỗi lần tôi phải đi từ Sài Gòn ra Hà Nội bằng xe lửa, muốn sống sót qua 32 tiếng đồng hồ kinh hoàng ấy tôi cần phải có một cái headset để nghe Evanescence hoặc Louis CK hay Dave Chappelle. Đâu phải ai cũng là một Paul Theroux chỉ ngồi xe lửa mà viết được quyển du ký lừng danh?

Vậy thì bằng cách nào các nhà thơ làm mới thể thơ này một khi không tôn trọng cái quy định ngặt nghèo đó thì không còn là lục bát nữa?

Một trong những cách thường thấy là họ thay âm bằng bằng âm trắc ở chữ thứ hai, âm trắc chữ thứ ba bằng một âm bằng hoặc ở chữ thứ năm bằng một âm trắc trong câu sáu. Ở câu tám là âm trắc thay cho âm bằng của chữ thứ hai hay âm bằng của chữ thứ bảy thay cho âm trắc. Đó là cách thông dụng, đôi khi có người táo bạo đi xa hơn bằng cách đảo lộn cái trật tự bó buộc nhưng ở một phạm vi có thể chấp nhận được mà không làm hỏng nhịp điệu của lục bát.

Vấn đề có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi người ta thấy cái nhịp điệu lục bát đã trở thành quen thuộc đối với tất cả các lỗ tai Việt Nam đến mức mỗi lần nghĩ đến thơ, là ngay tức thì trong tiềm thức của họ đã vang lên cái thứ bằng trắc đáng sợ đó. Hãy đến một bàn nhậu, một câu lạc bộ thơ của phụ nữ, hưu trí hay xem một game show trên đài truyền hình sẽ thấy không ít người xung phong “sáng tác” thơ lục bát tại chỗ. Một điều tưởng như là khó tin này hoàn toàn có thực ở “cường quốc thơ” Việt Nam. Quá dễ làm, cho nên rất khó tìm thấy thơ hay ở thể thơ lục bát.

Nhà thơ có lẽ đầu tiên làm mới thơ lục bát ở Việt Nam, tôi nghĩ, là nhà thơ Bút Tre. Ông là người sớm đưa kỹ thuật vắt dòng vào thơ lục bát trong khi loại thơ New Formalism chưa phổ biến như hiện thời.

Hoan hô đại tướng Võ Nguyên

Giáp ta thng trn Đin Biên trv

hay

Bc Ninh có cu Nguyn Trùng

Dương, vt khoquá cvùng tht kinh

Cái cách vắt dòng đó tạo ra một cú ngoặt đột ngột, hóm hỉnh, khiến cho người nghe bỗng nhiên có cảm tưởng như cái âm hưởng bằng trắc của câu thơ bị xóa nhòa, tuy nó vẫn còn nguyên đó. Cái kiểu vắt dòng ấy có tác dụng như một thứ vị ngọt nhân tạo thường dùng cho những viên thuốc đắng. Thỉnh thoảng tôi vẫn bắt gặp điều này trong những bài thơ đầy ngẫu hứng của nhà thơ Vương Ngọc Minh.

Còn nhà thơ của chúng ta, Huy Tưởng, ông đã làm như thế nào để cách tân thể thơ lục bát trong tập Đêm Vang Hình Tiếng Chuông?

Hãy đọc vài bài thơ của Huy Tưởng:

sáo con. nhí nhách hót chào

tiếng rơi trm đục. tri cao không đành

em cười. đẹp đến mong manh

anh chưa kp chết.đã xanh cri!

(LỜI ĐÃ MUỘN MÀNG,)

li ve ging bướm. lưng tri

mây bay xa quá. núi đồi phân thân

em v. đẹp rt ttâm

csao cây cttrm. đêm qua?!

(CỚ SAO CÂY CỎ TỰ TRẦM,)

trăng lên. lai láng.vn hình
khuya im róc rách li thinh lng.tràn
n
m nghe.mây vsương tan
sao c
òn ln đận viết trang sơ đầu?!

(KHUYA IM RÓC RÁCH,)

đêm.tôi khn ging tru trăng
cu
ng nư cn vmiếng rm.chưa lên
đấ
t tri cun cun.mông mênh
t
ôi nghe vang tiếng bit tăm.đáy chiu

(TIẾNG BIỆT TĂM,)

Có thể thấy Huy Tưởng cố gắng sử dụng những dấu chấm để tạo ra một sự khác biệt trong tiết điệu. Dấu chấm ấy, vì thế, không phải là một dấu chấm câu có chức năng cú pháp, đúng hơn nó là một dấu ngắt nhịp. Ông sử dụng dấu chấm trong thơ hệt như một cái song loan giữ nhịp cho những vở diễn trên sân khấu. Trong cả tập thơ Huy Tưởng sử dụng đôi song loan ấy ở sau những từ: ngày, chiều, đêm, khuya, đã, dẫu, hoặc sau những động từ, trạng từ và khá phổ biến là ở khoảng giữa hay chữ cuối cùng của câu tám (các bài 44, 47, 49, 52, 57, 60, 64, 65, 67, 69, 71, 73, 74, 75, 76, 79, 83, 183,…) Nhưng những dấu chấm đó tôi nghĩ không hoàn toàn là một nỗ lực nhằm chống lại sự toàn trị của âm điệu lục bát nhưng có vẻ như mối bận tâm của Huy Tưởng chủ yếu là âm hưởng và hiệu quả trình diễn sân khấu. Và như thế những dấu chấm ấy không hẳn chỉ là cặp song loan, mà nó còn là ánh đèn follow của đạo diễn ánh sáng.

Tuy nhiên, với một phương pháp ngắt nhịp cố định như vậy, Huy Tưởng đã đánh mất tính chất bất ngờ của tiết điệu và nhiều khi nó trở thành khá máy móc, cứng nhắc.

Ví dụ như ở bài thơ số 121 này:

du cho giá but. thay mùa

vành khuyên ngngn thêu thùa. gi nhau

ba ngàn thế gii. trước. sau

ai người chưng ct hương màu. tình nhân?!

Nếu, giả sử, chúng ta bỏ hết tất cả các dấu chấm ấy đi thì bài thơ sẽ có bộ mặt khác như thế nào?

du cho giá but thay mùa

vành khuyên ngngn thêu thùa gi nhau

ba ngàn thế gii trước sau

ai người chưng ct hương màu tình nhân?!

Về ý nghĩa có lẽ không khác, nhưng hình ảnh, ngôn ngữ đã khoác một sắc thái khác với nguyên tác.

Một ví dụ khác nữa, bài số 128:

tìm nhau. ủ ấm ngày đông

đất tri lng l

xanh.

không nói gì!

Hãy thử cách ngắt nhịp khác:

tìm nhau ủ ấm

ngày đông

đất tri lng lxanh

không nói gì!

Có vẻ như với cách ngắt nhịp mới này, nhịp điệu lục bát bị mất đi ảnh hưởng khá nhiều.

Thú thực tôi không mấy thoải mái với những cái dấu chấm đó, nó khiến tôi cảm thấy mình đọc thơ dưới cái gậy chỉ huy của một nhạc trưởng. Lục bát vốn đã nghèo nàn tiết điệu, nay lại thêm nhạc điệu của nó bị câu thúc lần nữa! Tôi không thích chỉ dừng lại ở giai đoạn thấy dấu (kiến tích) mà muốn thõng tay vào chợ (nhập triều thùy thủ).

Cái cảm giác không thoải mái đó tôi vẫn có khi xem tranh có những cái tựa tranh kèm theo. Chẳng hạn khi đứng trước tác phẩm Thiếu Nữ Bên Hoa Huệ của họa sĩ Tô Ngọc Vân, tôi có thể liên tưởng đến một kỷ niệm gắn liền với cảm giác tinh khiết, trong trắng trong quá khứ; tôi có thể nghe thấy âm thanh ngọt lịm của một dòng suối nhỏ hay cái cổ tay nhỏ nhắn, mềm mại, như hư như thực của người con gái tôi yêu…Nhưng chính cái tựa tranh đã phần nào tác động lên cảm xúc của tôi, nó khuôn dẫn, hạn chế và không gợi cho trí tưởng tượng của tôi bay bổng, mặc dù tôi biết chắc chắn một nghệ sĩ tài hoa như Tô Ngọc Vân vẽ cô gái bên hoa huệ không chỉ là cô gái bên hoa huệ. Tôi thích cách đặt tên tranh của Mark Rothko hơn (Untitled; Mural, Section 3; No 8, White Stripe;…) hay một vài bức của Paul Klee (Colorful Lightning; Mural; Quarry;…), chúng không hề gợi ý cho người xem tranh mà chỉ để họ hoàn toàn thả lỏng trí tưởng, cảm xúc và cơ bắp trước màu, sắc độ, sự biến thiên ánh sáng… của bản hòa âm vô thanh. Vậy thì, hỡi các hoạ sĩ tôi hằng yêu quý, tôi có một ước ao, tôi có một khát khao… các bức tranh không có tựa tranh đi kèm theo.

Nhà thơ Huy Tưởng cũng dụng công không ít trong ngôn ngữ và hình ảnh thơ. Ở khía cạnh này Huy Tưởng xứng đáng để coi là một nhà thơ duy mỹ. Ông tìm kiếm cái đẹp, những cái đẹp cổ điển, mong manh, điệu đà và phôi phai. Ở ông có một một mối giao cảm thâm mật với thiên nhiên, với những lời thầm thì tinh tế của mùa màng, thời gian; ông như bắt được cái tiết nhịp lặng thầm, sâu thẳm của cái tôi nhỏ bé trong bản giao hưởng trầm hùng của giòng sinh diệt bất tận. Thơ Huy Tưởng, vì vậy, không có tính đối kháng giữa con người và vạn vật, giữa cá nhân và cộng đồng; người ta bắt gặp ở đó một thế giới khoan hòa và cũng chính vì thế, tĩnh tại và lụi tàn. Huy Tưởng, nhà thơ của mộng tưởng, của côi cút bi tro; ông không mặn mà với hình ảnh của con người cá nhân trong thế đứng kiêu hãnh, ngạo nghễ.

mt mai

trái đất có chìm

xin em

cgitrăng im trong hn

anh s

chm trhoàng hôn

chiu lam tt t. đêm dn dp. xanh

(CHẠM TRỔ HOÀNG HÔN,)

Về mặt ngôn ngữ, ông có nhiều tìm tòi sáng tạo không thể nhầm lẫn với ai: ngày va mím n (06); côi cút bi tro (28); lòng chưa cổ đin. đã đau tang đin (81); đá xanh sm sp (82); bướm gáy (83); vt vng tiếng ve (100); trăng soi non nõn (105); tiếng chim thóc thách (108); cây lá chua ngoa (143);…Tuy nhiên, bên cạnh, ông cũng có những sáng tạo dẫn đến những từ khá cầu kỳ và không gợi cảm, chẳng hạn: nhu lam (07); tiếng lam luyến (16); khuya nâu lách cách (45); sp lam (51); chiu úng nâu (62); gic lam (133):…

Hình ảnh trong thơ của Huy Tưởng có một vị trí hết sức quan trọng, nếu không muốn nói chính hình ảnh làm nhiệm vụ truyền đi thông điệp, ý tưởng trong thơ ông. Vì thế cũng có thể coi thơ của ông là loại thơ imagism.

Huy Tưởng có nhiều hình ảnh đẹp:

xin em. bước khbước êm

khuya hôm. thường vp phi thm chiêm bao

(TRƯỚC THỀM CHIÊM BAO,)

tóc xòa. che na lá răm

(TIẾNG RẰM NAO NAO,)

li em.

trc n nhánh cành

đêm vùi tro bi lòng anh. mt ri!

(LẬN ĐẬN CẢ MÙA XANH,)

anh còn nghn bóng khe đêm

đợi khuya ráo mng. bng em xuyên tường

(TRĂNG BÊN NGOÀI PHÒNG CẤP CỨU)

Từ ý tưởng “chật chội”, ông đã làm nên một bài thơ với hình ảnh ngộ nghĩnh

rng rm

cht chi bước chân

ni bun

cht chi

tm thân bi m

ai làm cht chi gic mơ

đêm đêm nn nót bài thơ. ngp lòng!

(BÀI THƠ NGẬP LÒNG,)

Hãy chú ý đến tính chất đăng đối giữa chật chội có ý nghĩa vật lý với ngập lòng với ý nghĩa ẩn dụ, trừu tượng.

Nhưng cũng như trong việc làm mới trong ngôn ngữ, ở đây Huy Tưởng cũng mắc phải những khiếm khuyết: một hình ảnh được lặp lại nhiều lần.

Ví dụ: hình ảnh trăng vàng dưới khe

Ở bài số 02 có câu làm sao dc ngược trăng vàng dưới khe thì ở bài số 188, hình ảnh đó được nhắc lại với câu nhiu khi vt được trăng vàng dưới khe.

(Cần lưu ý hình ảnh trăng vàng dưới khe nghe như thể mang âm hưởng từ câu “ca dao” trữ tình Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?).

Hoặc:

qukêu ti sm cchiu (bài s35)

qukêu ti sm cchiu (bài s42) 

ttrong áo mng. bước ra (bài s10) 

tôi tmông mui. bước ra (bài s166) 

bướm gáy (bài s83) 

tiếng con bướm gáy (bài s 141)

Có vẻ như những hình ảnh đó hoạt động theo một cơ chế thuộc về tiềm thức ngoài sự kiểm soát của ý thức; những hình ảnh được tạo ra và không có đủ thời gian để tiêu hóa và đào thải đi trong một mật độ sáng tác, tôi nghĩ là dồn dập.

Có thể kết luận gì về tập thơ Đêm Vang Hình Tiếng Chuông?

So với tập thơ Những Màu Âm Xô Giạt xuất bản gần đây nặng trĩu tâm trạng khắc khoải, u uất, dằn vặt; ở Đêm Vang Hình Tiếng Chuông lại là một Huy Tưởng suy niệm trước lẽ sinh diệt của vũ trụ và sự hữu hạn của kiếp người. Có vẻ như ông đã tìm thấy lối đi cho cái bóng lặng lẽ của mình trong cõi thưa hồng rậm lục này khi con người suy cho cùng chỉ là một gợn sóng lăn tăn trên mặt của một đại dương mênh mông.

cũng đành

bchuyến. vkhông

nhthương bbn. đêm chong mt thuyn!

(ĐÊM NGỦ TRÊN THUYỀN,)

Chúc mừng nhà thơ Huy Tưởng!