Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2020

Thơ Heinrich Heine: Người muôn vẻ khác (tiếp theo kỳ trước)

Phạm Kỳ Đăng dịch

 

 

                                  

 

CLARISSE

 

I.

 

Em rụt rè tìm phương từ chối
Lời đẹp anh ngỏ ý cầu hôn;
Nên anh hỏi, có phải em gạt bỏ?
Em bắt đầu chợt khóc, lệ tuôn.

 

Hiếm khi anh khấn, Chúa yêu kính
Lắng nghe con, hãy giúp lấy ả hầu,
Lau giọt lệ ngọt ngào của ả
Và khai minh não trạng trong đầu!

II.

 

Khắp mọi chốn nơi em dạo bước
Vào mọi giờ em ngó nhìn anh,
Với anh, em thêm phần ngược đãi,
Anh càng thêm gắn bó trung thành.

 

Anh bị trói bởi sự độc địa quí phái
Như lòng tốt thường xua đuổi anh đi;
Em muốn rũ bỏ anh cho chắc chắn
Thì với anh em phải cuồng si.

 

III.

 

Mẹ em, quỉ tha ma bắt
Quỉ tha ma bắt bố em!
Họ ngăn cản anh tàn nhẫn
Nhìn em trong rạp, cấm xem.

 

Bởi họ ngồi đây bảnh chọe,
Khuỳnh chân, có hở kẽ nào,
Hiếm thấy em sau lô ghế,
Em người yêu dấu ngọt ngào.

 

Ở đó họ ngồi và ngắm
Cảnh chết của hai người yêu,
Họ đã vỗ tay rất kêu,
Khi nhìn hai người hấp hối.

 

YOLANTE và  MARIE

 

I.

 

Các quí bà đây, họ am hiểu
Ra sao đời phải thờ phụng nhà thơ:
Họ mời tôi một bữa ăn trưa
Cho tôi và thiên tài tôi nữa.

 

Chao! Món súp ngon hàng đệ nhất
Và rượu vang mát tỉnh cả người,
Thịt gà ngon như trên thiên giới,
Thịt thỏ xâm từng miếng hẳn hoi.

 

Họ nói về nghệ thuật thơ, tôi nghĩ
Thế là tôi kết cục phát no;
Tôi cám ơn nghi lễ cao trọng
Họ vì tôi đã ưu ái dành cho.

 

II.

 

Tôi nên phải lòng ai đây nhỉ?
Bởi cả hai đều rất đáng yêu:
Mẹ là thiếu phụ còn nhan sắc,
Con gái là thiếu nữ yêu kiều.

 

Tay chân con non tơ trắng muốt
Ngắm lâu ôi xao xuyến thật là,
Đôi mắt mẹ lại tinh anh khêu gợi
Hiểu thấu niềm âu yếm trong ta.

 

Trái tim tôi như ông bạn già cỗi
Khổ tâm sao giữa hai bó rơm khô;
Phân vân mãi lựa trong hai bó,
Bó nào đây tốt nhất nuôi bò.

 

III.

 

Chai đã rỗng, điểm tâm ngon miệng,
Các quí bà bốc nóng hồng hào ghê;
Họ hăng lên nới lỏng áo coóc-xê,
Tôi tin họ uống say chuyếnh choáng.

 

Vai mới trắng, bầu vú sao đỏm đáng,
Tim tôi rung lên bởi kinh hoàng.
Họ cười rộ, ném mình xuống giường
Và vùi đầu quấn vào chăn gối.

 

Thậm chí họ kéo rèm che tối,
Và cuối cùng thi nhau ngáy triền miên.
Đứng giữa phòng, tôi đơn độc gã điên
Ngắm chiếc giường trong lòng bối rối.

 

IV.

 

Tuổi trẻ tôi từng ngày hao hụt
Được bù vào bằng cái máu liều,
Cánh tay tôi giờ thêm bạo dạn
Ôm những eo thon thả hơn nhiều.

 

Một số nàng cũng tỏ ra hoảng hốt,
Rồi ít lâu cũng thây mặc vâng nghe;
Cơn thịnh nộ kiêu sa, sững người vì ngượng
Chịu thua lời đường mật vuốt ve.

 

Vậy mà tôi, nếu thưởng thức thắng lợi
Cứ thiếu đi thứ tốt nhất làm sao;
Đó là tuổi con lừa ngớ ngẩn?
Đã mất đi - Tuổi trẻ ngọt ngào.

 

DIANA

 

I.

 

Khối chân tay ấy đẹp xinh

Của vẻ đàn bà đồ sộ

Bây giờ, không hề cãi cọ

Cho tôi tha hồ ước ao.

 

Nếu tôi bốc lên thèm khát

Xăm xăm tôi lại gần bên,

Tôi đã hối hành vi đó!

Phải, nàng còn đánh cũng nên.

 

Ngực, cổ, yết hầu mới thật!

(Tôi không nhìn rõ cao hơn),

Trước khi cùng nàng thổ lộ

Tôi xin dâng Chúa linh hồn.

 

II.

 

Ở Bizkaia (1) bên bờ vịnh,

Nàng xưa mở mắt chào đời,

Khi nàng còn ở trong nôi

Bóp chết hai con mèo bé (2).

 

Để nguyên chân trần chính thế

Băng qua dãy Pyrenees (3).

Ở Perpignan (4) nàng ẩn hiện

Như người khổng lồ nữ nhi.

 

Nay nàng là bà lớn nhất

Khu Faubourg Saint-Denis (5),

Tốn của Ngài William bé

Những ba nghìn bạc Louis.

 

III.

 

Quí Bà kính yêu, tôn quí!

Đôi khi tôi đến thăm Bà,

Tâm trí tôi lan man nhớ

Quảng trường chợ Bologna (6).

 

Nơi đó một đài phun lớn

Tên là Fonte del Giagante (7),

Bên trên có tượng thần biển

Của Johann (8), thợ cả xưa.

 

EMMA

 

I.

 

Như một gốc cây đơ chàng đứng
Trong giá sương, gió và nắng hanh,
Ngón chân bắt rễ vào lòng đất,
Hai cánh tay giơ với trời xanh.

 

Lâu như thế chàng Bagiratha (9) hành xác,
Thần Brama muốn dứt nỗi chàng đau,
Thần để cho sông Hằng ào chảy
Xuống thế gian từ đỉnh trời cao.

 

Nhưng mà, em yêu, anh vô vọng
Anh giày vò và hành hạ xác thân,
Từ đôi mắt bầu trời em nhỏ
Cho anh không một giọt xuống trần.

 

II.

 

Hai mươi tư giờ anh cần phải
Đợi chờ niềm hạnh phúc trên cao
Truyền tới anh, lấp lánh ngọt ngào
Chớp mắt ngọt ngào là ánh liếc.

 

Ôi ngôn ngữ sao mà giản chiết
Và lời như một vật vụng thô;
Diễn đạt hết lời, con bướm đẹp
Bay tiếp đi vờn cánh nhởn nhơ.

 

Mà thế đó cái nhìn vô tận
Làm ra vô cùng tận cõi xa,
Lòng em như một trời bao la
Chứa đầy nỗi hân hoan tinh tú.

 

III.

 

Không hề, dẫu một nụ hôn duy nhất
Sau bấy tháng trời dài yêu đương!
Tôi vẫn nguyên là kẻ đáng thương
Nhất trên đời, chiếc miệng khô khát.

 

Có một lần hạnh phúc đến sát
Tôi đã như cảm thấy làn hơi -
Tuy thế hơi thở bay đi mất,
Qua tôi không hề chạm vào môi.

 

IV.

 

Emma ơi, nói anh nghe sự thật:
Có phải anh vì tình ái phát điên,
Hay tình yêu, vốn thế tự nhiên
Chỉ là hậu quả từ điên dại?

 

Ôi Emma yêu, thêm giày vò mãi
Ngoài tình yêu điên dại của anh,
Và ngoài cơn cuồng điên tình ái
Cảnh dở dang đi ở không đành.

 

V.

 

Ở bên em, cãi cọ và cùng quẫn
Anh muốn lên đường tiếp mà đi,
Nhưng cuộc đời còn là sống mà chi
Rời xa em, sẽ là cái chết.

 

Anh day dứt đêm nằm chọn miết
Giữa Cái chết và Địa ngục trần gian,
Ôi, anh tin nỗi đây cực nhục
Đã biến anh thành kẻ điên gàn.

 

VI.

 

Đêm độc ác đang len lỏi tới
Với những bóng đen tệ nhất thẳm sâu,
Linh hồn của chúng ta bải hoải,
Miệng ngáp dài ta ngắm nhìn nhau.

 

Em sẽ già và anh còn già nữa
Mùa xuân đôi ta đã héo tàn.
Em sẽ lạnh lùng, anh lạnh nữa
Như mùa đông đang kéo tới gần.

 

Ôi chao, cái kết sao ảm đạm!
Sau cơn khát tình đẹp đẽ bao nhiêu,
Những cơn hoạn nạn đến, chẳng tình yêu
Sau cuộc đời đến liền cái chết.

 

©® Phạm Kỳ Đăng và Văn Việt

 

Chú thích của người dịch:

 

(1) Bizkaia: Một tỉnh thuộc xứ Basque của Tây Ban Nha.

(2) Theo truyền thuyết Herkules khi còn bé đã bóp cổ chết hai con rắn.

Cô gái Heinrich Heine quen ở khu phố ăn chơi có vóc dáng đẫy đà khỏe mạnh mang tên Diana, nữ thần săn bắn đồng thời là nữ thần Mặt Trăng và tượng trưng cho sự sinh sản trong thần thoại Hy Lạp.

(3) Pyrenees: Một dãy núi phía tây nam châu Âu tạo thành đường biên giới tự nhiên giữa Pháp và Tây Ban Nha.

(4) Thị trấn của tỉnh Pyrénées-Orientales, thuộc vùng hành chính Occitanie của nước Pháp.

(5) Một khu phố Paris.

(6) Một thành phố Ý.

(7) Đài phun nước ở Neapel, dựng vào thế kỷ 17.

(8) Johann Ritz (1766-1729): Nhà tạc tượng thời danh người Đức.

(9) Dòng sông Hằng trong tín ngưỡng của người theo Hindu giáo chính là nữ thần Ganga. Tín đồ Hindu tin rằng ai tắm trên sông Hằng sẽ có thể giảm nhẹ tội lỗi của mình và đạt tới sự giải thoát khỏi vòng luân hồi của sự sống và cái chết. Bhagiratha, một trong những hậu duệ của vua Sagara, con trai của Dilip biết được kiếp nạn, ông thề sẽ mang thần Ganga hạ giới để lấy nước của thần thanh lọc các linh hồn và siêu thoát cho họ về Trời.

 

Nguyên tác tiếng Đức:

 

CLARISSE

 

I.

 

Meinen schönsten Liebesantrag
Suchst du ängstlich zu verneinen;
Frag ich dann: ob das ein Korb sei?
Fängst du plötzlich an zu weinen.

 

Selten bet ich, drum erhör mich,
Lieber Gott! Hilf dieser Dirne,
Trockne ihre süßen Tränen
Und erleuchte ihr Gehirne.

 

II.

 

Überall, wo du auch wandelst,
Schaust du mich zu allen Stunden,
Und je mehr du mich mißhandelst,
Treuer bleib ich dir verbunden.

 

Denn mich fesselt holde Bosheit,
Wie mich Güte stets vertrieben;
Willst du sicher meiner los sein,
Mußt du dich in mich verlieben.

 

III.

 

Hol der Teufel deine Mutter,
Hol der Teufel deinen Vater,
Die so grausam mich verhindert,
Dich zu schauen im Theater.

 

Denn sie saßen da und gaben,
Breitgeputzt, nur seltne Lücken,
Dich im Hintergrund der Loge,
Süßes Liebchen, zu erblicken.

 

Und sie saßen da und schauten
Zweier Liebenden Verderben,
Und sie klatschten großen Beifall,
Als sie beide sahen sterben.

 

IV.

 

Geh nicht durch die böse Straße,
Wo die schönen Augen wohnen -
Ach! sie wollen allzugütig
Dich mit ihrem Blitz verschonen.

 

Grüßen allerliebst herunter
Aus dem hohen Fensterbogen,
Lächeln freundlich (Tod und Teufel!)
Sind dir schwesterlich gewogen.

 

Doch du bist schon auf dem Wege,
Und vergeblich ist dein Ringen;
Eine ganze Brust voll Elend
Wirst du mit nach Hause bringen.

 

V.

 

Es kommt zu spät, was du mir lächelst,
Was du mir seufzest, kommt zu spät!
Längst sind gestorben die Gefühle,
Die du so grausam einst verschmäht.

 

Zu spät kommt deine Gegenliebe!
Es fallen auf mein Herz herab
All deine heißen Liebesblicke,
Wie Sonnenstrahlen auf ein Grab.

 

Nur wissen möcht ich: wenn wir sterben,
Wohin dann unsre Seele geht?
Wo ist das Feuer, das erloschen?
Wo ist der Wind, der schon verweht?

 

YOLANTE UND MARIE

 

I.

 

Diese Damen, sie verstehen,
Wie man Dichter ehren muß:
Gaben mir ein Mittagessen,
Mir und meinem Genius.

 

Ach! die Suppe war vortrefflich,
Und der Wein hat mich erquickt,
Das Geflügel, das war göttlich,
Und der Hase war gespickt.

 

Sprachen, glaub ich, von der Dichtkunst,
Und ich wurde endlich satt;
Und ich dankte für die Ehre,
Die man mir erwiesen hat.

 

II.

 

In welche soll ich mich verlieben,
Da beide liebenswürdig sind?
Ein schönes Weib ist noch die Mutter,
Die Tochter ist ein schönes Kind.

 

Die weißen, unerfahrnen Glieder,
Sie sind so rührend anzusehn!
Doch reizend sind geniale Augen,
Die unsre Zärtlichkeit verstehn.

 

Es gleicht mein Herz dem grauen Freunde,
Der zwischen zwei Gebündel Heu
Nachsinnlich grübelt, welch von beiden
Das allerbeste Futter sei.

 

III.

 

Die Flaschen sind leer, das Frühstück ist gut,
Die Dämchen sind rosig erhitzet;
Sie lüften das Mieder mit Übermut,
Ich glaube, sie sind bespitzet.

 

Die Schulter wie weiß, die Brüstchen wie nett!
Mein Herz erbebet vor Schrecken.
Nun werfen sie lachend sich aufs Bett,
Und hüllen sich ein mit den Decken.

 

Sie ziehen nun gar die Gardinen vor,
Und schnarchen am End um die Wette.
Da steh ich im Zimmer ein einsamer Tor,
Betrachte verlegen das Bette.

 

IV.

 

Jugend, die mir täglich schwindet,
Wird durch raschen Mut ersetzt,
Und mein kühnrer Arm umwindet
Noch viel schlankre Hüften jetzt.

 

Tat auch manche sehr erschrocken,
Hat sie doch sich bald gefügt;
Holder Zorn, verschämtes Stocken
Wird von Schmeichelei besiegt.

 

Doch, wenn ich den Sieg genieße,
Fehlt das Beste mir dabei.
Ist es die verschwundne, süße,
Blöde Jugendeselei?

 

DIANA

 

I.

 

Diese schönen Gliedermassen
Kolossaler Weiblichkeit
Sind jetzt, ohne Widerstreit,
Meinen Wünschen überlassen.

 

Wär ich, leidenschaftentzügelt,
Eigenkräftig ihr genaht,
Ich bereute solche Tat!
Ja, sie hätte mich geprügelt.

 

Welcher Busen, Hals und Kehle!
(Höher seh ich nicht genau.)
Eh ich ihr mich anvertrau,
Gott empfehl ich meine Seele.

 

II.

 

Am Golfe von Biskaya
Hat sie den Tag erblickt;
Sie hat schon in der Wiege
Zwei junge Katzen erdrückt.

 

Sie lief mit bloßen Füßen
Wohl über die Pyrenän;
Drauf ließ sie als junge Riesin
In Perpignan sich sehn.

 

Jetzt ist sie die größte Dame
Im Faubourg Saint-Denis;
Sie kostet dem kleinen Sir William
Schon dreizehntausend Louis.

 

III.

 

Manchmal, wenn ich bei Euch bin,
Großgeliebte, edle Doña,
Wie erinnernd schweift mein Sinn
Nach dem Marktplatz zu Bologna.

 

Dorten ist ein großer Brunn,
Fonte del Gigante heißt er,
Obendrauf steht ein Neptun
Von Johann, dem alten Meister.

 

EMMA

 

I.

 

Er steht so starr wie ein Baumstamm,
In Hitz und Frost und Wind,
Im Boden wurzelt die Fußzeh,
Die Arme erhoben sind.

 

So quält sich Bagiratha lange,
Und Brahma will enden sein Weh,
Er läßt den Ganges fließen
Herab von der Himmelshöh.

 

Ich aber, Geliebte, vergebens
Martre und quäl ich mich ab,
Aus deinen Himmelsaugen
Fließt mir kein Tropfen herab.

 

II.

 

Vierundzwanzig Stunden soll ich
Warten auf das höchste Glück,
Das mir blinzelnd süß verkündet,
Blinzelnd süß der Seitenblick.

 

Oh! die Sprache ist so dürftig,
Und das Wort ein plumpes Ding;
Wird es ausgesprochen, flattert
Fort der schöne Schmetterling.

 

Doch der Blick, der ist unendlich,
Und er macht unendlich weit
Deine Brust, wie einen Himmel
Voll gestirnter Seligkeit.

 

III.

 

Nicht mal einen einzgen Kuß,
Nach so monatlangem Lieben!
Und so bin ich Allerärmster
Trocknen Mundes stehngeblieben.

 

Einmal kam das Glück mir nah -
Schon konnt ich den Atem spüren -
Doch es flog vorüber - ohne
Mir die Lippen zu berühren.

 

IV.

 

Emma, sage mir die Wahrheit:
Ward ich närrisch durch die Liebe?
Oder ist die Liebe selber
Nur die Folge meiner Narrheit?

 

Ach! mich quälet, teure Emma,
Außer meiner tollen Liebe,
Außer meiner Liebestollheit,
Obendrein noch dies Dilemma.

 

V.

 

Bin ich bei dir, Zank und Not!
Und ich will mich fortbegeben!
Doch das Leben ist kein Leben
Fern von dir, es ist der Tod.

 

Grübelnd lieg ich in der Nacht,
Zwischen Tod und Hölle wählend -
Ach! ich glaube, dieses Elend
Hat mich schon verrückt gemacht.

 

VI.

 

Schon mit ihren schlimmsten Schatten
Schleicht die böse Nacht heran;
Unsre Seelen, sie ermatten,
Gähnend schauen wir uns an.

 

Du wirst alt und ich noch älter,
Unser Frühling ist verblüht.
Du wirst kalt und ich noch kälter,
Wie der Winter näher zieht.

 

Ach, das Ende ist so trübe!
Nach der holden Liebesnot
Kommen Nöten ohne Liebe,
Nach dem Leben kommt der Tod.