Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 24 tháng 5, 2020

Luật tổ chức tòa án của Việt Nam – “kỳ” quan thế giới!

Phạm Châu

1) Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao có nhất thiết phải là thẩm phán hay không?

a) Điều 26 Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân quy định về vị trí Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao như sau: “Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước. Nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc hội.”

Nghĩa là không nêu yêu cầu Chánh án phải là thẩm phán.

b) Điều 22 cũng cho thấy Chánh án có thể không là thẩm phán.

Điều 22 như sau: “Số lượng thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao không dưới mười ba người và không quá mười bảy người; gồm Chánh án, các Phó Chánh án Tòa Nhân dân tối cao là Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao và các Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao”.

Câu này có hai cách hiểu:

(1) thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao bao gồm ba đối tượng: (a) chánh án (b) các phó chánh án là thẩm phán (c) các thẩm phán;

(2) chỉ những chánh án và phó chánh án đồng thời là Thẩm phán thì mới được tham gia Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao. Điều này có nghĩa là có thể có những Chánh án/Phó Chánh án không phải là thẩm phán.

Để tránh hai cách diễn giải, câu này đáng lẽ phải được viết lại như sau: “Số lượng thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao không dưới mười ba người và không quá mười bảy người; gồm các Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao, các Phó Chánh án Tòa Nhân dân tối cao là Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao và Chánh án.”

Nếu hiểu theo cách thứ hai thì Điều 22 sẽ mâu thuẫn với Điều 27 (quy định nhiệm vụ của Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao là chủ tọa Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao), trong trường hợp Chánh án không phải là thẩm phán.

Tạm chọn cách hiểu thứ nhất, thì điều này có nghĩa là Chánh án không cần phải là thẩm phán, vẫn có thể tham gia Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao, hơn nữa, còn là chủ tọa Hội đồng này.

2) Lưu ý là khoản 3 điều 67 Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân, thì tiêu chuẩn để trở thành thẩm phán, là phải được đào tạo nghiệp vụ xét xử. Điều 69 Khoản 2 còn mở ra một cánh cửa để “em thích thì em bổ nhiệm” bất cần tiêu chuẩn hay đào tạo: “Người không công tác tại các Tòa án nhưng giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức trung ương, am hiểu sâu sắc về chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao hoặc là những chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành về pháp luật, giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức và có uy tín cao trong xã hội, có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của luật tố tụng thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.”

Như thế nghĩa là, nếu một Chánh án chưa phải là thẩm phán, thì ông ta hoặc không đạt các tiêu chuẩn cụ thể đã nêu trong Điều 67, trong đó có tiêu chuẩn về đào tạo nghiệp vụ xét xử, hoặc cũng chẳng phải là “am hiểu sâu sắc về chính trị, pháp luật v.v.” để có thể được bổ nhiệm làm thẩm phán. Thế mà Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân vẫn cho phép một người như thế chủ tọa phiên tòa của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao”. Xin nhấn mạnh hai chữ Tối cao, vì quyết định của phiên tòa này nếu như có sai, thì không còn cấp nào cao hơn nữa để sửa chữa, mà chỉ có Quốc hội trên cơ sở đề xuất của Chủ tịch nước, mới có thể bãi miễn chức vụ Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao!

Có lẽ không quá lời khi nói rằng đó là bộ luật có một không hai trên thế giới!