Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 2 tháng 2, 2020

Sách mới: “Cuộc đấu tranh vì dân chủ ở Trung Hoa lục địa, Đài Loan và Hồng Kông – Quyền lực sắc và các sự bất mãn của nó” của Andreas Fulda


image

“Đầy các thấu hiểu lý luận và các câu chuyện quyến rũ trên thực địa, cuốn sách được viết kỳ công và hấp dẫn này kể câu chuyện về các nhà hoạt động ở Trung Hoa lục địa, Đài Loan, và Hồng Kông nghĩ và lập chiến lược như thế nào—đôi khi một cách cơ hội chủ nghĩa và lúc khác với ý định chủ ý—để thúc đẩy dân chủ trong các xã hội tương ứng của họ. Kết quả là một phân tích thuyết phục về làm sao và vì sao một số cố gắng đã thành công còn các nỗ lực khác đã thất bại, và các bài học các nhà hoạt động dân chủ tương lai phải rút ra từ cả hai.”

Elizabeth Economy, C. V. Starr Senior Fellow và Giám đốc Asia Studies tại Hội đồng về Quan hệ Đối ngoại và Distinguished Visiting Fellow tại Viện Hoover của Đại học Stanford University

“Cuốn sách của Andreas Fulda là một sự so sánh dọc có ảnh hưởng lớn về ba thực thể trung Hoa sống dưới các hệ thống chính trị rất khác nhau, Trung Hoa lục địa, Đài Loan và Hồng Kông, và một sự vận động ủng hộ thuyết phục cho dân chủ hoá. Fulda hiểu kỹ độ lớn của các trở ngại mà cho đến nay đã ngăn cản Cộng hoà Nhân dân khỏi sự dân chủ hoá: văn hoá Soviet hay Leninist của Đảng Cộng sản Trung quốc, các đặc quyền kinh tế được tích tụ bởi các cán bộ Đảng và thiên hướng của nó để cai trị bằng sự hối lộ và bằng sự sợ hãi nhằm để bảo vệ chúng. Tuy nhiên, các quỹ đạo riêng của Đài Loan và Hồng Kông cũng như sự trưởng thành của phong trào dân chủ của Trung Hoa lục địa trong nhiều năm đã chứng tỏ rằng sự thay đổi chính trị tương lai cũng là có thể ở Cộng hoà Nhân dân nữa.”

Jean-Pierre Cabestan, Giáo sư Khoa học Chính trị, Đại học Baptist Hong Kong

“Một nghiên cứu đầy kiến thức và sinh động xử trí một vấn đề chính trị quan trọng của thời đại chúng ta: bóng ma của quyền lực sắc của Trung quốc. Cuốn chuyên khảo của Dr. Fulda trình bày một phân tích so sánh và có cơ sở lịch sử về các xu hướng và các tiếng vọng của các phong trào dân chủ ở Trung quốc và ngoại vi của nó, mà không chỉ nâng cao hiểu biết của chúng ta về mối quan hệ giữa các cuộc phản kháng quần chúng và khả năng phục hồi nhanh độc đoán, mà cụ thể hơn, đưa ra một công cụ heuristic để tháo dỡ các hoạt động của mặt trận thống nhất của đảng- nhà nước chống lại sự bất đồng chính kiến.”

Edmund Cheng, Phó Giám đốc, Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Công và Quản trị So sánh, Đại học Baptist Hong Kong

“Đây là một cuốn sách truyền cảm hứng và kịp thời. Andreas Fulda đưa ra một điểm cốt yếu mà không thể được lặp lại đủ: với tư cách các nhà nghiên cứu, chúng ta phải trao tính chính đáng cho tất cả các kết cục tiềm năng cho tương lai của Trung quốc. Quá trình này bắt đầu với việc thừa nhận rằng quyền lực của Đảng Cộng sản Trung quốc không phải là không thể tránh khỏi. Nghiên cứu về chính trị trung Hoa thường hoạt động trên các giả thiết rằng ĐCSTQ sẽ thay đổi mình một cách hữu cơ và rằng các nhà chủ trương dân chủ vì lý do nào đó không là những người ‘bình thường’ và sẽ không có kết quả. Fulda gợi ý cách khác. Bằng việc áp dụng các lý thuyết về và cho sự thay đổi chính trị cho các nghiên cứu trường hợp ở Trung quốc, Hồng Kông và Đài Loan, ông đưa ra một cách sáng tạo cho việc lấp đầy lỗ hổng lớn này trong văn liệu hiện có. Fulda đặt một tiêu chuẩn phá vỡ các hạn chế của các cách tiếp cận giải tích hiện có. Nó là một cuốn sách phải đọc.”

Samantha Hoffman, Resident Fellow tại

Viện Chính sách Chiến lược Australia

“Trong cuốn sách mới tinh và can đảm này, Fulda kéo gốc rễ của chủ đề của ông— dân chủ ở Trung quốc, Hồng Kông và Đài Loan—giống một người làm vườn xử trí một cách đồng gồ ghề bây giờ, và tìm thấy hy vọng, thậm chí một kế hoạch hành động: Lấp đầy khoảng trống giữa lý thuyết và thực tiễn bằng việc học từ các nhà thực hành dân chủ trung Hoa, cấy vào lý thuyết dân chủ các ý tưởng về thay đổi rút ra từ các nghiên cứu phát triển, nuôi dưỡng một giáo dục học nhân tính hoá, bác bỏ sự thống trị của tuyên truyền và quyền lực, và rời xa sự bằng lòng được tiếp thu khỏi đàm luận của Đảng Cộng sản mà bây giờ là phổ biến trong giới hàn lâm tây phương. Một cuốn sách truyền cảm hứng chứa đầy các ý tưởng.”

Didi Kirsten Tatlow, former MERICS Visiting Academic Fellow. Didi tường thuật từ Trung quốc cho tờ báo quê bà, tờ South China Morning Post của Hồng Kông, International Herald Tribune (bây

giờ là bản in toàn cầu của The New York Times) và The New York

Times, từ 2003 đến 2017

“Hầu hết tranh luận khoa học chính trị gần đây về Trung quốc đã tập trung vào chế độ, hệ thống quản trị của nó và tính ổn định, tính hoàn hảo, tính dễ vỡ hay sự mục nát được cho là của nó. Các kết quả là thích đáng nhưng nhất thiết bị hạn chế vì chúng không tính một cách có hệ thống đến tương tác chiến lược của chế độ với các phong trào dân chủ hoá đa dạng, mà thường bị che giấu bởi vì tính bí mật và các sự phong toả thông tin cố hữu của chế độ, việc định khung được áp đặt chính thức và các điều cấm kỵ được thừa nhận. Andreas Fulda, trong vai trò của ông như một nhà khoa học xã hội và người thực hành xã hội dân sự, lấy một cái nhìn tươi mới và thay thế từ viễn cảnh của các phong trào

dân chủ hoá vào sự diễn tiến chính trị so sánh của Trung Hoa lục địa, Đài Loan và Hồng Kông.

Cách tiếp cận lấy tác nhân làm trung tâm của ông tiết lộ, qua mười hai hồi như các nghiên cứu trường hợp, các quá trình không đồng bộ của sự xây dựng từ từ của các phong trào dân chủ và dân chủ trong các nhà nước của Đại Trung Hoa. Nó làm cho đễ thấy và dễ hiểu rằng các phong trào dân chủ của Trung Hoa lục địa đang sống sinh động, phát triển, học hỏi các bài học của chúng và chuẩn bị—bằng sự phi tập trung hoá chiến lược, sự nhân rộng những vũ đài và việc kết hợp các chiến lược và các diễn viên khác nhau (chống-quyền thế, xuyên- quyền thế và các nhà cải cách hệ thống)—các bước tiếp theo của sự vận động dân chủ ôn hoà nhắm tới một sự biến đổi dân chủ từ từ.

Như một đối thoại giữa lý thuyết và thực tiễn, sự đánh giá của nhà quan sát bên ngoài và viễn cảnh tác nhân, nó là một đóng góp căn bản cho câu chuyện về sự diễn biến chính trị của Cải cách Trung Hoa được định khung bởi một phản- chuyện kể dân chủ dựa vào các xu hướng cấu trúc và các kinh nghiệm, các quá trình học hỏi và các chân trời kỳ vọng của các phong trào dân chủ. Ẩn ý của các tác nhân và giống của tác giả là sự cấp bách, khả năng và các bài học chiến lược để rút ra từ một chủ nghĩa khai phóng xã hội bảo vệ các công dân Trung quốc khỏi sự sợ hãi thuộc nhiều loại của sự bất công chính trị và xã hội. Mọi người, nhà khoa học xã hội hay nhà hoạt động dân chủ, người lo về sự dịch chuyển sang chủ nghĩa độc đoán sắc ở Trung quốc và tác động toàn cầu đe doạ của nó và quan tâm đến các lựa chọn dân chủ thay thế ở Trung quốc, phải đọc cuốn sách này. Sự đóng góp dứt khoát thứ hai của ông là để làm nổi bật sự xác đáng của một chủ nghĩa dân tộc công dân, dân sự, dân chủ và của ngoại giao công dân dân chủ cho một sự dàn xếp hoà bình bền vững giữa các nhà nước của vùng Đại Trung Hoa—ngược với một chủ nghĩa dân tộc sắc tộc, hẹp hòi mà hiện diện trên tất cả ba bên của vùng Đại Trung Hoa mà được tác giả nhận diện như một mối đe doạ và một trường hợp của học bệnh hoạn (pathological learning).”

Horst Fabian, Đại sứ Xã hội Dân sự châu Âu—Trung quốc và nhà nghiên cứu độc lập chú tâm vào các mối liên kết giữa Trung quốc/Cuba, dân chủ hoá và phát triển bền vững

“Andreas Fulda cho thấy rằng ngay cả các phong trào dân chủ trong khu vực trung Hoa không được miễn khỏi xu hướng toàn cầu tới chủ nghĩa dân tộc. Nghiên cứu phê phán và sáng suốt của ông là một sự biện hộ để kết hợp cuộc đấu tranh vì các quyền và tự do với một cố gắng để xây dựng hoà bình trong khu vực.”

Mark Siemons, biên tập viên tờ báo Đức Frankfurter Allgemeine

Zeitung và tác giả của cuốn Die chinesische Verunsicherung

(Hanser, 2017), trong đó ông phản ánh về các thấu hiểu của ông với tư cách phóng viên văn hoá lâu dài tại Bắc Kinh

“Đây là một sự nghiên cứu hết sức bận rộn và hấp dẫn về cuộc đấu tranh tiếp tục vì dân chủ ở Trung Hoa lục địa, Đài Loan và Hồng Kông. Dr. Fulda mạo hiểm vượt quá sự tò mò thuần tuý học thuật để đưa ra cho các nhà thực hành sự phân tích tươi mới và kích thích về các thành tựu và các thất bại quá khứ. Cuốn sách đưa ra sự cổ vũ nào đó—và những lời cảnh báo—cho các bạn đọc tìm một lộ trình cho sự thay đổi dân chủ ở Trung quốc.”

Nicola Macbean, Người thực hành các Quyền

Để đọc toàn văn, xin vào đường link này: https://drive.google.com/file/d/1scNC2CO5iZR1H6hzwtx9PLDT6MOBl4_1/view?usp=sharing