Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2019

Dòng nhạc kỷ niệm với nhạc cũ miền Nam (kỳ 76): Trịnh Công Sơn: Chiều Một Mình Qua Phố

T.Vấn & Bạn Hữu thực hiện (2019)

clip_image001

clip_image002

clip_image003

clip_image004

clip_image005

Chiều Một Mình Qua Phố – Sáng tác: Trịnh Công Sơn

Trình bày: Duy Khánh


Nghe thêm : Hoài Nam -70 Năm Tình Ca (58)- Trịnh Công Sơn 1

Nghe thêm : Hoài Nam -70 Năm Tình Ca (59)- Trịnh Công Sơn 2

Đọc thêm:

Chiều một mình qua phố và câu chuyện ít được biết đến

(Nguồn: levuongnam.com)

Những ngày mưa gió ủ ê, không đi ra ngoài được vì đất nhão, chúng tôi nằm khoèo ở nhà, Sơn kể cho tôi nghe về cuộc đời Sơn, nhiều chuyện vui buồn lẫn lộn. Chuyện gia đình Sơn là một trong những chuyện buồn. Cha mất sớm, gia đình khánh kiệt, má Sơn phải chật vật lắm mới nuôi nổi bầy con. Sơn phải bỏ học, về lại Huế, phụ giúp mẹ. Sư phạm Quy Nhơn là con đường ngắn nhất có thể giúp Sơn đạt được ý nguyện này. Đơn giản vậy thôi!

Trích “Một Quãng Đời Trịnh Công Sơn” theo lời kể của Ông Nguyễn Thanh Ty – Người học chung khóa Sư Phạm với Trịnh Công Sơn giai đoạn 1962 – 1964. Ông kể:

Quy Nhơn lúc ấy còn nghèo lắm. Cả thành phố có mỗi một quán kem duy nhất, vừa bán kem, vừa bán cà phê thuốc lá, bia, trà. Đó là quán Phi Điệp, nằm trên đường Phan Bội Châu, đối diện với hội trường Quy Nhơn, nơi đã trình diễn văn nghệ. Mỗi buổi chiều hoặc tối, anh chị em nào có tiền thì vào quán kêu một bình trà ngồi với nhau nhâm nhi nghe nhạc. Khá một chút nữa thì kêu chai bia với một tô bò viên gân, ngầu pín của ông ba tàu đậu cái xe phở trước cửa quán. Thế là sang lắm rồi. Còn những anh chị nào “bô xu” thì ra biển ngồi ngắm trăng suông. Biển Quy Nhơn là biển bùn nên cát ở đó màu vàng xỉn trông dơ dáy, không trắng như biển Nha Trang. Dọc theo bãi biển là một hàng dương, chạy dài đến bệnh viện Nguyễn Huệ là xóm chài. Tuyệt nhiên không có một lều quán hay kiosque* nào bán cà phê, bia rượu gì cả. Trịnh Công Sơn và Tôn Nữ Bích Khê có hẹn hò ra đó với ông Đinh Cường thì cũng chỉ để ngắm trăng vàng vỡ vụn trên sóng biển mà thôi.

*kiosque: quầy bán hàng hay còn được gọi là ki ốt.

Nhạc phẩm đầu tiên được ấn hành

Mặc dù, trước đó Trịnh Công Sơn đã được biết đến qua những sáng tác đầu tay rất nổi tiếng như “Ướt mi” hay “Biển Nhớ” (Câu chuyện về Tôn Nữ Bích Khê – Sơn là núi và khê là con suối nhỏ)… Tuy nhiên những ca khúc này chỉ chuyền tay nhau hát trong chốn bạn bè, không có điều kiện hay vì những lý do nào đó Trịnh Công Sơn không thể xuất bản để phổ biến rộng rãi. Đến khi ở tại Blao (Bảo Lộc), sau khi hoàn chỉnh nhạc phẩm “Chiều một mình qua phố”, Trịnh Công Sơn quyết định mang “đứa con” của mình về Sài Gòn tìm nhà xuất bản. Trịnh Công Sơn ở rịt tại Sài Gòn gần ba tuần lễ. Ông Nguyễn Thanh Ty nhớ lại.

Khi chúng tôi đặt chân lên Bảo Lộc, trời đã vào thu. Những tháng đầu hãy còn lạ nước, lạ cái, không biết đi đâu, làm gì để hết thì giờ vì chỉ phải dạy có một buổi, chúng tôi có suốt những buổi chiều lang thang. Cứ hết “những bước chân âm thầm” trong khuôn viên trường Nông Lâm Súc im lìm vắng vẻ với những tàn cây sao, cây gõ, cây gụ cao vút tận trời xanh, lại đến đoạn đường quốc lộ I chạy xuyên qua con phố Blao lèo tèo vài quán ăn dọc đường ngắn củn. Chúng tôi lại đi vòng bờ hồ cho đến khi chiều xuống hẳn, sương mù bắt đầu xuất hiện trên mặt hồ, ban đầu mỏng rồi dầy dần, cho đến lúc che khuất một chòm cây khô giữa hồ, chỉ còn thấy một thân cây khô với những cành khẳng khiu vươn lên trơ trọi giữa khoảng trời mây. Đến lúc đó ai cũng cảm thấy mỏi chân và muốn vào quán ngồi uống cà phê, hoặc uống bia nghe nhạc, chờ tối để về nhà tìm giấc ngủ.

Trong cái không gian và thời gian đó Trịnh Công Sơn cảm hứng sáng tác nhạc phẩm Chiều một mình qua phố. Cái lạ là suốt thời gian gần ba năm làm nhạc tại Bảo Lộc, những bản Chiều một mình qua phố, Lời buồn thánh, Vết lăn trầm và tập Ca khúc Da vàng, mặc dù đã có tiền nặng túi, Sơn vẫn không có nổi cây đàn (hay Sơn không muốn mua?). Sơn dùng cây đàn ghi ta của cô Đỗ Thị Nghiễn. Cây đàn này đã giúp Sơn ghi lại những nốt nhạc mà Sơn thai nghén trong những lúc đi dạy hoặc lang thang với chúng tôi ban ngày, tối về chúng tôi say sưa trong giấc ngủ thì Sơn ôm đàn say sưa dò lại những âm thanh đang chập chờn ẩn hiện trong đầu Sơn. Sau những đêm như thế, Sơn phờ phạc hẳn. Một giỏ rác đầy tràn những tờ giấy bản dùng để quay ronéo Sơn chép vội những dòng nhạc vừa xuất hiện trong đầu rồi chợt biến, vo tròn, ném, lại dò tìm. Sơn sợ làm ồn giấc ngủ của tôi, nên phải chận phím để tạo những âm thanh câm.

Trở lại với “Chiều một mình qua phố”, Trịnh Công Sơn trở về, phờ phạc, hốc hác, Ông ngủ vùi suốt ngày hôm đó. Ngày hôm sau, Ông kể lại với Nguyễn Thanh Ty:

Mình bán cho cha Duy Khánh. Chả trả có ba ngàn đồng bạc, mình nài thêm, chả nói, nhạc Phạm Duy là đắt nhứt mà cũng chỉ tới năm ngàn là cùng, ông là nhạc sĩ mới, giá vậy là cao lắm rồi”. Sơn tặc lưỡi nói tiếp: “Thôi cũng được, nhưng tiếc một điều là chả làm hư bài hát của mình. Mình bán đứt bản quyền rồi đâu có ý kiến chi được”. Tôi thắc mắc: “Hư là hư làm sao?”. Sơn nói: “Nhạc của mình êm, nhẹ để diễn tả nỗi buồn của những ngày lang thang trên phố vắng, đìu hiu, quạnh quẽ mà chả cứ rống lên như bò rống. Sơn giả giọng Duy Khánh, tay nắm lấy da cổ họng giựt giựt, miệng rống lên “Chiều một mình qua phố…ố…ố…ố”. Tôi không sao nín cười được. Từ đó Sơn giải nghĩa cho tôi nghe về việc in ấn, tác quyền, phát hành, đại lý, gom tiền… rất là nhiều giai đoạn nhiêu khê, tác giả một nhạc phẩm hay một tiểu thuyết không thể nào tự mình làm được các việc đó, nên bị các nhà xuất bản bắt chẹt, đành phải bán bản quyền cho họ. Bây giờ tôi mới vỡ lẽ ra. Bấy lâu nay tôi cứ ngỡ các ông văn sĩ, nhạc sĩ có sách, có nhạc được in ra, đem bán khắp nơi chắc là giàu lắm.

Ý nghĩa thực sự của “Chiều một mình qua phố”

[Theo lời kể của ca sĩ Cao Minh]

Anh Sơn, Ảnh ở đường Phạm Ngọc Thạch, gần Hồ Con Rùa. Anh Sơn Ảnh có cái bệnh là ngủ không được, mà Ảnh ngủ không được là Ảnh đi bộ ra ngoài. Ảnh đi lòng vòng Ảnh chơi, Ảnh hút thuốc, uống rượu, Ảnh đi lòng vòng ra Hồ Con Rùa thì thấy trên Hồ Con Rùa nhiều trẻ ăn mày, đánh giày, mà nó tắm đó, chiều nó lăn xuống tắm cái vòi nước xịt lên rồi nó nhảy lên cái tháp ngủ luôn. Cái Ảnh thấy vậy, Ảnh ra nói chuyện, Ảnh nói chuyện với đứa con gái, nước da nó ngâm đen. Ảnh hỏi, sao, con tên gì, con kiếm tiền sao, rồi kể nghe vậy đó rồi xong mấy tháng sau, Anh Sơn Ảnh cũng không có ngủ được, Ảnh mới đi bộ ra Ảnh nhìn, ủa sao mất tiêu hết trơn, mất hết.

Cái Ảnh tức quá, coi nó trốn, ngủ ở cái hóc nào *Sài Gòn nó còn ngủ ở góc nào nữa* Ảnh lựa mấy công viên mà đi, thì Ảnh vô tới chợ lớn luôn mà cũng không thấy đứa nào hết. Cái Ảnh quay lại Hồ Con Rùa về tới nhà, Ảnh ngồi, Ảnh suy nghĩ, Ảnh khóc… và hay là nó chết rồi? Và con nhỏ đó nói mình tên gì mình quên mất tiêu rồi?

“Chiều một mình qua phố, âm thầm nhớ nhớ tên em, có khi nắng khuya chưa lên, mà bụi đường cay lòng mắt”. Khuya làm sao có nắng, nắng là nắng lòng, nắng trong tim, mà bụi đường cay lòng mắt là Ảnh khóc, mà Ảnh khóc Ảnh tả thế đó.

“Chiều một mình qua phố, âm thầm nhớ nhớ tên em” nhớ quài không ra tên nhỏ đó mà, nó nói tên mà không nhớ. “Gót chân đôi khi đã mềm, gọi hồn cho mình nhớ tên” hay là cháu chết, cháu hiện hồn về nói chú nghe cháu tên gì.

“Chiều qua bao nhiêu lần môi cười, cho mình còn nhớ nhau, chiều qua bao nhiêu lần tay rời, nghe buồn…” chú buồn lắm, cháu chết vì đói vì khát, chú buồn lắm nhưng mà chú đâu có tiền làm cách nào giúp cháu. Nghe buồn nên chú mượn rượu “ghé môi sầu”.

“Chiều một mình qua phố, nghe dòng nước vẫn quay quanh, áo xưa chưa quen phong trần…” là con nít, “gọi hồn cho mình nhớ tên”. “Ngoài kia không còn nắng mềm” xã hội nó đâu có nắng như chú mà có tình thương, thương mấy cháu nhưng tiền chú cũng hết rồi thì “ngoài kia ai mà biết tên”.

Mà chú hỏi, chú cũng tệ lắm, chú coi thường cháu, chú không nhớ tên cháu, chú đã hỏi tên rồi mà chú còn không biết thì muốn đời cháu dù cháu ở cõi vĩnh hằng nào cháu cũng không bao giờ có tên trên cõi đời này.