Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 29 tháng 4, 2019

Hồi ký Triệu Tử Dương (kỳ 14)

Nguyễn Quang A dịch

Ai là Ai

An Chí Văn (An Zhiwen 安志文) (1919–) đã là phó giám đốc Quốc Vụ Viện về Cải cách Kinh tế (State Commission for Economic Reform) và một thành viên của Nhóm Lãnh đạo Trung ương về các Công việc Kinh tế và Tài chính (Central Leading Group on Economic and Financial Affairs) từ 1987 đến 1992. An đã là một người ủng hộ cải cách nhiệt thành.

Arkhipov, Ivan (1907–98) đã là phó thủ tướng Soviet thứ nhất người trong những năm 1950 đã chỉ đạo các cố gắng của Moscow để giúp đỡ công nghệ cho Trung Quốc. Arkhipov được xem là một người bạn của Trung Quốc vì vai trò của ông trong việc vạch ra Kế hoạch Năm Năm đầu tiên của Trung Quốc.

Bạc Nhất Ba (Bo Yibo 薄一波) (1908–2007) đã là một trong những lão thành Đảng có ảnh hưởng nhất. Bạc đã là phó chủ tịch của Hội đồng Cố vấn Trung ương từ 1982 đến 1987.

Bành Chân (Peng Zhen 彭真) (1902–97) đã là một lão thành Đảng có ảnh hưởng người đã trở thành chủ tịch của Uỷ ban Thường vụ của Quốc hội từ 1983 đến 1988.

Bành Đức Hoài (Peng Dehuai 彭德怀) (1898–1974) đã là một chỉ huy xuất sắc của Giải phóng Quân Nhân dân người đã là Bộ trưởng Quốc phòng đầu tiên. Trong 1959, Bành đã chỉ trích Đại Nhảy Vọt của Mao, mà đã gánh chịu sự thịnh nộ của Mao. Bành đã bị thanh trừng và bị làm nhục công khai. Số phận của ông, cùng với số phận của Lưu Thiếu Kỳ, đã trở thành những minh hoạ chính về tính bốc đồng của Mao.

Bành Xung (Peng Chong 彭冲; tên khi sinh 許鐵如 Hứa Thiết Như) (1915–2010) đã là bí thư của Ban bí thư Trung ương Đảng CSTQ và phó chủ tịch của Quốc hội trong những năm 1980.

Bảo Đồng (Bao Tong 鲍彤) (1932–) đã là một uỷ viên Ban chấp hành Trung ương và đã được Triệu uỷ thác để trình bày các kế hoạch cho cải cách chính trị với tư cách giám đốc của Viện Nghiên cứu Cải cách Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương. Bào đã là thư ký của Triệu trong những năm đầu của chức thủ tướng của ông. Trong 1989, Bào đã ủng hộ Triệu trong việc phản đối quyết định của Đặng về việc dùng quân đội đàn áp những người phản kháng Thiên An Môn. Như sự trừng phạt ông đã bị bỏ tù bảy năm.

Cao Dương (Gao Yang 高扬) (1909–2009) đã là hiệu trưởng Trường Đảng của Uỷ Ban Trung ương từ 1987 đến 1989 và một uỷ viên của Hội đồng Cố vấn Trung ương.

Châu Ân Lai (Zhou Enlai 周恩来) (1898–1976) đã là một trong những lãnh tụ sáng lập của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Châu đã giữ chức Thủ tướng từ 1954 đến 1976. Cách tiếp cận ôn hoà và chủ yếu thực dụng của Châu, ngược lại với chủ nghĩa cực đoan và tính tàn nhẫn của Mao, đã khiến ông có được sự ngưỡng mộ lớn lao giữa dân chúng. Cái chết của ông đã kích “Sự cố 5 tháng Tư” của năm 1976, cuộc biểu tình công khai quy mô lớn đầu tiên tại Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa.

Christopher Patten (1944–) đã là thống đốc Anh cuối cùng của Hong Kong, từ 1992 đến 1997. Sau khi Hong Kong được chuyển giao cho Trung Quốc, Patten đã là uỷ viên đối ngoại của châu Âu. Bây giờ ông là Hiệu trưởng Đại học Newcastle tại Đại học Oxford. Với tư cách thống đốc Hong Kong, Patten đã thử cải cách quá trình bầu cử của lập pháp Hong Kong, một cố gắng mà vì nó ông đã bị chính phủ Trung Quốc nói xấu.

Chu Dung Cơ (Zhu Rongji 朱镕基) (1928-), kỹ sư điện, thống đốc ngân hàng nhân dân Trung Quốc (1993-1995), uỷ viên Ban thường vụ Bộ Chính trị (1992-2002), phó thủ tướng thứ nhất (1993-98), thủ tướng Trung Quốc (1998-2003).

Chu Hậu Trạch (Zhu Houze 朱厚泽) (1931–) đã là Trưởng ban Tuyên truyền Trung ương 1985 đến 1987. Thái độ ôn hoà của ông đã không được các lão thành Đảng dung thứ, và ông đã bị đẩy khỏi chức vụ sau khi hất cẳng Hồ Diệu Bang. Chu đã là phó giám đốc Trung tâm Phát triển Nông thôn Quốc Vụ Viện từ 1987 đến 1988.

Cốc Mục (Gu Mu 谷牧) (1914–2009) đã trở thành Phó Thủ tướng và giám đốc của Hội đồng Tái Thiết Nhà nước trong năm 1975. Ông đã là một uỷ viên Quốc Vụ Viện từ 1982 đến 1988.

Diêm Minh Phúc (Yan Mingfu 阎明复) (1931–) đã là Trưởng Ban Công tác Mặt trận Thống nhất của Ban chấp hành Trung ương từ 1985 đến 1990. Ông đã bị loại khỏi chức vụ chính thức vì đã đàm phán với sinh viên và đã không ủng hộ tích cực cuộc đàn áp Thiên An Môn trong năm 1989. Năm 1991 ông được phục hồi và được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Công việc dân sự.

Diệp Quý Tráng (Ye Jizhuang 叶季壮) (1893–1967) đã là Bộ trưởng Thương nghiệp và Bộ trưởng Ngoại thương trong những ngày đầu của việc thành lập Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa.

Diệp Tuyến Ninh (Ye Xuanning 叶选宁) (1938–) là con trai thứ hai của Nguyên soái Diệp Kiếm Anh đáng kính. Ông đã là giám đốc của Vụ Liên lạc của Tổng cục Chính trị của Quân đội Giải phóng Nhân dân từ 1990 đến 1993.

Diêu Tích Hoa (Yao Xihua 姚 锡 华) (1929-2009) từ 1987 đến 1989, đã là tổng biên tập của Quang Minh Nhật báo, một tờ báo khai phóng có ảnh hưởng giữa các trí thức.

Diêu Y Lâm (Yao Yilin 姚依林) (1917–94) đã là Phó Thủ tướng từ 1979 đến 1993 và chủ nhiệm Hội đồng Kế hoạch Nhà nước từ 1980 đến 1983. Thường đứng về phía các lão thành bảo thủ như Trần Vân, Diêu đã lên đến Ban Thường Vụ Bộ Chính trị trong 1987. Với tư cách một trong năm uỷ viên Ban Thường Vụ Bộ Chính trị, Diêu đã tích cực ủng hộ việc quân đội đàn áp thẳng tay ở Thiên An Môn trong 1989.

Dư Thu Lí (Yu Qiuli 余秋里) (1914–99) đã là Phó Thủ tướng từ 1975 đến 1982, chủ nhiệm Tổng cục Chính trị của Giải phóng Quân Nhân dân từ 1982 đến 1987. Một thành viên kỳ cựu của Hội đồng Kế hoạch Nhà nước, Dư đã là chủ nhiệm của nó từ 1975 đến 1980.

Dương Thượng Côn (Yang Shangkun杨尚昆) (1907–98) đã là một uỷ viên Bộ Chính trị từ 1982 đến 1987 và phó chủ tịch Hội đồng Quân sự Trung ương. Ông đã trở thành chủ tịch Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trong 1988. Dương đã đóng một vai trò then chốt trong năm 1989 bằng việc cam chịu quyết định của Đặng Tiểu Bình để theo đuổi một sự đàn áp thẳng tay bằng quân đội chống lại các cuộc phản kháng Thiên An Môn trong 1989. Dương đã rất quan trọng trong việc huy động quân đội để thực hiện mệnh lệnh.

Dương Văn Siêu (Yang Wenchao 杨文超) (không rõ) đã là một thư ký cho Triệu Tử Dương trong đầu các năm 1990.

Đặng Lực Quần (Deng Liqun 邓力群) (1915–2015) đã là Trưởng Ban Tuyên truyền từ 1982 đến 1987. Một người trung thành nhiệt huyết với Mao, Đặng đã trở thành tiếng nói của những người bảo thủ trong thời đại cải cách và đã có thể tính đến sự ủng hộ của Trần Vân, Lí Tiên Niệm, và các lão thành Đảng khác.

Đặng Mao Mao (Deng Maomao 邓毛毛) (1950–) đã là biệt danh của con gái thứ ba của Đặng Tiểu Bình, Deng Rong (邓榕 Đặng Dung). Bà là phó giám đốc của Hội Hữu nghị Quốc tế Trung Quốc.

Đặng Tiểu Bình (Deng Xiaoping 邓小平) (1904–97) đã là lãnh tụ tối cao không bị tranh cãi trong những năm chuyển đổi sau Mao, từ 1981 đến 1997. Ông đã ủng hộ tự do hoá kinh tế, và thành công của Cải cách và Chính sách Mở Cửa đã mang lại cho ông uy tín to lớn và đã củng cố cơ sở quyền lực của ông. Về chính trị, Đặng đã khăng khăng về sự cai trị một đảng và đã chịu trách nhiệm về sự đàn áp thẳng tay chống lại bất đồng ý kiến chính trị trong năm 1979 (phong trào “Tường Dân chủ”) cũng như sự đàn áp bạo lực đối với những sự phản kháng Thiên An Môn 1989. Đặng đã là uỷ viên Ban Thường Vụ Bộ Chính trị từ 1977 to 1987 và Chủ tịch Hội đồng Quân sự Trung ương từ 1981 đến 1990.

Điền Kỷ Vân (Tian Jiyun 田纪云) (1929–) đã là Phó Thủ tướng từ 1983 đến 1993 và một uỷ viên Bộ Chính trị bắt đầu trong 1987. Điền đã là một người thẳng thắn ủng hộ cải cách.

Đinh Quan Căn (Ding Guangen 丁关根) (1929–2012) đã là Bộ trưởng Đường sắt và uỷ viên dự khuyết của Bộ Chính trị trong những năm 1980.

Đinh Thạch Tốn (Ding Shisun 丁石孙) (1927–) nhà toán học đã là hiệu trưởng Đại học Bắc Kinh từ 1984 đến 1988 và phó chủ tịch của Liên đoàn Dân chủ Trung Quốc từ 1988 đến 1989.

Đỗ Đạo Chánh (Du Daozheng 杜导正) (1923–) đã là giám đốc của Tổng cục Quản lý Báo chí và Xuất bản từ 1987 đến 1989. Đỗ là một người ủng hộ thẳng thắn của cải cách.

Đỗ Nhuận Sanh (Du Runsheng 杜润生) (1913– 2015) đã là giám đốc của cả Văn phòng Nghiên cứu của Đảng Cộng sản về Cải cách Nông thôn lẫn của Trung Tâm Nghiên cứu Phát triển Quốc Vụ Viện từ 1983 đến 1989. Đỗ là một lãnh đạo được kính trọng trong lĩnh vực cải cách nông thôn.

Giang Lưu (Jiang Liu 江流) (1922–) đã là giám đốc (viện) Nghiên cứu Chủ nghĩa Xã hội Khoa học tại Trường Đảng Trung ương từ 1977 đến 1987.

Giang Trạch Dân (Jiang Zemin 江泽民) (1926–) đã là một uỷ viên Bộ Chính trị và bí thư Đảng Cộng sản của Thượng Hải. Giang đã được cất nhắc lên để thay Triệu Tử Dương làm Tổng Bí thư của Đảng sau sự đàn áp quân sự thẳng tay ở Thiên An Môn trong năm 1989.

Gordon Wu (1935–), cũng được biết đến như Hu Yingxiang (Hồ Ứng Tương 胡应湘), là một doanh nhân Hong Kong, và nhà sáng lập của Hopewell Holdings Limited (công ty phát triển hạ tầng), ông phản đối các phong trào dân chủ ở Hong Kong và Trung Quốc, ông là một thành viên của Chính Hiệp Nhân dân Trung Quốc.

Hạ Diệc Nhiên (He Yiran (1918–2006) 贺亦然) đã là phó chủ tịch của chính quyền Khu Tự Trị Choang Quảng Tây từ 1979 đến 1983.

Hà Đông Xương (He Dongchang 何东昌) (1923–) đã là hiệu phó của Đại học Thanh Hoa từ 1978 đến 1982 và Bộ trưởng Giáo dục từ 1982 đến 1985. Trong 1989, vai trò của ông trong việc trình bày các cuộc phản kháng sinh viên như một nguyên nhân cho bạo động đã tiếp tay cho chương trình nghị sự của những người cứng rắn.

Hác Kiến Tú (Hao Jianxiu 郝建秀) (1935–) bà đã là phó chủ nhiệm của Hội đồng Kế hoạch Nhà nước từ 1987 đến 1998.

Henry Fok (1923–2006), cũng được biết đến như Huo Yingdong (霍英东 Hoắc Anh Đông), đã là một nhà doanh nghiệp Hong Kong. Fok đã là một người ủng hộ chính phủ đại lục từ lâu, phục vụ với tư cách phó chủ tịch của Hội nghị Tham vấn Chính trị của Nhân dân Trung Quốc (Chính Hiệp) trong năm 1993.

Hồ Diệu Bang (Hu Yaobang 胡耀邦) (1915–89) đã là Chủ tịch và Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ 1980 đến 1987. Ông đã đảo ngược các sự thanh trừng nội bộ Đảng của những năm của Mao, mà đã mang lại sự kính trọng cho ông từ các Đảng viên và công chúng. Bị Đặng Tiểu Bình và các lão thành Đảng khác coi là quá khoan dung đối với xu hướng tự do giữa các trí thức Trung Quốc trong cuối những năm 1980, Hồ đã bị buộc từ chức Tổng Bí thư trong năm 1987. Cái chết đột ngột của ông vào ngày 15 tháng Tư, 1989, đã kích các cuộc phản kháng sinh viên tại Quảng trường Thiên An Môn.

Hồ Khởi Lập (Hu Qili 胡启立) (1929–) đã là thị trưởng và bí thư Đảng của Thiên Tân từ 1980 đến 1982, và sau đó đã về Bắc Kinh nơi ông đã trở thành Chánh Văn phòng và một uỷ viên Bộ Chính trị của Ban chấp hành Trung ương. Trong 1989, Hồ đã phản đối việc quân đội đàn áp thẳng tay chống lại những người phản kháng tại Quảng trường Thiên An Môn và đã bị cách chức.

Hồ Kiều Mộc (Hu Qiaomu 胡乔木) (1912–92) đã là thư ký của Mao từ 1941 đến 1966. Hồ đã là một trong những người bảo vệ học thuyết Maoist xuất sắc nhất trong thời đại cải cách. Ông đã trở thành uỷ viên Bộ Chính trị từ 1982 đến 1987 và một uỷ viên Ban Thường vụ của Hội đồng Cố vấn Trung ương từ 1987 đến 1992. Ông cũng đã là phó trưởng Ban Tuyên truyền của Đảng và giám đốc của Văn phòng Nghiên cứu Lịch sử.

Hồ Tích Vĩ (Hu Jiwei 胡绩伟) (1916–2012) đã là một nhà báo cao cấp và tổng biên tập của Nhân dân Nhật báo. Được biết đến như một trong những người chủ trương hàng đầu bên trong Đảng Cộng sản cho quyền tự do báo chí, Hồ đã phản đối sự đàn áp quân sự thẳng tay chống lại những người phản kháng Thiên An Môn trong năm 1989 và sau đó đã bị tước tất cả các chức vụ chính thức.

Hoa Quốc Phong (Hua Guofeng 华国锋) (1921–2008) đã là người kế vị của Mao, và đã là lãnh tụ tối cao của Trung Quốc từ 1976 đến 1980. Tính chính đáng của Hoa đã dựa vào việc được Mao chọn, và ông đã thử giữ lại các chính sách của Mao, một cố gắng đã có số phận thất bại trong thời đại sau-Mao. Hoa đã bị Đặng Tiểu Bình có đầu óc cải cách quét sang một bên.

Hứa Gia Đồn (Xu Jiatun 许家屯) (1916–2016) đã là bí thư Đảng Cộng sản của Tỉnh Giang Tô và muộn hơn trở thành người đứng đầu Tân Hoa Xã tại Hong Kong, khi đó là sự hiện diện chính trị defacto của Trung Quốc tại lãnh thổ Hong Kong. Hứa đã sống ở Hoa Kỳ trong cuộc lưu vong tự-áp đặt kể từ khi ủng hộ phong trào dân chủ ở Bắc Kinh trong 1989.

Hứa Gia Lộ (Xu Jialu 许嘉璐) (1937–) đã là một giáo sư về văn học Trung Quốc tại Đại học Sư phạm Bắc Kinh và phó chủ tịch của Hội Thúc đẩy Dân chủ Trung Quốc.

Hứa Sĩ Kiệt (Xu Shijie 许士杰) (1920–91) đã là bí thư Đảng Cộng sản của Tỉnh Hải Nam từ 1988 đến 1990, một trong những vùng duyên hải được chỉ định như một Đặc Khu Kinh tế trong thời đại cải cách.

Hùng Phúc (Xiong Fu 熊复) (1915–95) đã là Phó Trưởng Ban Tuyên truyền và giám đốc Tân Hoa Xã. Từ 1978 đến 1988, Hùng đã là tổng biên tập của Hồng Kỳ, tạp chí chính thức của Trung ương Đảng.

Khâm Bổn Lập (Qin Benli 钦本立) (1918–91) đã là tổng biên tập của báo Điểm tin Kinh tế Thế giới (Thế giới Kinh tế Đạo Báo), một tờ báo ủng hộ cải cách thẳng thắn ở Thượng Hải. Khâm đã công bố những bài báo tưởng niệm về Hồ Diệu Bang trong tháng Tư 1989 bất chấp những lời cảnh cáo của các quan chức Đảng rằng không được đăng. Ông đã bị Giang Trạch Dân bí thư Đảng Cộng sản Thượng Hải cách chức. Sự kiện được quảng bá rộng rãi và gây tranh cãi này đã hoá ra thành một mối lợi không lường trước cho sự nghiệp chính trị của Giang, chỉ vài tháng sau, sau vụ đàn áp thẳng tay tại Thiên An Môn, ông đã được chọn để thay thế Triệu làm Tổng Bí thư.

Khang Thế Ân (Kang Shi-en 康世恩) (1915–95) đã trở thành Phó Thủ Tướng và phó chủ nhiệm Hội đồng Kế hoạch Nhà nước trong năm 1978. Khang đã cũng là Bộ trưởng Công nghiệp Dầu mỏ sau 1981.

Kiều Thạch (Qiao Shi 乔石) (1924–2015) đã là một uỷ viên Bộ Chính trị phụ trách bộ máy an ninh. Kiều đã trở thành Phó Thủ tướng trong 1986 và một uỷ viên Ban Thường Vụ Bộ Chính trị trong 1987. Trong 1989, mặc dù ban đầu ông đã đồng ý với cách tiếp cận ôn hoà của Triệu đối với phong trào sinh viên, Kiều đã không đứng về bên nào tại thời khắc đưa ra quyết định đàn áp quân sự thẳng tay. Cuối cùng ông đã thực hiện các mệnh lệnh của Đặng.

Kim Nhật Thành (Kim Il Sung) (1912–94) đã là lãnh tụ tối cao của Bắc Triều Tiên. Kim đã là Tổng Bí thư của Đảng Lao động Triều Tiên và Chủ tịch Cộng hoà Nhân Dân Triều Tiên từ 1948 đến 1994.

Lâm Đồng Diễm (Lin Tung-Yen 林同 棪) (1912–2003) đã là một kỹ sư kết cấu Mỹ gốc Hoa và nhà sáng lập của T. Y. Lin International.

Lí Bằng (Li Peng 李鹏) (1928–) đã là Bộ trưởng Công nghiệp Năng lượng và Phó Thủ tướng trước khi trở thành Thủ tướng trong năm 1987 như phần của sự sắp xếp lại nhân sự do việc đuổi Hồ Diệu Bang. Trong 1989, với tư cách một uỷ viên Ban Thường Vụ Bộ Chính trị, Lí đã thúc đẩy quyết định cho việc quân đội đàn áp thẳng tay chống lại những người phản kháng ở Quảng trường Thiên An Môn, làm cho ông trở thành một nhân vật chính ảnh hưởng đến tiến triển đó của các sự kiện.

Lí Chánh Đình (Li Zhengting 李正亭) (1918–211) đã là phó thư ký Hội đồng Kỷ luật Trung ương từ 1987 đến 1993.

Lí Dũng (Li Yong 勇) (1948–) đã là thư ký của Triệu Tử Dương về công việc quân sự từ 1985 đến 1989 và muộn hơn đã trở thành giám đốc Hội đồng Phát triển của Thiên Tân.

Lí Duy Hán (Li Weihan 李维汉) (1896–1984) đã là Trưởng Ban Liên lạc từ 1948 đến 1964 và phó chủ tịch của Hội đồng Cố vấn Trung ương từ 1982 đến 1984.

Lí Nhất Manh (Li Yimang 李一氓) (1903–90) đã là Phó trưởng Ban Liên lạc từ 1974 đến 1982 và phó bí thư của Hội đồng Kỷ luật Trung ương từ 1978 đến 1982.

Lí Nhuệ (Li Rui 李锐) (1917–1919) đã là Thứ trưởng Thuỷ lợi và trong 1958 đã trở thành thứ ký của Mao Trạch Đông. Lí đã bị đuổi khỏi Đảng và bị bỏ tù trong năm 1959 vì đã đứng về phe Bành Đức Hoài, người đã bày tỏ những sự bảo lưu về chiến dịch Đại Nhảy Vọt của Mao. Vụ của Lí đã được lật lại trong năm 1979 và ông đã trở thành Phó trưởng Ban Tổ chức. Lí đã là một trong những người ủng hộ bộc trực nhất của cải cách, và đã nổi tiếng vì loạt bài hồi ức và bình luận được xuất bản của ông về Mao.

Lí Thiết Ánh (Li Tieying 李铁映) (1936–) đã là một uỷ viên Bộ Chính trị và giám đốc của Hội Đồng Giáo dục Nhà nước từ 1988 đến 1993.

Lí Thụ Kiều (Li Shuqiao 李树桥) (1944–) Thư ký của Triệu Tử Dương từ 1986-1989.

Lí Thuỵ Hoàn (Li Ruihuan 李瑞环) (1934–) đã là bí thứ Đảng Cộng sản của Thiên Tân. Lí đã trở thành uỷ viên Bộ Chính trị trong 1987 và uỷ viên Thường vụ Bộ Chính trị trong tháng Sáu 1989. Tư cách thành viên của Ban Thường vụ của Lí đã là có thể bởi sự trống chỗ do Triệu Tử Dương và Hồ Lập Khởi để lại. Ông đã là người ủng hộ cải cách vừa phải.

Lí Tích Minh (Li Ximing 李锡铭) (1926–2008) đã là bí thư Đảng Cộng sản của Bắc Kinh. Trong 1989, Lí đã tích cực thúc đẩy cách tiếp cận theo đường lối cứng rắn đối với các cuộc phản kháng sinh viên tại Quảng trường Thiên An Môn. Trong 1993, Lí đã trở thành phó chủ tịch Quốc hội.

Lí Tiên Niệm (Li Xiannian 李先念) (1909–92) đã là Phó Thủ tướng phụ trách công việc kinh tế từ 1954 đến 1980, và đã dính líu đến việc chỉ đạo hệ thống kinh tế do nhà nước-kiểm soát theo kiểu Mao. Trong thời đaị sau-Mao, Lí xem nhiều chính sách cải cách như đã đảo ngược hay đã ngầm phê phán công việc quá khứ của ông. Ông đã là một uỷ viên Ban Thường Vụ Bộ Chính trị từ 1977 đến 1987, Chủ tịch Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa từ 1983 đến 1988, và một chủ tịch của Hội nghị Tham vấn Chính trị Nhân dân Trung Quốc (Chính Hiệp) từ 1988 đến 1992. Lí đã vẫn là một người bảo thủ có ảnh hưởng mạnh và ông đã thử cản trở việc đảo ngược các chính sách của Mao trong đấu trường kinh tế và chính trị.

Liêu Hán Sanh (Liao Hansheng 汉生) (1911–2006) đã là một cựu chiến binh của quân đội và đã là phó chủ tịch Quốc hội (Hội nghị Nhân dân Toàn quốc) từ 1983 đến 1993.

Lô Chi Siêu (Lu Zhichao 卢之超) (1933–) đã là một lãnh đạo được bổ nhiệm của Nhóm Chính trị của Vụ Nghiên cứu của Ban Bí Thư Trung ương Đảng do Hồ Kiều Mộc đứng đầu. Lô cũng đã là người đứng đầu Văn Phòng Nghiên cứu Lý Luận của Ban Tuyên truyền.

Lôi Khiết Quỳnh (Lei Jieqiong 雷洁琼) (1905–2011) đã là một giáo sư tại Đại học Bắc Kinh và nữ Chủ tịch của Hội Thúc Đẩy Dân chủ Trung Quốc từ 1987 đến 1997.

Lục Định Nhất (Lu Dingyi 陆定一) (1906–96) đã là một nhà văn khai phóng bên trong hàng ngũ của Đảng Cộng sản. Lục đã trở thành phó chủ tịch của Hội nghị Tham vấn Chính trị của Nhân dân Trung Quốc trong 1980.

Lục Khanh (Lu Keng 陸鏗) (1919–2008) đã là một nhà báo xuất sắc ở Hong Kong (đã bị tù ở Đại Lục thời Quốc Dân Đảng và bị tù từ 1965 đến 1975 dưới thời Cộng sản và sang Hong Kong năm 1978). Bài phỏng vấn của ông với Hồ Diệu Bang trong năm 1985 đã chọc tức Đặng Tiểu Bình và đã trở thành một trong những lý do chính đằng sau quyết định của Đặng để sa thải Hồ.

Lương Bộ Đình (Liang Buting 梁步庭) (1921–) đã là bí thư Đảng Cộng sản của Tỉnh Sơn Đông từ 1983 đến 1988.

Lương Tương (Liang Xiang 梁湘) (1918–98) đã là bí thư Đảng Cộng sản của Thâm Quyến từ 1981 đến 1995 và thống đốc của Tỉnh Hải Nam từ 1988 đến 1989. Lương được thừa nhận như một nhà tiên phong trong việc thực hiện cải cách ở Thâm Quyến, một trong những Đặc Khu Kinh tế được chỉ định đầu tiên.

Lưu Chính Văn (Liu Zhengwen 刘正文) (1912–1999) đã là phó chủ tịch của Hội nghị Tham vấn Chính trị của Nhân dân Trung Quốc (Chính Hiệp) của Tỉnh An Huy từ 1987 đến 1997.

Lưu Tân Nhạn (Liu Binyan 刘宾雁) (1925–2005) đã là một nhà báo có ảnh hưởng trong các năm 1980 đã là một người tiên phong trong việc phơi bày các vấn đề xã hội nghiêm trọng. Lưu đã là một phóng viên bậc cao tại Nhân dân Nhật báo từ 1979 đến 1987 và đã lưu vong ở Hoa Kỳ sau 1989.

Lưu Thiếu Kỳ (Liu Shaoqi 刘少奇) (1898–1969) đã là một trong những lãnh tụ sáng lập của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Sau việc thành lập của nó, Lưu đã giữ chức vụ cấp cao nhất sau Mao. Lưu đã không đồng ý với các chính sách kinh tế Maoist cực đoan, như Đại Nhảy Vọt và công xã nhân dân nông thôn. Bị Mao thanh trừng, Lưu đã bị bệnh và chết trong sự cô độc và bị làm nhục trong thời gian Cách mạng Văn hoá.

Lý Chính Đạo (Lee Tsung-Dao 李政道) (1926–) là một nhà vật lý Mỹ gốc Hoa và một giáo sư Đại học. Lý được tiếp đón nồng hậu ở Trung Quốc vì là một trong ít người gốc Hoa được giải Nobel.

Mãng Hiến Trung (Meng Xianzhong 宪忠) (không rõ) đã là một quan chức tại Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc trong các năm 1990.

Mao Trạch Đông (Mao Zedong 毛泽东) (1893–1976) đã là một nhà sáng lập của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và lãnh tụ tối cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong thời kỳ sau nội chiến từ 1949 đến 1976, mục tiêu của Mao về một sự biến đổi nhanh đến chủ nghĩa xã hội đã là ưu tiên của quốc gia. Để thực hiện mục tiêu này, Trung Quốc đã tạo ra một hệ thống về kế hoạch và sở hữu nhà nước, và Mao đã tiến hành định kỳ các chiến dịch quần chúng để nhổ tận rễ sự đối lập cả bên ngoài và bên trong Đảng. Sau khi ông chết, các cải cách của Đảng đã đảo ngược các chương trình xã hội và kinh tế của Mao, nhưng tuy nhiên ông vẫn là biểu tượng của cách mạng Trung Quốc.

Mikhail Gorbachev (1931–) đã là Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Liên Xô từ 1985 đến 1991, lãnh tụ Soviet cuối cùng trước sự sụp đổ của Liên Xô. Chương trình perestroika (cải tổ) của ông đã mang lại những thay đổi tự do cho Liên Xô.

Milton Friedman (1912–2006) đã là một nhà kinh tế học Mỹ, được giải Nobel, người chủ trương có ảnh hưởng của kinh tế học thị trường tự do. Trong năm 1988, Friedman đã được Tổng bí thư Triệu Tử Dương tiếp ở Bắc Kinh, nơi ông ca ngợi Triệu như “nhà kinh tế học giỏi nhất tôi đã từng gặp từ một nước xã hội chủ nghĩa.” Các ý tưởng và lời khuyên của Friedman đã đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình các chính sách kinh tế tại Trung Quốc hậu-Mao.

Nghiêm Gia Kỳ (Yan Jiaqi 严家其) (1942–) là một học giả khoa học chính trị được biết đến vì kiến nghị năm 1979 của ông để từ bỏ vị trí lãnh đạo suốt đời của Đảng Cộng sản và Nhà nước Trung Quốc. Nghiêm đã là một nhà nghiên cứu tại Văn phòng Nghiên cứu Cải cách Chính trị của Trung ương Đảng do Bảo Đồng đứng đầu. Ông đã đề xuất biến Trung Quốc thành Cộng hoà Liên bang Trung Quốc, và đã là cố vấn chính trị của Triệu. Nghiêm đã sống lưu vong kể từ cuộc đàn áp Thiên An Môn.

Ngô Học Khiêm (Wu Xueqian 吴学谦) (1921–2008) đã là một uỷ viên Bộ Chính trị và Phó Thủ tướng. Ngô đã là Bộ trưởng Ngoại giao từ 1982 đến 1988.

Ngô Tổ Quang (Wu Zuguang 吴祖光) (1917–2003) đã là một nhà biên kịch xuất sắc người được coi như khai phóng giữa các nhà văn Trung Quốc.

Ngũ Tu Quyền (Wu Xiuquan 伍修权) (1908–97) đã là phó Trưởng ban Đối ngoại và Phó Trưởng ban Liên lạc của Đảng Cộng sản từ 1958 đến 1975.

Nguỵ Kinh Sinh (Wei Jingsheng 魏京生) (1950–) là một nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc. Trong 1978, Nguỵ đã là một lãnh tụ của Phong trào Tường Dân chủ, trong đó ông viết một poster, có tiêu đề Hiện đại hoá lần thứ Năm, kêu gọi dân chủ. Bị Đặng Tiểu Bình cảm nhận như một chỉ trích sự cai trị độc đoán, Nguỵ đã bị kết án mười lăm năm tù giam trong năm 1979 và đã trở thành một trong những nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc nổi tiếng nhất. Hiện nay Nguỵ sống lưu vong ở Hoa Kỳ.

Nguyễn Sùng Vũ (Ruan Chongwu 阮崇武) (1933–) đã là Bộ trưởng Bộ Công An từ 1985 đến 1987 và đã trở thành chủ nhiệm của Hội đồng Khoa học Nhà nước chẳng bao lâu sau khi Hồ Diệu Bang bị buộc từ chức.

Nhâm Trọng Di (Ren Zhongyi 任仲夷) (1914–2005) đã là bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản của Tỉnh Quảng Đông từ 1980 đến 1985. Ông đã là một nhà thực hành hàng đầu của các chính sách cải cách tại một trong những khu vực tiến bộ nhất của Trung Quốc.

Nhiếp Vinh Trăn (Nie Rongzhen 聂荣臻) (1899–1992) đã là một trong mười nguyên soái trong Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Ông đã là Tổng tham mưu trưởng Bộ Tổng tham mưu Giải phóng Quân từ 1950 đến 1954 và chủ nhiệm Hội đồng Khoa học và Công nghệ Nhà nước từ 1958 đến 1970. Nhiếp được công trạng vì sự lãnh đạo của ông trong các chương trình vũ khí hạt nhân và vũ trụ quân sự của Trung Quốc.

Nhuế Hạnh Văn (Rui Xingwen 芮杏文) (1927–2005) đã là bí thư Đảng Cộng sản của Thượng Hải từ 1985 đến 1987. Nhuế đã trở thành một bí thư của Ban Bí Thư Trung ương Đảng từ 1987 đến 1989 và đã là một người nhiệt thành ủng hộ cải cách. Nhuế đã bị cách chức vì đã có lập trường thiện cảm với các sinh viên phản kháng tại Quảng trường Thiên An Môn trong năm 1989.

Ôn Gia Bảo (Wen Jiabao 温家宝) (1942–) đã là chánh Văn phòng Trung ương Đảng từ 1986 đến 1992. Ôn đã trở thành một uỷ viên Ban Thường Vụ Bộ Chính trị trong 2002 và Thủ tướng Trung Quốc trong 2003.

Phí Hiếu Thông (Fei Xiaotong 费孝通) (1910–2005) đã là một giáo sư về xã hội học tại Đại học Bắc Kink và chủ tịch của Liên đoàn Dân chủ Trung Quốc từ 1987 đến 1996.

Phương Lệ Chi (Fang Lizhi 方励之) (1936–2012) đã là hiệu phó thứ nhất của Đại học Khoa học và Công nghệ ở Hợp Phì, Tỉnh An Huy, và một giáo sư thiên văn học. Phương đã có cảm tình với hiệp sớm hơn của các cuộc phản kháng sinh viên trong năm 1987 và đã bị đuổi khỏi các chức vụ chính thức của ông và đuổi ra khỏi Đảng. Bây giờ ông sống lưu vong ở Hoa Kỳ.

Quách La Cơ (Guo Luoji 罗基) (1932–) đã là một học giả khai phóng xuất sắc, người trong năm 1979 đã công bố một bài báo trên Nhân dân Nhật báo cho rằng các công dân phải được phép tranh luận các vấn đề chính trị [một số người tin rằng các bài báo này được viết nhân danh Nguỵ Kinh Sanh]. Đặng Tiểu Bình đã coi nó như một sự xúc phạm cá nhân và một lời chỉ trích về việc ông đã bỏ tù nhà bất đồng chính kiến Nguỵ Kinh Sanh (Wei Jingsheng).

Tằng Hy Thánh (Zeng Xisheng 曾希聖) (1904–68) đã là bí thư Đảng Cộng sản của Tỉnh An Huy. Từ 1959 đến 1961, ông đã thúc đẩy chính sách khoán đất cho các nông dân thay cho việc buộc họ vào các công xã nhân dân. Ông đã bị thanh trừng trong 1962 vì chống lại các ý muốn của Mao.

Tiền Kỳ Nhân (Qian Liren 钱李仁) (1924–) uỷ viên trung ương đảng (1985-1992) đã là người đứng đầu Nhân dân Nhật báo từ 1985 đến 1989. Ông cùng tổng biên tập của Nhân dân Nhật báo Đàm Văn Thuỵ (Tan Wenrui-谭文瑞) đã bị mất chức do bị nghi đã in những bài ám chỉ ủng hộ sinh viên trong số ngày 4-6-1989, số có bài xã luận khét tiếng, và sau đó đã in thêm 1 bản “ngoài” của Nhân Dân Nhật Báo (với 1000 bản) được phát cho sinh viên biểu tình (in lại truyền đơn của sinh viên) bị coi là ủng hộ sinh viên phản đối xã luận số 4-6-1989. Tiền đã là uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Hội nghị Tham vấn Chính trị của Nhân dân Trung Quốc (1993-1998).

Tiêu Hồng Đạt (Xiao Hongda 蕭洪達) (1918–2005) đã là chánh Văn phòng của Hội đồng Quân sự Trung ương và phó trưởng ban Thanh tra Kỷ luật Trung ương từ 1987 đến 1992.

Tô Thiệu Trí (Su Shaozhi 蘇紹智) (1923–) đã là giám đốc Viện Chủ nghĩa Marx–Lenin–Tư tưởng Mao Trạch Đông tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc từ 1982 đến 1987. Bị cáo buộc có “các khuynh hướng tự do,” Tô đã bị đuổi ra khỏi Đảng Cộng sản trong 1987 và đi lưu vong sau 1989.

Tôn Khởi Mãng (Sun Qimeng 孙起孟) (1911–2010) đã là một trong các nhà sáng lập và chủ tịch của Hội Xây dựng Dân chủ Quốc gia Trung Quốc từ 1983 đến 1997.

Tôn Trường Giang (Sun Changjiang 长江) (1934–) đã là hiệu phó của Phân hiệu Lý luận của Trường Đảng Trung ương. Tôn nổi tiếng vì ông đã tham gia trong một tranh luận lý luận giữa Hồ Diệu Bang và người kế vị Mao, Hoa Quốc Phong. Cuộc tranh luận đã đánh dấu sự bắt đầu lên của Đặng Tiểu Bình tới vị trí lãnh tụ tối cao.

Tống Bình (Song Ping 宋平) (1917–) đã là phó chủ nhiệm Hội đồng Kế hoạch Nhà nước từ 1972 đến 1987 và Trưởng Ban Tổ chức từ 1987 đến 1989. Sau sự cố 4-6, ông đã lên Ban Thường Vụ Bộ Chính trị, cùng với Lí Thuỵ Hoàn, để lấp các chức vụ do Triệu Tử Dương và Hồ Lập Khởi bỏ trống.

Tống Nhâm Cùng (Song Renqiong 宋任穷) (1909–2005) đã là một lão thành Đảng có ảnh hưởng. Ông đã là Trưởng Ban Tổ chức từ 1978 đến 1983 và một uỷ viên Bộ Chính trị từ 1982 đến 1985.

Trần Dã Tần (Chen Yeping 陈野苹) (1915–94) đã là Trưởng Ban Tổ chức và trở thành một uỷ viên của Hội đồng Cố vấn Trung ương trong những năm 1980.

Trần Hy Đồng (Chen Xitong 陈希同) (1930–2013) đã là thị trưởng Bắc Kinh và đã đóng một vai trò quan trọng trong việc mở kênh tiến trình của các sự kiện theo hướng đàn áp thẳng tay chống lại những người phản kháng trong 1989. Báo cáo của Trần, được công bố trong tháng Sáu năm đó, đã là báo cáo chính thức duy nhất về những gì đã xảy ra trong cuộc tấn công quân sự. Trần đã bị đuổi khỏi Đảng cộng sản và đã bị kết án mười sáu năm tù giam trong năm 1998 về những cáo buộc hối lộ và tham nhũng.

Trần Nhất Tư (Chen Yizi 陈一咨) (1940–2014) đã là giám đốc của Viện Nghiên cứu Nhà nước về Cải cách Kinh tế. Trong năm 1989, trong thời gian các cuộc phản kháng Thiên An Môn, Trần đã tổ chức và công bố một tuyên bố mà đã báo cho công chúng về việc từ chức của Triệu Tử Dương và đã kêu gọi nhân dân phản đối sự đàn áp thẳng thay đang hiện ra lờ mờ. Trần đã sống lưu vong ở Hoa Kỳ kể từ đó.

Trần Quân (Chen Yun 陈军) một sinh viên đã học ở Mỹ về Trung Quốc tổ chức các trí thức nổi tiếng để phản đối vụ án Nguỵ Kinh Sinh và tham gia vào phong trào dân chủ.

Trần Quốc Đống (Chen Guodong 陈国栋) (1911–2005) đã là bí thư Đảng Cộng sản của Thượng Hải trong 1979. Từ 1985 đến 1992, ông đã là giám đốc của Uỷ ban Cố Vấn Thượng Hải của Đảng.

Trần Tuấn Sanh (Chen Junsheng 陈俊生) (1927–2002) đã là bí thư Đảng cộng sản của Tỉnh Hắc Long Giang. Ông đã trở thành một uỷ viên Quốc Vụ Viện trong năm 1988.

Trần Vân (Chen Yun 陈云) (1905–95) đã là lão thành Đảng có ảnh hưởng nhất, chỉ sau Đặng Tiểu Bình. Trần đã nhận được sự ca ngợi vì sự ổn định hoá nhanh và thành công của nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá của Trung Quốc và vì Kế hoạch 5 Năm thứ Nhất, dựa vào mô hình kinh tế Soviet trong đầu các năm 1950. Cách tiếp cận thực dụng của ông đã bị khát vọng của Mao Trạch Đông về một chuyển đổi nhanh sang một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa gạt sang bên lề. Sự quay lại chính trường của Trần trong thời đại sau-Mao đã được đánh dấu bởi sự khăng khăng của ông về nền kinh tế kế hoạch trong thời đại cải cách. Từ 1982 đến 1987, Trần đã là một uỷ viên của Ban Thường Vụ Bộ Chính trị và chủ tịch của Hội đồng Trung ương về Thanh tra Kỷ luật. Từ 1987 đến 1992, ông đã là chủ tịch của Hội đồng Cố vấn Trung ương.

Triệu Kiện Dân (Zhao Jianmin 赵健民) (1912–) đã là thống đốc và bí thư Đảng của Tỉnh Sơn Đông và một uỷ viên Hội đồng Cố vấn Trung ương từ 1987 đến 1992.

Triệu Tử Dương (Zhao Ziyang 赵紫阳) (1919-2005) là Thủ tướng Trung Quốc từ 1980 đến 1987, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc từ 1987 đến 1989, bị giam lỏng từ 1989 đến khi chết năm 2005.

Trịnh Tất Kiên (Zheng Bijian 郑必坚) (1932–) đã là cố vấn đặc biệt cho Tổng Bí thư Hồ Diệu Bang trong những năm 1980. Trong 1992, Trịnh đã trở thành phó Trưởng Ban Tuyên truyền.

Trương Duy (Zhang Wei 张维) (1913–2001) đã là phó hiệu trưởng Đại học Thanh Hoa và thành viên của Hội đồng Học hàm Quốc Vụ Viện từ 1980 đến 1987.

Trương Hiển Dương (Zhang Xianyang 张显扬) (1912–) đã là một trí thức khai phóng thẳng thắn người đã chịu trách nhiệm nghiên cứu Lenin và Stalin tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc. Trương đã bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản trong năm 1987.

Trương Kình Phu (Zhang Jinfu 张劲夫) (1914–2015) đã là chủ nhiệm Hội đồng Kinh tế Nhà nước từ 1982 đến 1988 và bí thư của Nhóm Lãnh đạo Công việc Kinh tế và Tài chính của Ban chấp hành Trung ương.

Trương Nhạc Kỳ (Zhang Yueqi 张岳琦) (1938–) đã cả là phó chánh văn phòng Trung ương lẫn là thư ký của Triệu Tử Dương từ 1987 đến 1989.

Trương Quang Niên (Zhang Guangnian张光年) (1913–2002) đã là một nhà thơ và nhà phê bình văn học xuất sắc, được biết đến vì Hợp xướng năm 1955 của ông về Sông Hoàng Hà (cũng có bút danh là 光未然 Quang Vị Nhiên, Guāng Wèirán).

Trương Thự Quang (Zhang Shuguang 张曙光) (1920–2002) đã là bí thư Đảng Cộng sản của Tỉnh Hà Bắc và Khu Tự trị Nội Mông trong các năm 1980. Trương đã trở thành uỷ viên của Hội đồng Cố vấn Trung ương sau 1987.

Từ Hướng Tiền (Xu Xiangqian 徐向前) (1901–90) đã là nguyên soái tổng tham mưu trưởng của Giải phóng Quân Nhân dân từ 1949 đến 1954. Từ đã là Phó Thủ Tướng và Bộ trưởng Quốc phòng từ 1978 đến 1981.

Tưởng Thạc Kiệt (Tsiang Sho-Chieh 蒋硕杰) (1918–93) đã là một giáo sư kinh tế tại Đại học Rochester và Đại học Cornell, và giám đốc Viện Chung-Huwa cho Nghiên cứu Kinh tế tại Đài Loan trong những năm 1980. Tưởng đã là một người thúc đẩy một nền kinh tế thị trường tự do.

Ung Văn Đào (Yong Wentao 雍文涛) (1932–97) đã là bí thư Đảng Cộng sản của Tỉnh Quảng Đông và thành phố Quảng Châu từ 1965 đến 1966.

Uông Đạo Hàm (Wang Daohan 汪道涵) (1913–2005) đã trở thành phó chủ nhiệm Hội đồng Xuất-Nhập khẩu Nhà nước trong 1978. Trong năm 1980, Uông đã trở thành bí thư Đảng Cộng sản của Thượng Hải, thị trưởng Thượng Hải (1981-1984), chủ tịch Hội vì Quan hệ Ngang Eo biển Đài Loan (1991-2005).

Uý Kiện Hành (Wei Jianxing 尉健行) (1931–2015) đã là Trưởng Ban Tổ chức của Đảng Cộng sản từ 1985 đến 1987, rồi Trưởng ban Kiểm tra từ 1987 đến 1992.

Vạn Lí (Wan Li 万里) (1916–2015) đã là bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản của Tỉnh An Huy trong năm 1977. Ông đã nổi tiếng vì những thành công sớm của ông với khoán đất nông thôn cho các hộ ở An Huy từ 1978. Cùng với Triệu, người đã có các thành tựu tương tự ở Tứ Xuyên (từ 1975 đến 1978), Vạn đã là người quan trọng nhất trong việc phá bỏ các công xã nhân dân của Mao. Vạn đã là một Phó Thủ tướng từ 1983 đến 1988 và một người ủng hộ chính của cải cách. Ông đã trở thành chủ tịch Quốc hội trong 1988.

Viên Mộc (Yuan Mu袁木) (1928–) đã là chánh văn phòng của Thủ tướng Lí Bằng và giám đốc Văn phòng Nghiên cứu Quốc Vụ Viện. Viên đã trở thành người phát ngôn chính thức trong thời gian đàn áp Thiên An Môn trong năm 1989.

Vu Quang Viễn (Yu Guangyuan 于光遠) (1915–2013) đã là nhà kinh tế học xuất sắc trong các năm 1980 và phó chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc.

Vương Chấn (Wang Zhen 王震) (1908–93) đã trở thành Phó Chủ tịch nước trong năm 1988. Tướng Vương Chấn đã là một lão thành đảng hùng mạnh người đã thường kháng cự cải cách. Trong 1989, Vương đã tích cực thúc đẩy việc đàn áp thẳng tay bằng quân sự chống lại các sinh viên ở Quảng trường Thiên An Môn.

Vương Duy Trừng (Wang Weicheng 王维澄) (1929–) đã trở thành Phó trưởng Ban Tuyên truyền trong năm 1987 và muộn hơn là chủ nhiệm Hội đồng Lập pháp của Quốc hội.

Vương Đại Minh (Wang Daming 王大明) (1929–) đã là Phó trưởng Ban Tuyên truyền từ 1986 đến 1987 và chủ tịch của Hội nghị Tham vấn Chính trị của Nhân dân Trung Quốc thành phố Bắc Kinh khoá tám từ 1993 đến 1998.

Vương Đan (Wang Dan 王丹) (1969-) sinh viên sử Đại học Bắc Kinh, lãnh tụ phong trào sinh viên trong các cuộc khản kháng Thiên An Môn 1989, bị bỏ tù đến 1993, lãnh đạo phong trào dân chủ và lại bị bắt trong 1995, bị giam 17 tháng rồi bị kết án 11 năm vì tội “âm mưu lật đổ chính phủ”, 1998 được thả và tống sang Mỹ. Học Đại học Havard (thạc sĩ 2001, tiến sĩ 2008), dạy lịch sử Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa tại Đại học Thanh Hoa, Đài Loan.

Vương Hạc Thọ (Wang Heshou 王鹤寿) (1909–99) là bí thư thứ hai của Hội đồng Kỷ luật Trung ương và đã nổi tiếng vì sự dính líu của ông trong nhiều vụ nội bộ Đảng có tầm quan trọng lịch sử lớn, kể cả các vụ Lâm Bưu, Giang Thanh (vợ goá của Mao), và Lưu Thiếu Kỳ.

Vương Kiến (Wang Jian 王建) (1954–) đã là một nhà nghiên cứu tại Viện Kinh tế của Hội đồng Kế hoạch Nhà nước. Ông đã nổi tiếng đối với các học giả Trung Quốc vì một bài báo được công bố trong Kinh tế Nhật báo trong năm 1987 trong đó ông đề xuất một mô hình phát triển kinh tế chiến lược mà dựa mạnh vào thương mại quốc tế và muộn hơn được cảm nhận như đã được các lãnh đạo Trung Quốc chấp nhận làm theo.

Vương Kỷ Khoan (Wang Jikuan 王纪宽) (1931–2007) đã là một cố vấn cho Trung Tâm Nghiên cứu Công nghệ Kinh tế và Phát triển Xã hội Quốc Vụ Viện trong các năm 1980.

Vương Mông (Wang Meng 王蒙) (1934–) là một nhà văn xuất sắc. Ông đã là Bộ trưởng Văn hoá từ 1986 đến 1989.

Vương Nhâm Trọng (Wang Renzhong 王任重) (1917–92) đã là Phó Thủ tướng Quốc Vụ Viện. Vương đã đứng đầu cuộc điều tra Triệu sau các sự kiện 1989.

Vương Nhẫn Chi (Wang Renzhi 王忍之) (1933–) đã là Trưởng Ban Tuyên truyền của Đảng Cộng sản từ 1987 đến 1992. Ông đã có tiếng vì đứng về phía các lão thành Đảng và làm xói mòn cải cách.

Vương Nhược Thuỷ (Wang Ruoshui 王若水) (1926–2002) đã là phó tổng biên tập của Nhân dân Nhật báo và một học giả khai phóng nổi tiếng. Các bài báo của Vương về “sự tha hoá của chủ nghĩa xã hội” đã kích một cuộc tranh luận công khai trong đầu những năm 1980 mà chẳng khác gì là một trong những phong trào trí tuệ đầu tiên để thách thức đường lối của Đảng trong thời đại sau-Mao.

Vương Nhược Vọng (Wang Ruowang 王若望) (1918–2001) đã là uỷ viên hội đồng quản trị của Hội Nhà văn Trung Quốc và phó tổng biên tập của Tạp chí Văn học Thượng Hải. Vương đã bị bỏ tù mười bốn tháng vì sự tham gia của ông trong các cuộc phản kháng 1989 trước khi bị lưu vong sang Hoa Kỳ trong 1992.

Vương Thuỵ Lâm (Wang Ruilin 王瑞林) (1930–2018) đã là thư ký của Đặng Tiểu Bình bắt đầu từ 1952. Vương đã trở thành Chánh Văn phòng của Hội đồng Quân sự Trung ương khi Đặng là chủ tịch, và muộn hơn đã là phó Chánh văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản, đại tướng 1994.

Vương Toàn Quốc (Wang Quanguo 王全国) (1919–2015) đã là phó bí thư Đảng Cộng sản của Tỉnh Quảng Đông từ 1975 đến 1979 và bí thư của Tỉnh Hồ Bắc từ 1982 đến 1983.

Yasuhiro Nakasone (1918–) là một nhà chính trị Nhật người đã là Thủ tướng từ 1982 đến 1987. Trong vai trò đó, ông đã bình thường hoá các quan hệ ngoại giao với Liên Xô và Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa.

Tên xếp theo thứ tự phiên âm quốc tế

An Zhiwen 安志文 (An Chí Văn)

Bao Tong 鲍彤 (Bảo Đồng)

Bo Yibo 薄一波 (Bạc Nhất Ba)

Chen Guodong 陈国栋 (Trần Quốc Đống)

Chen Junsheng 陈俊生 (Trần Tuấn Sanh)

Chen Xitong 陈希同 (Trần Hy Đồng)

Chen Yeping 陈野苹 (Trần Dã Tần)

Chen Yizi 陈一咨 (Trần Nhất Tư)

Chen Yun 陈云 (Trần Vân)

Chen Yun 陈军 (Trần Quân)

Deng Liqun 邓力群 (Đặng Lực Quần)

Deng Maomao 邓毛毛 (Đặng Mao Mao)

Deng Rong (邓榕 Đặng Dung)

Deng Xiaoping 邓小平 (Đặng Tiểu Bình)

Ding Guangen 丁关根 (Đinh Quan Căn)

Ding Shisun 丁石孙 (Đinh Thạch Tốn)

Du Daozheng 导正 (Đỗ Đạo Chánh)

Du Runsheng 杜润生 (Đỗ Nhuận Sanh)

Fang Lizhi 方励之 (Phương Lệ Chi)

Fei Xiaotong 费孝通 (Phí Hiếu Thông)

Guāng Wèirán 光未然 (Quang Vị Nhiên)

Gao Yang 高扬 (Cao Dương)

Gu Mu 谷牧 (Cốc Mục)

Guo Luoji 郭罗基 (Quách La Cơ)

Hao Jianxiu 郝建秀 (Hác Kiến Tú)

He Dongchang 何东昌 (Hà Đông Xương)

He Yiran 贺亦然 (Hạ Diệc Nhiên)

Hu Jiwei 胡绩伟 (Hồ Tích Vĩ)

Hu Qiaomu 胡乔木 (Hồ Kiều Mộc)

Hu Qili 胡启立 (Hồ Khởi Lập)

Hu Yaobang 胡耀邦 (Hồ Diệu Bang)

Hu Yingxiang 胡应湘 (Hồ Ứng Tương)

Hua Guofeng 华国锋 (Hoa Quốc Phong)

Huo Yingdong (霍英东 Hoắc Anh Đông)

Jiang Liu 江流 (Giang Lưu)

Jiang Zemin 江泽民 (Giang Trạch Dân)

Kang Shi-en 康世恩 (Khang Thế Ân)

Kim Il Sung (Kim Nhật Thành)

Lee Tsung-Dao 李政道 (Lý Chính Đạo)

Lei Jieqiong 雷洁琼 (Lôi Khiết Quỳnh)

Li Peng 李鹏 (Lí Bằng)

Li Rui 李锐 (Lí Nhuệ)

Li Ruihuan 李瑞环 (Lí Thuỵ Hoàn)

Li Shuqiao 李树桥 (Lí Thụ Kiều)

Li Tieying 李铁映 (Lí Thiết Ánh)

Li Weihan 李维汉 (Lí Duy Hán)

Li Xiannian 李先念 (Lí Tiên Niệm)

Li Ximing 李锡铭 (Lí Tích Minh)

Li Yimang 李一氓 (Lí Nhất Manh)

Li Yong 勇 (Lí Dũng)

Li Zhengting 李正亭 (Lí Chánh Đình)

Liang Buting 梁步庭 (Lương Bộ Đình)

Liang Xiang 梁湘 (Lương Tương)

Liao Hansheng 汉生 (Liêu Hán Sanh)

Lin Tung-Yen 林同 棪 (Lâm Đồng Diễm)

Liu Binyan 刘宾雁 (Lưu Tân Nhạn)

Liu Shaoqi 刘少奇 (Lưu Thiếu Kỳ)

Liu Zhengwen 正文 (Lưu Chính Văn)

Lu Dingyi 陆定一 (Lục Định Nhất)

Lu Keng 陸鏗 (Lục Khanh)

Lu Zhichao 卢之超 (Lô Chi Siêu)

Mao Zedong 毛泽东 (Mao Trạch Đông)

Meng Xianzhong 宪忠 (Mãng Hiến Trung)

Nie Rongzhen 聂荣臻 (Nhiếp Vinh Trăn)

Peng Chong 彭冲 (Bành Xung)

Peng Dehuai 彭德怀 (Bành Đức Hoài)

Peng Zhen 彭真 (Bành Chân)

Qian Liren 钱李仁 (Tiền Kỳ Nhân)

Qiao Shi 乔石 (Kiều Thạch)

Qin Benli 钦本立 (Khâm Bổn Lập)

Ren Zhongyi 任仲夷 (Nhâm Trọng Di)

Ruan Chongwu 阮崇武 (Nguyễn Sùng Vũ)

Rui Xingwen 芮杏文 (Nhuế Hạnh Văn)

Song Ping 宋平 (Tống Bình)

Song Renqiong 宋任穷 (Tống Nhâm Cùng)

Su Shaozhi 蘇紹智 (Tô Thiệu Trí)

Sun Changjiang 长江 (Tôn Trường Giang)

Sun Qimeng 孙起孟 (Tôn Khởi Mãng)

Tan Wenrui 谭文瑞 (Đàm Văn Thuỵ)

Tian Jiyun 田纪云 (Điền Kỷ Vân)

Tsiang Sho-Chieh 蒋硕杰 (Tưởng Thạc Kiệt)

Wan Li 万里 (Vạn Lí)

Wang Daming 王大明 (Vương Đại Minh)

Wang Dan 王丹 (Vương Đan)

Wang Daohan 汪道涵 (Uông Đạo Hàm)

Wang Heshou 王鹤寿 (Vương Hạc Thọ)

Wang Jian 王建 (Vương Kiến)

Wang Jikuan 王纪宽 (Vương Kỷ Khoan)

Wang Meng 王蒙 (Vương Mông)

Wang Quanguo 王全国 (Vương Toàn Quốc)

Wang Renzhi 王忍之 (Vương Nhẫn Chi)

Wang Renzhong 王任重 (Vương Nhâm Trọng)

Wang Ruilin 王瑞林 (Vương Thuỵ Lâm)

Wang Ruoshui 王若水 (Vương Nhược Thuỷ)

Wang Ruowang 王若望 (Vương Nhược Vọng)

Wang Weicheng 王维澄 (Vương Duy Trừng)

Wang Zhen 王震 (Vương Chấn)

Wei Jianxing 尉健行 (Uý Kiện Hành)

Wei Jingsheng 魏京生 (Nguỵ Kinh Sinh)

Wen Jiabao 温家宝 (Ôn Gia Bảo)

Wu Xiuquan 伍修权 (Ngũ Tu Quyền)

Wu Xueqian 吴学谦 (Ngô Học Khiêm)

Wu Zuguang 吴祖光 (Ngô Tổ Quang)

Xiao Hongda 蕭洪達 (Tiêu Hồng Đạt)

Xiong Fu 熊复 (Hùng Phúc)

Xu Jialu 许嘉璐 (Hứa Gia Lộ)

Xu Jiatun 许家屯 (Hứa Gia Đồn)

Xu Shijie 许士杰 (Hứa Sĩ Kiệt)

Xu Tieru 許鐵如 (Hứa Thiết Như)

Xu Xiangqian 徐向前 (Từ Hướng Tiền)

Yan Jiaqi 严家其 (Nghiêm Gia Kỳ)

Yan Mingfu 阎明复 (Diêm Minh Phúc)

Yang Shangkun杨尚昆 (Dương Thượng Côn)

Yang Wenchao 杨文超 (Dương Văn Siêu)

Yao Xihua 姚 锡 华 (Diêu Tích Hoa)

Yao Yilin 姚依林 (Diêu Y Lâm)

Ye Jizhuang 叶季壮 (Diệp Quý Tráng)

Ye Xuanning 叶选宁 (Diệp Tuyến Ninh)

Yong Wentao 雍文涛 (Ung Văn Đào)

Yu Guangyuan 于光遠 (Vu Quang Viễn)

Yu Qiuli 余秋里 (Dư Thu Lí)

Yuan Mu袁木 (Viên Mộc)

Zeng Xisheng 曾希聖 (Tằng Hy Thánh)

Zhang Guangnian张光年 (Trương Quang Niên)

Zhang Jinfu 张劲夫 (Trương Kình Phu)

Zhang Shuguang 张曙光 (Trương Thự Quang)

Zhang Wei 张维 (Trương Duy)

Zhang Xianyang 张显扬 (Trương Hiển Dương)

Zhang Yueqi 张岳琦 (Trương Nhạc Kỳ)

Zhao Jianmin 赵健民 (Triệu Kiện Dân)

Zhao Ziyang 赵紫阳 (Triệu Tử Dương)

Zheng Bijian 郑必坚 (Trịnh Tất Kiên)

Zhou Enlai 周恩来 (Châu Ân Lai)

Zhu Houze 朱厚泽 (Chu Hậu Trạch)

Zhu Rongji 朱镕基 (Chu Dung Cơ)

Lời cảm ơn

Các biên tập viên đầu tiên muốn bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Bảo Đồng, những cố gắng của ông đã hết sức quan trọng trong việc làm cho việc xuất bản này là có thể. Với hiểu biết bên trong của ông về những cố gắng cải cách gần đây của Trung Quốc, Bảo Đồng—người một thời đã là trợ lý chóp bu của Triệu Tử Dương—đã cho chúng ta sự thấu hiểu tại hầu như mọi giai đoạn của cố gắng này. Bảo Đồng, người là cha của Bảo Phác (Bao Pu, 鮑樸) một trong những người dịch và biên tập của cuốn sách, đã phải ở trong nhà tù bảy năm vì đứng về phía Triệu chống lại sự đàn áp Thiên An Môn. Tại nhà ông ở Bắc Kinh, ông vẫn dưới sự giám sát liên tục.

Chúng tôi cũng muốn cảm ơn vợ Adi Ignatius, Dorinda Elliott, một người nói tiếng Trung Quốc và đã là trưởng văn phòng Bắc Kinh của Newsweek trong giai đoạn được mô tả trong cuốn sách này. Bà đã cung cấp lời khuyên có giá trị và những ý tưởng biên tập suốt sự phát triển của dự án này. Không có sự say mê kéo dài của bà với Trung Quốc và khả năng của bà để cắt ngang những chia cắt văn hoá, thì tài liệu này gặp thời gian khó khăn hơn để tìm được cách của nó đến bạn đọc tiếng Anh. Nancy Hearst của Thư viện Trung tâm Fairbank của Đại học Harvard đã thầm lặng cung cấp sự hỗ trợ cho vô số xuất bản phẩm về Trung Quốc suốt nhiều năm, bây giờ kể cả cuốn này. Chúng tôi mang ơn những gợi ý chín chắn của bà, khả năng kỳ diệu của bà để lấp đầy vào những chi tiết thất lạc, và sự ủng hộ không nao núng của bà. Chúng tôi đã có ấn tượng với tốc độ và năng lực của nhóm của Simon & Schuster. Biên tập viên tuyệt vời của chúng tôi, Priscilla Painton, và người xuất bản, David Rosenthal, đã nhiệt tình từ lúc bắt đầu một dự án họ đã chỉ có thể nhắc đến như “Không tên” của “người Nặc danh” khi nó chuyển qua quá trình xuất bản. Aileen Boyle, Irene Kheradi, Lisa Healy, Linda Dingler, Michael Szczerban, và Daniel Luis Cabrera đã mang lại sự nghiêm ngặt và các tiêu chuẩn cao thông thường của họ để làm ra và tiếp thị cuốn sách này, và đảm bảo chắc chắn nó được xử lý với sự thận trọng. Cuối cùng, chúng tôi muốn cảm ơn người bạn và đại lý văn học của chúng tôi Rafe Sagalyn, người đã giúp chúng tôi định hình một ý tưởng vào một cuốn sách.

Có nhiều người vẫn phải vô danh những người đã làm việc đằng sau hậu trường từ bên trong Trung Quốc. Họ đã chịu những rủi ro không thể tưởng tượng nổi để bảo vệ, bảo quản, và vận chuyển các băng ghi âm bí mật của Triệu Tử Dương đến nơi an toàn bên ngoài nước này. Chúng tôi chỉ hy vọng rằng xuất bản phẩm này cho họ sự hài lòng và rằng trong tương lai những câu chuyện riêng của họ có thể được kể ra.