Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Ba, 15 tháng 1, 2019

Khu đất Lộc Hưng và khu ăng ten sân bay Gia Lâm: Một hoàn cảnh hai cách ứng xử

Nguyễn Đình Ấm (VNTB)

Lai lịch, hoàn cảnh của khu đất vườn rau Lộc Hưng P.6 Q. Tân Bình (Tp. HCM) và khu ăng ten sân bay Gia Lâm (Hà Nội) giống y hệt nhau.

Trước năm 1990 cách sân bay khoảng gần 1 km về phía tây bắc thuộc địa phận xã Bồ Đề (trước là huyện Gia Lâm nhưng từ năm 2003 là P. Bồ Đề, quận Long Biên (Tp. Hà Nội) có khu ăng ten viễn thông rộng khoảng 1 ha. Tại đó có nhiều cột ăng ten bằng thép cao hàng trăm mét. Từ ngọn các tháp có dây nối với các tháp khác (phi đơ) cùng dây néo ra bốn bề. Những cột ăng ten này dùng để thu, phát sóng viễn thông cho hoạt động hàng không. Đây là khu ăng ten được thiết lập từ thời Pháp, Nhật. Năm 1954 quân đội CSVN tiếp quản tiếp tục cải tạo, sử dụng.

Do dưới chân các cột ăng ten thoáng, rộng không làm gì nên từ năm 1956 dân xã Bồ Đề vào làm ruộng cày cấy, dựng lều, quán, làm nhà tạm...

Một đường phố ở khu ăng ten sân bay Gia Lâm. Ảnh: Nguyễn Đình Ấm

Năm 1990 do mạng viễn thông hàng không đã chuyển sang dùng vệ tinh công trình ăng ten không còn tác dụng, UBND Tp. Hà Nội, huyện Gia Lâm yêu cầu ngành hàng không chuyển khu ăng ten cho thành phố làm đất giãn dân vì mật độ dân số xã Bồ Đề quá cao, chật chội... Lãnh đạo ngành hàng không tất nhiên không muốn trả vì đó vẫn thuộc đất nhà nước do họ quản lý. Dù vậy thành phố Hà Nội đã vận động cấp trên và cuối cùng giành được khu đất bãi ăng ten rồi họ đổ cát, phân lô phần lớn chia cho dân sở tại làm nhà giãn dân, người có lều, trại ở đó vẫn tiếp tục, chỉ điều chỉnh diện tích cho hợp lý còn phần ít hơn chia chác cho cán bộ xã, huyện, cấp trên, công an địa bàn... Hiện nay mỗi m2 đất ở đây có giá 70-80 triệu đ, mặt đường Nguyễn Sơn 150 triệu đ/m2.

Ngày ấy nhiều người yêu cầu tôi viết báo đấu tranh chống việc để thành phố Hà Nội chiếm khu đất này (do chống thành công một số vụ tham nhũng ở ngành HKVN nên mọi người cứ tưởng tôi tài giỏi khuyến khích tôi thực hiện ý muốn của họ). Thế nhưng tôi không đấu tranh vụ này dù biết động cơ chính của “giàn” cán bộ từ xã, huyện, thành phố muốn giành lại khu đất là để “kiếm chác” chứ việc “giãn dân” xã Bồ Đề “ ăn ở chật chội quá” như họ đưa ra chỉ là phụ. Bỏ qua động cơ tham nhũng của “giàn” cán bộ thì việc chuyển giao đất của nhà nước không dùng đến cho dân là hợp lý. Bởi tất cả đất đai, tài nguyên trên đất nước này vốn là của dân, bất kể cơ quan, đơn vị nào của nhà nước không dùng vào mục đích hợp lý thì phải trả lại cho dân để khai thác làm cho nó có ích. Khi nhà nước cần làm việc gì lợi cho “quốc kế, dân sinh” hơn việc dân đang sử dụng khu đất thì nhà nước thu hồi bồi thường, bố trí chỗ ở hoặc sản xuất - kinh doanh thuận lợi cho dân hơn trước theo đúng tinh thần của đảng CS, nhà nước, luật đất đai và tính nhân văn của con người.

Việc xử lý bãi ăng ten sân bay Gia Lâm dù có tham nhũng nhưng là hớp lý, đa số người dân được lợi, số tiền đóng góp của những người được phân đất xã Bồ Đề dùng làm đường, trường học, số người được đất nay có điều kiện làm ăn, buôn bán đời sống được cải thiện...

Có lẽ thời đó đất đai chưa “biến thành vàng” như hiện nay chăng?

Với khu vườn rau Lộc Hưng dân cũng ăn ở, canh tác từ những 60 năm qua dưới cột ăn ten hoặc đất thuộc nhà nước quản lý nhưng để dân làm hàng trăm ngôi nhà mà không ai ngăn cản tức đất bỏ hoang. Dân khai hoang trồng rau, làm nhà ở thì đó là có công biến khu đất vô tích sự thành sản phẩm ích lợi xã hội chứ không phải là tội. Nay nếu Tp. HCM thật sự muốn dùng làm “trường học chuẩn quốc gia” thì cũng phải thực hiện đúng luật đất đai bồi thường cho dân để họ có nhà ở, điều kiện sống ít nhất phải bằng hoặc hơn trước. Không thể phá tổ ấm của dân khi họ chưa có chỗ định cư khác. Chỉ có như thế nhà cầm quyền mới chứng tỏ được điều hành của những cái đầu có trí tuệ, nhân văn.

Thế nhưng xem ra, việc thu hồi đất người dân đã ở, canh tác 60 năm qua không tranh chấp mà không có quyết định thu hồi, dùng quyền lực san phẳng nhà dân vào dịp “năm cùng, tháng tận” chứng tỏ chính quyền Tp. HCM không chỉ bất chấp pháp luật và còn thể hiện sự vô cảm, tàn bạo và vô liêm sỉ. Họ vô liêm sỉ ở chỗ: Thành phố đã, đang đầy rẫy các đại gia xây nhà không phép, sai phép nhưng họ làm ngơ, biết bao đất công đem xây nhà bán, vụ Thủ Thiêm chứa chất tội ác từ bao năm qua nay vẫn nhùng nhằng chưa đi đến đâu còn ở Lộc Hưng có làm ngôi trường (nếu đúng vậy) chậm chút thì đã “cháy nhà, chết người” gì mà phải đối xử với bà con nghèo tàn bạo, dã man như thế?

Nguồn: http://www.vietnamthoibao.org/2019/01/vntb-khu-at-loc-hung-va-khu-ang-ten-san.html