Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2018

Dòng nhạc kỷ niệm với nhạc cũ miền Nam (kỳ 38): Anh Thy & Duy Khánh: Anh về một chiều mưa

T.Vấn & Bạn Hữu thực hiện (2018)

clip_image001

clip_image002

clip_image003

clip_image004

clip_image005

Anh về một chiều mưa – Sáng tác: Anh Thy & Duy Khánh

Trình bày: Duy Khánh

Ca sĩ - Nhạc sĩ Duy Khánh

clip_image006

(Nguồn: Nhạc Vàng)

Duy Khánh (1938-2003) tên thật là Nguyễn văn Diệp, sinh năm 1938 tại Quảng Trị. Anh khởi nghiệp là một ca sĩ từ năm 1954 rồi mới chuyển qua viết nhạc từ những năm đầu thập niên 60. Anh là một người con Quảng Trị chân chính. Khi đã thành danh, nổi tiếng toàn quốc với hàng triệu thính giả ái mộ, chàng ca nhạc sĩ đẹp trai cao lớn này đã không những không chối bỏ mà còn rất hãnh diện về gốc tích quê hương nghèo khổ của mình: “Tôi sinh ra giữa lòng miền Trung, miền thùy dương, ruộng hoang nước mặn đồng chua; thôn xóm tôi sống đời dân cày” (Tình Ca Quê Hương). Anh đã nói chuyện, tiếp xúc báo giới, truyền thanh truyền hình với một giọng nói hoàn toàn Quảng Trị dù đã sống xa quê hàng 50 năm dài trên các thành phố, thủ đô miền Nam, hay trên mảnh đất tạm dung Hoa Kỳ. Ðúng như lời nhạc sĩ Phạm Duy đã phát biểu trong ngày đưa tiễn anh về bên kia thế giới: “Trong giọng ca Duy Khánh, nghe âm hưởng tiếng trống cổ thành, tiếng thông reo trên đồi Vọng Cảnh”

Ca nhạc sĩ Duy Khánh, mà suốt một cuộc đời và sự nghiệp gắn liền với nền tân nhạc miền Nam, đã trở thành biểu tượng cho lòng chung thủy tha thiết yêu mến quê hương; là niềm hãnh diện cho những con dân núi Mai sông Hãn dù ở thế hệ nào, dù ở bất cứ địa bàn nào trên năm châu bốn biển.

Là con áp út trong một gia đình vọng tộc, gốc làng An Cư, Triệu Phong (dòng dõi Quân Công Nguyễn Văn Tường, Phụ chánh Ðại thần có uy quyền tối thượng trong nhiều đời vua triều Nguyễn). Duy khánh đã lớn lên trong một nền giáo dục cổ truyền nặng ảnh hưởng Nho và Phật giáo. Thân sinh anh là cụ Nguyễn Văn Triển, từng dạy học trước khi làm Trưởng phòng Hành chánh tỉnh QT. Cụ Triển (thường được biết dưới tên ông Trợ Triển) lại là Hội trưởng hội Phật giáo tại tỉnh nhà, từng là dân biểu thời đệ nhị công hoà, có nhiều uy tín lớn trong tỉnh. Thân mẫu Duy Khánh là con gái của cụ Thị Lang bộ Công Ðỗ Văn Diêu, chánh quán làng Ðâu Kênh, Triệu Phong, là một phụ nữ mẫu mực, nghiêm khắc. Gia đình Duy Khánh có 6 anh chị em, ba trai, ba gái, mà hiện nay chỉ còn một anh cả và một chị đầu còn sống tại Pháp và Canada.

Sau khi đỗ tiểu học năm 1949, Duy Khánh, cũng như các con nhà giàu quyền thế trong tỉnh, đã được cha mẹ cho vào Huế để học chương trình Trung học. Vì lúc bấy giờ, tại Quảng trị chưa có trường Trung học. Chính tại cố đô trầm mặc này, Duy Khánh đã tìm cho mình con đường tiến thân đúng với khả năng thiên phú của mình. Tưởng cũng cần nhắc lại một chi tiết nhỏ: trong một dịp nghỉ hè năm 1952, Duy Khánh đã về Quảng Trị tổ chức nhạc hội tại chùa Tỉnh Hội. Anh diễn và hát bài Nhớ Người Thương Binh của Phạm Duy, trong đó có câu: “Chàng về nay đã cụt tay.” Duy Khánh đã sửa lại: “Chàng về nay đã cụt chân,” và nhảy cò cò trên sân khấu. Duy Khánh, khi đó lấy biệt hiệu là Tăng Hồng, đã lần vào Saigon tham gia các chương trình phụ diễn tân nhạc trong các rạp chiếu bóng. Anh hát song ca với nữ ca sĩ Tuyết Mai những bài ca rất đậm tình quê hương. Trong một chương trình phụ diễn tại rạp Thanh Bình, trên đường Phạm Ngũ Lão, cạnh chợ Hoà Bình, anh đã tiếp xúc lần đầu với nhạc sĩ Phạm Duy. Năm 1955, anh đã đoạt giải nhất tuyển lựa ca sĩ của đài Pháp Á tại Huế qua bài hát Trăng Thanh Bình.

Sự phản đối của gia đình không làm anh chùn bước. Anh chuyển hẳn vào Sài Gòn; bắt đầu hát trên các sân khấu đại nhạc hội, đài phát thanh, và bắt đầu thu đĩa nhựa, hay hợp tác với đại ban của Hoàng Thi Thơ đi lưu diễn khắp nước. Lúc này, anh là nam ca sĩ nổi tiếng nhất. Anh Ngọc, Duy Trác cũng là những nam ca sĩ nổi tiếng nhưng chỉ hát giới hạn cho các hãng thu băng, đài phát thanh với những bản nhạc tiền chiến rất chọn lọc, trong khi Duy Khánh thì lựa chọn nhạc có khuynh hướng dân ca, rất thành công vì dễ dàng hợp với thị hiếu của đa số hơn.

Anh lần lần nổi tiếng qua các bản: Tiá Em Má Em, Vợ Chồng Quê, Ngày Trở Về, Nhớ Người Thương Binh, Tình Nghèo, Quê Nghèo, Về Miền Trung. ..

Sau một lần đổi biệt danh thành Hoàng Thanh, cuối cùng anh chọn tên Duy Khánh. Chữ Duy Khánh lấy từ tên một người bạn rất thân Phạm Hữu Khánh (con trai cụ Phạm Tri, từng làm Phó Tỉnh trưởng Quảng Trị) đã tử nạn tại Pháp. Anh giữ tên này đến cuối đời.

Ông được xem như là một trong bốn giọng nam nổi tiếng nhất của nhạc vàng thời kỳ đầu (“tứ trụ nhạc vàng”), ba người còn lại là: Nhật Trường, Hùng Cường, Chế Linh. Ông còn được biết đến như một nhạc sĩ tài năng với hơn 30 ca khúc, nổi tiếng phải kể đến Thương về miền Trung, Lối về đất mẹ, Ai ra xứ Huế, Xin anh giữ trọn tình quê…

  • Năm 1964 ông thành hôn với Âu Phùng, một phụ nữ gốc Hoa, sinh ra 2 người con. Về sau hai người đã ly dị.
  • Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, ông ở lại Việt Nam.
  • Giữa thập niên 1980 ông cưới bà Thúy Hoa rồi sống tại Vũng Tàu.
  • Đến 1988, ông được bảo lãnh sang Hoa Kỳ, tại đây ông tiếp tục ca hát và sáng tác.
  • Ông mất vào 12 giờ trưa ngày 12 tháng 2 năm 2003 tại bệnh viện Fountain Valley, Quận Cam, California, thọ 68 tuổi.

Năm 1965, ông cùng với nữ danh ca Thái Thanh thu thanh bản trường ca Con đường cái quan của Phạm Duy. Sau đó cùng hai người hát trường ca Mẹ Việt Nam. Cho đến nay, hai bản trường ca này vẫn gắn liền với giọng hát Thái Thanh, Duy Khánh.

Ông bắt đầu viết nhạc từ năm 1959, nhạc ông thường nói về tình yêu quê hương, mang hơi dân ca xứ Huế và được đón nhận nồng nhiệt, ngay từ hai sáng tác đầu tay: Ai ra xứ huế, Thương về miền trung.

Sau 30 tháng 4 năm 1975, ông bị cấm hát một thời gian dài, sau đó thành lập đoàn nhạc Quê Hương, quy tụ các nhạc sĩ Châu Kỳ, Nhật Ngân, các ca sĩ Ngọc Minh, Nhã Phương, Bảo Yến… Sau khi sang Mỹ vào năm 1988, ông hát độc quyền cho trung tâm Làng Văn, sau đó tách ra, thành lập trung tâm Trường Sơn tiếp tục ca hát và dạy nhạc cho đến cuối đời.

Trong giọng ca Duy Khánh, nghe âm hưởng tiếng trống cổ thành, tiếng thông reo trên đồi Vọng Cảnh