Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Bảy, 16 tháng 12, 2017

Từ điển tiếng Việt của GS Nguyễn Lân – Phê bình và khảo cứu (kỳ 25)

Hoàng Tuấn Công


○ “rắn mồng năm X. Nen nét như rắn mồng năm”.

○ “nen nét như rắn mồng năm (Theo truyền thuyết, ngày tết đoan ngọ, tức mồng năm tháng năm âm lịch, người ta có lệ trừ sâu bọ, nên rắn, rết sợ). Tả vẻ sợ hãi sau khi đã mắc tội gì”.

Ở hai mục thành ngữ này, GS Nguyễn Lân mắc lỗi chính tả do phát âm “ngọng” L thành N. Lỗi này thay vì được GS Nguyễn Lân phát hiện và sửa chữa, lại được soạn giả chép nguyên xi, đưa vào Từ điển điển từ và ngữ Việt Nam hơn 10 năm sau, kể cả phần ví dụ: “nen nét như rắn mồng năm• ng. (Theo truyền thuyết, ngày tết đoan ngọ, sâu bọ, rắn rết đều sợ) Rất sợ hãi <> Bọn học sinh nhỏ đều nen nét như rắn mồng năm”.

○ “rét cắt ruột Nói rét quá hầu như không chịu nổi”.

Từ điển phải giải thích thế nào để phân biệt cái “rét cắt ruột” với nhiều kiểu “rét quá hầu như không chịu nổi khác. “Rét cắt ruột” là kiểu rét mà cái lạnh thấu vào tận bên trong bụng, tưởng chừng như có lưỡi dao cắt cứa vào ruột mới đúng. Giải thích chung chung, nôm na “Rét quá hầu như không chịu nổi” thì có biết bao nhiêu kiểu rét như vậy? Còn có dị bản: “Rét như cắt”, chỉ chung cái rét cùng cực như lưỡi dao cắt cứa vào da thịt, lòng dạ.

○ “rn rĩ như đĩ phải tim la (TT) Chê người than khóc kéo dài trong một trường hợp không đáng than khóc”.

Đĩ phải tim la” là gì? Trong Từ điển từ và ngữ Việt Nam, chính GS Nguyễn Lân giải thích như sau: “Tim la [cũng nói: Giang mai] bệnh lây do giao cấu truyền vào máu xoắn khuẩn gây ra những vết loét ở bộ phận sinh dục: Vì sống bê tha mà mắc bệnh tim la”.

Ngày xưa chưa có kháng sinh đặc trị, người bị bệnh tim la ngứa ngáy, đau đớn dai dẳng, âm thầm, rất khổ sở, sao lại nói là “không đáng than khóc”? Ví ai đó “Rn rĩ như đĩ phải tim la”, có nghĩa: đĩ phải tim la rn rĩ, đau đớn như thế nào, thì người kia cũng “rn rĩ”, đau đớn như thế cơ mà? Cũng cần nói thêm, thành ngữ hàm ý mỉa mai, chửi rủa ai trong trường hợp tự người ấy gây ra, mình làm mình chịu, còn rên rỉ nỗi gì.

Tham khảo: Từ điển Vũ Dung: “Rên rỉ như đĩ phải tim la (tim la: giang mai) Rên xiết, đau đớn tuyệt vọng”. Vũ Dung giải thích chính xác hơn GS Nguyễn Lân, nhưng theo chúng tôi, dị bản “Rn rĩ như đĩ phải tim la” (không phải “rên rỉ”) hay hơn, vì nó thể hiện được nỗi đau đớn âm thầm, dai dẳng, dường như không biết ngỏ cùng ai.

○ “ruột như phổi bò Nói người nghĩ sao nói vậy, không giấu giếm gì, không biết thớ lợ”.

Đây là kiểu sai “Râu ông nọ cắm cằm bà kia”. Làm gì có thứ ruột nào là “ruột như phổi bò? (đối chiếu các bản, chúng tôi đã loại trừ lý do in sai trong trường hợp này). Về hình tượng, không ai ví “ruột” với “phổi”. Văn bản đúng của thành ngữ này là: “Ruột ngựa, phổi bò”, nghĩa là dân gian kết hợp cả hai lối ví von, so sánh: “Thẳng như ruột ngựa” và “Hổng như phổi bò để chỉ người tính tình bộc trực, thẳng thắn, không giấu được điều gì trong lòng.

○ “san sát như bát úp Thường dùng để tả nhiều nhà xây liền nhau”.

Nhà cửa liền nhau thường được mô tả là “nhà cửa san sát”. Còn “San sát như bát úp” lại chỉ một bãi tha ma có nhiều mộ chôn, trải qua nhiều đời, cái nọ chồng lên cái kia, tới mức san sát như bát úp. Cách ví von, so sánh này hoàn toàn hợp lý, vì mộ đất lùm lùm, tròn tròn giống cái bát úp. Và chỉ dưới tầm quan sát của mắt người (tức đứng trên nhìn xuống), thì mới thấy “như bát úp” được. Đối với nhà cửa, làng mạc, dẫu có đứng trên cao (đồi núi) nhìn xuống, thì những ngôi nhà liền nhau, thấp thoáng dưới cây cối um tùm không bao giờ giống như bát úp.

Tham khảo: Ngày xưa, có những bái (tức khu đất cao bỏ hoang, nhiều cỏ mọc, làm bãi chăn thả trâu bò) vốn là bãi tha ma. Do trải nhiều trăm năm, mộ phần không ai chăm sóc, thừa nhận, dần dần biến thành đất bằng, tiểu sành thì chìm sâu xuống lòng đất (có khi cái nọ chồng lên cái kia). Nông dân thiếu đất canh tác thường vỡ những bái hoang này để trồng khoai, sắn, thuốc lào...lâu dần biến thành ruộng cao cấy lúa. Nhiều người lấy làm sợ, lắc đầu lè lưỡi bảo rằng: Chỗ ấy ngày trước mộ như bát úp”, hoặc Mồ mả san sát như bát úp”.

○ “sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông Lời kể theo một câu chuyện truyền thuyết về luân hồi”.

Cái gọi là “truyn thuyết v luân hồi” của GS thực chất là một chuyện rất đơn giản, rõ ràng: Một người có con rồi mới được gọi là cha, một người có cháu rồi mới được gọi là ông. Đáng lẽ nói: Sinh con rồi mới thành (được gọi là) cha, sinh cháu giữ nhà rồi mới thành (được gọi là) ông, nhưng dân gian đã “chơi” chữ “sinh”, đồng nhất chữ “sinh” (sinh đẻ) với chữ “sinh” (thành, nên). Ngoài việc hiểu không đúng câu tục ngữ, cách giải thích của GS Nguyễn Lân còn né tránh vấn đề. Cứ cho đây là “lời kể theo một câu chuyện v truyn thuyết v luân hồi”, nhưng truyền thuyết ấy như thế nào? Sao không được dẫn chứng? Trong Truyện cổ nước Nam, Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc có kể câu chuyện (tóm tắt) như sau: Giáp và Ất chơi thân với nhau. Thương Ất nghèo, Giáp cho Ất vay tiền để làm ăn. Sau, vợ chồng Ất ăn nên làm ra, Giáp đến thăm, thì Ất giết chết Giáp để quỵt nợ. Giáp đầu thai thành đứa con trai của Ất, rồi tố cáo với quan trên tội giết bạn của Ất. Giáp được tái sinh, trở về nhà. Hồi Giáp còn sống (ở kiếp trước), đứa cháu nội mới đẻ, thì nay đã lên 8 tuổi, hơn Giáp (ông nội của nó) một tuổi. Người ta cho rằng, vì câu chuyện này nên mới có câu: “Sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông.” Tuy nhiên, cần lưu ý, trong Truyện cổ nước Nam, phần lớn các câu chuyện được đặt ra sau này để giải thích cho một số thành ngữ, tục ngữ đã có trước đó, chứ không phải sau khi chuyện xảy ra, người ta mới đặt ra thành ngữ, tục ngữ.

○ “sông sâu chớ lội, đò đầy chớ qua Lời khuyên phải thận trọng trước khi làm việc gì”.

Dân gian không khuyên chung chung như vậy. Nếu một người chuẩn bị leo lên cây dừa cao để lấy quả, thì có thể đem câu “Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ qua” để “khuyên phải thận trọng” được chăng? Ngày trước, phương tiện đi lại chủ yếu là thuyền bè, đò ngang thô sơ, nên rất hay xảy ra tai nạn (Thành ngữ Trôi sông, đắm đò nói lên nỗi bất hạnh, hay bị quả báo đáng sợ bậc nhất theo quan niệm dân gian, chẳng những mất mạng, mà con mất cả xác. Thế nên có câu ca dao dặn dò rất cụ thể ề chuyện phải thận trọng đối với công việc trên sông nước: “Con ơi nhớ lấy câu này, Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ qua.” Lại có câu “Con một đòi đi đò đầy”, ý nói việc làm liều lĩnh, thiếu hiểu biết, dễ xảy ra hậu quả nặng nề, chết mất nòi, mất giống). Bởi vậy, cần phải nhận biết thế nào là “sông sâu” và “đò đầy” để tránh mối nguy hiểm khôn lường do trập (lật) thuyền, đò, bị đuối nước. Kinh nghiệm này cho đến nay vẫn còn giá trị, bởi nhiều vụ đắm đò, đuối nước là do “đò đầy” (chở quá tải), bơi lội ở nơi “sông sâu” (mà không đề phòng). Tục ngữ Hán cũng có một số câu nói lên mối nguy hiểm của việc đi lại bằng thuyền bè, nên tránh như: Hữu lộ mạc đăng chu - 有路莫登舟 - Có đường chớ lên thuyn. [Nghĩa là: nếu có hai sự lựa chọn thì nên đi đường bộ cho an toàn, chứ không nên đi thuyn]; “Phụ tử bất đồng chu - 父子不同舟 - Cha con không đi chung một thuyn - Đi chung thuyn rủi ro cao, nếu gặp nạn thì cha con chết cả, không có người nối dõi”.

○ “số giàu trồng lau ra mía, số nghèo trồng củ tía hoá bồ nâu (Thực ra lau không thể thành mía và củ tía không thể biến thành củ nâu). Ý nói giàu lại giàu thêm, nghèo lại nghèo thêm”.

Quả thực lau không thể thành mía và củ tía không thể biến thành củ nâu được, nhưng tại sao dân gian lại nói như vậy? Lau là cây hoang dã trông giống mía, mọc rất mạnh, không cần chăm sóc vẫn tươi tốt, nhưng không giá trị gì so với mía; củ tía (củ mỡ) là cây ăn củ, ăn ngon, khó trồng, quý hơn củ nâu (ăn chát, chỉ để nhuộm quần áo). Ý nói, số đã giàu thì làm ăn lại dễ dàng, gặp nhiều thuận lợi; số nghèo thì làm ăn lại gặp nhiều vất vả, thiếu may mắn. Tương tự: “Số giàu mang đến bờ hè, số nghèo con mắt toét loe vẫn nghèo”.