Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Năm, 14 tháng 12, 2017

Từ điển tiếng Việt của GS Nguyễn Lân – Phê bình và khảo cứu (kỳ 24)

Hoàng Tuấn Công


○ “nằm đất hàng hương hơn nằm giường hàng cá Ý nói: Gần gũi nơi thơm tho hơn là gần nơi tanh tưởi”.

Giải thích quá đơn giản, nếu không nói là sai. “Gần gũi nơi thơm tho hơn là gần nơi tanh tưởi” là điều hiển nhiên quá rồi, ai còn đúc kết thành kinh nghiệm làm gì! Nghĩa đen: mùi tanh của cá rất đáng sợ, nên thà phải nằm ngủ dưới đất với mụ hàng hương thơm tho, còn hơn được nằm giường, nhưng lại nằm với mụ hàng cá tanh tưởi. Hình ảnh “nằm giường” và “nằm đất” tạo sự đối lập, so sánh giá trị của cái thơm tho và tanh tưởi. Nghĩa bóng: chịu cảnh nghèo khổ, nhưng sạch sẽ, thơm tho, còn hơn sống đủ đầy mà chịu điều xú uế. Thanh Hoá có dị bản: Nằm đất với mụ hàng hương còn hơn nằm giường với chị hàng ruốc, nghĩa đen lại có ý: mùi ruốc (mắm tôm) rất đáng sợ. Nghĩa là mắm tôm khi ăn rất ngon, hấp dẫn, nhưng nếu dây chút ra quần áo, vật dụng thì lại vô cùng khó chịu (ngon mồm, ghét mũi). Cách so sánh hàng hương với hàng ruốc, “đắt” hơn so hàng hương với hàng . Chú ý, dân gian còn dùng “mụ” (già) với “chị” (trẻ) nghĩa là thà nằm đất với mụ (già) hàng hương, còn hơn nằm giường với cô gái (trẻ) hàng ruốc.

○ “nằm giá khóc măng (Theo một truyện trong nhị thập tứ hiếu: một người con có hiếu đi kiếm măng cho mẹ, không thấy măng, nằm trên tuyết khóc, măng thương tình mọc lên cho anh lấy). Nói người con có hiếu hết lòng vì cha mẹ”.

Nằm giá, khóc măng” thực chất là cách gọi tắt hai tấm gương hiếu của hai người con: Một là Vương Tường nằm giá để tìm cá chép cho mẹ kế; một là Mạnh Tông nuôi mẹ ốm, ngồi khóc dưới khóm trúc khiến trúc sinh măng đem về nấu canh cho mẹ. Không phải là “một người” như GS Nguyễn Lân giải thích.

Tham khảo: “Nằm giá” là truyện “Nằm trên băng tìm cá chép [Ngoạ băng cầu lý - 卧冰求鯉] kể về Vương Tường đời Tấn, mẹ mất sớm, ở với cha và mẹ kế. Mẹ kế chua ngoa, đặt điều nói xấu, khiến “lòng cha chẳng còn yêu như trước”. Nhưng Vương Tường không oán ghét mẹ kế, mà vẫn ăn ở rất có hiếu. Một hôm, mẹ kế nói thèm bữa cá chép tươi, nhưng “Giá đông trời lạnh tìm đâu bây giờ”. Vì có hiếu với mẹ cha, nên Vương Tường đã “ngoạ băng cầu lý”, khiến cha mẹ phải “đổi giận làm lành”:

Trên váng đóng quyết cầu cho thấy.

Cởi áo nằm rét mấy cũng vui.

Bỗng đâu váng lở làm hai.

Lý ngư may được một đôi đem v.

Khóc măng” là truyện “Khóc trúc sinh măng [Khốc trúc sinh duẫn - 哭竹生筍]. Mạnh Tông người đời Tam Quốc, mồ côi cha, ở với mẹ, tính chí hiếu. Một hôm mẹ ốm, thèm canh măng, nhưng khi ấy đương mùa đông, chẳng cây măng nào mọc. Mạnh Tông thương mẹ, đi vào rừng tìm măng, ngồi khóc bên bụi trúc, giữa trời giá lạnh. Bỗng những cây măng từ đất mọc lên. Mạnh Tông vô cùng mừng rỡ đem về nấu canh cho mẹ ăn, khiến bà khỏi bệnh. Người đời cho rằng nết hiếu của Mạnh Tông đã động lòng trời đất. Về sau có một loại măng ăn rất ngon, gọi là măng Mạnh Tông (nay trong các siêu thị cũng có bán một loại măng tên là măng Mạnh Tông):

Một thân ngồi tựa gốc tre,

Ôm cây kêu khóc nằn nì với cây.

Giữa bình địa phút giây bỗng nứt,

Mấy giò măng mặt đất nổi lên.

(Nhị thập tứ hiếu toàn tập - Kim Khánh - Nhà xuất bản Đà Nẵng - 2007)

○ “ngậm bồ hòn làm ngọt (Quả bồ hòn rất đắng) Ý nói: Đau xót mà phải nhịn nhục”.

Nghĩa mà GS Nguyễn Lân giảng, hợp với Ngậm đắng, nuốt cay chứ không phải nghĩa của “Ngậm bồ hòn làm ngọt”. Thành ngữ Việt Nam giải thích đúng: “Ngậm bồ hòn làm ngọt Dằn lòng nén chịu điu cay đắng, cố tạo vui vẻ b ngoài để che giấu nỗi chua chát, xót xa trong lòng, ví như người ngậm bồ hòn đắng nghét mà vẫn tỏ ra bình thường, thậm chí như thể là được nếm vị ngọt ngào nào đấy.” Tục ngữ Hán đồng nghĩa: Á tử ngật hoàng liên - 啞子吃黄連 - Nuốt vị đắng hoàng liên mà vẫn phải ngậm miệng như kẻ bị câm (hoàng liên là vị thuốc rất đắng).

○ “người khôn con mắt đen sì, người dại con mắt nửa chì nửa thau Ý nói: Người khôn có vẻ lanh lợi”.

Giải nghĩa quá sơ sài. “Lanh lợi” là cách chỉ chung rất nhiều biểu hiện, như tay chân hoạt bát, nhanh nhẹn trong hành động, việc làm, trong khi tục ngữ đang nói về đôi mắt kia mà! Kinh nghiệm “nhân tướng học” dân gian: Người có đôi mắt đen biểu hiện sự thông minh, lanh lợi, khoẻ mạnh; người mắt lờ đờ, xám đục ngả màu vàng [“nửa chì nửa thau”] thường khờ dại, kém thông minh. Tục ngữ Hán: “Tồn hồ nhân giả, mạc lương vu mâu tử - 存乎人者, 莫良于眸子 - Quan sát người không gì hay bằng nhìn vào mắt họ”. Nghĩa khái quát của tục ngữ có thể hiểu là: Người ta khôn ngoan hay khờ dại đu thể hiện qua đôi mắt.

○ “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã (Trâu tìm trâu, ngựa tìm ngựa) Nói những kẻ xấu thường tập hợp với nhau để làm bậy”.

Từ điển nên giải nghĩa khái quát hơn: những kẻ có cùng bản chất thì thường tìm đến, kết giao với nhau, chứ không hẳn là “làm bậy”, hoặc “xấu” hay không xấu. Tục ngữ Hán ghi nhận một số câu đồng nghĩa: “Ngư giao ngư, hà kết hà, cáp mô trảo đích oa thân gia - 魚交魚, 蝦結蝦, 蛤蟆找的蛙親家 - Cá chơi với cá, tôm kết bạn với tôm, ếch tìm đến nhái để kết thông gia; Trư cân trư thân, cẩu cân cẩu thân - 猪跟猪親, 狗跟狗親 - Heo thân với heo, chó thân với chó”,v.v...Tục ngữ Việt: “Knh (kình) nghê vui thú knh (kình) nghê, tép tôm thì lại bạn bè tép tôm”.

○ “oẳn tù tì (Do tiếng Anh: one, two, three có nghĩa là một hai ba) Câu trẻ con dùng để quyết định đến lượt ai chơi trước”.

Thực ra đây cũng mới chỉ là nguồn gốc và nghĩa đen của “Oẳn tù tì”, nội dung ý nghĩa chưa đủ để gọi là thành ngữ. Nếu xem là một thành ngữ, phải gắn với nghĩa bóng: làm việc gì đó mà kết quả rất tù mù, phụ thuộc vào may rủi, có khi được, có khi không. (Thường chỉ những cặp vợ chồng gắng đẻ con trai, lần nào cũng hy vọng may mắn, nhưng lại sinh toàn con gái, chẳng khác nào chơi “Oẳn tù tì” và liên tiếp nhận phần thua như vậy).

○ “quạt nồng ấp lạnh (Con phụng dưỡng cha mẹ theo quan niệm cũ, phải quạt cho cha mẹ khi trời nóng, ấp cho ấm khi trời lạnh). Tức là tỏ lòng hiếu thảo đối với cha mẹ”.

Đã liên quan đến điển tích, tất phải giải nghĩa điển tích cho tường tận. Giải thích “Quạt cho cha mẹ khi trời nóng”, còn có thể tưởng tượng được, chứ “ấp cho ấm khi trời lạnh”, thì bạn đọc biết “ấp” kiểu gì? Trong Nhị thập tứ hiếu (Hai mươi bốn gương hiếu) có chép câu chuyện cậu bé họ Hoàng, tên Hương, tự Văn Cường, người huyện An Lục, thuộc quận Giang Hạ, đời Đông Hán (25-219), mới chín tuổi mồ côi mẹ, thờ cha rất hiếu. Mùa hè nóng nực thì quạt giường gối cho cha nằm được mát; mùa đông lạnh lẽo thì cậu lên giường trước, lấy mình ủ cho giường chiếu ấm, để khi cha lên ngủ khỏi lạnh. Dân làng đều khen cậu là người con có hiếu. Tiếng lành đồn xa, người ta có câu khen: “Thiên hạ vô song, Gianh hạ Hoàng đồng - 天下無雙, 江夏黄童 (Trong thiên hạ không có ai sánh kịp đứa trẻ nhà họ Hoàng ở quận Giang Hạ). Lớn lên Hoàng Hương học rộng, văn hay, làm quan tới Thượng thư lệnh. Về sau, thành ngữ Hoàng Hương phiến chẩm - 黄香扇枕 (Hoàng Hương quạt gối); hay Phiến chẩm, ôn tịch - 扇枕, 溫席 (Quạt gối, ủ chiếu), chỉ người con hiếu thảo. Từ điển Bửu Kế giải nghĩa như sau: “Quạt nồng ấp lạnh Theo Kinh lễ, bổn phận một người con hiếu là: Đông ôn nhi hạ lãnh (Mùa đông làm cho cha mẹ ấm, mùa hạ làm cho cha mẹ mát) Quạt nồng: mùa hè, trước khi cha mẹ đi ngủ, con dùng quạt để đuổi hơi nóng; Ấp lạnh: mùa đông nằm ấp trước cho chăn chiếu ấm. Ví dụ: Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ - Kim Vân Kiều”.

Như vậy, “quạt nồng” ở đây là quạt cho giường chiếu thoáng mát, chứ không phải trực tiếp đứng quạt hầu cha mẹ; “ấp lạnh” cũng là ủ cho giường chiếu ấm lên, chứ không phải “ấp” (ôm) cho cha mẹ ấm khi trời lạnh, như cách hiểu của soạn giả.

○ “quân tử cố cùng (Quân tử người có tài năng đức độ trong xã hội phong kiến) Nói người có tài đức trong lúc nghèo túng”.

Giảng nghĩa rất lơ mơ, giảng mà như không giảng. “Nói người có tài đức trong lúc nghèo túng thế nào? Họ làm gì “trong lúc nghèo túng”? “Quân tử cố cùng” 君子故窮 được hiểu là người quân tử bền lòng lúc nghèo túng. Nguyên thời Xuân Thu, có lần Khổng Tử đến nước Vệ, vì không được Vệ Linh Công trọng dụng, ông rời nước Vệ đến nước Trần. Đến được nước Trần thì lương thực đã hết, những người theo ông đói lả không gượng dậy được. Tử Lộ bực bội đến gặp Khổng Tử, hỏi: “Người quân tử cũng có lúc nghèo túng đến cùng cực chăng?” Khổng Tử đáp: “Quân tử cố cùng, tiểu nhân cùng tư lạm hĩ - 君子固窮, 小人窮斯濫矣 - Quân tử bn lòng lúc nghèo túng, tiểu nhân cùng túng thì làm càn.” (Luận ngữ - Vệ Linh Công). Về sau, dùng “Quân tử cố cùng” để ví với người bền lòng khi khốn cùng, không bị vật chất cám dỗ, chứ không phải hiểu lơ mơ “Nói người có tài đức trong lúc nghèo túng như GS Nguyễn Lân giảng. [Dân gian Việt Nam cũng có câu ca dao: “Làm trai quyết chí tu thân, Công danh chớ vội, nợ nần chớ lo”].

○ “rau muống tháng chín nàng dâu nhịn cho mẹ chồng ăn (Tháng chín thì rau muống tàn lụi, rất hiếm) Có ý nói: Thức ăn hiếm, nàng dâu tốt dành cho mẹ chồng. Song cũng có người cắt nghĩa trái lại, cho rằng: Rau muống tháng chín cứng, nàng dâu chẳng ưa mẹ chồng dọn cho mẹ chồng ăn”.

Có thể loại trừ cách lý giải thứ nhất, lựa chọn cách thứ hai. Vì rau muống là rau mùa hè, ưa nước mát (mùa hè nắng nóng, mưa rào xen kẽ, có lượng đạm trời dồi dào, rau muống mới tươi non, ngon ngọt). Tháng chín trời trở lạnh, bắt đầu mùa khô hanh, rau muống già có hoa, ăn vừa cứng vừa chát, hiếm mà không quý. [Tục ngữ “Cần xuống, muống lên”, nghĩa là bắt đầu cuối thu sang đông, mùa cấy rau cần (“cần xuống”) cũng là lúc kết thúc mùa rau muống (“muống lên”)]. Mặt khác, quan hệ mẹ chồng nàng dâu mà thành ngữ, tục ngữ, ca dao dân gian thường phản ánh là mối quan hệ bằng mặt không bằng lòng, chứ không phải sự thương yêu, quý mến nhau.

Cùng một thành ngữ, tục ngữ nhưng có nhiều cách hiểu, đưa ra nhiều cách giải thích là chuyện bình thường, thậm chí là rất cần thiết, nếu như những cách hiểu ấy có lý. Tuy nhiên, với cách hiểu sai thì không nên đưa vào xem như một cách hiểu tồn tại song song. Ví dụ trường hợp câu tục ngữ đang xét, bằng kiến văn, người biên soạn có thể định hướng cho bạn đọc loại trừ cách hiểu sai. Tuy nhiên, GS Nguyễn Lân lại lựa chọn cách hiểu sai (thứ nhất) là chính, còn cách hiểu đúng (thứ hai) chỉ là tham khảo.