Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Năm, 2 tháng 11, 2017

Từ điển tiếng Việt của GS Nguyễn Lân – Phê bình và khảo cứu (kỳ 15)

Hoàng Tuấn Công


Trở lên là những thành ngữ, tục ngữ chúng tôi tạm xếp theo một số kiểu sai sót để bạn đọc tiện theo dõi. Tuy nhiên, như đã nói, việc phân loại đó chỉ mang tính tương đối, vì có khi trong một thành ngữ, tục ngữ, GS. Nguyễn Lân giải nghĩa, tập trung rất nhiu kiểu sai (Sai v mặt văn bản, dị bản, sai v giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng, v kiến thức, v phương pháp luận, v từ ngữ, chính tả…). Mặt khác trong quá trình phê bình, khảo cứu, chúng tôi xem lại mục này, mục kia thì lại phát hiện thêm sai sót. Dưới đây là những sai sót chúng tôi nhặt thêm, được xếp theo trật tự chữ cái A, B, C:

○ “ăn chẳng bén mùi Nói kẻ tham lam cho rằng mới ăn được ít chưa thấm tháp gì”.

Không đúng, ý thành ngữ nói đồ ăn gì đó rất ít, ăn không thấm vào đâu, tương tự như thành ngữ Ăn chẳng bõ dính răng.

○ “ăn đất, nằm sương (ăn đất là ăn ở dưới đất) Tả cảnh khổ sở xa nhà”.

Ăn đất” không phải là “ăn ở dưới đất”. Cách nói của dân gian chỉ mang tính tượng trưng, mục đích gợi tả hình ảnh, giống như câu “ăn gió, nằm mưa”, “gối đất nằm sương”, “màn trời chiếu đất” [thành ngữ Hán: 風餐露宿 - Phong xan lộ túc - Ăn gió nằm sương]. Ví dụ: “Quản bao tháng đợi năm chờ, Nghĩ người ăn gió nằm mưa xót thầm (Kiu). Nếu giải thích như GS Nguyễn Lân, thì “ăn gió” có nghĩa là ăn ở trên ngọn gió chắc?

○ “ăn mày là ai, ăn mày là ta, đói cơm rách áo hoá ra ăn mày Nói cảnh bần cùng hoá của nhân dân lao động trong chế độ cũ”.

Thực ra, đây là lời nhắc nhở phải biết cảm thông, chia sẻ với những người ăn mày. Nghĩa là: chẳng qua vì nghèo khổ, lâm vào đường cùng nên mới phải đi ăn mày, ăn xin; nếu không may ta gặp cảnh ngộ khó khăn thì cũng sẽ thành ăn mày như họ mà thôi. [Tục ngữ Mường: Đói thì người lành cũng hư, đứa chăn trâu cũng như thằng ăn trộm - Đòi chì lấu léng ý hư, lấu iềng ào rẹch say xa đáng bấu kỉa].

○ “ăn trộm có tang, chơi ngang có tích Nói những kẻ gây rối trong xã hội”.

Chơi ngang” (thông dâm, tư tình giữ những kẻ đã có vợ có chồng với nhau) còn tạm cho là được, chứ tội “ăn trộm” sao lại gọi là “gây rối”? Câu này có hai nghĩa: những việc làm phi pháp bao giờ cũng để lại dấu tích, tang chứng, cuối cùng sẽ bị phát hiện; Cần phải có tang chứng cụ thể, rõ ràng mới quy tội được. Người thi hành luật pháp coi trọng tang chứng hơn lời khai báo (Trọng chứng bất trọng cung). Thông thường người ta nói vắn tắt: “Đạo có tang, dâm có tích”, hay “Đạo tang, dâm tích”. Thế nên Tục ngữ Hán cũng có câu: “Bắt trộm không có tang chứng thì nó cãi cứng như thép - Tặc vô tang, ngạnh tự cương - 賊無贓硬似鋼; Bắt trộm phải có tang vật, bắt kẻ gian dâm phải cả cặp gian dâm - Tróc tặc kiến tang, tróc gian tróc song - 捉賊見贓捉奸捉雙”.

Tham khảo: Luật Gia Long về “Tội thông gian và giết chết kẻ thông gian”, luôn coi trọng tang chứng ngay tại chỗ. Ví dụ, điều 254 của Luật Gia Long chép như sau: “Phàm thê thiếp ăn nằm với đàn ông khác mà chồng y bắt được cả gian phu và gian phụ ngay tại nơi diễn ra sự gian dâm và người chồng đã giết chết cả hai tên thông gian đó thì luật không bắt tội; còn nếu như chỉ giết chết có tên gian phu thì tên gian phụ kia sẽ bị khép vào tội hoà gian và xử chém không tha. Nhưng nếu đó chỉ là sự giao du vui chơi, chứ chưa thành gian dâm hoặc là đã diễn ra sự gian dâm nhưng không bắt được ở chính tại nơi diễn ra sự gian dâm, mà người chồng ấy lại giết chết họ thì khép tội đối với người chồng vào tội tự tiện giết người để trừng phạt” (“Định chế pháp luật tụng triều Nguyễn”-TS Huỳnh Công Bá-NXB Thuận Hoá, 2017).

○ “ăn ít, ngon nhiu Nói những món ăn chỉ cần ăn ít cũng thấy rất ngon”.

Không đúng. Những món ăn nào “chỉ cần ăn ít cũng thấy rất ngon và món nào phải ăn nhiu mới ngon? Món ăn ngon, thì nếm một miếng đã thấy ngon rồi chứ? Thực ra, đây là một cách chơi chữ, trong đó “ngon nhiu” phải hiểu là cảm nhận được vị ngon trọn vẹn, đầy đủ, (trái nghĩa là câu Cả thèm chóng chán). Nghĩa bóng: ăn uống không nên vô độ, ăn vừa phải thì mới cảm nhận được dư vị, cái ngon của thức ăn, nếu ăn nhiều sẽ chán; Ăn uống biết tiết kiệm, cuộc sống sẽ được đảm bảo lâu dài. Thế nên, Tục ngữ Hán có câu đồng nghĩa: “Thiếu ngật đa tư vị, đa ngật hoại đỗ bì - 少吃多茲味, 多吃壞肚皮 - Ăn ít thấy nhiu vị ngon, ăn nhiu hại bụng”.

○ “ba mươi được ăn, mùng một tìm đến Chế giễu những kẻ tham ăn chỉ mong ăn chực người khác”.

Không đúng. Nghĩa đen được hiểu như sau: Chiều ba nươi Tết (hoặc hiểu chung là ngày hôm trước), kẻ ăn mày được gia chủ thương tình giúp cho bữa ăn, thế là mùng một Tết (hoặc hiểu chung là ngày hôm sau) tiếp tục đến xin, mà không cần biết đã lạm dụng lòng tốt, đem xui xẻo đến cho người hôm trước đã giúp đỡ mình. Nghĩa bóng: lạm dụng lòng tốt, sự giúp đỡ, bố thí của người khác; Thói “ăn quen, bén mùi”, “thấy bở đào mãi”. [Câu gần nghĩa: Ăn mày quen ngõ].

○ “bạ sao hay vậy Có nghĩa không đòi hỏi gì hơn, thế nào cũng được”.

Không đúng. Dân gian quở trách người cẩu thả, bừa bãi, không biết làm ăn, tổ chức sắp xếp cuộc sống. Đối tượng được nói đến đóng vai trò khách quan, không phải chủ quan (để có thể đòi hỏi người khác), tương tự như nói “gặp chăng hay chớ”. Mặt khác, đây chỉ là quán ngữ, không phải thành ngữ, càng không phải tục ngữ.

○ “bán nắng cho trời, bán sấm cho thiên lôi Câu nói đùa để trả lời người ta hỏi mình buôn bán gì”.

Nếu một câu nói đùa chỉ để dùng trong trường hợp “người ta hỏi mình buôn bán gì”, chắc hẳn nó không thể tồn tại, lưu truyền và được gọi là thành ngữ, tục ngữ. Nghĩa đen: Trời làm ra nắng, mà lại đem nắng bán cho Trời; Thiên Lôi tạo ra sấm sét, mà lại đem sấm sét bán cho Thiên Lôi. Còn có thành ngữ đồng nghĩa: Chở củi v rừng; thành ngữ Hán: 水邊賣水 - Thuỷ biên mại thuỷ (thuỷ 水, trong thuỷ biên 水邊 ở đây có nghĩa là “sông”); hay 江邊賣水 - Giang biên mại thuỷ, có nghĩa: Bán nước bên bờ sông. Nghĩa bóng: chế giễu kẻ không biết buôn bán, tính toán, đem bán thứ hàng hoá cho người không cần nó, hoặc thứ người ta có sẵn; Người không có đầu óc thực tế trong chuyện làm ăn.

○ “biết sự trời, mười đời chẳng khó Người mê tín cho rằng mọi việc đều do tiền định do đó sinh ra bói toán và xem số”.

GS Nguyễn Lân chỉ mới bày tỏ quan điểm cá nhân, chứ chưa giải thích câu tục ngữ. “Sự trời” ở đây được hiểu là những sự việc xảy ra ở đời nằm ngoài dự tính của con người. Nếu biết trước được mọi việc có thể xảy ra, thì con người đã chẳng phải khổ sở, khốn khó. Đây không phải là chuyện mê tín mà là một thực tế. Dị bản: “Biết được lòng trời, cả đời không đói”. [Tục ngữ Mường: Biết lòng trời thì sang, biết lòng cun lang thì giàu - Mặt loóng trới chì khang, mặt loóng lang chì giấu]. Ngay cả với trình độ khoa học tiên tiến hiện nay có thể dự báo được thiên tai, bão lũ, ngày mưa, ngày nắng, cũng không thể biết hết và biết chính xác được “sự trời”. Thế nên, mới có chuyện những thảm hoạ sóng thần cướp đi sinh mạng hàng ngàn người. Nghĩa bóng câu tục ngữ đang xét thường dùng để an ủi khi một việc nào đó xảy ra ngoài dự tính, đặc biệt là bị ảnh hưởng bởi yếu tố thiên nhiên, và đó chính là “sự trời”, “lòng trời” theo cách hiểu, cách nói của người xưa. Khi dân gian nói: “Ơn trời mưa nắng phải thì...” không phải họ là người “mê tín” mà chỉ là thần thánh hoá hiện tượng thiên nhiên.

○ “bìm bịp lại muốn leo nhà gạch Chê những người không biết thân phận mình lại cứ muốn chơi trèo”.

Đúng ra là “bìm BÌM” chứ không phải “bìm BỊP” (chúng tôi đã loại trừ nguyên nhân in sai, vì các nhà xuất bản đu in như vậy). Bìm bìm là loài dây leo chuyên mọc ở bờ bụi hoang rậm, nếu có leo bờ rào thì cũng là những bờ dậu đổ nát, hoang tàn [có câu “Dậu đổ bìm leo”], chứ đâu có ai cho leo nhà gạch. Vì ngày xưa “nhà gạch” rất quý hiếm, dây bìm bìm rậm rạp leo lên có thể làm hỏng tường, hỏng mái nhà. Vì vậy người ta sẽ tìm cách ngăn ngừa, chặt bỏ dây bìm bìm ngay. “Bìm bìm lại dám leo nhà gạch”, hay “Bìm bìm đâu dám leo nhà gạch” là như vậy. Còn con “bìm bịp” là loại chim sống ẩn nấp ở các bìa rừng, cồn cây bụi rậm ven suối, ít khi dám xuất hiện gần môi trường sống của con người (nên có thành ngữ “Nản (nhút nhát) như bìm bịp” là vậy) không liên quan gì đến nhà gạch. Hơn nữa, bìm bịp là loài chim, nên chỉ biết bay nhảy, đâu biết “leo”? [Gần nghĩa: Đĩa mốc chòi mâm son].

○ “bỏ thì thương, vương thì tội Ý nói: Phân vân không biết có nên giữ lại hay bỏ đi, vì bỏ thì tiếc mà giữ thì lại nặng vào mình”.

Không phải “phân vân” mà là khó xử; không phải “bỏ thì tiếc”, mà là “bỏ thì thương”, (tức không đành lòng), mà “vương” (giữ lại) thì chính bản thân mình sẽ khổ, vì cũng không có điều kiện để cưu mang. Thành ngữ này thường dùng để nói về con người, về mối quan hệ giữa người với người, được vận dụng vào nhiều trường hợp.

○ “bợm già mắc bẫy cò ke (Bẫy cò ke là thứ bẫy dùng để bắt chim hoặc cầy cáo) Ý nói: Kẻ xảo quyệt lừa đảo người ta lại bị mắc lừa”.

Cụ thể “mắc lừa” ra sao? Ý dân gian không nông cạn như vậy. Bẫy cò ke thô sơ, đơn giản, dùng để bẫy chim thú, mà kẻ “bợm già” (xảo quyệt, dày dạn kinh nghiệm) lại bị mắc bẫy, chịu thất bại một cách cay đắng. Nghĩa bóng: Kẻ lừa lọc khôn ngoan quỷ quyệt đến đâu rồi cũng có lúc phạm sai lầm, bị mắc lừa bởi mẹo đơn giản nhất. [Tục ngữ Hán: “Tố nhất bối tử hồ ly, nhượng kê trác liễu nhãn tinh - Một đời làm cáo lại bị gà mổ trúng mắt - 做一輩子狐狸, 讓雞啄了眼睛”; Tục ngữ Tày: Khỉ già rơi vách đá].

○ “cả vú to hông, cho không chẳng màng Quan niệm cũ cho rằng người phụ nữ to béo là không đẹp”.

Câu này không hàm ý chê người phụ nữ to béo nói chung, mà là cách xem tướng của dân gian. Người phụ nữ “thắt đáy lưng ong” vừa đẹp vừa khéo léo. Ngược lại, “to hông” (người không có eo), cả vú (sồ sề) là tướng thô vụng; cũng nói người đàn bà hình dáng sồ sề không có nét hấp dẫn. Cách nhìn nhận, đánh giá về cái đẹp này đến nay vẫn đúng, không thể nói là quan niệm cũ”. [“Hông” ở đây được hiểu là phần eo hai bên sườn. Việt Nam tự điển: “hông Phần trong thân thể người, ở đầu hai bên đùi dưới mạng mỡ. Tiếng đường trong là phần ở hai bên bụng dưới cạnh sườn. Văn-liệu: Cả vú to hông, cho không chẳng màng (T-ng)”].

○ “cha mẹ giàu con có, cha mẹ khó con không Nói lên một điều bình thường trong quan hệ gia đình”.

Giải thích nửa vời, chung chung. Không rõ điều “bình thường trong quan hệ gia đình” ở đây có nghĩa là gì? Ý tục ngữ: Cha mẹ giàu có thì con được nhờ, được chia của cải; ngược lại cha mẹ nghèo khó thì con cái dĩ nhiên không có phận nhờ, cũng là lẽ thường tình, không nên trách cứ.

○ “cha muốn cho con hay, thầy muốn cho trò khá Ý nói: Đó là một lẽ tự nhiên. Nhưng muốn con hay, trò khá thì phải chú ý đến việc giáo dục”.

Giải thích chung chung, vừa thiếu, vừa thừa. “Lẽ tự nhiên” ấy như thế nào? Dân gian đưa ra ý thứ nhất “Cha muốn con hay”, để khẳng định ý thứ hai “thầy muốn cho trò khá”. Thầy dạy học trò thường hết lòng hết sức, thầy không sợ trò hơn thầy, mà chỉ mong sao lĩnh hội được kiến thức của thầy. Câu này nói lên sự mong mỏi, hoài bão của cha mẹ và người thầy đối với việc học hành của con cái, học trò (không phải yêu cầu phải chú ý đến việc giáo dục). Nhiệm vụ của người biên soạn từ điển đâu phải bàn chuyện giáo dục như thế nào!