Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Năm, 2 tháng 11, 2017

Ông Hồ Chí Minh và ông Ngô Đình Diệm[i]

FB Phan Trí Đỉnh

Ngày 2 tháng 11 năm 1963 là ngày ông Ngô Đình Diệm bị sát hại cùng em trai Ngô Đình Nhu. Hôm nay là 54 năm ngày mất của hai ông.

Những ngày tết Nguyên đán năm Quý Mão ( 1963 ), có một cành đào của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi vào Nam thông qua Uỷ ban Quốc tế tặng Tổng thống Ngô Đình Diệm.
Cành đào được trang trí lộng lẫy và trưng bày tại phòng khánh tiết của Tổng thống chính quyền miền nam Việt nam. Thiệp chúc mừng năm mới của Chủ tịch Hồ Chí Minh ghi rõ: “Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà kính tặng, chúc tết Tổng thống Việt Nam Cộng hoà".

Xem thêm: Cuốn '' A Death In November: America In Vietnam 1963'' của bà Tiến sĩ Ellen Hammer có đoạn:

Theo Ellen Hammer thì khi luật sư Mieczyslaw Maneli, trưởng đoàn Ba Lan trong Ủy hội kiểm sóat đình chiến từ Hà Nội vào Sài Gòn mùa xuân năm 1963 liền được một số nhà ngoại giao tiếp xúc để đưa đến giới thiệu vói ông Ngô Đình Nhu. Trong khi họ đang tìm một dịp may để hai người gặp nhau, thì biến cố Phật Giáo xảy ra. Vì vậy cuối tháng 8 việc đó mới thực hiện được. Họ gặp nhau trong buổi tiếp tân ngoại giao đoàn đầu tiên của tân ngoại trưởng Trương Công Cừu. Ông Cabot Lodge cũng có mặt thành cái đinh của buổi lễ. Vì vậy chẳng thấy có dấu hiệu nào bất thường trước sự hiện diện của Maneli, môt người Cộng Sản, trong buổi tiếp tân của ngoại trưởng Việt Nam Cộng Hoà (VNCH). Maneli đứng nói chuyện với đức cha Asta, đại diện Vatican. Một lát sau ông này quay sang ông Ngô Đình Nhu và giới thiệu Maneli. Lập tức 3 nhà ngoại giao khác cùng tiến về phía họ. Đó là các ông Lalouette, đại sứ Pháp, Goburdhun, đại sứ Ấn, chủ tịch Ủy Hội Quốc Tế; và d’Orlandi, đại sứ Ý.

Hammer thuật lại:
“Ông Nhu nói với Maneli: ‘Tôi đã nghe các bạn của chúng tôi nói nhiều về ông’.... Ông ta tiếp: Nhân dân Việt Nam có môt sự nhậy cảm và không tin cậy chẳng những đối với người Trung Hoa, mà đối với tất cả những nước thực dân hay chiếm đóng. Tất cả.” Maneli tự hỏi, phải chăng ông Nhu có ý nói Hoa Kỳ, và có lẽ ông ta không phải là người duy nhất trong số những nhà ngoại giao nghe chuyện tự hỏi như thế.

“Rồi ông Nhu lại nói: “Lúc này đây, chúng tôi đang quan tâm tới hòa bình, và chỉ quan tâm tới hòa bình mà thôi. Tôi tin rằng Ủy Hội Quốc Tế có thể và nên đóng một vai trò quan trọng trong việc đem lại hòa bình cho Việt Nam.”

“Maneli trả lời sẵn sàng giữ vai trò tích cực nhất.”...

“Sau đó Maneli nhận được thư mời tới gặp ông Nhu tại dinh Gia Long vào ngày 2/9/63.

“Khi ông Goburdhun đi Hà Nội với tư cách chủ tịch UHQT ông ta thấy chính phủ miền Bắc không có vẻ gì coi cuộc chiến tại miền Nam là lý do để từ chối giao thương với chế độ Sài Gòn. Hồ Chí Minh bảo Goburdhun: “Ngô Đình Diệm là người yêu nước theo cách của ông ta... Hãy bắt tay ông ấy thay tôi, nếu gặp.”

“Đến Hà Nội mùa xuân 1963, Maneli đã chuyển lời của đại sứ Pháp cho Hồ Chí Minh: Ông Diệm sẽ đáp ứng, nếu Hà Nội đi bước trước. Ông ấy muốn làm giảm áp lực của Mỹ. Hà Nội đáp: Cứ để ông ta chứng tỏ thiện chí đi. Ông ta có thể dần dần mở liên lạc bưu chính với miền Bắc và nhận than đá của miền Bắc đổi gạo của miền Nam. Miền Bắc sẵn sàng chấp nhận một nền dân chủ kiểu Tây Phương ở miền Nam và sẽ không thúc ép phải mau chóng thống nhất.
Sau đó vài tháng ông Hồ đã đưa ra lời kêu gọi công khai về một thỏa hiệp đình chiến.

Hammer viết tiếp:
“Người Bắc nhìn thấy những mối lợi trong việc thương lượng với ông Nhu trong giai đoạn này. Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: “Dầu sao ông Nhu chắc chắn có khả năng tư duy một cách lô–gích; ông ta tốt nghiệp đại học École Des Chartes mà.” Maneli hỏi nên làm gì, nếu gặp ông Nhu, thì Đồng nói: “Cứ đến và nghe cho thật kỹ. Có một điều chắc chắn: Người Mỹ phải rời khỏi Việt Nam. Trên căn bản chính trị đó chúng tôi có thể thương lượng về mọi việc. Chúng tôi thực lòng muốn chấm dứt chiến tranh, tái lập hòa bình trên căn bản thực tiễn. Chúng tôi rất thực tiễn.”

Hai anh em ông Diệm đã chết vì không muốn Mỹ duy trì sự có mặt ở Việt nam.

https://www.facebook.com/tatthanh.phan/posts/1496740667113236



[i] Tựa để của Văn Việt