Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 27 tháng 11, 2017

Sơn Chà/Trà – Cái Đẹp nối kết chúng tôi...

FB Ngô Thị Kim Cúc

Trước ngày 23/11/2017, nhiều người trong chúng tôi chưa từng gặp mặt nhau, kể cả là bạn trên FB, vậy mà chỉ trong buổi sáng ấy, tất cả đã trở thành một nhóm đồng hành đầy thân thiết, tin cậy…

Chính là nhờ Sơn Chà/Trà, vì Sơn Chà/Trà...

Bởi tôi, dân Đà Nẵng chính hiệu, dù đã từng lên Sơn Chà/Trà trong nhiều thời điểm, cũng chưa bao giờ được biết trong cánh rừng xanh um vô cùng thân quen ấy có một loài vật cực kỳ xinh đẹp đang sinh sống. Điều đáng nói, Sơn Chà/Trà, cánh rừng sót lại sau khi cả dãy Trường Sơn hầu như đã bị xóa sổ, là môi trường hội đủ những điều kiện thuận lợi để giống linh-trưởng-nữ-hoàng ấy có thể sinh sôi nảy nở.

Ngay lần đầu nhìn thấy chân dung Voọc Sơn Chà/Trà, tôi đã lập tức “phải lòng”. Không thể không rung động trước một tác phẩm toàn bích đến vậy của bàn tay tạo hóa, và báu vật ấy lại đang sống ngay trong lòng thành phố thân yêu của tôi.


Và câu chuyện Sơn Chà/Trà đã nối kết chúng tôi, trước hết từ mạng xã hội…

Chuyện bắt đầu từ một người Đà Nẵng có tên Huỳnh Tấn Vinh. Anh đã có những hoạt động mở màn cho con sóng lớn về một Sơn Chà/Trà đang bị xâm hại, không chỉ với tư cách Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng mà trước hết, với tư cách một người dân Đà Nẵng. Anh đã viết thư kiến nghị, đã có mặt trong các hội thảo, đã xuất hiện trên các mặt báo, đã đơn thương độc mã đương đầu với một thế lực rùng rùng tiền bạc và cả những thủ đoạn đen tối của những kẻ đã quen thói “Nếu không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền”…

Tiếp bước anh Vinh là nhà văn Bùi Công Dụng. Khi anh đọc và nhận ra phía sau các bài viết báo động của anh Huỳnh Tấn Vinh không đơn giản chỉ là những hoạt động kinh tế. Đó là những kế hoạch mạo danh kinh tế để hủy diệt môi trường, ngang nhiên vi phạm những quy định mà pháp luận đã đề ra. Chiêu thức của những phù thủy thời cuộc này là: cứ liều lĩnh vi phạm trước, rồi sau đó hợp thức hóa bằng những màn gõ cửa nhà quan. Bài bản đó đã được dùng trong nhiều dự án kinh tế trên cả nước và đã thành công ở nhiều nơi.

Vốn là phó văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam, anh không lạ gì hệ thống văn bản nhà nước. Và anh đã chỉ ngay ra những sai phạm đành rành của những kẻ vừa hô khẩu hiệu phát triển kinh tế/du lịch vừa lén lút chặt cây, ủi đất, quyết bê tông hóa Sơn Chà/Trà bằng mọi giá, bất chấp những hậu quả gây ra cho người dân Đà Nẵng. Nước uống của dân, lá phổi của dân, làng chài của dân, biển của dân … tất cả sẽ chẳng còn. Ngay cả vấn đề quốc phòng sinh tử, sự an nguy của cả vùng biển vùng trời Việt Nam cũng chẳng là gì so với túi tiền của họ.

Nếu hai anh Huỳnh Tấn Vinh và Bùi Công Dụng đã sử dụng chữ viết để làm phương tiện truyền thông, thì nhiếp ảnh gia Lê Phước Chín lại đem tới cho mọi người cảm xúc rất con người khi nhìn ngắm hình ảnh Voọc chà vá chân nâu xinh đẹp của Sơn Chà/Trà.

Hoạt động nhiếp ảnh nhiều năm nhưng anh Lê Phước Chín không gia nhập các hội đoàn, cũng không đưa tác phẩm dự các cuộc thi ảnh. Là người say mê voọc chà vá chân nâu, mỗi ngày anh có mặt ở Sơn Chà/Trà từ năm giờ sáng và chỉ trở về sau khi mặt trời lặn. Anh thuộc lòng từng đoạn đường, gốc cây ở Sơn Chà/Trà, thân thuộc với đàn voọc tới mức có thể tiếp cận chúng chỉ với khoảng cách vài ba mét trong hàng giờ liền. Nhờ đó, anh đã chụp được rất nhiều và đã lọc ra được hơn 5.000 bức ảnh cùng với hàng ngàn clip. Anh đã mặc nhiên trở thành “chuyên gia” về Voọc Sơn Chà/Trà, và cũng trở nên nổi tiếng khi tác phẩm của anh đã xuất hiện trên mặt báo nước ngoài còn chính anh thì được người dân cả nước quen tên, nhớ mặt…

Sáng 23/11/2017, nhân ngày Di sản Văn hóa Việt Nam, ở Đường Sách Nguyễn Văn Bình- Sài Gòn, buổi Giới thiệu và Giao lưu về Giá Trị Sơn Trà- Đà Nẵng (gồm TRIỂN LÃM ANH VOỌC CHÀ VÁ CHÂN NÂU SƠN TRÀ của nhiếp ảnh gia Lê Phước Chín và ra mắt tập sách KÝ SỰ SƠN TRÀ của nhà văn Bùi Công Dụng), đã tạo nên một không khí hào hứng rất nhiều lần hơn so với một buổi giao lưu bình thường.

Những gì cần biết về Sơn Chà/Trà và lý do vì sao cần phải bảo vệ Sơn Chà/Trà đã được các diễn giả trình bày rất gãy gọn, đầy đủ. Anh Bùi Công Dụng đã gọi đúng tên- kể đúng tội những hoạt động phạm pháp cố thực hiện bằng được lợi ích nhóm, phớt lờ các văn bản pháp luật và các yêu cầu quan trọng về những tác động sinh học khi bê tông hóa Sơn Chà/Trà, lấy con số trăm phòng, ngàn phòng để lấp liếm việc hủy hoại môi trường.

Anh Huỳnh Tấn Vinh cho thấy việc bảo vệ Sơn Chà/Trà gặp nguy hiểm thế nào khi, đe dọa trực tiếp anh không hiệu quả, những kẻ xấu tìm tới tận nhà cha mẹ anh, hung hăng hù dọa những người đã ở tuổi gần đất xa trời. Lời lẽ của những kẻ bất nhân: “Nếu ông bà không bảo con trai ngừng các việc làm của anh ta thì ông bà sẽ không còn người lo hương khói về sau”. Trong khi đó, con gái anh lại "bắt đền" anh: "Ba ở đâu mà không giữ Sơn Chà cho con?"...

Anh Lê Phước Chín kể về bức ảnh đâu tiên gây bão mạng của anh. Đó là khi anh cố đi vào vùng sườn đồi ven biển của Sơn Chà/Trà , nơi đang mọc lên những cọc sắt tua tủa của khu 40 biệt thự xây không phép, và đã bị ngăn cản thô bạo. Họ đã ngăn được người nhưng không thể ngăn được phương tiện của nhà nhiếp ảnh. Qua ống kính tầm xa, anh đã chụp được bức ảnh muốn có. Đó là bằng cớ hiển nhiên tố cáo sự phạm pháp của nhóm lợi ích, đã ngang nhiên thi công 40 nền biệt thự, cày nát một phần Sơn Chà/Trà khi chưa hề có giấy phép. Cái gì khiến họ đủ tự tin để làm việc động trời này? Ai đã đứng đàng sau chống lưng cho họ?

Những kẻ thị tiền ấy cũng đã cả gan đập tan ngôi miếu thờ hàng trăm năm tuổi của ngư dân Sơn Chà/Trà, xúc phạm đến sự tín ngưỡng của người dân vùng linh địa.

Trong buổi giao lưu, một khách mời đã phát biểu rất hay. Đó là chị Lê Tú Cẩm, Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh. Chị đứng về phía ngược lại với những người nhân danh phát triển để tàn phá di sản văn hóa. Chị nhắc lại câu mà cô cháu kêu chị bằng dì đã nói: “Má Tư từ chức cho rồi. Má Tư chẳng làm gì được. Cái gì Má Tư muốn bảo vệ người ta cũng đã phá hết”. Trong tâm trạng đó, chị chúc mừng Đà Nẵng đã huy động được cả “mặt trận” rộng lớn để bảo vệ Sơn Chà/Trà: đã có nhạc sĩ với các bài hát, nhà văn với sách, nghệ sĩ nhiếp ảnh với ảnh… . Và chị mong Sài Gòn của chị rồi cũng sẽ được như thế…

Cuối buổi giao lưu là một không khí nhộn nhịp từ cuộc đấu giá quyển sách ảnh đặc biệt của anh Lê Phước Chín: Báu vật Sơn Trà, với gần 60 ảnh chọn từ triển lãm, khổ 40x40, nặng 4,4 kg và chỉ in 1 bản duy nhất để đấu giá, nhằm ủng hộ Quỹ Bảo vệ Sơn Trà. Quyển sách sẽ có chữ ký của những nhân vật chính của buổi giao lưu: Nhà nhiếp ảnh Lê Phước Chín, Nhà văn Bùi Công Dụng, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng Huỳnh Tấn Vinh, Nhà báo Nguyễn Thế Thanh- thay mặt tạp chí Người Đô Thị (đơn vị tổ chức giao lưu), và Giám đốc Đường sách Nguyễn Văn Bình- Lê Hoàng.

Với tôi, người ít khi ra đường, buổi giao lưu giúp tôi gặp rất nhiều bè bạn : từ nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Khánh Trâm, các đồng nghiệp cũ ở báo Tuổi Trẻ: Ngọc Trân, Phan Xuân Loan, Phạm Oanh, các nhà báo lớp trước: Trần Trọng Thức, Nguyễn Công Khế… cho tới các phóng viên trẻ: Lê Công Sơn, Huỳnh Hòa Bình… và rất nhiều nhà báo khác mà tôi chưa biết tên…

Đáng nhớ nhứt là khi có nhiều hơn một bạn trẻ đã đến bắt tay và nói với tôi rằng, họ cũng quan tâm tới Sơn Chà/Trà như với Formosa, ngay từ buổi đầu, vì chuyện môi trường rất thiết thân với họ…
Với tôi, không còn điều gì đáng vui đáng mừng hơn thế…

---------------------------------

MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ SƠN CHÀ/TRÀ (bìa 4 cuốn Ký sự Sơn Trà):

*“Nếu vùng này không được bảo vệ thì không chỉ ảnh hưởng đến hệ sinh thái mà còn tác động đến hệ san hô, hải sản ven bờ, chất lượng cát vùng biển Đà nẵng… Bán đảo Sơn Trà phải được nhìn nhận là hòn ngọc, báu vật thiên nhiên ban tặng, cẩn bảo vệ không chỉ cho hiện tại mà cho con cháu mai sau”.
Tiến sĩ Hà Thăng Long, Hội Động vật học Frankfurt-Đức tại Việt Nam

*“Trên thế giới, rất hiếm thành phố nào có hơn 1 triệu dân mà lại có khu rừng đặc hữu như ở Đà Nẵng. Khu rừng này nếu được bảo vệ tốt thì sẽ là một lợi thế để phát triền du lịch sinh thái bền vững mà không nơi nào trên thế giới có. Đà nẵng nên có biện pháp giữ gìn nguyên vẹn khu rừng này để tạo ưi thế phát triển lâu dài”.

Ông Josh Kempinski, Giám đốc Bảo tồn Động Thực vật Quốc tế Fauna & Flora International (FFI)

*“Sơn Trà là nơi có một không hai trên thế giới, ở đây có sự đa dạng sinh học rất cao mà Thành phố Đà Nẵng cần bảo vệ và sử dụng sự đa dạng đó thu hút du lịch và phát triển bền vững. Kế hoạch phát triển ở khu bảo tồn là xu hướng chung của thế giới, nhưng cho dù làm mọi hoạt động gì ở đây đều phải tôn trọng giá trị của tự nhiên, cũng như tạo sự tương tác giữa con người với thiên nhiên”.

Ông Ben Rawson- Giám Đốc Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế Giới (WWF)

*”Tôi cho rằng các bạn đã xây dựng quá nhiều resort, nhà hàng ở các sườn núi Sơn Trà. Đó là một vị trí hết sức nhạy cảm. Đà Nẵng còn nhiều nơi có thể khai thác trước khi nghĩ đến Sơn Trà. Cần coi Sơn Trà như một gia sản với khả năng bảo tồn động vật quý hiếm và nghiên cứu lâm sinh…”.

Tiến sĩ Dan Ringelstein, Công ty Qjuy hoạch- Kiến trúc Skhdmore Owing & Merill

clip_image001

clip_image002

clip_image003

https://www.facebook.com/kim.ngo.7739/posts/1741823115829506


clip_image004

clip_image005

https://www.facebook.com/kim.ngo.7739/posts/1741823115829506https://www.facebook.com/kim.ngo.7 https://www.facebook.com/kim.ngo.7739/posts/1741823115829506739/posts/1741823115829506+22