Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 25 tháng 6, 2017

Cộng đồng có chuyện, bà con kêu ai?

(Rút từ facebook của Inrasara)


[Giải minh về: Quyền đòi hỏi trí thức lên tiếng & Có thể Phản biện "âm thầm" "theo cách riêng" không?”]

Vừa qua nhân “Sự cố BÀ-NI - ĐẠO HỒI", KM viết ở Stt, 23-6-2017, nguyên văn:
“Ông tiến sĩ […] hiện bây giờ đang ở đâu? Ông được gọi là có làm nghiên cứu ở Trung tâm nay đã về hưu là […] đang ở đâu? Rồi các anh trí thức trẻ Bà Ni nữa đã biến đâu rồi? Tôi xin hỏi các ông đang ngủ ở đâu?”
Việc “lôi tên tuổi cá nhân” trí thức lên FB đòi hỏi họ lên tiếng cho cộng đồng đã tạo dư luận trái chiều: thuận và ngược.
Sự thể này tôi đã một lần giải thích qua “Vụ đòi người: Đàng Ngọc Thủy” vào tháng 5-2016; hay Vụ Kiều Minh Vũ hơn 10 năm trước. Nay xin giải minh thêm để mọi người rõ hơn.
Hai ví dụ:
+ Vụ Formosa, quần chúng chờ cơ quan hữu trách cho biết nguyên do cá chết, chờ hết thấu, mọi người kêu: “24.000 tiến sĩ đâu rồi”?
+ Chuyện Đàng Ngọc Thủy, các bạn Cham nóng lòng, cũng réo: “tiến sĩ, trí thức, nhà nghiên cứu, các người ăn nên làm ra đâu rồi”?
Kêu, không phải không đúng!

1. Đúng & sai ở đâu?
Có chuyện, dân ngu khu đen thấp cổ bé họng kêu ai trước nhất?
Đại biểu Quốc hội, kế đến là các vị Cham trong các cơ quan đại diện cho bà con Cham.
Họ là Đại diện chính thống cho Cham [dù là “bù nhìn”], do Cham bầu lên [dù là bầu lấy lệ], cần báo cho họ biết. Không phải cầu may, mà để đánh động: Chúng tôi đã cho ông/ bà biết rồi đó nhé. Thứ hai, cho biết để lay thức sự vô cảm của họ, phần nào – nếu được: lay động lương tri của họ.
Cuối cùng, kêu tới trí thức và các nhân vật nổi tiếng. KÊU LÀ ĐÚNG!

Sai ở đâu? - Ở cách “lôi”, cách “kêu tên” họ lên. Để mỉa mai, hay oán trách – cả hai vụ việc: “Đòi người” hay “Bà-ni - Đạo Hồi” các bạn đều có giọng hệt nhau. Sai là tại chỗ đó.
Trí thức là TỰ NGUYỆN, ta chỉ mong đợi, yêu cầu – chứ không đòi hỏi với thái độ mỉa mai, trách cứ.

2. Cá nhân tôi, thì sao?
Nếu bị ai đó réo tên tôi, tôi có phản ứng không? – Chắc chắn KHÔNG!
Ngoài chuyện nội bộ Chàm mình với nhau [như về Akhar thrah] - tôi tránh xa; còn mọi vụ liên quan đến Cham [với “ngoài”], tôi đều dự cuộc hết mình, và đến nơi đến chốn. Hoặc tự nguyện: Như Dự án ĐHN, Sự cố Văn hóa Nguyễn Thành Thống hay Ghur Bini; hoặc khi bị đòi hỏi, yêu cầu như Vụ Kut Boh Dana, Vụ “Đòi người”, chuyện thanh niên Cham mất tích mới đây, hay “sự cố” gây xôn xao dư luận Anưk Bini hôm nay.
Tôi không phản đối rằng, tại sao lại kêu đến tôi, mà không là ai khác. Bị réo tên, tôi khoái nữa là khác. Để biết và hiểu vấn đề cộng đồng Cham hơn, để lên tiếng kịp thời và hiệu quả hơn.
Tôi không ủng hộ chuyện réo tên ai đó, mà ở đây chỉ nói lên quan điểm cá nhân. Và phân tích sự thể này mang tính khoa học…

3. Về trí thức
Khi gặp vấn đề, quần chúng luôn ngóng về giới có học, các nhân vật có tiếng, chờ đợi tiếng nói của họ. Ở đâu cũng thế. Cham hay Việt, người học cao hay kẻ ít học – họ đều nhìn về thành phần trí thức, kêu cứu. Và tin tưởng tiếng nói của họ.
Vậy trí thức Cham là ai? Thái độ, quan điểm họ thế nào? Có thể phân thành phần này làm mấy loại sau, tuần tự:
- Dạng chỉ đam mê chuyên môn, vô tư với các vấn đề xã hội.
- Dạng lo sợ cho nồi cơm, biết nhưng không dám nói.
- Dạng không quen suy nghĩ chuyện xã hội, sẵn sàng thuận theo (như kí phản đối) nếu có ai đó làm sẵn. Dạng này tuy chuyên môn giỏi nhưng yếu về lí luận, có tham gia lên tiếng, chỉ làm rối thêm.
- Cuối cùng là dạng trí thức dám nói và biết nói.
Nghĩa là con số còn lại RẤT ÍT. Xã hội nào cũng vậy. Thế nên, không cần thiết mỉa mai hay oán trách trí thức [dù trách không phải không đúng]. Cộng đồng Cham hôm nay, làm thế càng gây thêm phân hóa, họ càng xa rời quần chúng hơn. Còn nếu muốn phê phán, hãy nhắm vào kẻ cơ hội, kẻ hai ba lưỡi mới trúng mục tiêu.

4. Giải minh về cụm từ: “họ có cách của họ” & “âm thầm lên tiếng”
Lên tiếng về vấn đề gì đó, mỗi người mỗi cách, nhưng phải công khai.
Ví dụ, về Vụ Trường Nội trú Dân tộc Ninh Phước: Báo Đại Đoàn Kết đăng, website Inrasara.com đăng bài phản ánh của Jaya Bahasa, rồi tôi đưa lên FB cho mọi người chia sẻ và bình luận, qua đó mới buộc đương sự “mong nhà thơ Inrasara về trường tìm hiểu sự việc” hoặc “nếu anh không rảnh, tôi vào TP ta gặp nhau trao đổi”. Cuối cùng Nhà nước phải giải quyết [dù chưa thỏa đáng].
Tôi chưa thấy ai “âm thầm” đấu tranh ở đâu cả, ngoài những người đã lên tiếng và bình luận công khai!

Về Dự án ĐHN, có vài vị nổ là mình cũng “lên tiếng theo cách của mình”, khi tôi truy hỏi riết, thì KHÔNG THẤY CHỨNG CỨ ĐÂU CẢ.
Năm 2015, giữa bàn tiệc đám tang bà sui ở palei Cok, một bác nói rất oai rằng: “Hôm chúng tôi lên thăm cơ sở ĐHN ở Đà Lạt, tôi đã phản đối rất dữ…”. Tôi hỏi: “Bác phản đối thế nào, bác có thể nhắc nguyên văn để tôi đưa lên mạng cho mọi người cùng biết không?”. Thế là đánh bài chuồn.
Trước đó, một vị Cham cũng nói to với tôi rằng, anh đã có tiếng nói phản đối lên trung ương. Tôi hỏi: Với ai, và ở đâu để tôi đưa vào "Hồ sơ ĐHN", anh lơ là cho địa chỉ. Tháng sau gặp ông trung ương ấy hỏi chuyện, mới biết: “Ảnh có nói gì đâu! Tôi hỏi tình hình, anh cho biết là bà con Cham đang rất hoang mang, có thế thôi, rồi lảng sang chuyện khác”. Vậy mà kêu “lên tiếng theo kiểu của mình”.

Tôi cho đó chính là hành vi tự lừa, và dối người.
Đấu tranh, phản biện thì phải CÔNG KHAI, càng nhiều công khai thì tiếng nói càng có sức nặng.
Vụ Bauxite Tây Nguyên, Đại tướng Võ Nguyên Giáp lên tiếng, rất nhiều trí thức lớn lên tiếng, Nhóm Bô-xit lập website đăng bài phản biện, cả [vài vị] Đại biểu Quốc hội cũng có tiếng nói trên diễn đàn chính thống. TẤT CẢ ĐỀU CÔNG KHAI.
Tâm bạn dù tốt, ý bạn dù hay tới đâu đi nữa, không công khai thì nó chưa là TIẾNG NÓI. Đó như thứ dữ liệu chưa trở thành thông tin.

5. Kinh nghiệm của tôi
Tôi chưa bao giờ trách người không lên tiếng về vấn đề gì đó của cộng đồng, mà chỉ phê phán hành vi tự lừa kia. Vụ Kháng thư ĐHN, hầu hết trí thức Cham quen thân với tôi không kí, tôi chưa một lần phiền trách họ.
Tôi nghĩ vụ Kháng thư về Dự án ĐNH là chuyện “phản động” hơi to, nên ai biết (trí thức đúng nghĩa là người biết) thì nấy lên tiếng hay kí tên là tốt hơn.
Vụ này, tôi 2 lần mở cuộc thảo luận trên website cá nhân, và tôi trách nhiệm về nó. Nhưng tôi không thông báo cho ai, cả thầy Tỷ là người luôn đứng cạnh tôi về các phản biện xã hội. Báo tin, Chính quyền biết - tôi dễ bị quy vào tội tuyên truyền chống phá.
Vụ Ghur Bini làng Boh Dang, là chuyện hợp ý Đảng lòng dân, tôi mới “dám” nhắc bác Hổ nhờ nhạc sĩ Amư Nhân viết bài [bởi đó còn là vấn đề của làng anh], để tôi đăng lên web tạo thêm sức nặng. Đợi mãi không thấy, tôi không hề oán trách anh ấy.

Không có văn bản thay thế tự động nào.

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, mọi người trên sân khấu và mọi người đang đứng