Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Năm, 30 tháng 3, 2017

Văn học miền Nam 54-75 (297): Nguyễn Thị Vinh (2)

Nguyễn Thị Vinh, 3 trong 1: bạn văn, người tình, đồng chí của chủ soái Tự lực văn đoàn?
Nguyễn Văn Lục
clip_image002
Nữ văn sĩ N.T.V. thời thanh xuân  (ảnh: Internet)
Có rất nhiều người đàn bà trong Tự lực văn đoàn (TLVĐ); mà, theo tôi, không có họ thì không có Nhất Linh, Thạch Lam, Duy Lam, Thế Uyên. Họ tưởng chừng như không có dính dáng gì đến văn học. Vậy mà, không có họ, thì có thể nói khó có TLVĐ.  Bà mẹ Nhất Linh, bà vợ Nhất Linh, hay, bà Nguyễn Thị Thế, em ruột Nhất Linh.  Như lời bà Nguyễn Thị Thế viết về mẹ ruột mình,
" ... một mình mẹ tôi buôn bán phụng dưỡng mẹ chồng và nuôi đàn con ăn học thành tài, giá như người khác, các anh tôi buôn bán phụng dưỡng mẹ chồng và nuôi đàn con ăn học thành tài; giá như người khác, các anh tôi chỉ có đi làm thợ hay đi làm thuê thôi. (Hồi ký về gia đình nguyễn-tường/ Nguyễn Thị Thế - tr. 132) Riêng Nhất Linh và [vợ ông]; họ khác nhau về đủ thứ. Quanh năm ngày tháng, Nhất Linh bỏ đi; lúc ở bên Tàu, lúc ở Đà Lạt -- vậy mà cái bóng của bà Nhất Linh vẫn phủ lên đời ông? Bà Nhất Linh trả lời như sau về gia đình của bà, "Tôi lấy nhà tôi là do cha mẹ mối manh, dạm hỏi và cưới xin linh đình. Khi tôi về nhà chồng rồi; thì chỉ biết lo buôn bán để gánh vác giang sơn nhà chồng; làm gì có thời giờ đọc sách, đọc báo ạ?  Với lại, sách báo là việc của đàn ông, đàn bà mình ngó vào làm gì?" (trích bài viết của Anh Thơ về Nhất Linh" -- Nhất Linh (nhiều tác giả) tr. 107).
Trong văn chương, truyện ngắn Người quay tơ, phải chăng nhân vật nữ người quay tơ là hiện thân của bà Phạm Thị Nguyên (vợ Nhất Linh) -- và, ông Tú phải chăng chính là Nhất Linh? Rồi, còn lá thư tuyệt mệnh để lại cho bà, trước khi tự tử, "Mình, mối tình của đôi ta đẹp đẽ lắm rồi. Mình không còn muốn gì hơn nữa." Di chúc cho vợ mà ông nhắc đến mối tình của đôi ta, thay vì nói tới tình nghĩa vợ chồng. Kể là đẹp và trọn vẹn.
Chính [nhà văn] Duy Lam sau này, theo nghiệp, cũng là do ý muốn [người[ mẹ.  Bà Thế chỉ mong sau này con trai bà trở thành nhà văn, như những người của dòng họ Nguyễn - Tường. Và giấc mơ của người mẹ đã thành hiện thực. Nhưng còn những người đàn bà trong văn chương TLVĐ? --trong truyện và đời sống.
Trong truyện và đời sống? Trong văn  chương Nhất Linh đã mê một thiếu nữ mà ông đặt tên là "cô áo trắng"Cô áo trắng trong đời sống sau này -- theo Huy Cận tiết lộ -- chính là nhân vật Thu trong tiểu thuyết Bướm trắng của Nhất Linh.
Còn trong đời thường, đó là trường hợp Nguyễn Thị Vinh. Bà Vinh đã từng sống bên cạnh Nhất Linh, khi ở bên Tàu  -- với tư cách là đồng chí, bạn văn, người tình -- hay là tất cả những thứ cộng lại?(*)
----
khoảng thập niên 60, một cuốn tiểu thuyết / Thế Phong -- , đã mượn một số chi tiết trong đời sống riêng tư của nữ văn sĩ Nguyễn Thị Vinh, viết thành “Truyện người của tình phụ". Ban đầu in  rô-nê-ô (Đại Nam Văn Hiến xuất bản cục, 1963) -- sau cho đăng [dở dang] trên tập san Biệt chính/ Trung tâm huấn luyện Xây dựng nông thôn Vũng Tàu (PAT). Năm 1964, nhà xuất bản Đại Nam Văn Hiến in thành sách (bìa/ảnh của Nguyễn Cao Đàm).  Sau 1975, nxb Đồng Nai (miền Nam) cấp phép tái bản, in chung trong 'Cô gái Nghĩa Lộ'.  (Bt)
Riêng Nguyễn Thị Vinh, trong trường hợp nào bà quen biết, [rồi] trở thánh người của nhóm TLVĐ? Tôi [Nguyễn Văn Lục] chưa liên lạc trực tiếp được với bà Nguyễn Thị Vinh để hiểu rõ vấn đề này.
Nhưng chỉ biết hai chị em Nguyễn Thị Vinh có mở một tiệm sách ở Hà Nội. Sau này bà Nguyễn Thị Vinh lấy Trương Bảo Sơn (một đảng viên VNQDĐ, còn là một dịch giả có tiếng).
Phải chăng, vì mối liên hệ đảng phái, Nguyễn Thị Vinh có nhiều dịp gần gũi với Nhất Linh? Nhất là, khi trôi giạt sang Tàu, Trương Bảo Sơn và vợ, [họa sĩ] Nguyễn Gia Trí và Nguyễn Tường Tam - Nhất Linh sống chung một nhà. Ông Trương Bảo Sơn [cũng] viết về kỷ niệm riêng tư với Nhất Linh, cho biết,
"Lần đầu tiên, tôi được gặp ông [Nguyễn Tường Tam - Nhất Linh), tiếp xúc với ông là ở chiến khu Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ) trong tỉnh Vĩnh Yên -- sau khi ông từ chức bộ trưởng Ngoại giao trong chính phủ Liên hiệp kháng chiến. Trên đường ông sang Trung Hoa, ở Côn Minh, Trùng Khánh; rồi Thượng Hải. Nơi đây, tôi gặp ông lần thứ 2, vào cuối 1945". (trích 'Những kỷ niệm riêng với Nhất Linh - Nguyễn Tường Tam' - tr. 69).
Nhưng mãi đến 1948, bà Nguyễn Thị Vinh, (cùng con gái 3 tuổi, [Trương Thị Kim Anh [1946 -    ] từ Hà Nội sang sống với chồng, Trương Bảo Sơn. Có thể từ 1948, bà Nguyễn Thị Vinh mới được quen biết Nhất Linh? Cùng trong thời gian này, Nhất Linh đã khuyến khích Nguyễn Thị Vinh viết cuốn 'Thương yêu' và bà Linh Bảo [Võ Thị Diệu Viên 1926 -   ] viết cuốn 'Gió bấc'.
Khi ở bên Tàu, còn có nhiều người: Nguyễn Gia Trí, Đỗ Đình Đạo, Trần Văn Tuyên, Phan Quang Đán, Nguyễn Văn Hợi, cùng ở chung với Nhất Linh; hoặc cùng tới hội họp, như [nhà cách mạng tiền bối] Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Bảo Toàn, Lưu Đức Trung, Tạ Nguyên Hải. Khi ở chung, cũng xảy ra chuyện cãi cọ giữa Nguyễn Gia Trí + Trương Bảo Sơn?  Sau này, Nguyễn Tường Ánh (cậu bé  khoảng trên 10 tuổi) chứng kiến những màn cãi cọ ấy... [Và cũng] có thể, có một mối tình tay 3, tay 4 không?  Tôi [Nguyễn Văn Lục] tin là có -- khi nhìn lại  hình ảnh Nhất Linh ôm, ẵm, cưng chiều con gái Nguyễn Thị Vinh là Trương Kim Anh. ...
Sau này, đọc hồi ký Nguyễn Thị Thế (em gái Nhất Linh, mẹ Duy Lam + Thế Uyên) có đoạn kể về Trương Kim Anh,
"Khi tôi giở chăn ra để được ngó mặt anh tôi, [thì] có cái sáo rơi xuống. Tôi lấy làm lạ, hỏi cháu Thoa, [thì] nó cho biết, có cô con gái nuôi của cậu cháu (Trương Kim Anh) tối qua đem sáo vào nhà xác, thổi suốt đêm cho [cậu cháu] nghe. Thổi xong, nó tặng luôn chiếc sáo; và, nói từ nay nó sẽ không còn thổi sáo cho ai nghe nữa đâu ..." (trích Sđd - tr. 159).
Trong bài 'Tưởng nhớ về Nhất Linh'', Trương Kim Anh viết,
"Sau một lúc, mẹ tôi bảo tôi lấy sáo trúc ra thổi một bản tiễn bác. Tôi gạt nước mắt, đưa ống sáo ngang miệng, chọn bản 'Thiên Thai' -- bản mà bác thường bảo tôi thổi, mỗi lần bác đến nhà chúng tôi. Tiếng sáo u uẩn vang trong khu nhà xác, lạnh lẽo. Nhưng chỉ được nửa bản, tiếng sáo ngưng trong tiếng nấc nghẹn ngào, âm thanh như đọng lại trong không gian, tiễn đưa hương linh bác về nơi vĩnh cửu..." (trích Sđd - tr. 153).
clip_image004
   Trương Kim Anh lúc 15 tuổi thổi sáo (ảnh: Nguyễn Mạnh Đan, 1961)
clip_image006
                Tranh: "Ngồi thổi sáo dưới gốc thông" (Nhất Linh)
"không ngờ tấm ảnh  này đã gợi ý cho một bức họa 'Ngồi thổi sáo dưới gốc thông", ghi tặng 'Kim Anh, Ất sửu/ 1961 -- ký  Nhất Linh"

(courtesy of SAIMONTHIDAN)
clip_image008
Trương Kim Anh (trái) + Nguyễn Thị Vinh (ảnh: Internet)
Trong mục 'Lan hàm tiếu', dành cho các thiếu nhi trên nguyệt san Văn hoá ngày nay, Nhất Linh đã không quên, cả người đọc cũng khó bỏ qua bóng dáng Nguyễn Thị Vinh, qua Trương Kim Anh. [Khi ấy] Trương Kim Anh 12 tuổi đã tập tành viết  tác phẩm đầu tay 'Ở vậy', dưới sự hướng dẫn của 'bác' Nhất Linh.
Người ở lại sau cùng trong đêm cuối cùng, trước khi Nhất Linh - Nguyễn Tường Tam đi vào lòng đất, là bà Nguyễn Thị Vinh và cô con gái Trương Kim Anh.  Và, trước khi tuẫn tiết... người được Nhất Linh đến gặp lần cuối cùng [vẫn] là bà Nguyễn Thị Vinh. -- Trương Kim Anh kể,
"... Mãi sau này tôi mới biết chuyện quan trọng đó là, 'bác [Nguyễn Tường] Tam nhận được trát đòi ra hầu tòa, cùng với một bạn chiến đấu của bác, trong đó có ba tôi, "ông Trương bảo Sơn...".  Tôi hơi ngạc nhiên về chú thích để trong 'ngoặc kép'; [thì] khoảng một tiếng sau, từ trên cửa sổ nhà Thủy nhìn xuống nhà mình; tôi thấy bác Tam đang từ giã mẹ tôi ..."
Đây là một 'cử chỉ chỉ có [ở] người trong cuộc' (chữ nghiêng: Bt), trong giờ phút giữa sống chết, bên bờ tử sinh, mới thấm thía hết được ý nghĩa cuộc gặp gỡ định mệnh này.
Cô Trương Kim Anh (con nuôi Nhất Linh) sau này lấy [thẩm phán quân sự] - nhà văn Dương Kiền. Theo các con, cháu của Nhất Linh; Duy Lam cho rằng nhiều phần Nhất Linh và Nguyễn Thị Vinh phải có cái gì với nhau. (chữ nghiêng: Bt). Nhưng nó cụ thể như thế nào thì không ai dám chắc? Nhưng, trong cách thức của bà Nguyễn Thị Vinh, khi nói về Nhất Linh; thì bà thường làm ra cái vẻ là người tình của Nhất Linh (chữ nghiêng: Bt) -- hay là [bà Vinh] đóng kịch như thể, [để] gây cho mọi người có cảm tưởng là giữa bà và Nhất Linh hẳn phải có một mối dây liên lạc mật thiết.
Nhưng hay nhất, vẫn là để Nguyễn Thị Vinh tỏ bày,
"Đời tôi từ bấy lâu nay, thời gian đi già nửa thế kỷ, đã từng ở những nơi nhà cao cửa rộng, đầy đủ tiện nghi; mà, sao tôi vẫn không thể quên được túp lều (trên núi) của chúng tôi. Chao ôi, mỗi khi tắm, tôi chưa thấy có một vòi hoa sen nước nào có thể so sánh được với dòng suối ngày ấy. Tôi biết kể sao cho hết nỗi vui thích của tôi mỗi khi ra suối tắm."
(trích Sđd- tr. 85- 86).
Khó quên là phải, làm sao quên được! Cá tính bà Nguyễn Thị Vinh, theo nhiều nhận xét của vài người quen biết bà trước đây; hoặc là, người trong gia đình Nhất Linh - Nguyễn Tường Tam cho biết, [thì bà Nguyễn thị Vinh] là một người đàn bà đa tình và vô cùng lãng mạn (chữ nghiêng: Bt) -- gần như không có một biên giới nào.
Chuyện Trương Bảo Sơn và Nguyễn Thị Vinh chia tay, thì cũng là chuyện đành phải như vậy.  Sau khi Nhất Linh - Nguyễn Tường Tam tự tử vào ngày 7-7- 1963 -- bà Nguyễn Thị Vinh vẫn thường [một mình] đi xe lam lên thăm mộ Nhất Linh ở Nghĩa trang Bắc Việt ở Hạnh Thông Tây (quận Gò Vấp). -- gần mộ nhà văn nổi tiếng miền Nam Hồ Biểu Chánh.  Bà Nguyễn Thị Vinh thăm viếng mộ Nhất Linh-Nguyễn Tường Tam, là đốt 4 điếu thuốc lá Bastos xanh, cắm vào 4 góc mộ, rồi mở 2 chai la-de 33, tưới lên phần mộ để tưởng nhớ Nhất Linh-Nguyễn Tường Tam...
[Rồi, họa sĩ trẻ tuổi Động Đình Hồ, tên thật là] Nguyễn Hữu Nhật [1942- 201x) đã gặp bà Nguyễn Thị Vinh tại nhà nữ sĩ Tuệ Mai [Trần Thị Gia Minh, con cụ Á Nam-Trần Tuấn Khải].
[Có] một hôm, Nguyễn Hữu Nhật hẹn với bà Nguyễn Thị Vinh đi thăm mộ Nhất Linh (dù Nhật đã hứa hôn với một nữ sinh viên trường Luật, tên Bình [cháu họ thi sĩ Vũ Hoàng Chương]). Vài tuần sau, hai người đã kết thành đôi lứa, ông Nguyễn Hữu Nhật chính thức làm chồng bà Nguyễn Thị Vinh [1924-   ].
Mối nhân duyên này đúng là duyên kỳ ngộ -- và như có sự chứng giám của một người đã chết [Nguyễn Tường Tam - Nhất Linh].
Sự hiện diện của [nữ văn sĩ] Nguyễn Thị Vinh trong TLVĐ, hay là trong đời sống Nhất Linh- [Nguyễn Tường Tam] chỉ là một. (chữ nghiêng: Bt)