Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Sáu, 10 tháng 3, 2017

Tôn vinh hay còn có mục đích nào khác?

(Rút từ facebook của Vương Trí Nhàn)

Hôm nay đã là 9-3.
Tôi tự nhủ như vậy vì từ hôm qua hôm kia, đúng ra là từ nhiều năm trước, trong đầu tôi đã nảy ra cái ý nghĩ ngược chiều sau đây, mà chẳng dám nói với ai, kể cả vợ con.
Tôi nghĩ rằng trong cái việc xã hội lấy ngày 8-3 hàng năm để tỏ lòng biết ơn và tôn vinh phụ nữ, có nhiều khía cạnh.
Cái lợi cho các bà các cô cũng chỉ in ít thôi mà cái chính là để người ta càng hợp pháp hóa cái nhu cầu bức thiết là khai thác tận dụng phụ nữ vào các việc công cũng như tư.
Trước mắt nó có làm cho bộ phận này của xã hội tự vượt lên một chút, hãnh diện hơn một chút.
Nhưng suy cho cùng nó không phải là vì quyền lợi lâu dài của phụ nữ.
Nó chỉ tạo ra sự bình đẳng tạm thời.
Chỉ một ít phụ nữ biết sử dụng cái quyền vốn rất khó xác định này.
Còn với số đông có mấy khả năng sau đây:
bùi tai tưởng thật, sinh ra vênh vang đòi hỏi
không biết bao giờ mới xác định được giá trị của giới mình trong hoàn cảnh hiện nay, mỗi người cũng không chắc đã tìm được cho mình một cách sống cách nghĩ hợp lý.
Tôi chỉ nói trên đại thể, chắc là trong đó phải có những trừ bì.

2/
Mấy ngày hôm nay đang trong không khí bàn bạc về Phan Châu Trinh. Mới đọc sơ sơ một số trang cụ Phan viết, nhưng tôi đặc biệt thích tìm hiểu cá tính con người hành trạng của cụ nhất là trong sự so sánh với con người Sào Nam Phan Bội Châu.
Rồi sự lan man đưa tôi tới một đoạn văn trong Pháp Việt liên hiệp hậu chi Tân Việt Nam ( tạm dịch Nước Việt Nam mới sẽ như thế nào sau khi Pháp - Việt liên hiệp), ở đó cụ Phan Nghệ An được cụ Phan Quảng Nam miêu tả những nét đặc trưng cho con người nhà chí sĩ yêu nước
Theo cụ Tây Hồ, một biệt tài của Sào Nam là tài sách động, nó là vũ khí của các nhà cách mạng khi đi vào thực tế để vận động quần chúng .
Sào Nam thường dùng tình cảm để lôi cuốn người khác hoạt động theo ý chí của mình. Khi họ chết, ông sẵn sàng viết ra những bài ca tụng công lao của họ và lấy đó làm đủ, bằng chứng là vừa xong người này, lại lao vào những cuộc vận động lôi cuốn người khác theo cái cách vốn có. Ý này tôi đã trình bày ở phần cuối bài viết trên blog ngày 7-3- 2017 Phan Tây Hồ tự bộc lộ qua những đoạn miêu tả về Sào Nam Phan Bội Châu
http://vuongtrinhan.blogspot.com/…/phan-tay-ho-tu-boc-lo-qu…

3/
Cái hành động đẩy người phụ nữ lên phía trước đề cao họ lôi cuốn họ mà chúng ta nói ở trên gần giống với cách làm thấy ở một số nước với các anh hùng của họ trong chiến tranh.
Mấy năm 1967-68, trên báo Văn nghệ Xuân Diệu đã dịch và cho in bài thơ sau đây. Có lẽ vì nội dung của nó chắc chỉ đúng với các nơi khác mà nhiều phần lạc lõng so với tinh thần cuộc chiến ở ta nên Xuân Diệu về sau không sưu tầm đưa vào sách nào cả. Nhưng tôi thấy nên chép lại dưới đây

NGƯỜI ANH HÙNG NÓI
Felik Pollak nhà thơ Mỹ (1909-1987)

Tôi đã không chịu đi
Chúng bắt tôi vào quân dịch

Tôi đã không muốn chết
Chúng gọi tôi là nhát hèn

Tôi đã tìm cách trốn
Chúng mang tôi ra tòa án binh

Tôi đã không nổ súng
Chúng bảo tôi là không có thớ

Chúng mở cuộc xuất kích
Một viên đạn ngấu nát ruột tôi

Tôi đau quá khóc lên
Chúng đưa tôi vào hầm trú ẩn

Trong hầm tôi đã chết
Chúng lặng lẽ chào tôi

Chúng đã gạch tên tôi
Và chôn tôi dưới một cây thánh giá

Chúng đọc điếu văn trong thành phố tôi sinh
Tôi không thể kêu lên là chúng nói dối

Chúng nói tôi đã cống hiến đời mình
Tôi thì cố mà giữ lại

Chúng nói chúng tự hào về tôi
Tôi thì đã xấu xa đi vì chúng

Tôi đã muốn sống còn
Chúng gọi tôi hèn nhát

Tôi đã chết hèn nhát
Chúng gọi tôi anh hùng

4/
Thế kỷ hai mươi, ở Trung Quốc có nhiều trí thức mà tên tuổi nổi lên, song ở ta, bọn tôi chỉ biết tới Lỗ Tấn.
Sau 1975, đọc thêm sách báo miền Nam mới biết còn những tên tuổi lớn như Lương Thấu Minh, Hồ Thích, Lâm Ngữ Đường.
Cuốn “Trung Quốc triết học sử” của Hồ Thích được dịch in ở Sài Gòn đâu từ 1972-73 gì đó, tôi không tìm được bản cũ, chỉ có trong tay bản của nhà “Văn hóa Thông tin” 2004.
Đọc trong lời giới thiệu của Nguyễn Đăng Thục, thấy đoạn kết có dẫn ra một câu Hồ Thích tóm tắt tư tưởng của mình như sau
"Trong thiên ngôn vạn ngữ của tôi, tôi cũng chỉ dạy người ta phương pháp làm một người không chịu để cho người khác [bất kỳ là ai VTN thêm] mê hoặc”