Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Năm, 30 tháng 3, 2017

Kinh tế hè phố cần luật chơi chung

Trần Trung Chính

Chỉ những kỷ nghỉ Tết dài, chúng ta mới thấy “Nền kinh tế hè phố” (nếu có có thể gọi, vậy với nghĩa bao gồm các hoạt động của con người: sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ trong không gian đường phố đô thị - mà vỉa hè, là một phần của nó) gần như “ tê liệt, chết lặng”. Trong sự yên tĩnh “có thể nghe tiếng thở của chính mình”, bạn muốn đặt câu hỏi: Vậy thường ngày, những ai đã tạo nên cuộc sống sôi động, tràn đầy sinh lực từ rạng sáng đến quá nửa đêm?

Các nhân vật chính

Nghiên cứu của các nhà xã hội học Mỹ (R.Park, E.Burgess -1925) giải thích hiện tượng này. Đại khái, do tác động của giá đất rất cao tại vùng lõi đô thị đã phân tán cư dân ra khỏi nó, chỉ số ít thật giầu trụ lại được. Các nhóm cư dân nghèo thì tản ra, nhưng không thể đi quá xa bởi các lý do sinh kế khiến họ vẫn cần ở gần khu trung tâm, rút vào hẻm, ngõ... Nhóm trung lưu lớp trên có khuynh hướng chạy ra vành đai ngoài cùng xây nhà vườn, biệt thự trên đất rộng và sử dụng xe riêng vào vùng lõi.

Hệ quả là thảy những khối bất động sản to bé khác nhau ở trung tâm, cận trung tâm (của họ) được chuyển giao dần dần cho những cư dân mới từ khắp nơi đổ về. Nhìn chung, các dân mới sẽ đều biến các loại bất động sản đó thành các không gian kinh doanh. Quá trình này là liên tục với sự trương nở của khu trung tâm, của sự gia tăng mật độ dân số trên cả ba khu vực (lõi, lõi mở rộng và ven đô) cho tới giới hạn buộc nó phải dừng lại.

Vậy “sự tê liệt, chết lặng” vào các kỳ nghỉ ở trung tâm, cận trung tâm, từ cách nhìn của các nhà xã hội học là do các cư dân nghèo, trung lưu lớp dưới đột ngột ngừng hoạt động. Và, tại các đô thị lớn ở VN hiện nay hầu hết các dãy nhà mặt phố (thuộc “nền kinh tế hè phố”) đã được những chủ thật sự của chúng cho người khác thuê sử dụng. Đúng thôi, có mấy ông có nhà mặt phố lại chịu dậy sớm thức khuya hầm xương, thái thịt, bê tô phở hầu khách.

Trong ba tổ chức kinh tế xét theo tính chất (nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình) thì kinh tế hộ gia đình luôn là chỗ cưu mang cuối cùng khi hai tổ chức kia suy thoái (một thống kê cho biết chỉ riêng năm 2014 có tới 68.000 doanh nghiệp các loại giải thể với gần 1 triệu người đã gia nhập không gian kinh tế hè phố).

Nhưng thuê nhà mặt phố để kinh doanh thật sự là cuộc chiến khốc liệt, để có thể tồn tại, lập một thương hiệu bé xíu trên con phố, thường trải qua nhiều đợt người thuê nhà đã phá sản với nhiều loại hàng hóa, dịch vụ khác nhau. Theo kiểu người trước ngã, người sau xốc tới, cho tới lúc có một kẻ duy nhất cắm được lá cờ chiến thắng. Nên, nếu cửa hàng nào đã trụ vững qua 7-10 năm, xin ông thị trưởng hãy trao cho họ “huy chương vì sự nghiệp kinh tế hộ gia đình”. Tiện thể nói thêm, nó còn là bằng chứng về sự dẻo dai vô cùng của mô hình kinh tế hộ nông dân truyền thống của người Việt khi di chuyển vào đô thị.

Mạng lưới cộng đồng

Nghiên cứu xã hội học của BaryWellmam (Mỹ, “Network of networks” dẫn theo Phó Đức Tùng) cho biết những cộng đồng ban đầu định cư ở đô thị từng xây dựng được các giá trị phi vật thể (quy ước liên kết, hội hè…) đã tan rã khi đô thị mở rộng, mật độ dân số cao, tiếp nhận các dòng di cư lớn, các dịch vụ sinh sôi nhiều hơn... Thì, các mối liên kết cộng đồng mới lại xuất hiện dưới những mạng lưới quan hệ có thể vượt xa khỏi phạm vi địa giới hành chính của họ.

Chẳng hạn, chúng ta đều không tin lượng thực phầm khổng lồ được dùng trong hằng hà sa số quán ăn ở Sài Gòn hay Hà Nội là nhập từ các siêu thị (đơn giản vì đắt).Vậy phải có nhiều mạng lưới đã cung cấp đều đặn cho chúng với giá rẻ hơn, cũng thế, đối với hàng vạn loại hàng hóa khác, và các mối quan hệ xã hội mới cũng nảy sinh từ đây. Trường hợp VN, trong những mạng lưới dày đặc từ khắp nơi kết nối với hệ thống hàng quán mặt phố, chắc chắn có vô số sợi nối với các hộ làm nông gần đô thị, giữa thị dân với nông dân. Và hiển nhiên quy mô mạng lưới này càng lớn, phong phú, thì giá trị tài sản xã hội càng cao, và người ta cho rằng đó mới là giá trị phi vật thể thật sự bền vững của một đô thị, một xã hội thị dân đúng nghĩa.

Dân số tập trung và sức tiêu thụ của nó chưa chắc đã đảm bảo hình thành các mạng lưới như vừa nêu, bởi còn cần đến các không gian hoạt động. Sở dĩ các khu đô thị mới gồm nhiều tòa cao ốc thường không thể có “nền kinh tế hè phố” vì chúng không có hệ thống nhà mặt phố, vì một tòa cao ốc chứa đến cả nghìn người chỉ có mỗi khối đế làm dịch vụ thương mại. Cầu nhiều cung ít, giá thuê kiosk đắt được tính vào giá hàng, dịch vụ nghèo nàn và cư dân cũng chẳng có nhiều sự lựa chọn. Đó cũng thêm lý do tại sao ở các đô thị có lịch sử, sống tốt hơn các đô thị mới.

Đến lúc cần luật chơi chung

“Nền kinh tế hè phố” hợp thành từ hệ thống nhà mặt phố, trong chừng mực nào đó gồm cả một phần hè phố, dù hiển hiện trước mắt chúng ta hằng ngày (chưa tính hàng rong, vãng lai), dường như chưa bao giờ được chính thức công nhận. Nên hầu như không có các số liệu đo đếm lực lượng tham dự, các mối quan hệ với kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, hoặc du lịch v.v. là căn cứ đánh giá, làm nản lòng những ai muốn xác lập một quan điểm nghiêm túc về nó. Thậm chí trong vài trường hợp muốn ngó lơ, người ta tạm gọi nó thuộc “nền kinh tế phi chính thức”, dễ bị chèn ép, dù phần lớn người tham gia không gian kinh tế này đóng thuế đàng hoàng thông qua các sản phầm của họ bán ra hoặc tiêu thụ, cùng các loại thuế môn bài, doanh thu...

Nếu muốn“chính thức hóa sự thật đó”để đối xử với nó công bằng như các khu vực kinh tế khác, có lẽ cần trước hết xây dựng quy chuẩn sử dụng kinh doanh trên các loại vỉa hè đô thị. Tất nhiên loại vỉa hè nào đủ tiêu chuẩn (kích thước, mật độ lưu thông...) chính quyền cho quyền sử dụng, cũng tất nhiên thu phí và đặt mức giới hạn sử dụng. Khi đó người được trao quyền sử dụng biết rõ để tự bảo vệ mình, khỏi cần ai bảo kê.