Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2016

Bốn mươi năm thơ Việt hải ngoại (45): Đỗ Kh.

Tiểu sử:

image

 

Nguyên quán miền Bắc Việt Nam, Đỗ Khiêm, tức Đỗ Kh., sinh năm 1955 tại Hải Phòng. Một địa danh và thời điểm then chốt trong lịch sử Đông Dương: sau thất bại của Pháp tại Điện Biên Phủ và hội nghị Genève năm 1954 chia đôi đất nước, cảng Hải Phòng là điểm tập trung cuối cùng để di tản vào Nam. Tại nơi đây có lẽ Đỗ Kh. đã bắt đầu số phận lưu vong.

Anh lớn lên tại Sài Gòn trong một gia đình còn gần gũi với văn hóa Pháp, mặc dù vào lúc đó miền Nam chịu ảnh hưởng của Hoa Kỳ, bắt đầu học đánh vần bằng tập giáo khoa Pháp thời đó với Toto dưới bóng những cây phượng trường Jean-Jacques Rousseau — ở đây Việt văn được coi là một ngoại ngữ — trước khi qua Paris du học vào năm mười bốn tuổi. Trở về Việt Nam đi lính sau năm 1974. Hiện  sống  tại  California  Hoa  Kỳ từ 1975. Bắt  đầu  viết  ở Bolsa sau 1987. Trong  nhóm  chủ  trương tạp chí Thơ, Hợp Lưu.

Tác phẩm:

Cây Gậy Làm  Mưa  (truyện, Tân Thư 1989), Thơ Ðỗ Kh (thơ Tân Thư 1989) Có Những  Bực  Mình  Tức Không  Thể  Nói (thơ Tân Thư 1990), Ký  Sự  Ði  Tây (Xuân Thu 1991), Không Khí Thời Chưa Chiến (Hồng Lĩnh 1993), Gừng Đi Bỏ Phiếu (tạp chí Thơ, 2007), Saigon, Samedi, tiểu thuyết tiếng Pháp.

Giọng điệu trong thơ Đỗ Kh. là giọng hài hước, rất đặc biệt, Đông Tây, liên tục, không thay đổi. Những bài thơ được viết rải rác không đều, đó đây, xâu chuỗi vào nhau nhờ cách tạo dựng ký ức mờ nhòa. Ngôn ngữ nhẹ nhõm, dễ làm lạc đường những người mới đọc anh, nhưng bên dưới là một dòng chảy sâu, khó diễn tả. Sự chấp nhận và từ chối, lòng yêu cuộc sống và sự mệt mỏi không che giấu, khuynh hướng phản kháng thường trực, sự ngậm ngùi đầy giễu cợt. Đỗ Kh. tránh dùng chữ trừu tượng, không nói nhiều về những đề tài rộng lớn và quen thuộc, bao giờ cũng đậm chất cá nhân. Thơ là cá tính, particular. Khuynh hướng làm mới ngay từ đầu, chữ khá mới, những câu dài ngắn không đều, ít khi dùng tu từ. Có thể cho rằng anh theo chủ nghĩa tối thiểu, tuy vậy trong những bài thơ dài, vẫn có cố gắng buông thả. Thơ khó đọc không phải vì chữ khó hiểu mà vì đó là lối viết không hướng tới độc giả, mặt khác, có thể hiểu là một tự kiềm chế. Những năm sau này, anh không làm thơ mà chuyển sang viết văn, tiểu thuyết, tiếng Pháp, rời xa dần thơ trữ tình. Bút ký của Đỗ Kh. thường được nhắc đến nhiều hơn thơ của anh. Một số đoạn trong bút ký có thể xem là những bài thơ độc lập.

Người đọc tìm thấy trong Đỗ Kh. dấu vết của sự tầm thường của đời sống, chất Raymon Carver. Tình dục không phải như một chủ đề mà như một phương cách. Tình dục không tình yêu, hay như nỗi muộn phiền mà tình yêu để lại. Đôi khi sự bất ngờ của chúng làm câu thơ đẹp hẳn lên, giúp sự kết thúc, vốn không phải là điểm mạnh của anh, tìm thấy lối ra.

Đỗ Kh. là người của dịch chuyển. Tuy không ít lần nhắc tới bản xứ, anh không phải người hoài niệm. Đó là cư dân của nhiều thế giới, thường xuyên, về mặt tâm hồn, xê dịch qua các biên cương, hay tự mình xê dịch những biên cương ấy, miễn sao thuận tiện.

Nhiều người đọc thơ hoặc văn Đỗ Kh. lấy làm bực mình. Vì đó là một kẻ hay gây sự. Không phải với một người nào, mà với thơ ca, với cả nền văn hóa, với chiến tranh, hòa bình, và những tin tưởng thiêng liêng.

 

Điều muốn nói nặng

Điều muốn nói nhẹ

Nặng nhẹ làm thơ khó bỏ mẹ

Mới tìm được ra vần

Trắng vần với nặng

Nhẹ vần với mẹ

Điều muốn nói ra giờ có lẽ

 

Đó là kẻ gây sự thông minh. Một kết hợp của nhiều thứ: nhà thơ và nhà văn, nhà báo và người kể chuyện, một tay chơi và một người viết bút ký cẩn trọng, tài hoa. Một người dành hết cuộc đời cho nghệ thuật và một kẻ không tha thiết bất cứ điều gì. Không có cái gì quý hơn cái gì. Anh làm mới thơ từ những năm 1990. Có thời gian dài, sau Khế Iêm, phụ trách tạp chí Thơ, là tạp chí đầu tiên chuyên về thơ của người Việt ở cả hải ngoại và trong nước, một diễn đàn xiển dương thơ Tân hình thức, loại thơ mà anh ủng hộ có phần dè dặt.

Đỗ Kh. mang thơ trữ tình đến gần những mối xung đột cá nhân và xã hội. Cảm giác vừa thoát ra khỏi mê đạo, nhớ lại bí mật đâu đó của kiếp người, nhớ lại nhiệm vụ của hài hước trước bi kịch và hạnh phúc.

 

Văn Việt trân trọng giới thiệu.

 

 

 

BÀ QUẢN GIA

 

Chào Khiêm đã nhận được hình và
điện thư thấy rất đẹp và buồn

Thật ra không có buồn nhưng rất
riêng tư thành thử chỉ có thể
là đọc giả nhưng người đọc bao
giờ cũng riêng có ý xem một

Truyện về confetti bị đánh
mất trên một con tàu biển tự
hỏi (không biết Cameron có
đánh cắp để dùng cho Tita

Nic) hôm nay mất một bức tường
tự hỏi (trong nhà có chăng thừa
nhiều vách) tự hỏi ở cửa hàng
bánh mì (sao bà hàng lại trông

Giống như một cái bánh ngọt vẽ
vời) tự hỏi mọi người đều có
thấy mọi thứ như là một loài
thông điệp mặc dù rất khó biết

Nó muốn nói gì tiến trình của
những kết luận hay: ai cũng có
thể nghĩ này nghĩ kia và nghĩ
thế nào cũng chẳng có gì đáng

Để ý “nhưng suy tư này không
trong tầm của bà quản gia và
do thế không được khai triển với
những thành quả gặt hái có thể ”

Tôi tự hỏi là nếu đời anh
là một tiểu thuyết thì đã đến
lúc bắt đầu nên viết) Bích Nga

 

 

CẢI TẠO Ở NICE

 

1 Người yêu tôi A đưa con đi học

2 Người yêu tôi B đưa con tôi đi học

3 Người yêu tôi C chưa có con

4 Người yêu tôi D có con còn bé bỏng

5 Người yêu tôi E có con ở Đại học

6 Người yêu tôi F đã có chồng

7 Người yêu tôi G không có chồng

8 Người yêu tôi H niềm vui hạnh phúc

9 Người yêu tôi I một mình khó nhọc

10 Người yêu tôi J cắn răng chịu đựng

11 Người yêu tôi K thay bồ nhanh chóng

12 Người yêu tôi L ở vậy

13 Người yêu tôi M ở không

14 Người yêu tôi N nhoẻn miệng cười

15 Người yêu tôi O lè lưỡi

16 Người yêu tôi P mấp máy bờ môi

17 Người yêu tôi Q đứng ngồi

18 Người yêu tôi R nằm



DAO ĐỘNG

Buổi sáng năm từng dưới là mặt lộ
Xe cộ lào xào
Một bên là đồi một bên là biển
Người yêu tôi không phải ít
(Vậy cũng là nhiều)
Những người yêu tôi ở khắp nơi không có ai ở Nice

 

 

KIỀU

 

Em đâu biết nói tiếng Anh,
chỉ bập bõm vài câu đâu hiểu hết.
Thiệt ra tụi em gặp nhau
chỉ có hai lần trong quán bún riêu,
sau đó cưới luôn. — Anh ấy
làm gì? — Thất nghiệp. — Biết vậy sao vẫn
lấy? — Em mới học hết lớp
5, không việc làm, nhà nghèo, em đông.
Dạo đó, em nghĩ chỉ lấy
Tây là có thể giúp gia đình, đâu
ngờ khó ăn đến thế! — Sao
không về Mỹ? - Không nghề ngỗng, làm gì
có tiền để bảo lãnh em!
— Hiện giờ cuộc sống thế nào? — Thì phải
sống nhờ! Mỗi ngày ảnh phát
30 ngàn, bảo: Phải xài hết, không
thừa cũng không được thiếu. Vì
phải giúp gia đình, em nhịn buổi sáng;
trưa cơm hộp, tối cơm bụi
vỉa hè. Tằn tiện lắm mới dư được
ít ngàn nhưng nhờ người khác
giữ giùm, để anh ta thấy là bị
phạt ngay. — Bằng cách nào? Dường
như nhớ lại những trận phạt đòn khủng
khiếp, X. rơm rớm lệ: — Chẳng
hạn như cho ngửi mùi toa-lét, cắt
khẩu phần ăn hàng ngày, cởi
hết áo quần và đi vòng quanh phòng
lù lù sẵn đúc 1 toà thiên nhiên*
cho ảnh xem.

 

 

LIÊN KHÚC NGŨ NGÔN

 

Liên Khúc Ngũ Ngôn
(Tình Yêu và Thân Phận)

“Ông Đồ vẫn ngồi đó”
Vũ Đình Liên

Ta về bóng nhỏ trên
Đường lớn mưa đêm hè
Bong bóng vỡ đầy tay
Trời nắng ngọt ngào em
Ở lại đây ở chỗ
Nhân gian không thể hiểu

Đặt tay vào chỗ không
Thể đặt bởi vì em
Mặc áo lụa Hà đông
Tôi vẫn yêu màu áo
Ấy vô cùng sáng ra
Thấy đời mình xuống dốc

Buồn ơi tôi thấy tôi
Bàn ghế áo nàng xanh
Tôi mến lá sân trường
Thà như giọt mưa rớt
Trên tượng đá nghe giá

Băng mòn hết tuổi thơ
An Lộc Địa sử ghi
Chiến tích và mùa thu
Dài lắm ở chung quanh
Khi tôi chết xin mang
Tôi ra biển ta thấy
Hình ta những miếu đền

Cảm tạ Tô Thùy Yên, Nguyên Sa, Du Tử Lê, Mai Thảo, Cao Tần, Nguyễn Tất Nhiên, Nhã Ca, Cô giáo Pha, và Du Tử Lê (Hoàng Khởi Phong)

Phần Âm nhạc giúp vui, cảm tạ: Ngô Thụy Miên, Phạm Duy...

 

 

***

 

Tôi thích ngồi sau em trên yên xe
Lăng quăng những con đường Hà Nội
Rất sóc hoàng lan
Hoa sấu vòng vèo
Rù rì Quán Sứ mùi hoa đại
Đêm rất yên lành nhà máy điện
B52 giờ là một thứ rượu đàn bà
Nhẹ như những ngày phụ nữ giương tên lửa

Tôi thích ngồi ôm em sau yên xe
Cổ em mát và đít em rất ấm
Một tay tôi đỡ ngực em chùng xuống nặng
Còn tay kia thõng
Như đang cầm M16 bằng băng đạn
Chạy ra cầu Bình Lợi xem một vòng
Chiến xa Bắc Việt kìa sắp đến
Nhưng lịch sử chẳng bao giờ tái diễn

Đầu tôi có sợi tóc vừa mới bạc
(Thì cũng từ ngày dẹp cảnh sát Bình Xuyên)
Đầu ngực em thâm vuông bốn cạnh một pháo tháp
Một đồn Tây lô cốt bỏ hoang
Trồi trở lại dưới nịt vú và đằng sau lần áo mỏng
(Ừ thuỷ lôi cấm vận cảng Hải Phòng)
Bảy Viễn vai ngang và Kissinger miệng rộng

Hà Nội
Vào giờ đồng cô về nhà cạo lông chân
Bà bán xôi lục lặc vào thành phố

Đêm Hà Nội váy chùng
Em đít ấm và tôi dương vật ngỏng

(Trích trong 26 nhà thơ Việt Nam đương đại, 2002)

 

 

KỶ NIỆM MƯỜI TÁM NĂM THÀNH HÔN

 

Mỗi ngày

Tối nằm

Đít mềm

Và ấm

Cũng có lúc vú mát và săn

Lưỡi lè cứng những phương trời thổn thức

Thì không

 

Mỗi ngày

Tối nằm

Đít mềm

Và ấm

18 nhân 365

Kể cả những lỗ trống

Lỗ hổng những lỗ nóng cuối thác đầu ghềnh

 

 

LIÊN KHÚC (ĐƯỜNG DÀI)

 

Em khóc đi em khóc nữa đi em!

Nước mắt theo em đi về với chồng giá băng cơn mộng. Đêm này gặp nhau lần cuối thương nhớ biết bao giờ nguôi
(người)
phụ tôi rồi có phải không Một mình tôi bước
(đi)
âm thầm Người đi đi ngoài phố nhớ dáng xưa mịt mùng Nhìn vào phố vắng tôi quen nhìn vào ngõ tối khong tên Chạnh lòng nhớ đến
(người)
yêu Này em hỡi con đường em
(đi)
đó con
(đường) em theo đó sẽ Đưa em sang sông chiều xưa Nghiêng bóng
(dài)
đèn soi bước chân dìu em qua thị trấn tôi chúc em ngày mai hoa gấm ngọc ngà luôn vây quanh cả cuộc đời Thì thôi em nhé dù thương yêu hay đau cũng thế thôi Nào ngờ ngưng cung đàn cuối âm thầm tôi bước lẻ loi
(Người đi)
đi ngoài phố chiều nắng rớt bên sông cầu xin tóc em còn mầu xanh xin má em còn hồng và môi em vẫn nồng Nàng như cũng có
(gặm nhấm)
nỗi buồn giống tôi Ai đi chinh chiến xây đắp
(tương lai)
Đừng sầu nhe em tình yêu là những ngôi sao bay vèo trong đêm Để làm mây cao trên đầu núi những độ thu sang có chạnh lòng Một lần

(trăm năm)
(một)
trăm phần trăm Kết lên tà áo màu hoa cưới gác trọ buồn đơn côi phố nhỏ vắng thêm một người
Đã lâu rồi đôi lứa sống đôi nơi Nghe
(tiếng)
mưa rơi nức nở con tim nhẹ như hơi
(thở)
của người mình yêu Bên chồng vòng tay âu yếm thấy mình nàng vờ chẳng quen ánh đèn nhạt nhẽo xanh xao bàng hoàng nhịp phố lao đao Sương giăng kín mờ nhạt nhòa ước mơ Trả lại cho em lầu thương gác nhớ Ôi những đêm thật
(dài)
hồn nghe thương nhớ ai Cuộc tình đó đã thoát xa tầm tay Vắng xa dần gió vấn vương
(nhẹ)
Gót chân hồng thôi hết phiêu du Tàn đêm anh chưa ngủ lều sương in bóng trăng gầy Tiếng hát em còn đây Hai đứa ta đi hai đường Chưa vui phút gây đẹp tơ duyên mà sầu đã gọi
(tênh)
tên

Đêm nay em về về đâu về đâu?

 

 

NỖI BUỒN BA (BỐN) NHÓM

 

Nhóm A

Bơm ga dạo
Mỹ nhân hoa hậu
Đi dép
Trời mưa
Căn gác xép
Khủng long
Ác ôn
Xe lăn
Hốt Hung nô
Bảo Đại
Mất toi
Lệnh hồ công tử

Nhóm B

Có nỗi buồn

Nhóm C

Hộp quẹt
Người đẹp
Lẹp xẹp
Ướt nhẹp
Chật hẹp
Khủng khiếp
Ác liệt
Tê liệt
Tất Liệt
Mộng Điệp
Mất tiệt
Kiếm hiệp

Nhóm D

Và tôi có nỗi buồn của tôi

 

 

SCEAUX

 

Hông em có những vết hằn

Hết vây ta ở

Lại lăn ta về