Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2016

Làm sao cho mỗi con người Việt Nam sống có Nhân cách?

Hà Sĩ Phu

Đôi lời: Được bạn bè chuyển cho đọc bài “Lời bàn về Giáo dục của người giàu nhất hành tinh Bill Gates” tôi bừng tỉnh dậy một suy tư đã ôm ấp bấy lâu nên viết ngay đôi lời bình luận chia sẻ cùng bè bạn như sau.

Câu chuyện về nhận định của Bill Gates về tương lai một quốc gia gợi lên cho chúng ta một điều thú vị. Một quốc gia có vĩ đại được hay không hãy đo bằng nhân cách của các công dân nước ấy, trong những ứng xử giao tiếp bình thường hàng ngày.

Thật vậy, ở tầm nhỏ bé người ta thường tìm Nhân cách ở những việc lớn lao, và giới cầm quyền nhỏ bé thường tìm sự vĩ đại ở “tài năng lãnh đạo cao siêu” và quyền lực của mình, cố sao cho toàn dân phải học tập để biết quán triệt sự “lớn lao” ấy và đưa các nghị quyết của mình vào cuộc sống! Dân chẳng qua chỉ là công cụ thực hiện, người dân được quyền lựa chọn gì đâu?

Bill Gates lớn được thành một người làm thay đổi bậc thang tiến hóa của thế giới, và giầu nhất thế giới, là bởi người thầy của Công nghệ Internet ấy thực sự tôn trọng mọi con người sử dụng sản phẩm của mình, tự đặt mình vào vị trí từng người tiêu dùng, hướng về người tiêu dùng chứ không hướng vào túi tiền của mình, để tưởng tưởng xem họ muốn gì, họ cần gì thì tìm cách bày ra các phương án để họ tự chọn, làm thỏa mãn mong muốn đa dạng chính đáng của họ.

“Người dùng” chính là nhân dân! Bill Gates biết mình chỉ là người gây men và gợi hứng, chủ nhân thật sự của sự vĩ đại nằm trong tay nhân dân!

Làm sao cho mỗi con người Việt Nam sống có Nhân cách, đó phải là mơ ước cháy bỏng của một người lãnh đạo tử tế, có thề thỉ hãy thề như thế đi! Nhưng một bộ máy còn thiếu Nhân cách thì làm sao gây được chất men Nhân cách? Và một cá nhân, một đảng hay một dân tộc đã chịu lệ thuộc Tàu thì đừng nói đến Nhân cách làm chi để thành trò cười cho thiên hạ.

Tột đỉnh của tình yêu nhân dân sẽ xuất hiện từ chính hệ thống dân chủ-thị trường- pháp trị mà toàn nhân loại đang đi (mà ta gọi tên là thế giới Tư bản để đối lập với thế giới Cộng sản) chứ đừng tìm ở một thiên đường tưởng tượng nào đó do những đầu óc thừa nhiệt tâm và nóng vội nhưng thiếu hiểu biết.

Thật cảm ơn Bill ở một nhận xét “rất nhỏ ” nhưng của một tầm nhìn rất lớn.

H.S.P.

 

Phụ chú:

Lời bàn về Giáo dục của người giàu nhất hành tinh Bill Gates

FB Hạt Giống Tâm Hồn

Câu chuyện độc đáo, sâu sắc và góc nhìn thông thái của GS John Vu - Nguyên Phong về cuộc trò chuyện thú vị với Bill W. G, khi đi giảng ở hai quốc gia lớn Châu Á. (GS John Vu sau khi rời Vice President của Boeing, hiện là Viện trưởng Viện Công nghệ Sinh học Đại học Canergie Mellon, là dịch giả/tác giả bộ sách ‘Hành trình về phương Đông’, ‘Đường mây qua xứ tuyết’, ‘Ngọc sáng hoa sen’, ‘Trên đỉnh Tuyết Sơn’... và cuốn mới nhất 2016 là ‘Khởi hành’).

“Hè năm ngoái tôi đã đi dạy với Bill G và học được rất nhiều qua kinh nghiệm của người giám đốc điều hành doanh nghiệp này. Khi đi qua nhiều nước, chúng tôi thường xếp hàng ở sân bay. Bill quan sát: “Ông có thể thấy ở một số nước, mọi người chờ đợi kiên nhẫn cho đến lượt họ nhưng ở các nước khác, mọi người thường chen lấn xô đẩy. Mọi người mua vé đều có chỗ trên máy bay rồi vậy sao họ phải xô đẩy người khác? Dường như là giáo dục của họ thiếu đào tạo phép xã giao và sự tự trọng. Nước này vẫn muốn trở thành quốc gia lãnh đạo thế giới nhưng cứ nhìn vào dân chúng xô bồ, hỗn loạn, chen lấn và thiếu tự trọng này thì còn lâu họ mới lấy được sự kính trọng của những quốc gia khác. Họ có thể có sức mạnh kinh tế nhưng muốn đi xa hơn thì còn lâu lắm vì kinh tế là một chuyện nhưng dân trí lại là một chuyện khác. Không phải to tát, lớn lao là quan trọng nhưng thường những điều nhỏ bé xác định ra hệ thống giáo dục của họ tốt thế nào. Chính hành vi của những người dân xứ đó xác định ra liệu một nước đó có là “đẳng cấp thế giới” (World Class) hay không. Một con heo có thể thoa son dồi phấn nhưng nó vẫn là một con heo phải không?”

Khi rời khỏi nước này, Bill kết luận: “Quốc gia này còn phải học nhiều vì không có hệ thống dịch vụ tốt ở đây. Cả nước đang hội tụ vào phát triển sản phẩm để xuất khẩu tối đa nhưng họ sẽ không đi xa được nữa. Họ có thể hiểu kinh doanh sản phẩm nhưng không hiểu kinh doanh con người. Toàn thể nền kinh tế là về xây dựng thật nhiều cơ xưởng, sao chép mọi thứ, và xây dựng nhiều sản phẩm giá rẻ nhưng không cần chất lượng cao nghĩa là họ không nghĩ gì đến khách hàng mà chỉ nghĩ đến quyền lợi của họ. Họ muốn xây dựng mọi thứ, sản phẩm lớn, sản phẩm nhỏ nhưng họ sẽ không bao giờ thành công vì không hiểu nhu cầu của khách hàng; họ không có ý tưởng nào về sự thoả mãn của khách hàng. Từ người quản lí khách sạn tới người phục vụ nhà hàng, từ quan chức mức cao tới công nhân mức thấp, tất cả họ đều hành động y hệt như nhau, cứ vội vàng làm gì đó nhanh chóng mà không suy nghĩ. Chúng ta đã tham quan rất nhiều cơ xưởng và nếu chú ý, ông sẽ thấy rằng phần lớn các cơ xưởng đều có giám thị người ngoại quốc và phần lớn các công ty đều có người tiếp thị ngoại quốc bởi vì người của họ không thể làm điều đó. Đó là làm kinh doanh “nửa đường” vì sản phẩm không thể thành công nếu không có dịch vụ, và chính dịch vụ đem khách hàng trở lại.”

Một ngày ở Hàn Quốc, chúng tôi phạm sai lầm bởi việc đi sai chỗ cách xa khách sạn của chúng tôi vài dãy phố. Trời tối khi chúng tôi hỏi đường nhưng không mấy ai nói được tiếng Anh. Cuối cùng một sinh viên đi tới, anh chỉ cho chúng tôi hướng đi tới khách sạn nhưng ngần ngại: “Dễ lạc lắm vì có vài chỗ rẽ phải và rẽ trái và bây giờ đã khuya rồi và rất khó đi khi trời tối, các ông có thể bị lạc lần nữa.

“Thế là anh ta đề nghị đi cùng chúng tôi tới khách sạn để chắc rằng chúng tôi sẽ không bị lạc. Chúng tôi bước đi quãng mười lăm phút cho tới khách sạn. Khi chúng tôi cám ơn người sinh viên, Bill đề nghị anh ta ăn tối với chúng tôi nhưng anh từ chối vì cần về nhà. Vào lúc đó chúng tôi thấy rằng anh ta phải đi lộn lại theo hướng ngược với chỗ chúng tôi bị lạc. Sự kiện là một thanh niên sẵn lòng giúp người lạ cho dù phải đi ngược lại trong đêm tối đã gây ấn tượng cho cả hai chúng tôi. Bill bảo tôi: “Khi một thanh niên của một quốc gia hành động như vậy, nước đó có tương lai. Đó là điều một quốc gia có đẳng cấp thế giới (World Class).”

Theo Bill, “đẳng cấp thế giới” không phải là nền kinh tế mạnh hay có bao nhiêu triệu phú hay tỉ phú, bao nhiêu đại học hay nhà chuyên môn mà đẳng cấp thế giới là về cách công dân của nó hành động ra sao.”

(STT copy từ FB Prof John Vu ngày 22/7 - Hình minh họa quốc tế không từ GS. John Vu, bài gốc do lượng like và share chưa từng có nên ko hiểu sao đã ko còn, may là chép nguyên bản về kịp).

Nguồn: https://www.facebook.com/ngoinhahatgiongtamhon/posts/1236775873007573