Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2016

Hội thảo "30 năm văn học đổi mới" tại báo VĂN NGHỆ

(Rút từ facebook của Lại Nguyên Ân)

 

Đề tài này đã bàn nhiều.

Hôm nay mình nói: Cuộc đổi mới này chỉ liên quan nhiều đến những nhà văn đã đứng vào "hàng ngũ văn nghệ" do Đảng Cộng sảnchỉ huy thôi; vì 1986 Đảng Cộng sản thấy đất nước kiệt quệ, dân đói, bèn làm cuộc Đổi Mới này, hô "nhìn thằng sự thật"; nhà văn được Đảng Cộng sản bảo cởi trói. Thế thì các nhà văn này cởi... Rốt cuộc là từ một kiểu văn học chỉ huy, bọn họ tiến sang văn học thôi chỉ huy, tức là từ đây ai cũng có quyền viết theo ý mình, không cần "viết theo yêu cầu của Đảng" nữa.

Thế là "đội ngũ thống nhất" ấy chia đôi, ở Đại hội 4 (1989) đã vậy, bây giờ vẫn vậy; phân hóa, phân liệt là tất nhiên, vì tạo ra cái riêng là quyền mỗi người cầm bút.

Ý thứ hai, sau mới nói, là: chỉ nên gọi "văn học Đổi Mới" một đoạn nhất định thôi, ví dụ đoạn 1986-1995; đến 1995 đã thấy mùi "hậu Đổi Mới" rồi. Còn các đoạn văn học sử khác, về sau, xin coi như cái bình thường của đời sống văn học, nó có biến động, thay đổi, nhưng đừng gọi những động thái ấy là Đổi Mới!

COMMENTS

Lê Quốc Hán Hình như ai đó nói đại ý văn học không có mới cũ chỉ có hay dở mà thôi.

Mậu Nguyễn Đức Sau đổi mới anh nói viết theo ý riêng thì nên nói thêm: viết theo ý riêng một cách dè dặt, nghe ngóng. Nếu ai có nhận thức khác đám đông thì vòng vèo xa xôi, bóng gió, chứ chưa có sáng tác tự do. Họ vẫn sợ sệt, lo lắng chứ. Hội Nhà văn chỉ là nơi dùng tiền thuế của dân một phí phạm thôi, muốn họ giải tán cũng chưa dám, để thế thì phí tiền dân.

Lại Nguyên Ân Đây là nói một sự kiện cụ thể. Người sáng tác thì ai tài đến đâu tạo ra thành quả đến đó. Còn cuộc Đổi Mới này là một sự kiện văn học sử cụ thể. Nói "văn chương không có cũ/mới, chỉ có hay/dở" – cũng đúng, nhưng là để luận về mọi thứ mọi đời văn chương; Nói "đã sáng tác văn chương thì bao giờ cũng phải tự đổi mới"– cũng đúng, vì đó là quy luật muôn đời. Nhắc lại, vì Đảng Cộng sản Việt Nam phát động phong trào xã hội chính trị gọi là Đổi Mới, đưa cả cuộc vận động ấy sang văn chương, nên nhà văn mới can dự. Trước đó, từ 1943, nhà văn (một nhóm) đã được/bị Cộng sản hút vào Hội Văn hóa Cứu quốc, 1948 trên Việt Bắc thời đánh nhau với Pháp, Đảng Cộng sản đã đưa nhà văn vào Hội Văn Nghệ Việt Nam; rồi rèn cái "đội ngũ" ấy, bắt họ viết theo Hiện thực xã hội chủ nghĩa, viết phải có tính đảng, v.v. Ai không theo thì bị phê bị đánh, nặng nhất có thể là bỏ tù, như Thụy An, Nguyễn Hữu Đang, v.v. Nhẹ thì phê, bêu riếu, v.v. Thế nên cái cuộc gọi là Đổi Mới nổi lên hồi 1986 ấy với lời hô "cởi trói" là thời cơ đưa nhà văn trở lại với tự do sáng tác, tùy lương tâm và nhận thức, năng lực sáng tạo của mỗi người. Nên nhớ hiện giờ vẫn còn cái hệ thống hội nghệ sĩ kiểu trước 1986, lệ thuộc hệ thống đảng; bởi sau vài năm cao trào Đổi Mới thì các cơ quan Đảng lại khôi phục cái mô hình toàn trị, kể cả đối với văn nghệ; nhưng ít nhất có những bộ phận, những cá nhân người viết dần dần thoát ra, hoặc sống và viết kiểu nửa nọ nửa kia; vừa đứng chân trong Hội, vừa viết kiểu tự do độc lập... Vì, hiện dã không thể quay lại thời kinh tế chỉ huy, quốc doanh hóa toàn bộ kinh tế nữa. Vậy thì càng không thể gò văn chương trong guồng máy kiềm chế được nữa.

clip_image002

clip_image004

clip_image006

clip_image008

clip_image010

clip_image012