Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Bảy, 19 tháng 9, 2015

BÉ ƠI BÉ RA MÀ ĂN KẸO


 (Rút từ FB Vương Trí Nhàn)
Dường như đang có sự phân công, các báo ở ta thì in những truyện cười mới sáng tác và mới dịch, trong khi truyện cười dân gian thì được in ra dưới các hình thức sách phổ thông, về số lượng cũng như hiệu quả chắc chẳng bên nào kém bên nào. Tự nhiên có một câu hỏi đặt ra, là tại sao cả hai cùng tồn tại, liệu giữa hai loại truyện này có mối liên hệ nào không. Tôi đem thắc mắc hỏi một anh bạn.
– Ông có nhớ truyện cười dân gian “Bé ơi bé ra mà ăn kẹo”, bạn tôi hỏi lại.
– Ai mà chẳng biết… Truyện kể một anh bí quá làm liều dám nhận vai “ông đỡ” cho một người đàn bà khó đẻ chứ gì? Rồi khi đối mặt với sản phụ, không biết làm gì hơn, anh ta liền giở trò trẻ con, buộc cái kẹo vào đầu giây dử dử, miệng lắp bắp “Bé ơi bé ra mà ăn kẹo”. Không ngờ sản phụ bật cười mà đẻ luôn. Coi như anh ta hoàn thành sứ mệnh và được trả công đàng hoàng.
– Đúng truyện ấy đấy, bạn tôi nói tiếp. Theo tôi, nhân vật trong truyện chính là một mẫu người phổ biến trong xã hội Việt Nam ngày xưa và cả ngày nay. Nhiều người chúng ta chẳng có việc gì thành thạo cả và thường làm không đủ ăn. Thời xưa các cụ còn cam chịu sống nơi xó nhà. Đến thời chúng ta thì theo các cao trào xã hội lê lết khắp nơi, không việc gì là không dám làm không việc gì là không dúng mồm nói leo. Sự thành công do vậy thường khi hiện ra hơi buồn cười, nhưng thôi dẫu sao còn hơn là thất bại. Cuộc sinh nhai coi như tàm tạm, ta tiếp tục tìm những cơ may khác.
Ví dụ của anh bạn nêu ra quá đặc biệt. Nhưng tôi tin ở CÁI LÝ LỚN của nó. Cái đáng cười sống rất dai dẳng. Mà cái gốc của nó là mặc dù mang tiếng là xã hội hiện đại, nhưng xã hội Việt Nam đang có nhiều nét rất trung cổ, con người ngày nay trên tất cả các phương diện tâm lý cách nghĩ cách sống chẳng khác xưa là bao. Chứng minh rõ nhất là ở hai phương diện mà ông bạn tôi đã nói.
Một là vô nghệ nghiệp.
Hai là sống bằng cầu may, được việc gì hay việc ấy, được ngày nào hay ngày ấy.
Xin hiểu cho tôi ở cái lý lớn mà đừng vặn vẹo cụ thể. Và xin sử dụng các thước đo của thế giới hiện đại chứ đừng sử dụng những công cụ riêng mình có, rồi “nổ” rồi “tự sướng” với nhau.