Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 18 tháng 5, 2015

NƯỚC, LỬA, ĐẤT, GIÓ – THƠ TƯỢNG QUẺ

Nhật Chiêu
Đôi lời về “Thơ tượng quẻ” Nhật Chiêu
Ở đây có hai thành phần: Tượng quẻ và Thơ.
Tượng Quẻ: Kinh Dịch thâu tóm các mối quan hệ trong vũ trụ trong 64 Quái, tức quẻ (tám quẻ nội x 8 quẻ ngoại): Tỷ, Đại hữu, Phục…
Tượng theo Kinh Dịch là “Tứ tượng”, là cấp độ biến hóa thứ nhì sau quan hệ bao quát đầu tiên “Lưỡng nghi” (Lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, bát quái biến hóa vô cùng).
Tôi không nghĩ Nhật Chiêu dùng từ “tượng” theo ý này, mà muốn người đọc hiểu “tượng” là “symbole”, tức là hình đồ thể hiện quẻ, kết bởi các hào âm – dương (vạch đứt – vạch liền).
Để anh sắp xếp mỗi bài thơ theo hình đồ ấy.
Tượng, Quẻ nguyên si của Kinh Dịch, thời buổi online này ai thích tìm hiểu chỉ cần Google là biết.
Sáng tạo của Nhật Chiêu là ở Thơ.
Lời Thơ được gợi hứng từ hàm nghĩa của các quẻ. Nói cách khác, nhà thơ phải “minh họa” chủ đề cho trước, nhà thơ bị “đặt hàng”. Điều này tối kị cho sáng tác. Nhưng tất nhiên, khác hẳn các kiểu “minh họa”, “đặt hàng” vụ lợi vụ danh thường thấy, Nhật Chiêu đã “tự đặt hàng”, tự nguyện “minh họa” những đề tài triết lý, trừu tượng. Truyền thống Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm. Cũng vẫn thường “kỵ” với Thơ hiện đại. Người Việt hiện đại nhìn chung không ưa Thơ triết, Thơ trừu tượng, thích Thơ tình, thơ kể, Thơ tả, thích cụ thể.
Thử thách là ở đây.
Bây giờ ta tạm quên “quẻ”, “tượng”, chỉ đọc Thơ:
Quẻ “Kết giao” trừu tượng đã được tình hóa, cảnh hóa, cảm giác hóa, Thơ hóa thế này:
… ngực nàng mọng môi mưa đầy
nàng một cõi mưa nghìn tay
Quẻ “Quay về” được nâng lên một tầm Triết, Phật triết, minh triết, quay về bản thể uyên nguyên, và đầy sảng khoái (nhắc nhớ tiếng thét lạnh cả thái hư của Thiền sư Không Lộ):
… rồi một ngày quay bước lại
đưa chiếc bóng về tinh khôi
cười vang trong cuộc quy hồi
“Trong đất cây mọc” thì bản thân tựa đề đã là Thơ, là Triết, được Nhật Chiêu “minh họa” sống động:
… trong lòng đất có mầm cây
điệu ca thầm không ai hay
Còn nữa, trên đây chỉ trích mấy câu bất chợt.
Trăm năm trước, Apollinaire đã bày cuộc chơi “thư đồ thi” (calligrammes). Nhật Chiêu chơi cái này kiểu Đông phương. Thêm một cách Chơi Thơ cho Thơ phong phú. Nhưng Chơi kiểu gì, cũng phải là Thơ cái đã. Thơ Tượng Quẻ là những bài Thơ, không ít bài hay.
Tác giả mới công bố 8 bài tập trung vào cụm chủ đề “đất, lửa, nước, gió” (tứ đại, bốn thành tố làm nên tất cả thế giới vật chất, theo Kinh Phật). Ta có quyền chờ đợi 56 bài nữa cho đủ 64 quẻ Thơ.
Hoàng Hưng

Nhật Chiêu


nước lửa đất gió


·  thơ tượng quẻ






mưa và đất
 
 
 
 
lửa và trời
 
 
 
 
sấm rền trong đất
 
 
 
 
hồ và núi
 
 
 
 
bầu trời dưới sấm
 
 
 
 
trong đất cây mọc
 
 
 
 
đầm cạn nước
 
 
 
 
gió theo gió