Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 13 tháng 4, 2015

Đọc hai bài thơ tân hình thức


Một bài thơ xuất hiện với tiêu đề Tân hình thức (THT) sẽ nhận được cùng lúc một thuận lợi và một khó khăn. Thuận lợi vì người đọc sửa soạn tâm lý để đọc nó như một bài thơ có định vị, trong một thể loại ngày càng được nhiều người chú ý. Điểm khó khăn là bài thơ xuất hiện không hồn nhiên như bất kỳ một bài thơ nào khác.
Cũng như khi ta nói một nhà thơ thì khác khi nói một nữ thi sĩ, một tổng thống khác với một tổng thống người dân tộc miền núi. Tôi cố gắng đọc những bài thơ THT ở mức độ hồn nhiên có thể.
Sự phân biệt giữa văn xuôi và thơ ngày càng khó khăn. Phong trào THT làm cho việc định nghĩa ấy khó khăn hơn. Trước đây là vần điệu: người ta phân biệt văn xuôi và văn vần, tản văn và vận văn. Các nhà lý luận phương Tây thường quy tất cả vào việc kết thúc câu thơ hay là sự ngắt dòng và xuống hàng. Trong văn xuôi, hàng chữ kết thúc ở lề sách bên phải, theo sự kiểm soát của kỹ thuật in, còn thơ thì không chịu sự kiểm soát ấy và có thể dừng lại bất kỳ lúc nào giữa trang giấy.
Thơ THT cũng dừng lại bất kỳ chỗ nào, mà vẫn không phải là sự kết thúc một câu thơ, theo nghĩa thông thường. Các câu bị bẻ ra làm nhiều mảnh. Nhưng nhà thơ không làm việc tùy hứng, anh ấy hay chị ấy cần có một quy luật cho mình. Quy luật ấy không phải do người trước để lại, như trong lục bát hay thơ bảy chữ, không phải từ trên trời rơi xuống, mà là quy luật riêng của từng bài thơ do chính tác giả tạo ra. Một bài thơ THT hay phải thỏa mãn trước hết hai điều kiện về mặt hình thức:
-Mỗi bài thơ có một quy luật vận động riêng về nhịp điệu
-Bất kể quy luật ấy là gì, tác giả phải theo đuổi nó suốt bài thơ, không được rời bỏ. Tôi đặc biệt thích thú với một bài thơ của Hạnh Ngộ, hình như là một nhà thơ mới viết trong vài năm gần đây. Cô (hay anh?) đã dựng xong cái sườn cho những ngôi nhà nhỏ nhắn của riêng mình.

CẢM ƠN EM
Cảm ơn em đã không tô son
Sau khi ăn để anh có thể hôn
Em tự nhiên và không sợ vết
Son dính trên cổ áo bài hát
Về vết son môi trên áo anh
Đã xưa rồi Diễm đã xưa rồi!
Cảm ơn em đã không xài nước
Hoa để anh không phải quay quắt
Nhớ mùi hương ấy trong những ngày
Thiếu vắng em không có mùi em
Anh cảm ơn em đã không thường
Nhắn tin vào những tối bận rộn
Không hỏi ở đâu buồn hay vui
Không nhắn “em nhớ anh” dù biết
Em rất nhớ, cảm ơn em đã
Cho anh những giây phút tự do
Trong ràng buộc với nỗi nhớ em…
Tuy nhiên cái duyên của một bài thơ hầu hết nằm ở sự ngắt dòng theo nghĩa hơn là theo các định chế hình thức. Trong bài thơ của Hạnh Ngộ, các câu thơ đều dừng lại ở mức giữa chừng vừa phải, không gây cảm giác đột ngột:
Cảm ơn em đã không tô son
Sau khi ăn để anh có thể hôn
Trong khi người phát ngôn là một người nam thì nhân vật đi lại trong ấy, linh hồn của bài thơ, là nhân vật nữ. Ngôn ngữ của một người nam đã được làm dịu đi bởi nhân vật nữ, vốn không hẳn là tác giả. Chúng ta sẽ thấy trong một bài thơ khác của Vương Ngọc Minh, ngôn ngữ tiêu biểu hơn cho một người nam thời buổi ngày nay, lừng khừng hơn mà ngắn gọn hơn, có lúc như cằn nhằn.

CHUYỆN VÔ BỔ
        Tặng Khế Iêm
một người chồng (như
tôi – kẻ viết) mà
mọi ý tưởng nẩy
đưa ra đều dẫn
đưa tới sai lầm
và một người vợ
(như nàng – dịu hiền)
thì nắm giữ hết
mọi thứ kể cả
sinh – vận mệnh người
chồng (kẻ viết – như
tôi) không những thế
người vợ (đảm đang
-như nàng ) còn am
tường các cái từ
chính trị xã hội
cho tới ngoài đời
thường (tiền-bạc) thử
hỏi chuyện đôi lứa
như vậy (như tôi
-kẻ viết với nàng
-hiền dịu đảm đang)
có bền chặt!
Tác giả có những thêm thắt rườm rà, cố tình, làm cho ngôn ngữ của anh trở nên sống động một cách bất ngờ.
một người chồng (như
tôi – kẻ viết) mà
mọi ý tưởng nẩy
đưa ra đều dẫn
Lối ngắt câu của bài thơ thứ hai diễn ra mới hơn. Ấn tượng mới hơn còn ở ngôn ngữ gần với tiếng nói hàng ngày, hơi gắt, ít trau chuốt như trong bài của Hạnh Ngộ.
Mà cũng phải: một bên là người tình âu yếm trong bóng tối, một bên là vợ với chồng, hình như đang chán nhau thì phải.
Vần điệu trong thơ THT tiếng Anh phần nhiều được quyết định bởi một yếu tố, đó là ngôn ngữ sử dụng dấu nhấn (stressed). Đó là sự khác biệt căn bản so với thơ THT tiếng Việt. Giải quyết khó khăn này là nhiệm vụ của các nhà thơ sắp tới. Khi một câu thơ chấm dứt, bao giờ cũng có sự dừng lại, sự chờ đợi, và sự trông mong hay ước đoán. Ước đoán điều gì? Về cả âm điệu lẫn nội dung. Những bài thơ THT thành công có khả năng dừng câu thơ ở điểm lạ, vừa có tính chất nhân tạo, không tự nhiên, không theo quy luật văn phạm thông thường, nhưng lại phải tuân theo quy luật riêng mà bài thơ đặt ra.
Sự ngắt quãng giữa hai mệnh đề, một mệnh đề chính và một mệnh đề phụ, sau một động từ hay một danh từ, như trường hợp:
Sau khi ăn để anh có thể hôn
Em tự nhiên và không sợ vết
Hay:
đưa tới sai lầm
và một người vợ
Quen thuộc hơn là sự ngắt quãng giữa một danh từ và một tính từ, hoặc trong một chữ đôi, như:
Cảm ơn em đã không xài nước
Hoa để anh không phải quay quắt
Hay:
-như nàng) còn am
tường các cái từ
Sự thành công của một bài thơ THT phụ thuộc rất nhiều vào câu chuyện mà nhà thơ đang tìm cách kể lại. Nội dung của câu chuyện quyết định cách kể, nhưng đến lượt cách kể chuyện, với vần điệu, lên bổng xuống trầm, các quãng dừng, chất lượng âm thanh của từng chữ, độ ngắn dài của câu, đến lượt chúng lại làm xô lệch nội dung của chuyện kể. Với nội dung chuyện kể, tôi muốn nói là cốt truyện, chữ plot trong tiếng Anh. Một chuyện buồn được kể lại với giọng chậm rãi, trầm lặng, sẽ trở nên đáng tin cậy. Một chuyện vui được kể lại với giọng mau hơn, cao hơn, các chi tiết được sắp xếp gần hơn, cũng sẽ trở nên đáng tin cậy.
Sự chênh lệch giữa hai điều trên biểu lộ một trong hai khả năng:
1. Sự hài hước, thành công
2. Sự vụng về, của tác giả
Mồng 1 Tết năm Ất Mùi 2015