Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2015

Gặp Đạo diễn 'Những ngày cuối ở Việt Nam'

Trà Mi-VOA
24.04.2015
Một sự thật về những giờ phút sau cùng của chiến tranh Việt Nam vừa được hé lộ sau 40 năm khép lại cuộc chiến làm lay động lòng người khi bộ phim tài liệu nhan đề ‘Những ngày cuối ở Việt Nam’ được trình chiếu tại Mỹ, đánh dấu ngày Sài Gòn sụp đổ 30/4/1975.
Bộ phim thuật lại việc một số sĩ quan Mỹ trước khi rút khỏi Việt Nam, đã bất chấp lệnh trên để di tản hàng ngàn người Việt muốn chạy khỏi chế độ cộng sản trước khi quân Bắc Việt tiến chiếm Sài Gòn.
Trước nhất bộ phim thuật lại người Mỹ đã bỏ rơi dân miền Nam Việt Nam như thế nào. Chuyện này, theo tôi, nước Mỹ cần phải công nhận và nhận trách nhiệm. Tuy nhiên, trong bối cảnh sự ra đi đó, có nhiều người Mỹ và người Việt đã hết sức anh dũng, cố gắng làm mọi chuyện có thể để cứu càng nhiều dân miền Nam càng tốt trong 24 giờ đồng hồ cuối cùng ấy.
Rory Kennedy
Cuộc di tản chóng vánh diễn ra trong 24 giờ đồng hồ cuối cùng của cuộc chiến mở ra một chương mới trong lịch sử người Việt tị nạn, đã được đạo diễn Rory Kennedy tái hiện một cách sống động, hồi hộp, và đầy cảm xúc qua lời thuật của chính những người trong cuộc cùng với những đoạn phim tư liệu lịch sử quý giá.  
Nữ đạo diễn Rory Kennedy, nhà làm phim tư liệu có tiếng từng lãnh giải thưởng điện ảnh danh giá Emmy, xuất thân từ một dòng tộc chính trị nổi tiếng của Mỹ có liên quan trực tiếp tới cuộc chiến Việt Nam. Bác của bà, cố Tổng thống John Kennedy, là người ký lệnh đưa lính Mỹ vào tham chiến ở Việt Nam. Thân phụ của bà, cố Thượng nghị sĩ Robert Kennedy, ứng viên đảng Dân chủ tranh cử Tổng thống năm 1968, từng đề xuất các kế hoạch nhằm chấm dứt chiến tranh Việt Nam.
Trong chuyến thăm thủ đô Washington quảng bá cho bộ phim trước khi công chiếu trên kênh mạng lưới truyền hình công PBS vào ngày 28/4 năm nay, đạo diễn Rory Kennedy đã dành cho Trà Mi VOA Việt ngữ cuộc trao đổi về thông điệp của trách nhiệm và tình người từ ‘Những ngày cuối ở Việt Nam.’
VOA: Kể lại câu chuyện ‘Những ngày cuối tại Việt Nam’, thông điệp chính bà muốn gửi gắm qua bộ phim này là gì?
Đạo diễn Kennedy: Đáng chú ý là rất nhiều người không biết những gì đã diễn ra trong những ngày cuối của cuộc chiến Việt Nam, cho nên tôi muốn chia sẻ với mọi người các sự kiện đó. Theo tôi, mọi người cần hiểu rõ thời khắc đó của lịch sử. Bộ phim ra mắt cũng đúng lúc khi mà những thắc mắc nêu lên trong phim vẫn còn phù hợp với nước Mỹ ở hiện tại, chẳng như làm thế nào để bước ra khỏi một cuộc chiến, trách nhiệm của chúng ta ra sao đối với những người bỏ lại sau lưng, và có hiểu sách lược thoát ra thế nào một khi bước vào chiến tranh không.
VOA: Tán dương những người Mỹ đã bất chấp rủi ro giúp di tản dân miền Nam Việt Nam chạy thoát cộng sản, phải chăng bà muốn chia sẻ với mọi người khía cạnh bên kia của câu chuyện rằng người Mỹ không đơn thuần phủi tay ra đi khi cuộc chiến kết thúc, mà thật ra có sự thể hiện của tình người và trách nhiệm, vốn cũng là lý do cộng đồng người Việt có mặt tại Mỹ hôm nay?
Đạo diễn Kennedy: Trước nhất bộ phim thuật lại người Mỹ đã bỏ rơi dân miền Nam Việt Nam như thế nào. Chuyện này, theo tôi, nước Mỹ cần phải công nhận và nhận trách nhiệm. Tuy nhiên, trong bối cảnh sự ra đi đó, có nhiều người Mỹ và người Việt đã hết sức anh dũng, cố gắng làm mọi chuyện có thể để cứu càng nhiều dân miền Nam càng tốt trong 24 giờ đồng hồ cuối cùng ấy. Bộ phim tán dương các cá nhân dũng cảm đó với cái nhìn mở về chính sách của Mỹ sai lệch và không phù hợp thế nào, cũng như người dân miền Nam Việt Nam đã phải trả giá ra sao cho việc đó. Một trong những nhân vật chúng tôi nhắc tới trong phim, đại úy hải quân Phạm Hữu Đàm, người tin là sẽ được di tản ra khỏi Việt Nam nhưng rốt cuộc đã bị bỏ lại để rồi bị đi học tập cải tạo 13 năm. Những người như ông Đàm bị tù khổ sai, bị tra tấn, bị giết trong các trại cải tạo sau chiến tranh. Đó những cái giá mà những người ở lại phải trả. Chúng ta cần phải hiểu điều đó với tinh thần trách nhiệm.
VOA: Vì sao bà chú tâm tới cuộc chiến Việt Nam, một chủ đề đau lòng kéo dài suốt 40 năm nay?
Đạo diễn Kennedy: Cuộc chiến Việt Nam là giai đoạn có ảnh hưởng mạnh trong lịch sử nước Mỹ. Từ nhỏ tôi đã quan tâm đến Việt Nam. Cha tôi, ông Robert Kennedy, ra tranh cử Tổng thống lần cuối vào năm 1968 thật sự vì ông muốn Mỹ ra khỏi Việt Nam. Theo tôi, có rất nhiều bài học cần phải rút ra từ cuộc chiến này. Kể lại những ngày cuối ở Việt Nam từ ghi nhận của chính các nhân chứng trải nghiệm thời khắc này nhắc nhớ chúng ta về cái giá của chiến tranh về mặt con người.
VOA: Bà nghiệm ra điều gì qua việc thực hiện bộ phim này?
Đạo diễn Kennedy: Có rất nhiều bài học cho tôi. Một trong những điều tôi nghiệm ra khi làm bộ phim này là tới  tháng 4 năm 75 Hoa Kỳ có rất ít sự lựa chọn tốt. Điều này cho tôi thấy rằng cần phải có chiến lược khi bước vào một cuộc chiến, cần phải nắm được mục đích tham gia và kế sách bước ra khỏi chiến tranh vì một khi bước vào có thể bị mất kiểm soát, để lại hậu quả lớn và lâu dài cho những người tham chiến, cho dân chúng sống trong cuộc chiến. Trong một số phương diện, những vấn đề và thách thức khi kết thúc cuộc chiến Việt Nam đang diễn ra với các cuộc chiến hiện nay tại những nơi khác. Cần phải rút ra bài học từ lịch sử.
VOA: Cựu Bộ trưởng Quốc phòng McNamara thừa nhận cuộc chiến Việt Nam là một sai lầm. Là người thuộc thế hệ hậu chiến, một nhà làm phim tư liệu xuất thân từ một gia tộc chính trị cấp cao ở Mỹ, bà nhận thấy sai lầm và bài học ở đây là gì?
Đạo diễn Kennedy: Theo tôi, điều rất quan trọng sử dụng hoạt động quân sự như một giải pháp sau cùng chứ không phải đầu tiên, cân nhắc hậu quả. Tuy không thể hiện trong bộ phim, nhưng cá nhân tôi cho rằng cuộc chiến Việt Nam không mang lại mấy giá trị mà hậu quả thì to lớn vô cùng. Cho nên, sai lầm ở đây là sai lầm chiến lược. Đây là lịch sử. Chúng ta còn nợ chính bản thân mình trong việc hiểu rõ những gì đã diễn ra, còn nợ những người miền Nam Việt Nam trong việc công nhận tinh thần anh dũng của họ cũng như cảm kích những gì họ đã phải trải qua, đặc biệt vào giai đoạn kết thúc cuộc chiến, và cả sau biến cố 30/4, những đau thương và khó khăn mà rất nhiều người miền Nam phải gánh chịu để được đặt chân tới Mỹ. Bộ phim trình chiếu trong năm qua đã nhận sự hưởng ứng rất tích cực từ cộng đồng người Việt và họ đã trải lòng những câu chuyện của họ với chúng tôi. Vì vậy, chúng tôi đã mở chương trình gọi là ‘Những ngày đầu tiên’ trên website của hệ thống truyền hình PBS với những đoạn ghi âm tâm tình của người Việt khắp nơi kể về hành trình họ tới Mỹ. Đó là những câu chuyện cực kỳ độc đáo.
VOA:  Một số người nói cuộc chiến Việt Nam cho thấy cái giá phải trả khi nhúng tay vào chuyện của các nước khác. Ý kiến bà ra sao?
Đạo diễn Kennedy: Điều này cũng đúng một phần. Tôi sẽ không đưa ra phát biểu bao quát rằng chúng ta không bao giờ nên can thiệp vào chuyện của các nước khác vì có những tình thế cần phải làm như vậy. Nhưng tôi cho rằng trong trường hợp chúng ta phải làm và khi chúng ta làm, chúng ta phải cân nhắc suy tính thật kỹ, phải thật cẩn trọng và chiến lược. Một quốc gia có quân đội hùng mạnh đó chính là cơ bắp mà chúng ta phải biết cách sử dụng. Tôi nghĩ chúng ta đã dựa vào sức mạnh này nhiều hơn mức cầm thiết. Có những sự lựa chọn chiến lược khác mà chúng ta có thể dùng, như nỗ lực ngoại giao và cùng các phương thức khác, để chúng ta áp dụng giúp các nước không đi trật hướng mà không cần đến các động thái quân sự.
VOA: Trở lại với bộ phim, hành động của đại tá Stuart Herrington ở cuối bộ phim một lần nữa nhắc nhớ tới sự bội ước của Mỹ với miền Nam Việt Nam, vốn cũng là một lời cảnh cáo cho các đồng minh của Mỹ hiện tại và trong tương lai. Bà nghĩ thế nào?
Đạo diễn Kennedy: Một phần thông điệp ở đây chính là thể hiện sự khả tín là điều hết sức quan trọng. Trong nhiều năm, nước Mỹ đã đánh mất lòng tin và sự khả tín ấy. Chính quyền đương thời của Tổng thống Obama đang tìm cách xây dựng lại điều đó. Người dân trong nước cần bảo đảm rằng giới lãnh đạo thành thật và chịu trách nhiệm về những gì họ làm, rằng chúng ta được thông tin đầy đủ để có được sự lựa chọn chiến lược tốt nhất.
VOA: Có người đánh giá phim ‘Những ngày cuối ở Việt Nam’ là sâu sắc. Có người cho là một chiều vì không cho phe cộng sản Bắc Việt có tiếng nói trong khi phơi bày sự hung hăng, bất tín, và tàn bạo của họ; cũng như đưa ra hình ảnh binh sĩ miền Nam cởi bỏ quân phục và vũ khí tan hàng mà lại không nhắc tới cảnh các tướng tá miền Nam tự vẫn khi được lệnh buông súng. Bà giải thích thế nào về những điểm khuyết ấy?
Đạo diễn Kennedy: Với nhan đề ‘Những ngày cuối ở Việt Nam’, bộ phim chủ yếu phản ánh những khía cạnh của Mỹ và những ngày cuối của Hoa Kỳ trong cuộc chiến này chứ không nhằm phản ánh tất cả mọi khía cạnh về cuộc chiến. Phim chỉ xoay quanh những người trực diện với 24 giờ đồng hồ cuối cùng ở Việt Nam. Tuy tập trung vào một câu chuyện nhỏ trong những ngày cuối vốn chưa từng được kể trước đây, nhưng phim đã mang lại những giá trị to lớn.
VOA: Theo bà, bộ phim này sẽ đóng góp ra sao cho mối quan hệ Việt-Mỹ giữa lúc đôi bên năm nay kỷ niệm 2 thập niên ngày bình thường hóa quan hệ ngoại giao?
Đạo diễn Kennedy: Quan hệ hai bên đã cải thiện rất nhiều trong những năm qua. Theo tôi, tất cả chúng ta cần phải tìm hiểu về cuộc chiến để nhận biết những gì đã diễn ra, sự can đảm của người dân miền Nam, cũng như thảm kịch của giai đoạn đó. Nhìn nhận quá khứ là việc làm hết sức quan trọng để tiến tới tương lai. Khán giả của tôi ở đây xem bộ phim này như một nguồn hàn gắn đối với nhiều người Việt và tôi tin là người dân tại Việt Nam cũng cảm nhận như thế.
VOA: Xin chân thành cảm ơn đạo diễn Rory Kennedy đã đến với đài VOA trong cuộc phỏng vấn hôm nay.

Nguồn: http://www.voatiengviet.com/content/gap-dao-dien-nhung-ngay-cuoi-o-viet-nam/2732929.html