Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Tư, 25 tháng 3, 2015

Ngẫu hứng Trần Tiến 8

Tiến kể Lập nghe…

Văn chương là gì?

Cô Đào dạy anh: Văn là kể chuyện một cách nhân văn những điều ai cũng đã trải qua và sẽ trải qua, đã biết và sẽ biết.

Vì cô bảo, vòng đời ngắn lắm. Người trước nói với người sau điều mình biết. Thế thôi!

Nhưng Văn chỉ khác một điều: Ai là người kể chuyện mình nghe.

Thời ấu thơ, chỉ có mẹ là nhất.

Nhưng lớn lên, nhiều kẻ bốc phét, thậm chi lừa đảo, rồi thì cũng qua phút lừa mà biết.

Đó không phải là Văn.

Kẻ kể chuyện kiểu riêng, hấp dẫn ai đó. Sẽ được người đó gọi là nhà văn. Với điều kiện họ phải tin.

Đã có vài nhà văn anh trót đắm đuối, mê mẩn. Rồi một ngày, anh khinh như chó. Họ cũng chẳng có lỗi gì. Họ nói chuyện "Vãn”. Anh tưởng chuyện "Văn". Mà nhất là nhiều người tưởng thế. Anh cũng chỉ là kẻ a dua, tưởng thế.

Người “Sè – gòn” thì nói: Dzậy, mà không phải dzậy.

Làm văn đã khó. Làm người khó biết bao! Văn giỏi mà dối trá, làm sao bằng Văn chả có gì, nhưng thật.

Có lẽ nên chăng... làm người trước khi làm "Nhà" này nọ!?

Ê, mà thật là gì?...

Là cái gì tưởng là thật.

Trước phòng anh, chị trồng cây nhiều lắm, để anh đỡ bị "xì-trét". Ngày nào cũng có một cậu Chích choè đứng chích choè với bạn gái ... (tất nhiên, cũng chích choè!)

Một ngày chẳng thấy chúng đâu. Anh nghi là chúng đi làm báo. Báo chích choè cho độc giả chích choè xem.

Bọn sẻ nâu ít nói và hình như, chưa có toà soạn…

Văn thật bán chẳng ai mua. Văn rởm bán chạy hơn, nhưng nếu tưởng bở, dễ lỗ. Văn tưởng là thật bán lai rai, doanh số vậy mà cao hơn.

Văn tưởng là thật mà đúng là thật, bán muôn đời. Trừ khi thế giới không cần đến báo giấy và báo điện tử.

Cách đây dăm triệu năm gì đó. Có nhà phát hành báo "Huệ nhãn". Bài gửi đến, biên tập xong. Phát hành bằng con mắt thứ ba. Gửi tiền nhuận bút cũng bằng mắt. Chả biết có đúng không?...

Nhưng chuyện này thì anh biết: Anh đọc được báo chí bằng cách nhìn vào cái ruột thối của anh. Từ khi vào bệnh viện cấp cứu viêm phúc mạc vì ruột thối. Anh chẳng được đọc báo nữa.

Hì. Anh nói dzậy mà không phải. Đúng dzậy đó!