Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 25 tháng 8, 2014

Seminar: Thời đại dữ liệu lớn – cuộc cách mạng thay đổi tư duy và đời sống của chúng ta

Ban tổ chức: NXB Tri Thức, Ban thông tin và phổ biến kiến thức Book Hunter

Thời gian: 14h00 ngày 28 tháng 8 năm 2014

Địa điểm: Hội trường tầng 3 tòa nhà VUSTA 53 Nguyễn Du – Liên hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam

Chủ trì: Giáo sư Chu Hảo

Điều phối & Diễn giả: Book Hunter

Đây là chuỗi Seminar được tổ chức hàng tháng do NXB Tri Thức và Book Hunter Club đồng tổ chức nhằm mục đích khuyến khích tinh thần học hỏi thông qua sách vở, đồng thời tạo dựng một môi trường trao đổi kiến thức và ý tưởng cho giới trẻ.

Trong buổi Seminar lần này, chúng tôi xin được tổ chức buổi giới thiệu và thảo luận các vấn đề xung quanh Thời đại Dữ liệu lớn (Big Data). Dữ liệu lớn đã mở ra một cuộc Cách mạng trên toàn cầu, nhưng đa phần người dân Việt Nam không nhận thức được điều này.  Thế nhưng, thời đại Dữ liệu lớn đã hiện diện và chi phối đời sống cũng như cách thức tư duy của chúng ta, và trong tương lai chắc chắn sẽ tạo ra một trật tự thế giới hoàn toàn khác với hiện nay.

Các tham luận trong buổi seminar bao gồm:

-          Dữ liệu lớn và cuộc Cách mạng thay đổi tư duy khoa học (Trinh bày: Trần Mai Sơn, admin của Book Hunter, biên tập viên của Tech in Asia)

-          Quan điểm của EU và Mỹ về quyền lãng quên thông tin (Trình bày: Nguyễn Quốc Cường, Book Hunter)

-          Công nghệ đang khiến nền giáo dục đại chúng trở nên lỗi thời ra sao

Timeline:

-          13h45 – 14h00: Đón tiếp

-          14h00 – 14h05: Giới thiệu chương trình

-          14h05 – 15h05: Tham luận, trình bày slide và thảo luận “Dữ liệu lớn và cuộc Cách mạng thay đổi tư duy khoa học”

-          15h05 – 15h15: Tham luận “Quan điểm EU và Mỹ về quyền lãng quên thông tin”

-          15h15 – 15h30: Thảo luận về quyền lãng quên thông tin

-          15h30 – 15h45: Tham luận “Công nghệ đang khiến nền giáo dục đại chúng trở nên lỗi thời ra sao”

-          15h45 – 16h30: Thảo luận về tương lai của nền giáo dục trong thời đại Dữ liệu lớn.

Giới thiệu về Dữ liệu lớn:

Dữ liệu lớn (Big Data) bắt đầu bùng nổ khi các dữ liệu thay vì được lưu trữ trên sách báo, băng hình, CD…, bắt đầu chuyển sang lưu trữ ở dạng kỹ thuật số. Ước tính trước năm 2000, ¾ lượng thông tin được lưu trữ ở dạng giấy, phim và các loại analog khác, thì ngày nay, chỉ khoảng 2% lượng thông tin chưa được lưu trữ ở dạng kỹ thuật số.

Tất cả mọi vấn đề của đời sống chúng ta đều có thể “dữ liệu hóa”, từ địa điểm nơi chúng ta uống một cốc café thông qua hệ thống định vị GPS, hay sự “ưa thích” của chúng ta thông qua nút “like” của facebook. Bởi thế, không phải chỉ có thông tin hay kiến thức, đời sống với các tương tác và hành vi của chúng ta  đã được “dữ liệu hóa”. Do đó, quả thực chúng ta đã và đang bước vào Thời đại Dữ liệu lớn.

Tác động rõ rệt nhất của Dữ liệu lớn đó là làm thay đổi cách thức của ngành thống kê. Thay vì chọn mẫu bất kỳ với số lượng có hạn để khảo sát thì các nhà xã hội học có thể chuyển sang phân tích dữ liệu có được từ Internet. Việc này giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và tăng độ chính xác nhờ vào có thể khảo sát trên diện rộng. Một câu nói kinh điển của thời đại Dữ liệu lớn, đó là : “Hãy để dữ liệu tự nói”. Như vậy, những tiên đoán, giả thuyết trong mọi mặt từ chính trị, kinh tế, giáo dục… đều có thể cần phải xem xét lại.

Tuy nhiên, vấn đề nhiều người lo ngại là, sẽ xử lý thế nào với các dữ liệu sai hoặc không chính xác. Ở thời dữ liệu lớn, ngay cả các dữ liệu không chính xác cũng có tác dụng, chúng có thể cho chúng ta biết những điều mà các dữ liệu đúng chưa thể làm được. Ví dụ như dữ liệu sai có thể cho các nhà phân tích dữ liệu biết cách thức con người hay sai theo các kiểu như thế nào. Không có gì là vứt đi trong thời đại Dữ liệu lớn.

Nhưng vấn đề thật sự cần được quan tâm ở thời đại Dữ liệu lớn này chính là tính bảo mật thông tin cá nhân. Một vấn đề khác được nảy sinh trong Quyền tự do thông tin, đó là quyền lãng quên thông tin. Khi đời sống được dữ liệu hóa, mọi tiện ích sẽ tốt hơn, nhưng quyền riêng tư sẽ bị xâm phạm. Vậy thì chúng ta nên có một thái độ và cách thích ứng thế nào trong thời đại Dữ liệu lớn này? Đó là vấn đề đau đầu với Mỹ và EU hiện nay.

Ở Việt Nam, thời đại Dữ liệu lớn bắt đầu diễn ra, chỉ là đa phần chúng ta không nhận thức được mà thôi. Hãy để ý các suggest của facebook, google search, hay các trang thương mại điện tử, cách thức bàn phím điện thoại tự sửa lỗi sai của mình… bạn sẽ nhận ra rằng chúng ta thật sự đang ở trong nó.