Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 10 tháng 8, 2014

Đời tôi – tự truyện của Giáo hoàng Văn học Đức

“Đời tôi” tái hiện cuộc đời của Marcel Reich-Ranicki – nhà phê bình uy tín của văn học Đức. Cuốn sách kể câu chuyện đầy bão tố và tình yêu văn chương của ông.

Một buổi trò chuyện ngắn quanh cuốn Đời tôi diễn ra tại Viện Goethe Hà Nội tối 22/5, với sự tham gia của dịch giả Lê Quang và biên tập viên cuốn sách Kiều Vân.

Doi-toi-body-1851-1400829815.jpg

Bìa sách Đời tôi.

Đời tôi của Marcel Reich-Ranicki kể câu chuyện có thật của người đã thoát chết trong vụ thảm sát người Do Thái.

Sinh năm 1920 tại Ba Lan, là con trai một gia đình Do Thái, lớn lên ở Berlin, Ranicki làm quen với văn học và triết học Đức từ rất sớm. Qua cha mẹ, cậu Ranicki trẻ tuổi thấm thía rằng mình rơi vào mối nguy hiểm lớn nhất khi là một người Do Thái dưới chế độ Đức quốc xã. 

Ngay sau khi tốt nghiệp phổ thông năm 1938, Ranicki bị đày đến Warszawa. Năm 1940, ông chuyển đến khu Do Thái và tìm thấy tình yêu lớn của đời mình trong lúc khốn khó nhất, người sau này là vợ ông. Bà tên là Teophila, hay còn được gọi với tên Tosia. Bố mẹ và anh trai Ranicki cùng mẹ Tosia bị đày đến trại hành quyết và bị sát hại ở đó. Tháng 2/1943, Ranicki cùng vợ trốn khỏi khu Do Thái để tới khu hầm ẩn náu ở Warszawa. Sau chiến tranh, ông hoạt động cho tình báo Ba Lan tại Ba Lan và London. 

Năm 1958, ông quyết định cùng vợ trở lại Đức. Tại đây, Marcel Reich-Ranicki trở thành một nhà báo văn hóa và nhà phê bình văn học nổi tiếng. 

body-Ranicki-9612-1400829816.jpg

Ảnh Marcel Reich-Ranicki chụp những năm cuối đời. 

Trong tự truyện Đời tôi, có tới ba câu chuyện mà bạn đọc có thể tìm thấy. Đó là chuyện về một cuộc đời trải qua nhiều sóng gió, thoát chết khỏi dàn máy chém diệt chủng. Cuộc đời của một nhà văn, nhà phê bình cũng được tác giả thể hiện trong sách, nói cách khác, cuốn tự truyện này là lời tự tình với văn chương của Ranicki. Một câu chuyện nữa trong sách là mối tình của ông với Tosia. Hai người gặp nhau bên một xác chết. Chuyện tình của họ đẹp như một tiểu thuyết, và có thể dựng thành phim.

Dịch giả Lê Quang – người đã biên dịch hàng chục đầu sách văn học Đức – nói ông đã mua cuốn Đời tôi cách đây 10 năm. Lúc đó nhiều người ở viện Goethe Hà Nội đã gợi ý ông dịch. “Tôi đầu hàng ngay từ đầu. Bởi đây là một cuốn khó dịch và cũng khó bán nên bất lợi cho tôi khi đưa bản thảo tới nhà xuất bản giới thiệu” – Lê Quang nói.

Chị Kiều Vân – biên tập viên cuốn sách – cho biết, trước khi xuất bản Đời tôi đã có một cuộc tranh luận dài với đội ngũ làm sách. Đó là một cuốn sách phê bình, mà phê bình thường khô khan nên không đạt tiêu chí thương mại. “Nhưng tên tuổi của Reich-Ranicki khiến chúng tôi tò mò. Một nhà phê bình được coi là Giáo hoàng, vậy quyền lực của ông ấy nằm ở đâu? Chúng tôi quyết định làm cuốn sách để giới thiệu một chân dung văn học thú vị. Vì quyền lợi của độc giả, chúng tôi hy sinh quyền lợi thương mại để làm cuốn sách về nhân vật lẫy lừng trong văn học này” – biên tập viên Kiều Vân nói.

Giải thích về tên “Giáo hoàng văn học Đức” được gắn cho Ranicki, dịch giả Lê Quang cho biết Ranicki là một nhà phê bình không khoan nhượng, thẳng thắn, không bị bất cứ yếu tố nào tác động tới tính công tâm trong suy nghĩ của ông. Lê Quang nói: “Ông ấy mà khen cuốn nào, cuốn ấy được giới học thuật đánh giá cao và lập tức bán chạy, còn ông ấy mà dìm cuốn nào, thì cuốn đó đúng là khó ngóc đầu lên được”.

Là người Do Thái ở Đức, Ranicki bị hạn chế về nhiều mặt, nhưng ông đã có sự tự chủ đặc biệt. Trong trường, ông giỏi Văn, yêu văn chương, đọc nhiều sách. Ngay từ bé ông không sợ các tác phẩm kinh điển. Ông từng là một học sinh trung học đi ngược lại ý kiến của mọi người, đến mức thầy giáo phải gọi ra và nói riêng: “Sau này cậu có trở thành nhà phê bình văn học, hãy gửi cho tôi danh thiếp”. Điều đó cho thấy Ranicki có chính kiến từ bé, và sau này ông trở thành nhà phê bình không khoan nhượng. 

Reich-Ranicki không qua trường lớp đào tạo về phê bình văn chương, ông cố tình biểu lộ điều đó bằng các ngôn từ dân dã. Ông nhận xét văn học bằng cách đời thường, theo kiểu: “Tôi đọc cuốn này hay lắm, cậu hãy đọc đi”. Ranicki viết phê bình như thưởng thức một món ăn, hay thì ông khen, dở thì ông chê. Ranicki không bị ảnh hưởng bởi những lý luận, giáo điều. Ông từng nói: “Tôi không giới thiệu văn học cho những người thạo văn học. Tôi giới thiệu sách cho những người sau khi nghe tôi giới thiệu sẽ đi tìm sách để đọc”.

body-Doi-toi-2-5514-1400829816.jpg

Dịch giả Lê Quang và biên tập viên Kiều Vân.

Nói về sự không khoan nhượng của Reich-Ranicki, dịch giả Lê Quang kể một câu chuyện, sau thành giai thoại. Ranicki cùng ba người khác tạo thành một bộ tứ quyền lực của văn chương Đức qua một chương trình truyền hình. Ranicki là bạn của Gunter Grass – tác giả từng đoạt giải Nobel và được giới chính khách ưu ái. Thế mà trước ống kính máy quay truyền hình, Ranicki thẳng thắn chê tác phẩm của Gunter Grass – người bạn của mình, một người được cả nước Đức nể trọng.

Không chỉ là một nhà phê bình thẳng thắn, không khoan nhượng, Reich-Ranicki còn muốn phê bình văn học phải mang tính giáo dục. Ông từng nói: Như mọi nhà phê bình, tôi muốn giáo dục. Không phải giáo dục các nhà văn, mà hướng đến độc giả, công chúng. Giáo dục độc giả phải đọc cái gì, cái gì hay thì nên đọc chúng. Ranicki cũng rất phẫn nộ khi có nhiều tác phẩm hay như vậy mà mọi người không chịu đọc.

An Hạ

Nguồn: giaitri.vnexpress.net