Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 29 tháng 1, 2024

Triển lãm mừng năm mới Giáp Thìn của Nhóm họa sĩ G39

Rồng

Lê Thiết Cương

Thật là lạ trong thập nhị địa chi tương ứng với 12 con vật biểu tượng thì có mỗi rồng là con không có ngoài đời thực. Thế nhưng rồng lại xuất hiện nhiều nhất trong lịch sử mỹ thuật Việt suốt từ thế kỷ thứ 10 đến cuối thế kỷ 19.

Giai đoạn 1000 năm Bắc thuộc và trước nữa là thời Đông Sơn thì không có hoặc đến nay vẫn chưa tìm thấy một hiện vật nào có hình rồng. Na ná rồng như giun, cá sấu… thì có. Nhưng gần 10 thế kỷ sau đó, hình tượng Rồng lại trở nên quen thuộc. Có phải là các thế hệ nghệ sĩ cha ông ta thích đề tài rồng, thích vẽ, nặn, khắc con vật này hơn 11 con khác trong 12 con giáp và những con khác hay không? Hay là vì rồng là một con vật đặc biệt?

Điều đặc biệt trước tiên như đã nói, Rồng là con vật của tưởng tượng. Quan trọng hơn, Rồng là con vật cùng một lúc mang hai biểu tượng: biểu tượng vương quyền trong thời phong kiến. Biểu tượng thứ hai là biểu tượng của tín ngưỡng vì rồng nằm trong bộ tứ linh Long, Ly, Quy, Phượng. Sự chọn lựa này chắc là cũng ngẫu nhiên thôi bởi vì chẳng ai giải thích được thấu đáo và hợp lý lý do của sự lựa chọn bốn con vật này tại sao lại linh hơn những con vật khác.

Ấy là chưa kể rồng còn mang biểu tượng của một trong 12 con giáp (tương đương, dân chủ và bình đẳng với lợn gà dê bò…) biểu tượng này của rồng khá dễ hiểu, là tháng thổ đầu tiên trong bốn thổ Thìn, Tuất, Sửu, Mùi của năm và đóng vai trò chuyển êm từ xuân - mộc sang hè - hỏa.

Rồng một lúc phải đóng nhiều vai cho nên rồng xuất hiện nhiều, có thể nói là nhiều nhất so với các con vật khác cũng là lẽ thường. Ngai vàng, quần áo, mũ mãng, dao kiếm của vua phải có hình rồng, cánh cửa chùa (chùa Phổ Minh), bệ đá chùa (chùa Bối Khê) cũng rồng, cho đến trán bia ở đình đền miếu (ví dụ bia Văn Miếu) vẫn rồng.

Nhưng trong đời sống làm gì có con rồng. Cha ông chúng ta đã “sáng thế” trên cơ sở những con vật như giun, rắn, cá sấu, giao long, chim muông, thú, cua cá, họ nhào nặn, cộng trừ nhân chia, thêm bớt… Tóm lại là tưởng tượng ra một con và gọi nó là con rồng. Đó là công cuộc sáng tạo thứ nhất. Khó khăn, quan trọng nhưng chưa đủ. Cuộc sáng tạo lần hai hay hơn, tức là đưa cái hiện thực không có thực đó, cái hiện thực mình vừa tưởng tượng ra thành tác phẩm.

1000 năm trải qua các thời kỳ (từ Lý, Trần, Hồ, Lê sơ, Mạc, Lê Trung Hưng, Lê Mạt, Nguyễn) hình tượng rồng đã có nhiều thay đổi, từ tạo hình, bố cục, chất liệu. Dễ nhận thấy những nét chính như sau: Rồng Lý mượt mà, tinh tế, uốn lượn mềm mại. Rồng Trần nhìn bề mặt thì giống Lý nhưng tinh thần thì khác, thô và khỏe hơn. Rồng Lê sơ chú trọng chi tiết, cụ thể, ít chất trang trí cách điệu. Rồng Mạc bỏ hẳn lối uốn khúc hình sin của Lý Trần tuy ít uốn lượn nhưng vẫn mềm mại, gây cảm giác mộc mạc giản dị. Rồng Lê Trung Hưng và Lê Mạt có hai đột phá là phần thân ở đoạn giữa có thêm một nhịp võng xuống tạo thành hình yên ngựa và thứ hai là hình mây lửa ở đuôi, bờm hoặc kết hợp rồng và những đám mây lửa hòa cùng nhau. Rồng Nguyễn là vẻ đẹp của cầu kỳ, kỹ lưỡng, trau chuốt.

Cách thức thể hiện rồng qua các thời kỳ từ đục đẽo chạm khắc cho đến đúc, gò, đắp nổi và chủ yếu ở dạng phù điêu. Rồng có mặt ở trên tất cả các chất liệu, đá, đất nung, gỗ, gốm, đồng, sơn mài. Rồng có ở nhiều dạng bố cục, chữ nhật, tròn, lá đề, bán nguyệt.

Phương pháp tạo hình rồng kết hợp với những đề tài khác làm hình tượng rồng càng trở nên phong phú.

Ví dụ: cá hóa rồng (tháp Đăng Minh đời Trần, đình Lỗ Hạnh đời Mạc, đĩa gốm Chu Đậu thế kỷ XV…)

Rồng hóa mây (lan can đá ở cổng vào Văn Miếu).

Tiên nữ cưỡi rồng (đình Lỗ Hạnh thời Mạc và ở chùa Keo thời Lê Trung Hưng).

Rồng ôm chữ Phúc (chùa Bối Khê, thời Lê Trung Hưng).

Rồng ngậm chữ Thọ (đền Phú Đa, thời Lê Mạt).

Rồng chầu chữ Phật (chùa Kim Liên, Tây Hồ thời Lê sơ).

Rồi Long Phụng, Long vân khánh hội, Long vân sơn thủy, Long mã, trúc hóa long…

Motif rồng được trang trí trong đỉnh đồng, chuông, chân đèn gốm, ngai thờ, cuốn thư, ấn triện, v.v.

Lưỡng long chầu nhật rất phổ biến trên nóc đình chùa đền miếu. Rồng kết hợp mặt hổ phù (bia chùa Thiên Mụ / Huế), tượng Thích Ca sơ sinh với 9 con rồng.

Có người Việt nào mà lại không tự hào về cội rễ Con Rồng cháu Tiên với truyền thuyết Cha Lạc Long Quân, Mẹ Âu Cơ? Có người Việt nào mà không nhớ đến tích Thăng Long rồng bay / thủ đô hơn nghìn năm văn hiến?

Chúng tôi muốn nhắc lại đây lời dặn con của Thượng hoàng Trần Nhân Tông vào năm 1299 để chúng ta có khái niệm về loại rồng này: “Nhà ta vốn là người vùng hạ lưu, đời đời ưa chuộng tính hùng dũng, thường thích hình rồng vào đùi, nếp nhà theo nghề võ, nên thích hình rồng vào đùi để không quên gốc…” (trích từ cuốn Hoa văn Việt Nam của Nguyễn Du Chi).

Ôn lại truyền thống Rồng, di sản Rồng trong mỹ thuật xưa để những nghệ sĩ hôm nay tiếp tục sáng tạo, cùng rồng đi từ truyền thống sang hiện đại.

Tết đã ngay ngoài cửa, phòng tranh rồng của 21 họa sĩ Nhóm họa sĩ G39 với 89 tác phẩm bằng các chất liệu sơn dầu, bột màu, sơn mài, giấy dó, acrylic, gốm Hương Canh, gốm Phù Lãng… thay cho lời chúc năm mới, chúc vận mới khởi từ Giáp Thìn an lành và hạnh phúc tới tất cả các bạn.

01.2024

 

Thông cáo báo chí triển lãm mừng năm mới Giáp Thìn

của Nhóm họa sĩ G39

Mobile

Rồng là con vật cùng một lúc mang hai biểu tượng của vương quyền trong thời phong kiến và biểu tượng tín ngưỡng vì rồng nằm trong bộ tứ Long, Ly, Quy, Phượng. Rồng cũng là con vật mang biểu tượng của 1 trong 12 con giáp (tương đương, dân chủ, bình đẳng với lợn gà dê bò…), là tháng thổ đầu tiên trong 4 thổ Thìn, Tuất, Sửu, Mùi của năm và đóng vai trò chuyển êm từ xuân (mộc) sang hè (hỏa).

1000 năm trải qua các thời kỳ (từ Lý, Trần, Hồ, Lê sơ, Mạc, Lê Trung Hưng, Lê Mạt, Nguyễn) hình tượng rồng đã có nhiều thay đổi, từ tạo hình, bố cục, chất liệu. Dễ nhận thấy những nét chính như sau: Rồng Lý mượt mà, tinh tế, uốn lượn mềm mại. Rồng Trần nhìn bề mặt thì giống Lý nhưng tinh thần thì khác, thô và khỏe hơn. Rồng Lê sơ chú trọng chi tiết, cụ thể, ít chất trang trí cách điệu. Rồng Mạc bỏ hẳn lối uốn khúc hình sin của Lý Trần tuy ít uốn lượn nhưng vẫn mềm mại, gây cảm giác mộc mạc giản dị. Rồng Lê Trung Hưng và Lê Mạt có hai đột phá là phần thân ở đoạn giữa có thêm một nhịp võng xuống tạo thành hình yên ngựa và thứ hai là hình mây lửa ở đuôi, bờm hoặc kết hợp rồng và những đám mây lửa hòa cùng nhau. Rồng Nguyễn là vẻ đẹp của cầu kỳ, kỹ lưỡng, chau chuốt.

Tiếp nối truyền thống và kế thừa di sản Rồng trong mỹ thuật của cha ông ta thời xưa, những nghệ sĩ hôm nay tiếp tục sáng tạo, cùng rồng đi từ truyền thống sang hiện đại.

Chào đón năm mới Giáp Thìn 2024, Nhóm nghệ sĩ G39 chúng tôi lại cùng nhau tổ chức triển lãm thường niên mừng năm mới Rồng với 90 tác phẩm đa dạng chất liệu từ sơn dầu, bột mầu, sơn mài, giấy dó, acrylic đến gốm Hương Canh, gốm Phù Lãng không chỉ đề tài về Rồng mà còn về tình yêu với thiên nhiên, con người… Triển lãm này là lời chúc năm mới, chúc vận mới khởi từ Giáp Thìn an lành và hạnh phúc tới tất cả mọi người.

Thông tin sự kiện

20 nghệ sĩ tham dự:

Nguyễn Hồng Phương / Hoàng Phương Liên / Bùi Thanh Thủy / Phương Bình / Bình Nhi / Vương Linh / Lê Thư Hương / Nguyễn Minh / Trần Hồng Đức / Nguyễn Minh Hiếu / Việt Anh/ Lê Minh Trí/ Nguyễn Hồng Quang / Vũ Hữu Nhung / Nguyễn Thanh Quang / Nguyễn Quốc Thắng / Lâm Đức Mạnh / Tào Linh / Lê Thiết Cương / Hồng Việt Dũng

Khai mạc: 17h, Thứ Tư, 24/01/2024

Tại: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, 66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội.

Triển lãm trưng bày từ ngày 24/01 đến hết ngày 30/01/2024

----

Gallery39a@gmail.com / 0904 662 294

@phongtranh Lyquocsu

Bộ tác phẩm Rồng ẩn - Nguyễn Hồng Quang

Bộ tác phẩm Rồng ẩn - Nguyễn Hồng Quang

Cùng chơi với rồng - Nguyễn Quốc Thắng 

Cùng chơi với rồng - Nguyễn Quốc Thắng

Đợi xuân - Tào Linh

Đợi xuân - Tào Linh

Giáp Thìn - Hoàng Phương Liên

Giáp Thìn - Hoàng Phương Liên

Cô gái phương Đông - Nguyễn Minh

Cô gái phương Đông - Nguyễn Minh

Lễ hội múa lân - Trần Hồng Đức

Lễ hội múa lân - Trần Hồng Đức

Lắng nghe sắc màu - Bùi Thanh Thủy

Lắng nghe sắc màu - Bùi Thanh Thủy

Nắng sớm - Việt Anh

Nắng sớm - Việt Anh

Hoa Tet - Binh Nhi

Hoa Tết - Bình Nhi

Nắng xuân - Lâm Đức Mạnh

Nắng xuân - Lâm Đức Mạnh

Print

Ngày Tết - Lê Minh Trí

Những chuyện thường ngày - Nguyễn minh Hiếu

Những chuyện thường ngày - Nguyễn Minh Hiếu

Rồng thiền - Vương Linh

Rồng thiền - Vương Linh

Tây Bắc - Nguyễn Thanh Quang

Tây Bắc - Nguyễn Thanh Quang

Rước Rồng - Lê Thiết Cương

Rước Rồng - Lê Thiết Cương

Tet xua - Nguyen Hong Phuong

Tết xưa - Nguyễn Hồng Phương

Xuân Long - Lê Thư Hương

Xuân Long - Lê Thư Hương

Tiên Rồng - Vũ Hữu Nhung

Tiên Rồng - Vũ Hữu Nhung

Vũ điệu - Phương BÌnh

Vũ điệu - Phương Bình