Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 1 tháng 5, 2022

Tự dưng nhớ…

Thái Hạo

“Câu hỏi của tôi, cái câu hỏi đã đưa tôi tới bờ mép của sự quyên sinh khi tôi 50 tuổi, là câu hỏi đơn giản nhất trong tâm hồn mọi con người, từ một đứa trẻ ngờ nghệch cho đến những bậc cao niên khôn ngoan nhất, câu hỏi mà thiếu nó thì không thể sống được. Câu hỏi đó là như vầy: Tại sao tôi nên sống? Có chăng một ý nghĩa trong đời tôi, cái ý nghĩa đó sẽ không bị hủy diệt bởi cái chết của tôi – cái chết tất yếu và đang tới gần?” .

Mấy câu này trích trong cuốn Tự thú của văn hào Tolstoy. Cuốn sách này tôi đọc hồi năm thứ 2 đại học, giữa lúc khủng hoảng nhất – mà có lẽ trạng thái ở mức độ ấy sẽ không bao giờ trở lại nữa. Khi tôi biết đặt câu hỏi và thấy ra những sự vô nghĩa của đời sống, rồi rơi vào một trạng thái bi quan thống thiết nhất, rủi thay, tôi đã đọc nó.

Đúng như tên gọi, Tự thú là cuốn sách chứa đựng nỗi đau đớn tột cùng trong một trạng thái luôn muốn chết đi vì sự trống rỗng của đời người. Kết thúc, cũng không có gì sáng sủa, lạc quan quan, hi vọng…, chỉ một màu tối đen.

Cái lạ lùng là, đáng ra một cuốn sách như thế sẽ phải giết chết một kẻ bi quan đã mất ngủ hàng tháng trời, nhưng không, dường như sau cuốn sách ấy, tôi đã bước ra. Một cơn đau dữ dội cuối cùng, dù chẳng có lý lẽ nào cả, đã cân bằng lại đời sống. Cuốn sách không mở ra con đường nào hết, không truyền bất cứ cảm hứng “tích cực” nào, ngược lại nó hoàn toàn tăm tối và không lối thoát. Vậy cái gì đã lôi tôi ra? Có lẽ là sự đồng cảm. Chúng ta không cô độc, vẫn có người nghĩ như thế và nếm trải như thế. Cơn đau và niềm tuyệt vọng ấy là “tài sản” chung của con người.

Có lẽ đó chính là sức mạnh vô hình, phi lý trí của nghệ thuật nói chung. Nó giải thích cho sức sống dai dẳng của những tác phẩm diễn tả niềm bi quan, nỗi tuyệt vọng, sự cô đơn… Nghệ thuật đích thực và trường cửu luôn gắn liền với những thứ ấy – vì nó vĩnh viễn thuộc về con người. Đọc một tác phẩm “như có máu nhỏ trên đầu ngọn bút”, ta không chỉ đau nỗi đau của tha nhân mà còn tìm thấy sự đồng cảm và được xoa dịu. Đó là một cuộc giao tiếp vô ngôn mà kỳ diệu, làm cho con người người hơn.

Một vụ tự tử thì không có gì giống với một tác phẩm diễn tả sự tử tử, đừng đánh đồng. “Tự tử lây lan” (?), nhưng tác phẩm về sự tự tử là một sự cách điệu, nó tác động theo một cách khác, và không dẫn đến cái chết, nếu không nói là ngược lại. Không cẩn thận có khi ta sẽ coi hết thảy nghệ thuật trên đời là “văn hóa phẩm đồi trụy”, và đòi xóa bỏ chúng!

NẾU đó là nghệ thuật, sẽ chẳng có ai còn muốn chết như trước nữa. Hình như không có gì buồn chết hơn là những thứ “lạc quan tin tưởng”, “phơi phới dậy tương lai”.

 

T.H