Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Bảy, 4 tháng 11, 2017

Từ điển tiếng Việt của GS Nguyễn Lân – Phê bình và khảo cứu (kỳ 16)

Hoàng Tuấn Công


○ “chanh khế một lòng, bưởi bòng một dạ Ý nói: Nhóm người này không cùng ý kiến với nhóm người kia”.

Không đúng. Nghĩa đen: Chanh khế giống nhau ở chỗ đều có vị chua; bưởi bòng giống nhau ở chỗ đều có múi. Nghĩa bóng: nhóm người nào đó có cùng bản chất, lợi ích, thì thường bênh vực, bảo vệ cho nhau.

○ “chân lấm vẩy càn Phê phán kẻ xấu hay làm bậy, làm hại người khác”.

Đúng ra là TRÂU lấm vẩy càn chứ không phải “CHÂN lấm” (chúng tôi đã loại trừ nguyên nhân in sai, vì các nhà xuất bản đu in giống nhau). Cái chân của người lấm bẩn, dẫu có muốn “vẩy” cũng khó bề làm lấm được ai. Nghĩa đen: Con trâu thích đầm mình trong bùn. Khi lên bờ, theo tập tính xua đuổi ruồi muỗi, cái đuôi trâu (phần chót có túm lông như cái chổi) cứ vẩy qua, vẩy lại khiến bùn văng lung tung cả. Sau mỗi lần vẩy, cái đuôi của nó lại đập trở lại vào hông, được nhúng thêm bùn đất và tiếp tục vẩy hết bên này sang bên kia,...Bị con trâu lấm nó vẩy bùn thì chỉ có nước là chạy cho xa, chứ không có cách nào khiến nó dừng lại được. Nghĩa bóng: Kẻ có khuyết điểm, tội lỗi thường tìm cách bôi nhọ, đổ bừa cho người xung quanh, chứ không phải kẻ xấu hay làm bậy, làm hại người khác”.

○ “chèo suối mát mái (Mái là mái chèo) Ý nói: làm việc ở một nơi có điều kiện thuận lợi thì cảm thấy dễ chịu”.

Ở đây, GS Nguyễn Lân đã mắc lỗi thu thập mục từ theo trí nhớ, lẫn lộn giữa S và X, không có cơ sở từ vựng học. Chỉ có “Chèo XUÔI mát mái”, (thường nói “Xuôi chèo mát mái”) chứ làm gì có “Chèo SUỐI mát mái”? (Chúng tôi đã loại trừ khả năng in sai). “Suối” thường lắm thác nhiều ghềnh, vụng sâu, đá ngầm, dù xuôi hay ngược đều khó khăn, nói gì đến “mát mái”? Nghĩa đen: Con thuyền đang xuôi dòng, công việc chèo lái rất thuận lợi, nhẹ nhàng, không gặp bất cứ khó khăn, trở ngại nào. Nghĩa bóng: Công việc trôi chảy, thuận lợi, không có vướng mắc gì. Tục ngữ gốc Hán đồng nghĩa: Nhất phàm phong thuận - 一帆風順 - Thuận buồm xuôi gió; Thuận thuỷ hành châu - 順水行舟 - Thuyn đi thuận dòng. Trái nghĩa với “Thuận thuỷ hành châu” là “Nghịch thuỷ hành châu - 逆水行舟 - Chèo thuyền ngược nước”.

○ “chiêm khôn hơn mùa dại Người tốt mà dại thì thua thiệt kẻ xấu mà khôn”.

Không phải vậy. Tại sao “chiêm khôn” lại hiểu thành “người tốt mà dại”, còn “mùa dại” lại có nghĩa là “kẻ xấu mà khôn”? Đây là kiểu giảng bừa cho qua chuyện. Câu này nói về thời vụ cấy lúa và kinh nghiệm đầu tư sản xuất nông nghiệp. Ngày trước, người ta xem thời vụ sản xuất vụ Mùa (còn gọi vụ Mười - thu hoạch vào tháng Mười) tốt hơn vụ Chiêm (còn gọi vụ Năm - thu hoạch vào tháng Năm). Nhưng nếu vụ Chiêm cày cấy kịp thời, biết đầu tư chăm sóc [“khôn”] thì vẫn tốt hơn vụ Mùa mà không đảm bảo “nước phân cần giống” [“dại”]. Bách khoa nông nghiệp, mục “lúa mùa” cho biết: “Trước kia, lúa mùa cho năng suất cao hơn lúa chiêm, nhưng hiện nay lúa mùa có năng suất thấp hơn năng suất lúa đông-xuân và lúa hè-thu.” Trong sách Xứ Đông Dương, Paul Dumer cũng chép như sau: “Nam Kỳ chỉ có một vụ thu hoạch lúa mỗi năm; Bắc Kỳ thì có hai vụ. Vụ thu hoạch quan trọng nhất là vào tháng Mười theo lịch An Nam, rơi vào tháng Mười một; vụ kia vào tháng Năm theo lịch An Nam, rơi vào tháng Sáu.” Điều này được khẳng định trong thực tế, trước kia lúa mùa thường chiếm diện tích nhiều nhất trong cả nước. Mặt khác, ở vụ mùa người ta gieo trồng rất nhiều giống lúa, nhiều phương thức canh tác khác nhau (gieo thẳng, cấy), trên các loại chân đất khác nhau, mà thông thường lúa vụ Chiêm bị hạn hán do thiếu nước, không thể gieo cấy được. Trong khi lúa Chiêm thường là những giống cao cây, cấy ở những chân ruộng trũng bỏ hoá vụ mùa.

Giải thích tục ngữ nói về kinh nghiệm sản xuất mà không hiểu gì về tập quán sản xuất nông nghiệp cổ truyền, thì việc phỏng đoán vô căn cứ như GS Nguyễn Lân làm, là điều hoàn toàn dễ hiểu.

○ “chim khôn đậu nóc nhà quan, trai khôn tìm vợ gái ngoan tìm chồng (Trong thời phong kiến nhà bọn quan lại có nhiều thóc gạo hơn nhà dân). Ý nói trong việc hôn nhân, bản thân người con trai, con gái phải tự lo tìm hiểu, để xây dựng hạnh phúc gia đình”.

GS hiểu một cách nông cạn, cho rằng chim đậu nóc nhà quan thì có cơ hội ăn thóc gạo, vì “trong chế độ phong kiến nhà bọn quan lại có nhiu thóc gạo hơn nhà dân”(!). Nhưng nhà quan giàu, thường cất giữ tiền bạc, còn nhà dân giàu mới tích trữ lắm thóc gạo. Quan trọng hơn, ý dân gian là: Chim đậu nóc nhà quan là dựa vào cái thế lực của nhà quan, bởi ai dám tự tiện vào khu vực nhà quan mà săn bắn, bắt bẫy chim? Trên thực tế, chẳng có con chim nào phân biệt được đâu là nóc nhà quan mà tìm đậu. Nhưng theo bản năng sinh tồn, nơi nào chúng cảm thấy an toàn thì sẽ đến trú ngụ [Tục ngữ Hán: Lương cầm trạch mộc - 良禽擇木 - Chim khôn chọn cây làm tổ]. Tục ngữ mượn hình ảnh con chim khôn để làm nổi bật lên nhật xét chàng trai khôn phải biết tìm cô con gái ngoan mà lấy; người con gái ngoan, phải biết chọn người con trai tài giỏi, có thể nhờ cậy, làm chồng.

○ “cho đi tàu bay Lời nói đùa, ý nói định đề cao người nào”.

Đầy đủ phải nói Cho đi tàu bay giấy, mới có nghĩa, bởi tàu bay giấy là tàu bay giả, ám chỉ về việc tâng bốc người nào đó “lên mây”, khiến người đó tưởng nhầm là mình tài giỏi thật. Mặt khác, “cho đi” nói hành động, việc làm đã thuộc thì quá khứ hoặc hiện tại rồi, GS nói “định đ cao người nào”, lại ám chỉ việc ấy đang ở thì tương lai (chỉ nằm trong ý định) làm sai bản chất câu thành ngữ mới (ra đời chưa lâu). Có lẽ phải từ sau khi dân gian nhìn thấy tàu bay Pháp xuất hiện trên bầu trời Việt Nam vào khoảng đầu thế kỷ XX, rồi khá lâu sau đó, lớp học trò quốc ngữ nhỏ mới gấp tàu bay bằng giấy, ném lên trời làm trò chơi cho vui, rồi lại sau nữa mới ra đời thành ngữ “Cho đi tàu bay giấy”.

○ “chồng chắp, vợ nối Nói cặp vợ chồng lăng nhăng, không có cưới xin đàng hoàng”.

Một nội dung rất nghiêm chỉnh đã bị GS Nguyễn Lân hiểu lệch lạc. Đây là nói chuyện duyên nợ dở dang, nửa đường đứt gánh, đôi bên tìm đối tượng chắp nối lại với nhau, tiếng Hán gọi là “tục đoạn” 續斷 (nối lại tình duyên đã đứt) hay “tục huyn” 續絃 (nối dây). [Từ điển Thiu Chửu: “Ðời xưa ví vợ chồng như đàn sắt đàn cầm, cho nên vợ chết gọi là đoạn huyn 斷絃 (đứt dây - HTC), lại lấy vợ nữa gọi là tục huyn 續絃]. Câu đồng nghĩa với “Chồng chắp vợ nối” là Rổ rá cạp lại. Ngoài ra, “Chồng chắp vợ nối” (Chồng thì chắp, vợ thì nối) còn có ý nghĩa rất hay, nói về tình nghĩa vợ chồng bền chặt khăng khít, gắn bó với nhau, cùng vun đắp hạnh phúc trong nghèo đói, gian khổ. Ca dao dân gian Thanh Hoá: “Ai về Kẻ Rỵ, nhắn chị hàng thừng, trăm chắp nghìn nối xin đừng quên nhau”. (Dị bản: “Biết nhau từ thuở bện thừng, trăm chắp nghìn nối ta đừng quên nhau”).

○ “chồng lớn vợ bé thì xinh; chồng bé vợ lớn ra tình chị em Đây là một thành kiến xã hội cho là chồng phải lớn hơn vợ”.

Đây là ca dao, không phải tục ngữ, thành ngữ. Mặt khác, nội dung không phải “một thành kiến xã hội”, mà là quan niệm về sự xứng lứa, vừa đôi của cặp vợ chồng (xưa cũng như nay). Trong thực tế, xưa kia nhiều gia đình khi hỏi vợ cho con trai thường muốn chọn người con gái đã trưởng thành, nhiều tuổi hơn con mình, mục đích về nhà đã biết lo làm ăn. Do đó, có tình trạng chênh lệch tuổi tác, vợ nhiều tuổi, lớn hơn chồng, ra đường tưởng như hai chị em. Dân gian có câu hát chế giễu “Bồng bồng cõng chồng đi chơi, Đi đến nổ lội đánh rơi mất chồng là vậy. Xứng đôi vừa lứa là quan niêm đúng đắn cả xưa và nay, sao lại gọi là “thành kiến”?. Có thể ví dụ những câu ca xưa: “Vô duyên vô phúc, múc phải ông chồng già, Ra đường người hỏi là cha hay chồng”; hay Chị em ơi, cho tôi mượn cái gầu sòng, Để tôi tát nước vớt chồng tôi lên”.

○ “chồng thấp vợ cao như đôi đũa lệch, biết bao giờ bằng Chế giễu cặp vợ chồng cao thấp khác nhau”.

Lời giải thích rất chung chung. Không biết “chế giễu cặp vợ chồng cao thấp khác nhau” là thế nào? Có nghĩa hai vợ chồng không cao bằng nhau? Chồng cao hơn vợ, hay vợ cao hơn chồng? Hoặc vợ chồng cao thấp phải bằng nhau ư?

Như chúng tôi đã phân tích ở trên, đây là tình cảnh tảo hôn xưa, cha mẹ lấy vợ cho con, chọn người lớn tuổi để để gánh vác công việc gia đình, mặc dù con trai còn bé. Hai vợ chồng họ phải chịu sự chênh lệch tuổi tác “biết bao giờ bằng ấy suốt đời. Bởi vậy có bài ca dao:

“Mẹ em tham thúng xôi rền,

Tham con lợn béo, tham tiền Cảnh Hưng,

Em đã bảo mẹ rằng đừng

Mẹ hấm! Mẹ hứ! Mẹ bưng ngay vào.

Bây giờ kẻ thấp người cao,

Như đôi đũa lệch so sao cho bằng?

○ “chơi chó, chó liếm mặt Ý nói: Làm thân với kẻ xấu nhiều khi nó làm hại mình”.

Không có “kẻ xấu” và chuyện “làm hại” ở đây. Nghĩa đen: Chó là con vật biết biểu lộ tình cảm với người. Bình thường nó luôn nem nép, thể hiện sự biết ơn của kẻ đầy tớ trung thành. Thế nhưng, hễ được chủ yêu quý, vuốt ve, là nó bắt đầu rụt rè liếm láp vào tay chân thăm dò. Thân mật hơn chút nữa, nó nhảy cẩng lên, liếm hẳn vào mặt chủ. Về nghĩa đen, con chó không phải là kẻ xấu, nó cũng không làm hại, chỉ là “đi quá ranh giới” mà vị thế, bổn phận của nó không cho phép mà thôi. Từ điển Vũ Dung giải thích như sau: “Chơi chó chó liếm mặt; Yêu chó chó liếm mặt: Kẻ dưới được nuông chiều đâm nhờn, hỗn với người trên”; Tục ngữ Tày: “Mơn trớn chó liếm mồm [Ù nì ma lỳ pác, còn nói Nhởn nhà ma lỳ pác] Là kinh nghiệm thực tiễn nhưng cũng là kinh nghiệm v quan hệ xã hội. Bởi không giữ nguyên tắc, thái độ lại không nghiêm chỉnh, thậm chí còn mơn trớn vuốt ve, quan hệ giữa b trên với b dưới, cấp trên với cấp dưới mất phần đứng đắn, hiệu quả công việc sẽ bê trễ”.

Như vậy, nghĩa bóng tục ngữ là: Cư xử quá thân mật, kẻ dưới quyền sẽ đâm nhờn, sinh hỗn láo; Với kẻ dưới phải giữ đúng mực, không nên suồng sã, dễ bị khinh nhờn.

Tham khảo: Phép cư xử với kẻ dưới sao cho hài hoà, đúng mực là điều quan trọng, nhưng không dễ. KhổngTử nói: “Duy nữ tử dữ tiểu nhân vi nam dưỡng dã. Cận chi tắc bất tốn, viễn chi tắc oán 惟女子與小人爲難養也, 近之則不孫遠之則怨”. Đoàn Trung Còn dịch: “Chỉ có bọn tớ gái và bọn tôi trai là mình khó ở cho họ vừa lòng. Hễ mình gần gũi dễ dãi với họ, thì họ khinh lờn. Còn như mình xa cách nghiêm nghị với họ, thì họ oán ghét.” “Nữ tử” 女子 và “tiểu nhân” 小人 ở đây được hiểu là những kẻ hầu, người hạ, “nan dưỡng” 難養, tức là khó dung dưỡng, khó ăn ở, cư xử.