Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2022

Dòng nhạc kỷ niệm với nhạc cũ Miền Nam (kỳ 190): Anh Thy: Hoa Biển

T.Vấn & Bạn Hữu thực hiện (2022)

clip_image001

clip_image002

clip_image003

clip_image004

Hoa Biển – Sáng tác: Anh Thy

Trình bày: Nhật Trường

Nghe thêm:

Hoài Nam – 70 Năm Tình Ca (42) – Nhật Trường

Đọc thêm:

Kỷ Niệm Buồn 47 Năm Ngày Mất Của Nhạc Sĩ Anh Thy

Phúc Ben

(Nguồn: Dongnhacvang.com)

Kính thưa quý vị, hôm nay là ngày 21/04/2020, kỷ niệm buồn 47 năm ngày mất của nhạc sĩ Anh Thy, tác giả những ca khúc như: Lính Mà Em, Hoa Biển, Đừng Gọi Anh Bằng Chú, Cô Bạn Học, Đám Cưới Nghèo, …..

Trước 1975, nhạc sĩ Anh Thy là một người lính hải quân, ông sinh năm 1943 tại Phương Công, Tiền Hải, Thái Bình, Bắc Việt. Ông tên thật là Phạm Văn Khổn. Vào năm 1954, ông theo gia đình di cư vào Nam và sống trong khu Hòa Hưng. Hiện nay, gia đình của ông vẫn còn sống ở đây. Thời niên thiếu, ông theo học tại trường Nguyễn Thượng Hiền và còn có một niềm đam mê bóng đá mãnh liệt. Vào năm 1959, khi đội tuyển túc cầu Miền Nam Việt Nam đoạt huy chương vàng tại Seap Game, ông có ra phi trường để đón mừng đội tuyển túc cầu, sự việc này được ông chép trong nhật ký :

clip_image006

clip_image008

Khoảng cuối thập niên 1950 – đầu 1960, thấy nhạc sĩ Anh Thy yêu văn nghệ, nên nhạc sĩ Y Vân cho ông vào học lớp nhạc mở dạy riêng anh em trong nhà, trong những người học nhạc của nhạc sĩ Y Vân cùng thời gian đó còn có nhạc sĩ Y Vũ và Nhật Ngân. Cũng tại đây nhạc sĩ Anh Thy quen được nhiều ca nhạc sĩ trong số đó có nhạc sĩ Trần Thiện Thanh. Từ đó nhạc sĩ Trần Thiện Thanh và nhạc sĩ Anh Thy trở nên đôi bạn thân, nhạc sĩ Trần Thiện Thanh coi nhạc sĩ Anh Thy là em nuôi. Cho nên vào thời đó, nhiều người còn tưởng nhạc sĩ Anh Thy là em ruột của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh – Nhật Trường.

clip_image010

Nhạc sĩ Anh Thy thời đi học ở trường Nguyễn Thượng Hiền.

Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh là người đã đặt cho nhạc sĩ Anh Thy bút danh Anh Thy, đọc lái từ chữ Y Thanh (Y trong Y Vân, và Thanh trong Trần Thiện Thanh).

Năm 1964, nhạc sĩ Anh Thy nhập ngũ và theo học tại Trung tâm huấn luyện Hải quân Nha Trang. Sau khi tốt nghiệp, nhạc sĩ Anh Thy được điều về Hải đoàn Xung Phong 32 một thời gian trước khi về công tác tại Phòng Tâm lý Hải Quân cùng với một số nhạc sĩ khác như Mặc Thế Nhân, Nguyễn Vũ,…

clip_image012

Nhạc sĩ Anh Thy bên trái và nhạc sĩ Mặc Thế Nhân bên phải trong quân phục đại lễ của Hải Quân.

Ông từ trần vào ngày 21/04/1973, nhằm ngày 19/03 năm Quý Sửu, hưởng dương 31 tuổi. Tôi có viết một bài về sự ra đi của nhạc sĩ Anh Thy, quý vị quan tâm có để đọc ở đây (Link Bài Viết). Sau đây là một số hình ảnh trong ngày giỗ lần thứ 47 của nhạc sĩ Anh Thy.

clip_image014

Bàn thờ tại gia đình của nhạc sĩ Anh Thy.

clip_image016

clip_image018

Một số kỷ vật của nhạc sĩ Anh Thy.