Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Tư, 30 tháng 6, 2021

Thơ Đặng Tiến (Thái Nguyên)

KÍ ỨC CHỢT LÓE LÊN

 

Đêm hè nồng oi

Ông ngồi thao thức

Những xấp giấy đen mặt sần mặt bóng...

Bác sĩ khuyên ông không nên thức quá khuya

Đừng gõ bàn phím

Trái tim đã rệu rã lắm rồi

Ông có thể bỏ chè

Có thể bỏ thuốc

Rượu cũng có thể

Nhưng không thể bỏ bút

Có vô số điều không thể nói thành lời

Phải viết

 

Đêm

Một mình, bóng đèn vàng vọt

Ý nghĩ nóng bỏng trong đầu

Thỉnh thoảng đưa tay lên ngực

Ho khan

Cố nuốt đớn đau vào lòng

 

Con bé

Khẳng khiu

Người đàn bà của ông

Không phải nàng tiên bước ra từ cổ tích

Vai gầy nhiều khi như rũ xuống

Bàn tay khẳng khiu nổi gân xanh

Cậm cạch gõ bàn phím

Thỉnh thoảng cũng ho khan

 

Đêm vắng

Những trang sách

Ra đời từ những đêm dài nồng oi mùa hạ, lạnh ngắt mùa đông

Những trang sách được bọc trong những túi ni lông mỗi khi mùa mưa đến mái nhà dột nát

Những trang sách

Như còn vọng tiếng ho khan

 

Ông lặng lẽ sống

Lặng lẽ viết

Và lặng lẽ ra đi

Ai biết thì biết

Ai đọc thì đọc

Ai khen, ai chê

Mặc lòng

 

Ngôi nhà ngày ấy không còn

Không một tấm ảnh lưu lại

Xóm nhỏ ngày ấy

Đã hóa thành phố thị

Nương dâu bãi bể...

Tất cả lùi xa

Đôi lúc chợt lóe lên

Lóe lên rồi tắt.

 

HIU QUẠNH

 

Sân ga nhỏ những ai từng đưa tiễn

Những ai từng chờ đón người về

Những chuyến tàu xuôi Nam mải miết

Người đi

Một lần

 

Những mối tình dang dở

Những cuộc đời dang dở

Sân ga góa bụa

Sân ga côi cút

Sân ga lặng câm

 

Mùa đông năm ấy

Mãi mãi là mùa đông

Người thiếu nữ ngày nào

Thành người đàn bà đơn thân

Mắt gần như không nhìn thấy ánh sáng

Chiều đến

Vẫn ra đây

Ngóng đợi người về

 

Những chuyến tàu ngày càng thưa vắng

Sân ga không bóng người

Những chuyến tàu không đi

Không đến

Ngày buồn lặng

 

Người đàn bà không còn đủ sức

Bà nhờ người đưa đến đây

Lần cuối cùng chờ chuyến tàu lên muộn

Rồi lặng lẽ ra đi

Trên chuyến tàu

Của mình.

 

SÂN GA NHỎ

 

Ai là người mong trở lại,

Để nhớ về ngày xưa?

Những chuyến tàu lên muộn

Mùa đông tái tê

Mùa hạ sầm sập mưa

Đói và rét và mệt nhoài, nhọc nhằn, xơ xác

Sân ga nhỏ, những phận người

Đèn đỏ như mắt ai khóc

Tiếng tàu thở khò khè như sắp đứt hơi.

 

Xa rồi

Đã xa thật rồi

Thật xa, chắc không ai muốn trở lại

Dù chỉ một lần

Ga Đồng Quang - Thái Nguyên thời xa xưa ấy

Tấm vé về với kỉ niệm xưa, đã mất thật rồi.

 

Người ở lại Thái Nguyên, đã gần 40 năm

Không biết bao nhiêu lần qua ga cũ

Thờ ơ và lạnh nhạt

Không một kí ức hiện về!

Sân ga chiều nay, như bao nhiêu chiều khác

Hiu quạnh vắng tanh, vắng ngắt

Ai bơ vơ

Những kỉ niệm ngày xưa?

Không có mô tả.

 

ĐỂ NHỚ VỀ MỘT NHÀ THƠ

Bài cũ, khá là cũ

------

Năm tôi tốt nghiệp đại học,

Xách ba lo lên đường,

Trong tay có cuốn LÁ CỎ,

Của Walt Whitman.

 

Bài hát của chính tôi,

Bài hát về tôi,

Bài hát do tôi,

Bài hát không nhằm xưng tụng một đấng bậc nào,

Bài hát không nhằm huyền thoại hóa bất kì ai,

Bà hát về tôi, bài hát.

 

Mẹ tôi sinh ra tôi sau một ngày lên rừng chặt nứa

Thấy người khang khác vẫn kịp đi gánh nước đổ đầy chum,

Vì bố tôi quen đi rừng nhưng lại không quen gánh trên vai đôi thùng gỗ.

 

Tôi nghe mẹ kể trong đêm bà trở dạ,

Tôi được sinh ra giống như những người anh, người chị trước đó của tôi,

Chỉ hơi khác một chút chân tay dài và tóc quăn đen nhánh.

Nghe bố mẹ kể tôi biết mình lúc bé

Sống bình lặng như một nhánh cỏ,

Nhánh cỏ mật mẹ tôi thường vẫn để vào chiếc túi vải con con,

Hương thơm dịu

Mẹ vẫn để góc giường.

 

Tôi lớn lên, làm người,

Không xu phụ, không khom lưng, không nói lời nịnh bợ,

Và tôi thấy,

Walt Whitman thật tuyệt vời,

Không khiêm tốn giả vờ ông nói

Tôi là Người,

Tôi hát về chính tôi,

Thân thể căng tràn,

Mắt mở to nhìn thẳng,

Râu tóc bù xù bay theo chiều gió cuốn,

Hàm răng trắng lóa ánh mặt trời.

Tôi hát về tôi,

Làm con, không làm xấu mặt cha mẹ ông bà,

Làm bố không để con ra đường phải cúi mặt,

Làm người sống chân thật,

Ung dung, kiêu hãnh, ngẩng cao đầu.

 

Tôi hát về chính tôi,

Tôi hát về chính tôi!

Cũng có khi yếu mềm và khóc,

Cũng có khi buồn thấy mình bất lực,

Cũng có khi hoang mang trước nhiễu loạn cuộc đời.

Tôi hát về chính tôi,

Tôi hát về chính tôi.

Sau một ngày lao động cật lực,

Tôi hát về chính tôi.

Đầu Hè 2018 - Tháng phượng nở