Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Sáu, 6 tháng 7, 2018

Văn học miền Nam 54-75 (483): Dương Kiền (kỳ 1)

TIỂU SỬ DƯƠNG KIỀN
- Tên thật cũng là bút hiệu của ông. Ông sinh ngày 28.12.1939 tại Huế. Mất ngày 17-11-2015 tại Na Uy.
- 1962, tốt nghiệp đại học Luật Khoa.
- 1966, gia nhập Luật Sư Đoàn Tòa Thượng Thẩm.
- 1961-1963, chủ bút tạp chí Văn Học.


- 1966, được giải thưởng Văn chương toàn quốc với kịch bản “Sân khấu”.
- 1968, ông nhập ngũ và là sỹ quan quân pháp trong quân lực V.N.C.H.
- 1968-1975, Phó Ủy Viên tại tòa Án Mặt Trận Quân Sự - Nha Trang.
- 1975-1979, tù cải tạo 3 năm trại Long Giao.
- 1979, vượt biên và định cư tại Na Uy.
Tác Phẩm:
1. Thú đau thương (thơ) (Tự xuất bản 1960)
2. Sân khấu (kịch) (nhà x.b Văn Học 1965)
3. Biển trầm lặng (truyện dài) (nhà x.b Đông Phương 1965)
4. Kẻ xa lạ (dịch) (nhà x.b Bốn Phương 1965)
5. Máu của mẹ (truyện ngắn) (nhà x,b Thứ Tư 1966)
6. Người tù sa mạc (dịch) (nhà x.b Thứ Tư 1968)
7. Luật giá thú, tử hệ, và tài sản cộng đồng (biên khảo) (nhà x.b Khai Trí 1965)
8. Mùa gặt giữa hư vô (thơ) (nhà x.b Tiếng Việt 1991)
9. TheKy20 (biên niên sử) (nhà x.b Tiếng Quê Hương 2005)

Nhà văn Dương Kiền là con rể của nhà văn Nguyễn Thị Vinh và Trương Bảo Sơn.


CHÂN DUNG TỰ HOẠ

(Hợp Lưu số 33 tháng 2 và 3 năm 1997)

clip_image002

Dương Kiền, ảnh LH

Thật khó mà nói động cơ nào đã thúc đẩy tôi cầm bút. Có lẽ tuổi trẻ nào cũng nhiều mơ mộng, nhiều hoài bão. Người thì hát lên, người thì vẽ ra. Không biết hát, biết vẽ thì viết nhật ký, viết lưu niệm, thì làm thơ.

Và cũng có thể nói là tình cờ nữa. Bạn tôi từ lúc mặc quần thủng đít đi học trường Long Vân, Quang Trung rồi Sinh Từ (Hà Nội) là Đặng Trí Hoàn, là Phạm Hậu... không mê học mấy nhưng trời bắt làm thi sĩ. Hoàn rồi thành Hà Huyền Chi, Hậu rồi thành Nhất Tuấn. Cái thuở trao nhau những bài thơ ban đầu ấy thành cái nghiệp chăng?

Rồi di cư vào Sài gòn lại ‘đàn đúm’ thêm được Đỗ Tiến Đức, Duyên Anh, Đằng Giao, Trần Dạ Từ... nên lại lằng nhằng vào cái chuyện viết lách. Có lẽ chỉ do đó thôi.

Về quá trình hình thành tác phẩm thì cũng lại do tình cờ nữa. Hồi còn đi học Chu Văn An, học Việt văn thầy Vũ Khắc Khoan là kịch tác gia, cùng bạn bè dựng vở ‘Giao Thừa’ của thầy, rồi cũng tí toáy viết kịch. Viết vở ‘Sân Khấu’ gửi báo Chỉ đạo do nhà văn Nguyễn Mạnh Côn làm chủ bút. Ông Côn sửa nhiều, cho đang và… “nổi tiếng”!

Về truyện dài, truyện ngắn, tùy bút thì vừa là tình cờ, vừa là bất đắc dĩ. Năm 1962, Phan Kim Thịnh xin được giấy phép xuất bản tạp chí Văn Học, kéo vào làm chủ bút. Chủ bút một tờ báo ở Việt Nam, ít nhất vào hồi ấy, ‘ghê’ ở chỗ này: Xin được đủ bài thì tốt không đủ bài thì chủ bút bao hết. Thiếu truyện viết truyện, thiếu thơ làm thơ... đưa xấp bản thảo cho nhà in xong, giờ chót ông ‘xếp ty-pô’ cho biết còn thiếu 5 trang thì viết đúng 5 trang, còn thiếu 10 trang, thì viết đủ 10 trang, ngay tại ‘phạm trường’, lâu dần gom góp thành một tập truyện, một tập tùy bút... nhà xuất bản nào chịu in thì in, cầm đỡ ít tiền bản quyền uống cà phê với bạn bè. Còn thơ? Thì cũng chín mươi chín phẩy chín phần trăm người Việt Nam, ai chả làm thơ. Ông Võ Phiến tưởng đâu chỉ viết truyện, tùy bút, biên khảo... nhưng rồi gần đây cũng thấy ông làm thơ vì một tà áo, già thì làm thơ tự an ủi mình. Cũng là một cách chữa bệnh tâm thần không tốn tiền. Nhìn lại những gì tôi đã viết, tôi thấy nó tạp nhạp, mỗi thứ một chút. Và đôi khi xấu hổ, tự hỏi nếu mình được làm lại tất cả, thì có lẽ mình sẽ không làm gì nữa chăng? Nhưng dù sao đã lỡ

Dương Kiền

Nguồn: www.luanhoan.net/GioiThieuTacGia/html/18-01%20gttg%2003.htm