Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Năm, 2 tháng 11, 2017

Trần Tiến Dũng, người đi tìm căn nhà đã mất

Vũ Thành Sơn

“Một người không thể nâng đỡ hay cứu vãn thời gian. Hắn chỉ có thể nói lên được là thời gian đã mất.” (Kierkegaard)


clip_image002

Bi kịch của con người là không thể biết hay thậm chí tiên đoán được tương lai của mình; điều duy nhất mà chúng ta biết chắc chắn chính là những đổ vỡ, mất mát mà mình đã từng trải qua. Chúng ta đâu chỉ là tổng cộng những tựu thành. Bởi lẽ, ngay từ nền tảng, con người đã là một yếu đuối của hữu thể, một vết chàm trên nhan sắc lộng lẫy của trần gian.

Mây bay là bay ri

trên nn tri không nóc

ngày hôm qua mây bay

Đó là điu rõ ràng tôi biết

điu tôi biết nng trĩu khát khao tìm

như người tngã sp như

người chết úp mt.

Nói chuyn vi mt người già như

em là điu tôi không mun

Rõ ràng

tôi mun biết gương mt người tôi yêu

đã đi đâu

về đâu

gương mt tdo ca tôi

Khong không còn li bàn tay vy mãi

không biết mong đợi điu gì

nói chuyn vi mây là điu tt nht để gitrí nh.

Làm sao tôi biết em thách đố bước đi

khi cây trái âm nhng vết nt như biên gii nht kín

mt người

Tôi vì sao chnói mi mt điu ai cũng biết

mây bay là bay ri!

Thi ca, ở đây, đã trở thành một thứ ký ức tập thể, lịch sử của những đau thương, cá nhân và đồng loại; ký sự về nỗ lực thất bại trong việc tìm kiếm chân trời giải thoát cho những khát vọng tự do bị bóp nghẹt bởi một hiện thực tù túng.

Tmt xskhông mong gì thay đổi. Cái nhìn ca bn tôi, đôi mt đó như ánh sáng ca mt miếng thy tinh mờ đục mà long lanh đến ht hng. Và thơ ca bn được viết ra chỉ để là mt bàn tay ca người tình cũ vut nhlên má ca chính bn.

Mây bay là bay ri là tập thơ thứ 5 do tác giả tự xuất bản năm 2010 gồm 39 bài thơ mà trong đó, đã có 19 bài nói về căn nhà. Với những bài còn lại đều thấy xuất hiện hình ảnh của những cánh cửa, bức tường, cái vườn, bữa cơm gia đình, ánh đèn, hàng xóm. Ngay cả khi thi sĩ nói về bầu trời cũng là bầu trời trong hình dáng của một mái nhà. Nostalgia, đó là mạch cảm xúc ngầm xuyên suốt trong sáng tạo thi ca của Trần Tiến Dũng. Không phải ngẫu nhiên khi những bài thơ thành công nhất của thi sĩ là những bài thơ gắn liền với căn nhà trong ký ức, gắn liền với nỗi nhớ về những cái đẹp bị tước đoạt, những vết thương chưa thành sẹo trong tâm hồn.

Hãy đọc bài thơ mở đầu Cánh ca im lng thật chậm để nghe thấy sức mạnh ám ảnh của tiếng gọi day dứt, không nguôi đó.

Bộ đồ lòe lot cũ ai treo trong ngày không nng. Tôi nhnhng cánh ca mníu tôi vngôi nhà im lng trong nng phương Nam. Ngôi nhà mi ln tôi ngoái li, ngưng đọng hơi khói màu trà trong mt tôi. Cái nhìn ca git nước không rơi luôn im lng treo phía trên nhng đóa hoa lúc nào cũng chc trào nước mt. Để được sim lng tôn trng hãy tchi khóc! Ngôi nhà chiếm hết khong trng đối din. Có ai đó nói rng tôi đang khoác sc long lanh ti ca mái lá vách ván, khoác mt màu ti xanh sâu lên mt. Chưa bao gitôi ra khi thói quen mun nói, mun hát vi ngôi nhà đang gisim lng cũ rích đó. Đôi khi tôi bt gp ngôi nhà ấy nhnhư mt món đồ chơi. Trong nng nhng cái chuông giy tròn xoe, óng ánh và đong đưa vi lá cây và nhng viên đá nh. Và lúc ngôi nhà bchôn lp bi thứ ánh sáng ký ức đỏ rc, tôi cht nghe tiếng chân trcon chy phía trước.

Im lng cái nn nhà được đắp bng đất phương Nam nén cht. Tdo ở đất nước này là thvô nghĩa nhưng mãi mãi là thtôi mun lng nghe. Tiếng hát ca nhng người đã khut.

Cánh ca im lngMây bay ri là hai bài mở đầu và kết thúc của tập thơ, được trích dẫn trọn vẹn ở đây bởi vì nó tiêu biểu cho ngôn ngữ, phong cách thi ca của Trần Tiến Dũng, đồng thời cũng là hai bài thơ được nhiều người biết đến. Đi trong không gian thơ của Trần Tiến Dũng không phải là bước vào cõi thần tiên mơ mộng mà là phiêu lưu vào một thế giới bị biến dạng, méo mó, nơi mà bóng tối, tội ác, sự bất khoan dung và phi nhân tính là sức mạnh thống trị. Song, vấn đề đặt ra ở đây là trước tội ác, thi ca có thể sống sót và còn ý nghĩa? Thi sĩ giữ im lặng và lặng lẽ chết đi như những linh tượng, hay thi sĩ phải lựa chọn một thái độ, là khước từ mọi hành vi thỏa hiệp và dối trá cho dù để phục vụ một lý tưởng?

Tôi squt nước mt bng bàn tay lem luc

Tin: Thơ là cái xng tt

TDo đẹp biết dường nào

chiếc lá xanh va rơi vào đôi mt ca đất

Với Trần Tiến Dũng, sứ mệnh của thi ca là ngợi ca tình yêu và sự thật. Ở khía cạnh đó, ngay cả khi thi sĩ chết đi, thi ca vẫn trường cửu như một phương tiện trong cuộc đấu tranh chống lại cái phi nhân tính.

Không ánh sáng ca ý thc nói tht, điu đó thit thơn cái chết.

Chúng ta nghe ở đây có một sự đồng vọng với nhà thơ Czeslaw Milosz, “Những ai thực sự sáng tạo đều cô độc… Người sáng tạo không có lựa chọn nào khác ngoài lòng tin tưởng vào sự dẫn dắt ở bên trong con người mình và thách thức tất cả mọi thứ để nói lên cái mà anh ta tin là sự thật.”

Đứng trước một thực tại méo mó, phi nhân, một cuc đời đách còn cái gì đáng gi là đẹp, tất cả những ngôn ngữ sang trọng, trau chuốt, những bài thơ hoa lệ, mỹ miều không những không bóc trần được bản chất của sự vật mà xét ở khía cạnh xã hội, chúng còn dung túng che đậy, thậm chí có thể coi là một sự phỉ báng lương tri. Trần Tiến Dũng đã chọn một thứ mỹ học khác. Với mỹ học đó, sự vật mới được gọi đúng tên nó một cách trần trụi, sống sượng; mới chuyên chở được hết sức mạnh của sự phẫn nộ và cũng qua đó, thi sĩ Trần Tiến Dũng mới cống hiến cho chúng ta một hiện thực phi thực: nn tri không nóc; girách lau chùi mt chuyến đi; cái nhìn mui mn; mi cuc chia tay là chuyến đi tàn tt ca mt cá nhân; vy mà em vn là cái hũ ln đựng ngn đó vẻ đẹp mc meo; trăng đường phhá ming cùng tiếng kêu hú chó, mèo; quê hương nơi hàng triu người dung thân đang khóc lên mà như cười; thân cây nở đầy tiếng chi tc tĩu

Cuộc chiến tranh ở thành Troy đã làm cho Ulysses lưu lạc xa quê hương, gia đình và chàng đã phải mất 10 năm trời, vượt qua bao hiểm nguy cận kề cái chết, chiến thắng mọi cám dỗ, để tìm cách trở về Ithaca đoàn tụ với nàng Penelope yêu dấu. Odyssey đã trở thành một bản anh hùng ca. Nhưng hành trình của Trần Tiến Dũng hoàn toàn ngược chiều với Ulysses. Điều cay đắng, oan nghiệt mà định mệnh dành cho thi sĩ (hay cho tất cả chúng ta?) là phải tìm kiếm quê hương ngay trên chính quê hương của mình. Cuộc tìm kiếm đó, vì vậy, là một sầu khúc của ký ức, tang tóc, đau thương và tha hóa.

Thi sĩ Trần Tiến Dũng từ chối làm người ăn cắp lửa để đem về cho trần gian ngụp lặn trong bóng tối mù lòa, bởi chính thi sĩ cũng đang mang trên mình thân phận mù lòa.

Người đàn ông chnhìn thy bóng ti

hn nói đúng là mt hn màu đen

hn nói đúng là phía trước hn chtoàn là bóng ti

hay có phải thi sĩ từ chối gánh vác sứ mệnh của Prometheus bởi vì Thi sĩ, anh không sinh ra để làm người can đảm?

Trần Tiến Dũng chấp nhận làm người thi sĩ mù hát rong trên đường phố cho thế hệ mình nghe về một quê hương bị mất. Đó là tiếng hát của những người đã khuất hay, một cách siêu hình học hơn, là lời hát của khoảng trống, như đề từ của tập thơ.