Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Bảy, 8 tháng 11, 2014

Chế độ phong kiến ở Liên Xô (2)

Anatony Tille

Phạm Nguyên Trường dịch

Phần II
Cơ chế cai trị của chế độ phong kiến
Chương 3. Thể chế xã hội của “đất nước xã hội chủ nghĩa”

Chả lẽ Liên Xô không phải là một thế giới điên rồ tưởng tượng, nơi những người Xô viết bịa tạc, những người đang xây dựng chủ nghĩa cộng sản huyền hoặc, sinh sống hay sao?
V. Bukovski

Sở hữu là vấn đề quan trọng nhất trong lí thuyết của Marx. Trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, K. Marx và F. Engels tuyên bố: “Những người cộng sản có thể tuyên bố học thuyết của mình bằng một câu thôi: bãi bỏ tư hữu”.


Các luật gia Xô viết nhận thức vấn đề sở hữu như thế nào? Họ luôn bắt đầu bằng việc tẩy chay “các lí thuyết tư sản bịp bợm”: “Các quan điểm tư sản về sở hữu”, ông O. Ioffe, một luật gia Xô viết (hiện nay là luật gia Mĩ) nổi tiếng viết, “đã xuyên tạc thực tế và mâu thuẫn với các quan hệ thực tế trong xã hội tư bản… Chúng chỉ nhằm một mục đích duy nhất là “lừa bịp” người lao động, làm cho họ không nhận thức được quyền lợi giai cấp và cuộc đấu tranh giai cấp, tuyên truyền “tư tưởng” hòa bình giữa các giai cấp” và “sự đồng thuận xã hội!”[1] Cứ như là “người lao động” ở đó suốt ngày chỉ làm mỗi một việc là nghiên cứu các quan điểm tư sản về sở hữu vậy!
Vậy thì các luật gia Xô viết giảng giải cho người lao động các quan hệ sở hữu tồn tại trên thực tế như thế nào? Họ giảng như sau: “Mâu thuẫn căn bản với quyền sở hữu tư nhân … là quyền sở hữu được xác lập trong chế độ xã hội chủ nghĩa”[2]. “Mâu thuẫn căn bản” thì tốt rồi, nhưng bản chất của nó là gì? Tài sản quốc gia “trong nhà nước Liên Xô là thuộc về tập thể quần chúng đông đảo nhất, thuộc về toàn thể nhân dân Xô viết”[3]. Tài sản quốc gia “là biểu hiện sự thống nhất giữa sự lãnh đạo chính trị và lãnh đạo kinh tế đối với xã hội của nhà nước Liên Xô, nó vừa là tổ chức chính trị vừa thực hiện các chức năng kinh tế”. Ngoài những câu nói mang tính mị dân ra, bạn đọc có thấy tư liệu sản xuất thuộc về một người cụ thể nào không?
Xin chuyển sang một hình thức sở hữu “xã hội chủ nghĩa” khác, đấy là nông trang - hợp tác xã: “Đây là tài sản của một nhóm người: nó thuộc về nông trang hay tập thể lao động cụ thể nào đó… những người chủ sở hữu có toàn quyền định đoạt đối với tài sản thuộc sở hữu của nông trang hay các tổ chức tập thể và liên hiệp các tập thể đó”[4]. Thật là một sự dối trá vô liêm sỉ! Dối trá một cách hiển nhiên vì không một ai trong đất nước chúng ta, kể cả các nhà khoa học và các luật sư, lại không biết rằng các nông trang viên chẳng có quyền định đoạt bất cứ việc gì, từ bầu chủ tịch nông trang, cho đến tài khoản trong ngân hàng cũng như máy móc và gia súc, gia cầm… Hãy xem ông chủ tịch nông trang tên là Vagin, ủy viên Ban chấp hành trung ương nói: “Suốt hàng chục năm trời, chúng ta đã làm mọi cách để người nông dân không còn là người chủ nông trang nữa… Và trong đa số trường hợp thì đã có kết quả… Tại sao sự quan tâm tới tài sản của nông trang lại giảm, chưa nói là đã mất hoàn toàn? Tài sản đó không phải là của họ, thực ra nó đã trở thành của nhà nước. Các hành động tự tiện đối với nông trang diễn ra ngay trước mắt người lao động. Thế mà chúng ta lại luôn luôn nói đến dân chủ ở cơ sở, dân chủ trong các nông trang”… Chuyện này được viết trên tờ Sự thật ngày 26 tháng 1 năm 1987.
Báo chí thường nói đến chuyện mùa màng bị bỏ không được thu hoạch, dưa hấu thì bị máy kéo nghiến nát, cà chua chín thì bị cày tung lên, như vậy là các nông trang viên cố tình phá hoại tài sản của chính mình! Thật là điên rồ!!! Nhưng ở nước ta, người ta không nghĩ như thế, người ta đã quen với chuyện ấy rồi! Nhưng chả lẽ các nông trang viên không thể họp nhau lại và quyết định thu hoạch tất cả những thứ sắp thối rữa ấy và chia nhau, ép thành nước quả hay ngâm muối, hoặc đưa vào nhà trẻ được ư? Ai cho phép làm như thế? Chẳng cần phép tắc gì thì đã sao? Khi đó người ta sẽ khởi tố vụ án hình sự… đấy là một vụ ăn cắp tài sản xã hội chủ nghĩa! Tự mình ăn cắp tài sản của mình! Vagin nói đúng, nông trang viên không có một tài sản nào cả. Cần phải nói thêm rằng quân chiếm đóng Đức không giải tán các nông trang và nông trường, họ không đụng chạm đến các tổ chức này. Vì sao lại không? Vì họ cũng là những người xã hội chủ nghĩa, chỉ thêm mỗi chữ “dân tộc” mà thôi…
Sở hữu nhà nước là gì? “Không một kẻ hữu sinh hữu tử nào biết đấy là cái gì”, một người tham gia “bàn tròn” đã nói như thế (Báo Văn học, ngày 3 tháng 6 năm 1987). Các nhà khoa học dĩ nhiên là cũng không biết, nhưng họ không thèm tìm hiểu gì hết. Trong rất nhiều bài phát biểu, Gorbachev đã cố gắng thuyêt phục công nhân và nông dân rằng họ là chủ. Nhưng việc tự nhủ rằng “ta đẹp, ta dễ thương” như các nhà tâm lí học vẫn khuyên những người thiếu tự tin với việc đẩy các thợ mỏ vào hầm lò với những điều kiện lao động không thể tưởng tượng nổi là hai việc hoàn toàn khác nhau. Đấy là lí do vì sao tất cả những cố gắng nhằm nâng cao sự quan tâm của người lao động đối với kết qủa công việc, thí dụ như phong trào thi đua hay “khoán sản”... đều thất bại.
Chủ nghĩa Marx dạy rằng quyền lực chính trị nằm trong tay những người nắm giữ tư liệu sản xuất. Tư liệu sản xuất thuộc về nhà nước nghĩa là thế nào? Nhà nước bao gồm các cơ quan quyền lực, các tổng cục, tòa án, bộ quốc phòng… Phương tiện sản xuất có nằm trong tay quân đội hay KGB không? Rõ ràng là không. Hay nó nằm trong tay cơ quan quyền lực cao nhất tức là Đại hội đại biểu nhân dân? Nhưng đây chỉ là một nhóm người, tụ họp với nhau trong một thời gian, chỉ có tài sản riêng của từng người là thuộc về họ mà thôi. Hay nó là của Hội đồng bộ trưởng? Nhưng đây cũng là một cơ quan chỉ họp một năm bốn lần…
Dù có xem xét các cơ quan quyền lực như thế nào đi nữa, chúng ta cũng không thể nào tìm được người chủ thực sự của các nhà máy, các phương tiện vận tải, hầm mỏ, đất đai. Như vậy là tài sản nhà nước là tài sản vô chủ. Có thể rút ra kết luận như thế nếu ta phải chứng kiến cảnh lãng phí, thí dụ, trong khi lương thực thực phẩm thường xuyên thiếu hụt thì một nửa rau quả, thịt và ngũ cốc bị để cho thối rữa ngoài đồng… Máy móc, thiết bị, nhập khẩu bằng ngoại tệ đi vay của các nhà tư bản bị để cho han gỉ ngoài sân…
Nhưng vô chủ thì có thể lấy! Thí dụ, trong các xí nghiệp giày của chúng ta, sản phẩm hỏng chiếm đến 90%. Đốt hết là xong. Nhưng nếu người công nhân (ông chủ) cầm về một đôi giày phải đem đi đốt đó thì anh ta sẽ bị kỉ luật (mức độ phụ thuộc vào giá trị đôi giày, từ kỉ luật hành chính cho đến khởi tố vụ án hình sự).
Không thể tìm được người chủ thực sự: không có một người như thế trên thực tế! Chỉ có thể tìm được câu trả lời nếu chúng ta từ bỏ lối ngụy biện của Marx và Engels: “Loại bỏ tư hữu tức là chủ nghĩa cộng sản” (hay chủ nghĩa xã hội thì cũng thế) và trở về với đế chế của người Inca, người Maia và châu Âu thời phong kiến.
Trong đế chế của người Inca, tài sản chủ yếu, tức là đất đai, nằm trong tay ai? Chúng ta không thể tìm được người chủ cụ thể. Về danh nghĩa, đất đai thuộc về thủ lĩnh; nhưng trên thực tế, nó là của mọi người hoặc chẳng của ai. Người nông dân giao nộp một phần sản phẩm cho trưởng xóm, người này giữ lại một phần, còn lại thì nộp lên xã v.v… Vì vậy mà ông J. Mariátegui, người sáng lập Đảng cộng sản Peru, mới gọi đế chế Inca là cộng sản chủ nghĩa.   
Đất đai thời trung cổ ở châu Âu nằm trong tay ai? Lúc đó chưa có khái niệm sở hữu nói chung, hay như đôi khi người ta vẫn nói, sở hữu “bị phân tán”[5]: nhà vua là chủ nhân trên danh nghĩa tất cả đất đai, nhưng ông ta chỉ làm chủ thực sự thái ấp của mình, phần đất đai còn lại được giao cho các chư hầu với hai tên gọi là Feod và Benefisi. “Feod không nhất thiết phải là một khu đất mà nhà vua giao cho chư hầu để thưởng công, đấy có thể là động sản hay một khoản có mang lại thu nhập. Thí dụ, nhà vua có thể cho chư hầu quyền thu tô”[6]. Feod cũng có thể là một chức vụ (thí dụ quan tòa), chức vụ này có thể đem bán hoặc được thừa kế. Những chư hầu kia lại đem phần đất của mình chia cho các chư hầu bên dưới và trở thành lãnh chúa của những người này. Và cứ thế xuống đến bên dưới, có khá nhiều tầng nấc.
Dưới chế độ “phân tán” về sở hữu như thế, mỗi một lãnh chúa được “giữ” phần lãnh thổ của mình với điều kiện là ông ta phải trung thành với nhà vua và nộp một phần thu nhập mà các nông dân và chư hầu bên dưới đã cống nạp cho ông ta.
Nông dân (hay công xã) không phải là người chủ ruộng đất, anh ta không được quyền bán hay cho phần đất đang canh tác, nhưng địa chủ cũng không có quyền trục xuất anh ta (mặc dù, thí dụ, ở Anh đã xảy ra tình trạng này, khi “cừu ăn thịt người”), vì người nông dân cũng coi ruộng đất ấy là “của mình”.
Mặc dù cho đến năm 1861, ở Nga đã có một tầng lớp đông đảo những người người nông dân tự do có sở hữu ruộng đất, nhưng chế độ cầm quyền lúc đó, theo đúng học thuyết của Marx, phải được coi là chế độ chiếm nô[7]. Lực lượng sản xuất chủ yếu, tức là nông dân, là tài sản của địa chủ, nông dân bị đem ra bán buôn và bán lẻ, cùng với đất đai hoặc đem đi nơi khác, chẳng khác gì người ta mua bán gia súc.
Cùng với việc bãi bỏ chế độ nông nô vào năm 1861, tình hình ở Nga đã thay đổi một cách cơ bản. Thế nhưng các nhà xã hội học Liên Xô lại khẳng định: “Cuộc cải cách do chính phủ quí tộc-địa chủ và chủ nô tiến hành đã để lại tàn dư của chế độ phong kiến-chiếm nô trong một thời gian dài, đặc điểm chủ yếu của nó là giữ nguyên chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ”[8]
Khoa học Xô viết hiện đại, dựa trên các tác phẩm của Lenin, định nghĩa chế độ phong kiến như thế nào? Trước hết, đấy là “Sở hữu phong kiến, là sự độc quyền về sở hữu của giai cấp thống trị (phong kiến) đối với tư liệu sản xuất chủ yếu là đất đai, nghĩa là sở hữu của các tầng lớp phong kiến nói chung hay quyền sở hữu tối thượng của nhà nước; trong đó quyền sở hữu đất đai liên quan mật thiết với sự thống trị đối với nông dân, lực lượng sản xuất trực tiếp”. Thứ hai, “Người nông dân có thể tự do sản xuất trên mảnh ruộng mà ông chủ về danh nghĩa đã chia cho anh ta. Từ đó địa chủ có quyền chiếm đoạt giá trị thặng dư của nông dân, nghĩa là quyền thu tô[9], dưới dạng lao dịch hoặc thu bằng hiện vật hay bằng tiền”[10].
Lenin chỉ rõ rằng cưỡng bức lao động phi kinh tế là đặc điểm quan trọng nhất của chế độ phong kiến. Sau khi bãi bỏ chế độ chiếm nô thì việc cưỡng bức được thực hiện như thế nào? Trước hết là bằng các biện pháp hành chính-cảnh sát: đấy là hệ thống căn cước, gắn chặt từng thành viên của giai tầng (nông dân, thị dân) vào một địa phương nhất định, họ không được tự ý đi khỏi địa phương, không được tự do đi lại, không được tự do lựa chọn chỗ ở. Trong làng thì có chế độ công xã bao cấp hoàn toàn, mỗi người phải chịu trách nhiệm cho tất cả và tất cả chịu trách nhiệm cho từng người. Địa chủ có quyền giữ gìn an ninh trật tự, tòa án khu vực có quyền trừng phạt về thể xác. Mặc dù trong các thành phố, quan hệ tư bản đã hình thành, nhưng hệ thống căn cước, đặc quyền đặc lợi và những hạn chế, tức là những tàn dư của chế độ phong kiến vẫn hiện diện. Đấy là lí do đưa đến cuộc cách mạng năm 1905, một số hạn chế sau đó đã bị bãi bỏ, nhưng những đặc trưng cơ bản của các quan hệ kinh tế, như chúng ta sẽ thấy, vẫn còn cho đến tận ngày nay.
Cách mạng “xã hội chủ nghĩa” tháng Mười hứa hẹn ruộng đất cho nông dân, nhà máy cho công nhân, hòa bình cho nhân loại. Nhưng đất đai và nhà máy đã ngay lập tức trở thành tài sản độc quyền của nhà nước. Tất cả các tính chất cơ bản của chế độ phong kiến vẫn được giữ nguyên, không có một chút thay đổi nào. Chế độ lao dịch và nộp tô cố định được “chính sách cộng sản thời chiến” thay bằng trưng thu lương thực, một sự cướp bóc trắng trợn, người ta tịch thu không chỉ phần lương thực thừa mà lấy hết. Sản xuất trở thành vô nghĩa, thu hoạch giảm đi trông thấy. Đói. Những người Bolshevik đổ cho là tại phá hoại, hạn hán, chiến tranh và tăng cường đàn áp nông dân hơn nữa, thế là xảy ra các cuộc bạo loạn và những vụ đàn áp khốc liệt chưa từng có. Công nghiệp cũng suy sụp vì nó được những người không có chuyên môn và không quan tâm đến kết quả lãnh đạo. Đến lượt công nhân bãi công và nổi loạn.
Sau cuộc khởi nghĩa ở Kronstadt, một cuộc khởi nghĩa bị đàn áp bởi một lực lượng quân sự đông gấp mười lần, trong đó có cả các đại biểu đại hội X của Đảng “cộng sản”, Lenin, một nhà chính trị thông minh và khôn khéo đã hiểu rõ sự cáo chung không thể nào tránh được của “chủ nghĩa cộng sản thời chiến” và tuyên bố chuyển sang “chính sách kinh tế mới” (NEP), có nghĩa là cho phép áp dụng chủ nghĩa tư bản ở thành phố (tư bản nhà nước) và đặc biệt là ở nông thôn và trong lĩnh vực thương mại. Ngay sau đó, trong khoảng ba bốn năm, tình hình đất nước đã thay đổi hẳn. Nhưng đồng thời, cũng xuất hiện một tầng lớp dân cư độc lập, điều này không phù hợp với bản chất của chính quyền toàn trị và chế độ phong kiến.
Chính quyền lại thấy cần phải nô dịch người lao động, nhưng phải thực hiện việc đó dưới một hình thức mới, hình thức “xã hội chủ nghĩa”. Bây giờ người ta mới rõ rằng Stalin đã thực hiện nhiều tư tưởng của Trotsky, trong đó có tư tưởng lao động khổ sai dưới dạng các “quân đoàn sản xuất” (làm chúng ta nhớ đến “mặt trận lao động” ở Đức và nước Campuchia[11]). Tại đại hội III Công đoàn toàn Nga, Trotsky nói: “Có đúng là lao động khổ sai luôn luôn có năng suất thấp hay không? Câu trả lời của tôi: đấy là thành kiến tầm thường và đáng thương hại của chủ nghĩa tự do”. Phát triển thêm ý này, tại Đại hội IX Đảng Cộng sản Liên Xô, ông ta nói rằng mỗi người phải tự coi mình là người lính của đội quân lao động, người trốn tránh lao động bị coi là đào ngũ với tất cả những hậu quả của nó.
Sau giai đoạn lùi tạm thời vì sợ bị mất quyền lực, Đảng bắt đầu đưa ra chính sách “Bước ngoặt vĩ đại”, tức là kế hoạch công nghiệp hóa đất nước trên cơ sở cướp bóc tầng lớp nông dân. Để làm việc đó, cần phải thủ tiêu một tầng lớp đã trở nên tương đối độc lập, đấy là giai cấp nông dân. Việc này được thực hiện dưới khẩu hiệu “hợp tác hóa toàn diện và tiêu diệt giai cấp địa chủ”. Mặc dù trên lời nói, đấy là tiêu diệt về mặt kinh tế tầng lớp địa chủ, nhưng trên thực tế, lại là việc tiêu diệt một cách có kế hoạch (chính thế! người ta đưa ra cả chỉ tiêu cho từng địa phương) về mặt thể xác tầng lớp trung lưu (và không chỉ trung lưu), những người đã trót tin vào khẩu hiệu của Bukharin: “Hãy làm giầu đi!”. Không có sự phân chia rõ ràng giữa người giầu và người nghèo, các “lãnh tụ” địa phương thường lợi dụng việc này để báo ân trả oán bằng cách đưa những người họ ghét vào tầng lớp “địa chủ” hoặc “tay sai địa chủ” là xong. Tài sản của địa chủ bị tịch thu và đem chia cho người “nghèo”, cũng là một cách khuyến khích người ta tố cáo “địa chủ”. Tất cả những chuyện đó được mô tả, được thu thập trong bộ hồ sơ lưu trữ của tỉnh ủy tỉnh Smolensk, được viết rất cụ thể trong cuốn sách với nhan đề: Mùa tang tóc của Robert Conquest.
Để tránh bị đàn áp và nạn đói, người ta phải chạy từ nông thôn ra thành thị. Nạn đói vì thế lại càng dữ dội hơn, hệ thống tem phiếu được đem ra áp dụng. Trong bốn năm công nghiệp hóa, dân số thành phố tăng từ 28 lên 40 triệu người. Để ngăn chặn việc chạy ra thành phố và buộc người nông dân vào ruộng đất, hệ thống căn cước được đem ra áp dụng. Nếu năm 1930 trong Bách khoa toàn thư nhỏ của Liên Xô còn viết rằng căn cước là “phương tiện chủ yếu của cảnh sát và chính sách áp bức trong chế độ gọi là nhà nước cảnh sát”, thì trong các năm 1931-1932 tất cả dân thành thị đều được cấp căn cước. Cũng giống như thời nô lệ và giai đoạn hậu cải cách, nông dân không được cấp căn cước, nhưng họ không thể sống trong thành phố nếu không có căn cước. Tình trạng bất bình đẳng công khai giữa các giai tầng như thế kéo dài cho đến khi Nikita Khrushchev lên ngôi, ông ta đã “làm phúc” cấp cho nông dân thẻ căn cước, nhưng điều đó cũng không thay đổi được vị thế của họ. Stalin đã bắt chước hệ thống căn cước thời Sa hoàng mà không biết rằng có căn cước hay không có căn cước không phải là vấn đề khi cần “đăng kí” tạm trú. Hệ thống căn cước đã biến người công nhân thành một loại “nông nô”, buộc anh ta vào một chỗ, không khác gì buộc người nông dân vào làng quê. Trong giấy căn cước có những khoản như đã đi tù bao nhiêu năm, xuất thân nông dân ..v.v.. Mặc dù có một người đã viết rằng “nông dân không có căn cước, trên thực tế họ bị buộc chặt vào đất đai, trở thành nô lệ của hợp tác xã hay nông trang” (Ngọn lửa nhỏ, năm 1989, số 17), nhưng khi có căn cước địa vị của họ cũng hoàn toàn không thay đổi. Còn công nhân và viên chức cũng chẳng khác gì những người nông nô: bị cột chặt vào chỗ làm, không có quyền tự do đi lại, họ buộc phải chấp nhận các điều kiện tại chỗ, dù nó có xấu thế nào cũng mặc. Để người lao động chấp nhận tất cả những chuyện đó cần phải có một vụ “Khủng bố lớn”. Bắn giết và trại cải tạo là thành phần thiết yếu của “trật tự mới” chứ không phải là ước muốn trái khóay của Stalin mà nhiều học giả mô tả như một kẻ bị bệnh tâm thần, trật tự mới về hình thức chính là sự biện hộ cho vụ khủng bố.
Bây giờ ta sẽ cùng xem xét những đặc trưng của chủ nghĩa phong kiến trong điều kiện của nhà nước Xô viết hiện đại. Đặc trưng thứ nhất: sở hữu độc quyền của nhà nước đối với các phương tiện sản xuất, kể cả đất đai. Đất đai và công xưởng không phải là sở hữu của những người làm việc tại đó. Đấy là điều không phải bàn cãi. Tất cả báo chí và các bài diễn văn của các lãnh tụ, kể cả Gorbachev, đều chứa đầy những lời kêu gọi đưa công nhân và nông dân thành người làm chủ, chỉ điều đó đã chứng tỏ việc công nhận sự ghẻ lạnh của người lao động đối với các phương tiện sản xuất rồi. Các nhà thông thái của Ban chấp hành trung ương đã nghĩ ra những hình thức pháp lí mới làm cho công nông có ảo tưởng rằng họ có quyền sở hữu như “thuê” và “khoán”. Thế là theo luật, nông trang viên có thể thuê đất không phải là sở hữu của nông trang, cũng như thuê tài sản như gia súc và máy móc là tài sản của nông trang cũng có nghĩa là tài sản của chính nông trang viên đó. Hóa ra anh ta thuê tài sản của chính mình. Trên thực tế anh ta là nông nô, nhưng lao dịch được thay bằng địa tô.
Đặc trưng thứ hai của chế độ phong kiến là việc chia cho người nông dân mảnh ruộng, mảnh vườn riêng (ở Việt Nam gọi là đất phần trăm – ND). Địa chủ cũng đã từng trả công cho người nông dân bằng những mảnh đất như thế và trong nhiều năm nó chính là phương tiện sống duy nhất của “chế độ hợp tác xã”. Sự khác nhau cơ bản với thời kì trước cách mạng là lao dịch và địa tô đã tăng lên khủng khiếp, còn mảnh ruộng riêng thì lại giảm đi đáng kể. Người nông nô hay sau này là người nông dân tự do có phần ruộng riêng đủ lớn để làm ra số lúa mì, đủ làm thức ăn chủ yếu của người Nga. Mảnh ruộng riêng ngày nay chỉ đủ để trồng khoai tây và rau mà thôi. Chỉ một ít gia đình có khả năng nuôi bò (một con), mà đôi khi còn cần nông trang giúp đỡ nữa. Người nông dân Trung Á đã rơi vào hoàn cảnh gần với nô lệ: tất cả ruộng đất đều trồng bông hoặc thuốc lá, ruộng riêng bị thu hồi hết, đồn điền nằm sát nhà riêng của họ. Một cây ăn quả cũng không có đất để trồng. Nông dân bị cai đánh đập, bị nhốt vào nhà giam, không được trả công v.v… Kêu trời trời chẳng thấu.
Tuy về mặt pháp lí là người tự do, nhưng người nông dân hoàn toàn phụ thuộc vào chủ tịch nông trường hay nông trang (hiện nay nông trang và nông trường gần như là một). Chưa nói những thời kì mà chỉ vì không hoàn thành số ngày công tối thiểu, nông dân có thể bị bỏ tù, ban lãnh đạo có thể viện dẫn đủ mọi lí do để cắt bớt mảnh ruộng đã chia cho nông dân, nghĩa là tước của anh ta phương tiện kiếm sống; người nông dân không có phương tiện vận tải, không có rừng, không có nơi cắt cỏ và nhiều thứ khác cần thiết cho cuộc sống của anh ta và gia đình anh ta; tất cả đều nằm trong tay địa chủ, gọi là giám đốc hay chủ tịch thì cũng thế mà thôi[12].
Ở thành thị tính chất phong kiến không thể hiện rõ như thế. Trong từng xí nghiệp, quan hệ giữa giám đốc và công nhân, như Lenin đã chỉ rõ, mang đặc điểm tư bản nhà nước. Nhưng quan hệ trong công nghiệp không thể gọi là tư bản chủ nghĩa được vì không có thị trường sức lao động, không có thị trường nói chung và không có cạnh tranh.
Về mặt lí thuyết, người công nhân được tự do đi lại trong khu vực mà anh ta đã đăng kí hộ khẩu và thẻ căn cước và có thể chuyển từ xí nghiệp này sang xí nghiệp khác, nhưng trong điều kiện mà nhà nước độc quyền quyết định về tiền lương và điều kiện lao động thì việc di chuyển không phải lúc nào cũng có ý nghĩa. Nhưng trên thực tế, có một loạt các biện pháp, chúng ta sẽ nói tới sau, nhằm cản trở sự di chuyển (thuật ngữ Xô viết gọi là “sự luân chuyển” cán bộ, một việc thường bị ngăn chặn).
Điều 16 hiến pháp Liên Xô viết: “Kinh tế Liên Xô là một tổ hợp kinh tế quốc dân thống nhất, bao gồm tất cả các khâu từ sản xuất, phân phối và trao đổi trên toàn lãnh thổ quốc gia”. Nhưng điều đó chẳng ăn nhập gì với thực tế cả. Sự tương đồng đến kinh ngạc giữa hệ thống kinh tế “xã hội chủ nghĩa” và thời trung cổ thể hiện ở chỗ cả hai đều không có thị trường thống nhất. Hàng năm, đặc biệt là giai đoạn thu hoạch, trên báo chí lại xuất hiện những tin tức về việc cảnh sát ngăn chặn việc vận chuyển ra ngoài khu vực số lương thực, thực phẩm được sản xuất hoặc mua bán hợp pháp ra khỏi khu vực[13]. Hơn nữa, người ta còn tịch thu toàn bộ số tiền mà tổ chức đã bán số hàng hóa được đưa từ nơi khác tới và chỉ cấp cho họ biên lai để số tiền này không được đưa ra khỏi khu vực. Giai đoạn “cải tổ” không tạo ra bất kì thay đổi nào trong lĩnh vực này, hơn thế nữa, nhiều nước cộng hòa, trong đó có Cộng hòa xã hội chủ nghĩa liên bang Nga, còn đòi phải có tiền tệ riêng. Mục đích là để ngăn chặn việc mua hàng của các nước cộng hòa khác.
Trong giai đoạn “mọi người đều muốn độc lập” và “chuyển sang kinh tế thị trường”, trạm hải quan được thiết lập không chỉ giữa các nước cộng hòa mà ngay cả trên của ngõ của từng thành phố.
Trước khi kết thúc việc mô tả hệ thống kinh tế xã hội, chúng ta, theo đúng truyền thống mác-xít, phải xem xét vị trí của các giai cấp và các quan hệ của họ với nhau, xem xét quan hệ sản xuất vốn là hạ tầng cơ sở của xã hội, quyết định tất cả các hình thức của nhận thức xã hội, trong đó có luật pháp[14].
Như vậy là, phương tiện sản xuất trong xã hội “xã hội chủ nghĩa” mà thực chất là chế độ phong kiến nằm trong tay toàn bộ giai cấp với một hệ thống tầng nấc vô cùng phức tạp. Trong chế độ phong kiến, với hình thức sở hữu phân tán, mỗi lãnh chúa chỉ “nắm” phần thái ấp của mình, ông ta có toàn quyền đối với tài sản và dân chúng dưới quyền, nhưng lại phụ thuộc vào vương hầu bên dưới. Hệ thống phong kiến là một hệ thống tất cả phụ thuộc vào nhau, vì hoàng đế (Tổng bí thư) cũng lệ thuộc vào các chư hầu của mình. Họ thống nhất với nhau trong cố gắng bóc lột một cách tối đa người lao động, những người bị ép buộc, bằng những biện pháp cả kinh tế lẫn phi kinh tế, phải sản xuất vì với phương thức sản xuất như thế không ai còn quan tâm đến kết quả công việc nữa. Số lượng và chất lượng lao động thấp hơn so với phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Đấy là lí do vì sao các chế độ bạo ngược (“cộng sản”, theo cách nói của Mariátegui) của người Inca, Maia, các nhà nước trung cổ, chiếm nô của Nga, Liên Xô – “nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới”, Trung Quốc, Campuchia, Rumania ..v.v.. lại giống nhau đến như thế. Không có nước “xã hội chủ nghĩa” nào có năng suất lao động và mức sống của người dân cao hơn các nước tư bản chủ nghĩa phát triển. Không thể giải thích được điều đó từ quan điểm mác-xít, nếu coi đấy là các nước xã hội chủ nghĩa, nhưng lại có thể giải thích một cách dễ dàng nếu cho rằng “những người cộng sản” đã quay ngược bánh xe lịch sử để trở về chế độ phong kiến.
Các lãnh chúa địa phương có ảnh hưởng lớn nhất, dĩ nhiên là một cách tương đối bởi vì các bá tước cấp bộ lại có cấp hàm cao hơn “anh hai” các địa phương. Mỗi vùng lãnh thổ Liên Xô đều nằm dưới quyền lãnh đạo của bí thư Đảng ủy khu vực (huyện, tỉnh, nước cộng hòa ..v.v..), những người từ lâu đã được gọi một cách bán chính thức là “anh hai” (trước đây, họ, kể cả Stalin, đều được gọi là một cách không chính thức là “ông chủ”[15]). Về mặt hình thức, “anh hai” khu vực là do các ủy viên ban chấp hành Đảng ủy khu vực đó bầu, nhưng trên thực tế, ông ta nhận được lãnh thổ từ tay quan trên (“anh hai” cấp trên) và có trách nhiệm “trung thành” phục vụ[16]. Mỗi “anh hai” lại đưa người của mình vào các vị trí then chốt, y như hệ thống thời Sa hoàng[17]. Các “thái ấp” khác: bộ, tổng cục, xí nghiệp, vụ, viện, “công đoàn” và các “tổ chức xã hội” khác cũng hoạt động theo sơ đồ tương tự.
Lãnh chúa có trách nhiệm ủng hộ vương tôn của mình trong cuộc đấu tranh chống lại kẻ thù: giữa họ với nhau thường xuyên xảy những cuộc “chiến tranh” ầm ĩ, tuy bên ngoài ít người thấy, không chỉ để giành vị trí cao hơn mà còn để giữ các “thái ấp” đã chiếm được. Trong điều kiện chế độ “xã hội chủ nghĩa”, những âm mưu chống lại chính hoàng đế như vụ đảo chính bất thành của Molotov, Malenkov và Shepilov chống Khrushchev và vụ đảo chính thành công của Brezhnev, ít khi xảy ra vì rất nguy hiểm, chúng thường bắt đầu bằng các đòn tấn công mang tính thăm dò vào “tay chân thân tín” (như trong triều đại của các vương tôn, chúng ta thường nói “hắn là người của Rashidov”, “hắn là người của Grishin” ..v..v..)
Cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị dười thời Brezhnev đã bắt đầu đe dọa nghiêm trọng đến vị thế của giai cấp cầm quyền. KGB đã nhìn thấy rõ vấn đề này hơn ai hết[18], người đứng đầu KGB bao giờ cũng là mối đe dọa lớn nhất đối với Tổng bí thư, đấy là lí do vì sao một kẻ gian hùng như Stalin lại thường xuyên thay người đứng đầu KGB đến như thế. KGB bắt đầu tấn công “người của Brezhnev” trước. Giám đốc rạp xiếc quốc gia là Kolevatov và một diễn viên xiếc, hỗn danh là “Tzigane” (tôi không nhớ tên người này, anh ta đã “chết” trong tù), đều là bạn thân của Galina Brezhneva, bị bắt. Vụ bắt giữ nhất định phải được Andropov, lúc đó là chủ tịch KGB cho phép. Thật không hiểu nổi vì sao ông ta lại có thể vô can, nhưng người phó của ông ta là Svigun đã phải “tự sát”.
Việc điều tra vụ tham nhũng ở Uzbekistan bắt đầu rất lâu trước khi có “cải tổ”, đây là đòn giáng vào Rashidov, một trong những đồ đệ trung thành của Brezhnev. Lúc đó “người của Rashidov” là Ađưlov, anh hùng lao động xã hội chủ nghĩa, đại biểu Đại hội XXVI, đứng đầu một tổ hợp nông nghiệp, một lãnh chúa có cả nhà tù ngầm để nhốt những kẻ cứng đầu, mặc dù cảnh sát quốc gia vẫn đứng gác trước tất cả các đường ra lối vào “thái ấp” của hắn. Đôi khi hắn còn dùng gậy đánh đập nô lệ. Những người phản đối đã phải hi sinh cả tự do và tính mạng: có người biến mất không để lại dấu vết gì, có cả những vụ án mạng bí ẩn… Khủng bố được thực hiện với sự “trợ giúp” của các cơ quan bảo vệ pháp luật: dựng lên các vụ án hình sự với những nhân chứng giả không phải là vấn đề khó đối với hắn… Hắn còn có cả những chỗ ăn chơi dành riêng cho mình và cho khách: nhà tắm hơi, nàng hầu, đủ cả. Sau khi hắn ta bị bắt, đài báo đã viết, đã nói rất nhiều về chuyện này, nhưng nay thì không thấy đả động đến nữa. Trong thời đại “khôi phục tính pháp chế”, hắn ta phải ngồi tù mấy năm mà vẫn chưa được đưa ra xét xử…
Bây giờ xin được đi ra ngoài đề một chút.
Như tôi đã nói từ đầu, tôi đang viết một công trình khoa học, dựa trên các sự kiện đã được công bố. Nhưng ở đây xin được chia sẻ với độc giả quan sát cá nhân mà tôi không có cách nào khẳng định rằng nó đúng hay sai. Trong ngày Brezhnev chết (trùng với “Ngày công an”, đó là ngày phát huân huy chương, rượu vang chảy thành sông) tôi vô tình có mặt ở Bộ nội vụ. Tôi thấy người ta kéo ngoài hành lang những thùng rượu Cô-nhắc và rượu vang, những thùng kẹo chocolate và hoa, trong các phòng làm việc không khí rất vui vẻ… Bất thình lình một lời đồn truyền đi khắp Bộ: cô điện báo viên nghe thấy thông tin là Brezhnev bị bắn chết trong khi đi săn! Nhưng một lúc sau thì lời đồn bị bác bỏ, người ta thông báo rằng Brezhnev đã chết. Không khí nhộn nhịp trước lễ liền biến thành sự buồn đau trước một đám tang…
Ai nghĩ thế nào thì tùy, nhưng cô điện báo viên của Bộ nội vụ không thể bịa ra và loan tin như thế được. Cô ta sẽ phải trả một cái giá cực đắt. Sau này, những lời đồn đại như thế vẫn được người ta rỉ tai nhau. Sức khỏe của Brezhnev vốn không được tốt, ông ta có thể chết mà không cần ai “giúp đỡ”, nhưng không nghi ngờ gì rằng đã đến lúc phải loại bỏ ông ta và chỉ có “người của Andropov” làm được việc đó mà thôi. Điều đặc biệt là chính Andropov đã ngồi vào chiếc ngai trống. Còn về các kết luận y khoa thì chúng ta đã thấy nhiều và biết rằng các tài năng y học của chúng ta có thể kí bất cứ thứ gì.
Hết phần ngoài đề.
Trách nhiệm thứ hai của lãnh chúa là cung ứng về mặt vật chất cho vương tôn. Cái mà hiện nay người ta gọi là tham nhũng (trong tất cả các nước “xã hội chủ nghĩa” đều có các vụ tham nhũng ở cấp cao nhất bị phát hiện: Ceausescu, Zhivkov, Honecker..) thực ra chỉ là sự cống nạp bình thường dưới chế độ phong kiến mà trong điều kiện dối trá về tư tưởng người ta đã cố tình che dấu đi. Giáo sư M. Vaslensky đã nghiên cứu rất kĩ thu nhập ngầm của tầng lớp cán bộ (nomenclature), nhưng thực ra chẳng cần làm như thế, ai mà chả biết lương không phải là khoản thu nhập chủ yếu của họ, cống nạp của cấp dưới là chính.
Tài sản ăn cướp của nhân dân là nguồn lợi đầu tiên: cửa hàng, nhà ăn thì cân điêu, tính gian; xí nghiệp thì cho ra sản phẩm kém chất lượng và ăn cắp v.v… [19]
Có thể đặt câu hỏi: chuyện đó có thể xảy ra trong một lĩnh vực trong khi đạo đức cộng sản giữ thế thượng phong trong các lĩnh vực khác được không? Câu hỏi này dĩ nhiên là chỉ để nghe cho vui mà thôi.
Xin hỏi câu thứ hai: Trung ương có biết không? Không nói đến thư từ và khiếu kiện của người lao động: theo truyền thống, Ban chấp hành trung ương không trả lời các tố cáo loại đó, chúng được chuyển cho cấp dưới và trở lại chính người bị tố cáo. Nhưng KGB, lĩnh vực nào họ cũng có hàng ngàn người, cả chính thức lẫn không chính thức, họ có chỉ điểm trong từng hợp tác xã, từng cơ quan, xí nghiệp, từng khu nhà tập thể, chả lẽ cũng không biết? Nếu biết thì họ phải báo cáo cấp trên? Câu hỏi không cần trả lời.
Nếu Tregubov nhận “cống phẩm” của giám đốc các cửa hàng thì liệu Grishin, bí thư Moskva, ủy viên Bộ chính trị, có thể không hay biết gì được không? Tregubov có thể “ăn” một mình tất cả “cống phẩm” hay không?
Cả thế giới đều biết câu chuyện về viên kim cương do Aliev, Bí thư thứ nhất Azerbaizhan, tặng Brezhnev. Bộ sưu tập súng dĩ nhiên cũng không phải do ông ta bỏ tiền mua.
Tất cả các “thái ấp”, kể cả các trường đại học và Viện hàn lâm đều phải “cống nạp”. Không nước phương Tây nào có nhiều hiệu trưởng, trưởng khoa, giáo sư, phó giáo sư bị kết án vì tham nhũng và các tội lỗi khác như nước ta. Herzen đã từng gọi chế độ nhà nước ở Nga là sự tùy tiện bị nạn đút lót khống chế, nhưng ngày xưa các vị giáo sư không “ăn” của đút. Trong “chế độ xã hội chủ nghĩa” họ đã “ăn”. Thu nhập của hiệu trưởng không phải chỉ là tổng cộng những món đút lót khi tiếp nhận sinh viên và khi phát bằng tốt nghiệp; các mối “liên hệ” cũng có vai trò rất to lớn: hiệu trưởng tất nhiên là không lấy tiền đút lót của con “bí thư” khi nhập học, nhưng theo nguyên lí “anh giúp tôi thì tôi giúp anh”, ông ta sẽ được “bí thư ưu ái trong việc phân phối căn hộ, được đưa vào đoàn cán bộ đi công tác nước ngoài, được phong các danh hiệu cao quí ..v.v.. Không trước thì sau, đều là lợi ích vật chất cả. Nhưng đây là những hành động phi pháp. Hiệu trưởng không thể làm như thế nếu không có sự cộng tác của các nhân viên: ông ta không thể tự hỏi và cho con “bí thư” điểm cao được. Không phải vị giáo sư nào cũng đồng ý làm như thế. Cho nên mỗi người lãnh đạo đều có một nhóm những kẻ thân cận, đều có “người của mình” (bây giờ họ được gọi là “mafia”), ông ta sẽ thưởng cho họ bằng tiền mặt hoặc bằng chức danh, bằng cấp[20]. Dĩ nhiên là không thể che giấu hết được, những người còn tin theo lí tưởng hoặc đơn giản là ghen ăn ghét ở sẽ kiện cáo. Vì vậy, tất cả các “mafia” đều phải có bộ máy an ninh, có cơ quan tình báo và phương tiện trấn áp. Trong các cơ quan nghiên cứu và các trường đại học, đuổi khỏi cơ quan được coi là vũ khí chủ yếu vì tìm được việc tương tự là rất khó (nhất là ở các tỉnh): những điều được ghi vào lí lịch sẽ theo đi khắp nơi và chẳng có ông hiệu trưởng nào lại thích có thêm “một chiến sĩ đấu tranh cho lẽ phải” ở cơ quan mình. “Các tổ chức khoa học thật không khác gì chỗ của bọn lục lâm thảo khấu: sau khi cướp bóc thì chúng cho đi” (Tin tức, ngày 24 tháng 3 năm 1990).
Chuyện đó xảy ra trong tất cả các cơ quan của Đảng và nhà nước, trong các lĩnh vực từ kinh tế đến khoa học và văn hóa[21]. Một bài báo trên tờ “Ngọn lửa nhỏ” mang tên: “Nhóm, BĂNG ĐẢNG, HỆ THỐNG”  
Chuyện đó xảy với tất cả những người nông nô được cho đi nước ngoài: những người làm việc trong các tổ chức quốc tế! Dù người Mĩ trả lương cho họ thì chính phủ Liên Xô cũng thu lại phần lớn số tiền họ đã nhận. Các vận động viên thể dục dụng cụ chỉ được nhận có 1% tiền thưởng mà thôi!
Như vậy là, nạn tham nhũng xói mòn nước Nga, từ chính phủ cho đến ban quản lí khu nhà ở tập thể, người ta giả vờ đấu tranh với nó, nhưng nó là bản chất của chế độ và vì vậy mà không gì có thể tiêu diệt được. Thu nhập chính thức của các quan chức là rất thấp. Nó được bổ sung thêm bằng “lót tay”, từ cấp chính phủ cho đến viên cảnh sát giao thông. Trong lĩnh vực sản xuất thì đồng lương của người lao động không đủ nuôi sống gia đình. Người ta buộc phải ăn cắp để sống.
Bây giờ là lúc chúng ta tổng kết những điều đã được trình bày. Trước hết xin bắt đầu từ hòn đá tảng của chủ nghĩa Marx, từ sở hữu tư liệu sản xuất: Hi vọng rằng tôi đã thuyết phục được độc giả về sự thiếu vắng một người chủ cụ thể, rằng tài sản không phải là của nhân dân, không phải là của công nhân và nông dân; công nhân vẫn là vô sản, không có tư liệu sản xuất; còn nông dân, sau khi bị tịch thu ruộng đất, cũng đã trở thành vô sản. Tư liệu sản xuất bị phân tán và mang đặc trưng phong kiến. Có thể tưởng tượng tài sản như một cái bánh lớn, bị các tầng nấc của bộ máy quan liêu xâu xé, cấp bậc càng cao thì miếng bánh càng lớn.
Nếu trong chế độ tư bản người chủ sở hữu thu lợi nhuận một cách công khai, thì ở đây, thu nhập của tầng lớp cán bộ dưới dạng “cống nạp”, “hụi chết”, “lót tay”, “phong bì” lại là khoản thu nhập ngầm, phi pháp và bị coi là tham nhũng. Đấy chính là lí do vì sao tham nhũng đã trở thành hiện tượng phổ biến trong tất cả các nước “xã hội chủ nghĩa”.
Việc cướp bóc nhân dân cũng mang tính nước đôi: lương trả cho công nhân và nông dân chỉ bằng một phần mười ở Mĩ. Mặt khác, người tiêu dùng còn bị cướp bóc ngay từ quầy hàng nhỏ nhất: cân điêu và tính gian, còn người công nhân thì phải “cắt” một phần tiền lương cho đội trưởng, vì trái ngược với lí thuyết, lương của anh ta không tỉ lệ thuận với công sức bỏ ra, cũng không phụ thuộc vào trình độ và tay nghề của anh ta mà phụ thuộc vào nhiệm vụ được giao, vào cách đánh giá và tiền thưởng, tất cả đều do đội trưởng quyết định. Nhân viên bán hàng phải nộp một phần cho giám đốc cửa hàng, đội trưởng thì nộp cho xưởng trưởng và cứ thế, những con suối nhỏ này sẽ hòa vào dòng sông lớn. Theo đánh giá của tôi, qua các vụ án hình sự, mỗi “thái ấp” phải đưa lên “trên” hai phần ba “doanh số” thu được.
Người ta có thể phản bác bằng cách nói rằng nhà nước luôn luôn đấu tranh chống lại tệ tham nhũng và dẫn ra những vụ án với những hình phạt nghiêm khắc. Nhưng đấy chỉ là những tình tiết gay cấn của “các cuộc chiến tranh giữa các thái ấp” với nhau mà thôi. Những vụ tố cáo ồn ào (sau đó thì bị cho “chìm xuồng”) ở Uzberkistan, Moldavia, Tadgikistan và các khu vực khác trong giai đoạn “cải tổ” của Gorbachev tạo cho người ta cảm tưởng đang diễn ra quá trình “thay máu”. Nhưng người ta cố tình che dấu sự kiện là việc điều tra các vụ tham nhũng ở Uzbekistan và ngay cả ở Moskva đã được bắt đầu từ thời còn Brezhnev. Ban chấp hành trung ương có biết trước khi có các vụ điều tra đó không? Gorbachev đã nói: “Các cán bộ liên bang, trong đó có cả cán bộ thuộc Ban chấp hành trung ương, đã đến Uzbekistan nhiều lần, họ không thể không biết những chuyện xảy ra ở đây. Quần chúng nhân dân nước cộng hòa đã viết đơn tố cáo đến tận các cơ quan trung ương. Nhưng tất cả những tín hiệu báo động đó đã không được xem xét một cách nghiêm túc”[22]. Tại sao? Gorbachev không đặt câu hỏi như thế và hơn nữa, ông ta không định trả lời.
Ông ta không nói đến số phận của những người viết đơn tố cáo[23]. Ông ta không kể việc đón tiếp các phái viên của trung ương diễn ra như thế nào: khắp nơi (kể cả ở Sevastopol, nơi ông ta từng giữ chức bí thư) đều được trang hoàng lộng lẫy, bàn tiệc và bàn bi-gia, bể bơi và phòng tắm hơi với các em chân dài, váy ngắn, tất cả đều là tiền nhà nước[24].
Báo chí thời “cải tổ” mô tả rất rõ các thủ đoạn của tướng Trurbanov[25], con rể Brezhnev (dĩ nhiên là sau khi Brezhnev đã chết). Làn sóng tố cáo lan rộng khắp Uzbekistan, Tadgikistan và một số nước cộng hòa Trung Á khác trong những năm 1980 đã để lộ ra những tài sản khổng lồ của các “bí thư” tỉnh, huyện được các điều tra viên phát hiện: hàng triệu rub, hàng chục cân vàng và nhiều đồ vật giá trị khác v.v... Họ còn dấu được bao nhiêu? Nhưng Trurbanov không nộp vào công quỹ một xu nào[26].
Việc tố cáo đã dẫn đến một loạt vụ tự sát. Có phải là những vụ tự sát thực sự không? Svigun và vợ chồng Shelokov và một số người khác đã biết quá nhiều. Ngay tòa án “công khai-đóng” của chúng ta cũng không thể xét xử được[27].
Bộ trưởng bộ nội vụ Uzbekistan và một loạt cán bộ của Bộ này cũng đã tự sát.
Bốn ủy viên trung ương, chủ tịch Hội đồng bộ trưởng và một loạt bí thư tỉnh ủy, rất nhiều bí thư huyện ủy và cán bộ đã bị bắt.
Sau Stalin, chúa tể nào mới lên cũng chê bai giai đoạn trước đó (“sùng bái cá nhân”, sau đó là giai đoạn “duy ý chí”, rồi đến “giai đoạn trì trệ”) và tuyên bố “trở lại với những nguyên tắc của Lenin” và “trong sạch hóa”, mặc dù về thực chất thì chẳng có gì thay đổi cả, mà thay đổi làm sao được[28]. Stalin là người thông minh: căm thù Lenin nhưng lại luôn luôn tôn vinh ông ta, bằng cách đó tôn vinh chính mình, người kế tục sự nghiệp của Lenin.
Cơ cấu phong kiến của chế độ “xã hội chủ nghĩa” càng trở nên rõ ràng hơn khi trên báo chí của chúng ta càng ngày càng xuất hiện những thuật ngữ gợi cho người ta nhớ lại chế độ nông nô, lao dịch, địa tô… Cái mà hiện nay được gọi là “nomenclature” (tạm dịch: cán bộ), “giai cấp mới” chính là giai cấp quí tộc thời hiện đại[29].
“Càng ngày càng có nhiều gia đình mà tất cả các thành viên của nó đều giữ các chức vụ cao đã không còn là bí mật nữa” (Nước Nga Xô viết, ngày 5 tháng 2 năm 1988).
Có thể dẫn ra nhiều thí dụ về việc hình thành các giai tầng cán bộ cha truyền con nối (trong ngành ngoại giao, trong lĩnh vực công tác Đảng và công tác đoàn, trong lĩnh vực báo chí v.v.)
“Cán bộ” (Nomenclature) là một giai tầng ổn định. Đấy không chỉ là các chức vụ mà là giai cấp của các công chức, rất khó thâm nhập nhưng đã thâm nhập vào rồi thì sẽ được ở lại vĩnh viễn. Xin đọc dẫn chứng của tờ Sự thật, cơ quan ngôn luận của Đảng: “Chui vào tầng lớp nomenclature quả là công việc thiên nan vạn nan. Ít khi có chỗ trống. Chỉ khi xảy ra những sự kiện động trời thì thủ trưởng một đơn vị nào đó mới bị hạ tầng công tác để bồi dưỡng thêm”. Ngay từ xưa việc phong và tước danh hiệu “quí tộc[30] (“tước hết quyền sở hữu tài sản”) cũng đã từng xảy ra.
Tính chất chiếm nô của cơ cấu giai cấp trong chế độ “xã hội chủ nghĩa” và quan hệ giữa các ông chủ đối với con người cũng chẳng khác gì quan hệ đối với tài sản của họ, chẳng khác gì quan hệ với những người nông nô, thể hiện rõ nhất trong việc cho đi nước ngoài. Người ta đã dựng lên “bức tường ô nhục” ở Berlin, kéo hàng ngàn cây số dây thép gai, bắn thẳng vào những người bỏ chạy… Nhưng chỉ cần Hungary mở cửa biên giới cho người Đông Đức ra đi là một trong những chế độ vững chắc nhất (do sự chống đỡ từ cả hai phía), chế độ “xã hội chủ nghĩa” sụp đổ ngay lập tức.
Chủ nghĩa Marx, thiết lập cơ sở lí luận của mình trên cơ sở loại bỏ sở hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất, đã bỏ quên vấn đề phân phối. Chính từ đây, hệ thống bóc lột thời trung cổ đã tái xuất hiện, đấy là hệ thống bóc lột của nhà nước, người chủ tập thể tài sản, người có quyền phân phối và giữ lại cho mình phần to nhất, đã tiến hành bóc lột nhân dân lao động. Nhưng nếu trong chế độ chiếm nô, địa vị người nô lệ chỉ ngang hàng với súc vật thì chủ nô phải quan tâm đến sức khỏe của nô lệ như quan tâm đến sức khỏe bò ngựa vậy. Phần lớn địa chủ hiểu rằng không được thịt những con gà mái sai trứng và vì vậy họ cũng bóc lột nông dân một cách có giới hạn.
Trong nền kinh tế “xã hội chủ nghĩa”, phương tiện sản xuất cũng như con người là vô chủ. Hôm nay tôi là giám đốc xí nghiệp, nếu tôi có thể vắt kiệt được xí nghiệp, cả sức người và máy móc, thì tôi sẽ được lên bộ, còn sau đó thì “sống chết mặc bay”. Đấy chính là nguyên nhân của tình trạng phi nhân của quá trình sản xuất và toàn bộ chế độ, chẳng ai quan tâm đến kết quả công việc, năng suất lao động vì thế mà thấp và nền kinh tế nhất định sẽ đổ nát.
Việc không ai quan tâm đến kết quả công việc nhất định sẽ sinh ra năng suất thấp, chất lượng kém và kỉ luật lao động không cao. Đến lượt nó, lại cần áp dụng những biện pháp ép buộc phi kinh tế và đàn áp.
Đã có nhiều “mô hình” sản xuất “xã hội chủ nghĩa” được đem ra thử nghiệm: độc lập và tự chủ của các tập thể ở Nam Tư, các binh đoàn lao động ở Campuchia, chính sách tương tự như NEP ở Hungary (với vốn vay khá lớn từ các nhà tư bản) và tất cả đều kết thúc bằng sự phá sản của chính nền kinh tế.
Vì vậy, tất cả các cuộc “cải tổ” đều có một kết cục chung: thất bại. Đây là một hệ thống không thể cải tổ, sửa chữa hay cải tiến được. Năm năm “cải tổ” ở Liên Xô chỉ đưa nền kinh tế đến tình trạng tồi tệ hơn mà thôi. Điều đáng ngạc nhiên là có nhiều nhà kinh tế học nghiêm túc, chưa nói dân thường, tin vào “cải tổ”, “cải cách” của Gorbachev (bây giờ là Yeltsin).
Như vậy là, chúng ta đã đi đến kết luận rằng quyền sở hữu phương tiện sản xuất và quan hệ sản xuất trong chế độ “xã hội chủ nghĩa” mang tính chất đặc thù của chế độ phong kiến. Nhưng khác với chế độ phong kiến cổ đại và trung cổ, chế độ phong kiến hiện nay có thượng tầng kiến trúc không phù hợp với hạ tầng cơ sở[31]. Lúc đó, sự thống trị và bị trị theo đẳng cấp được biện hộ bởi tôn giáo và điều chỉnh bởi pháp luật. Trong thế giới hiện đại, sau các cuộc cách mạng tư sản và những lời tuyên bố về sự bình đẳng của tất cả mọi người trước Thượng đế và pháp luật, việc biện hộ cho sự bất bình đẳng phong kiến đã trở thành bất khả thi. Người ta buộc phải dựng lên thượng tầng kiến trúc được tô điểm bằng khái niệm dân chủ và pháp luật xã hội chủ nghĩa. Nô lệ được tuyên bố là giai cấp thống trị! Còn các ông chủ thì thành “đầy tớ của nhân dân”! Đồ cống nạp của lãnh chúa và tay sai bị trừng trị theo luật hình sự cho nên đã trở thành bí mật. Tài sản phải che dấu, các lâu đài phải nấp sau những hàng rào rêu phong, có lính canh bên ngoài. Trước Raisa Maksimovna (phu nhân Gorbachev – ND), không bà vợ một ủy viên Bộ chính trị nào dám xuất hiện công khai với trang phục đắt tiền và kim cương. Sự giản dị bề ngoài của các lãnh tụ đã đạt đến giới hạn của sự phi lí: tất cả đều mặc một cách đơn điệu và xấu.
Chính sự không tương thích một cách toàn diện giữa hình thức và nội dung, giữa cuộc sống và hệ tư tưởng, giữa lời nói và việc làm là nguyên nhân của tình trạng lưỡng nan của chế độ xã hội “xã hội chủ nghĩa”.
Số phận đã an bài rằng đây là cuốn sách viết về quá khứ. Từ quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, ta có thể đánh giá các quá trình đang diễn ra trong nước như thế nào? Tôi cho rằng đây là giai đoạn chuyển tiếp từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản. Nhưng đây là cuộc cách mạng từ trên xuống cho nên chứa đầy mâu thuẫn và không nhất quán. Một số vương tôn, chủ yếu là các cán bộ Đảng và lãnh tụ của họ là Gorbachev muốn giữ lại cái chế độ đã được mô tả bên trên dưới dạng “đổi mới”, nhưng chính sách của họ chỉ dẫn đến sự phá sản về kinh tế và chính trị mà thôi. Một số khác (các bộ trưởng, những người hoạt động trong lĩnh vực kinh tế, tổ hợp công nghiệp toàn liên bang) lại muốn lợi dụng vị thế của mình, tư bản hóa “vương quốc” của mình, biến chúng thành tài sản riêng, thành tài sản có thể thừa kế được. Họ thành lập trong các bộ và trên cơ sở các xí nghiệp những “tập đoàn”, những “công ty cổ phần”, thị trường chứng khoán, xí nghiệp liên doanh (liên doanh với tư bản nước ngoài để được ngoại tệ mạnh) và trở thành các tổng giám đốc, thành viên hội đồng quản trị, cổ đông. Nhóm thứ ba là những người ra khỏi bộ máy để tham gia vào lĩnh vực kinh tế tư nhân, họ lợi dụng những mối liên hệ sẵn có để rút tiền nhà nước. Một thí dụ điển hình: A. Leontiev, cựu bí thư tỉnh Truvashi, thành lập “Trung tâm sáng kiến kinh doanh và nghệ thuật”. Ngân hàng nhà nước cho ông ta vay ngay 9 triệu rub, còn Ủy ban hành chính thành phố thì cấp ông ta một số lượng lớn lương thực và thực phẩm dành bán cho dân chúng. “Trung tâm” đưa toàn bộ lương thực, thực phẩm vào kho đợi ngày “tự do hóa” (nghĩa là lên giá cả chục lần) giá cả. Kết quả là Leontiev thu lợi hành chục lần mà chẳng phải bỏ ra xu nào. (Tin tức, ngày 25 tháng 12 năm 1991).
Đã xuất hiện những nhà tư sản kiểu mới, nói chung còn rất trẻ (20-30 tuổi), thí dụ như Sterligov, chủ tịch “Câu lạc bộ triệu phú” do chính anh ta thành lập. Anh ta đã kể câu chuyện nguồn gốc tài sản của mình như sau: thất nghiệp, không một xu dính túi, đến con chó Alisa, do người khác tặng cho, cũng chẳng có gì mà nuôi. Làm gì? Thế rồi trong đầu bỗng lóe lên ý nghĩ: mở sở giao dịch! Nói là làm. Anh ta mở một sở giao dịch và gọi nó là Alisa, tức là tên con chó cưng của anh ta. Hiện nay, đây đã là một hệ thống các sở giao dịch, có cả vốn của tư bản nước ngoài nữa. Như lời anh ta khẳng định thì Sterligov, viên tướng KGB, ông nội anh ta, chẳng có liên hệ gì với Alisa cả.
Không có nước nào mà số lượng các sở giao dịch buôn bán “không khí” lại nhiều như nước ta. Hàng hóa của các xí nghiệp quốc doanh, trước đây được Bộ nội thương phân phối miễn phí, được đẩy qua các sở giao dịch với giá trên trời. Các nhà buôn tất nhiên sẽ thu được hàng triệu rub, một phần lợi nhuận tất nhiên là được chia lại cho giám đốc các xí nghiệp quốc doanh mua bán các thứ hàng hóa này. Các sở giao dịch chỉ làm cho giá cả tăng cao và lạm phát chứ chẳng mang lại cho nhân dân và nền kinh tế một tí lợi ích nào. Sản xuất thành ra không có lợi vì không đem lại siêu lợi nhuận, sản phẩm sụt giảm đến 15-20% một năm.
Đa số các tổ chức như vậy là do mafia thành lập, họ đã lợi dụng cơ hội này để rửa tiền kiếm được bằng cách bảo kê, đầu cơ, buôn lậu ngoại tệ, buôn bán ma túy. Nhưng họ lại không thành lập các xí nghiệp sản xuất vì các xí nghiệp này không mang lại lợi nhuận nhanh chóng, cho nên toàn bộ các hoạt động sôi nổi được báo chí “độc lập” coi là quá trình “chuyển tiếp sang nền kinh tế thị trường” chỉ làm cho cuộc khủng hoảng kinh tế càng thêm sâu sắc và đất nước ngày càng lụn bại thêm.
Nhưng phần đông cán bộ (nomenclature) lại gắn bó cuộc sống của mình với nền kinh tế cũ cho nên họ đồng thanh phê phán “thị trường” và kiên quyết chống lại “tư nhân hóa”.
Giữa các nhóm nói trên đã xuất hiện những mâu thuẫn không thể dung hòa. Sản xuất càng đình đốn và sự phân hóa xã hội càng diễn ra nhanh chóng hơn. Tất cả mọi gánh nặng như tăng giá, lạm phát, đều đổ dồn lên vai người lao động.
Sự phát triển sẽ diễn ra như thế nào? Thật khó trở thành nhà tiên tri. Nhưng theo tôi việc “phục hồi” có nhiều khả năng xảy ra hơn việc “xây dựng” chủ nghĩa tư bản trong cái đất nước (dù không phải là riêng biệt) phong kiến đã tan hoang này.
Chỉ còn hi vọng vào các nhà tư bản! Thật tội nghiệp cho ông Marx!


[1] О. Ioff. Luật dân sự Liên Xô. М., 1967, trang 371. Lúc đó “đấu tranh giai cấp” đã không còn hợp thời nữa. Hiện nay chính Gorbachev đang tuyên truyền cho các giá trị toàn nhân loại. Các nhà khoa học Liên Xô lập tức quay sang phía đó và họ sẽ còn quay như thế nhiều lần nữa.

[2] Xem bên trên.

[3] Tác phẩm đã dẫn, trang 394.

[4] Tác phẩm đã dẫn, trang 420, 394. Các luật sư, các nhà kinh tế học, các triết gia và các “nhà xã hội học” khác gần như sao chép nguyên văn như thế.

[5] “Trong thời Trung cổ, ở châu Âu chưa có khái niệm sở hữu, từ saisine hay gewere không phải là sở hữu theo đúng nghĩa mà chỉ là sử dụng trong một thời gian dài… Người sử dụng canh tác khoảng đất trong nhiều năm cũng như vương hầu mà người đó phải nộp tô đều có quyền ngang nhau khi nói: “ruộng của tôi”. М. Blok. Biện hộ lịch sử, М., 1986, trang 176-177..

[6] Lịch sử thời Trung cổ, Tập 1, 1938, trang 163.

[7] Lenin khẳng định rằng chế độ nông nô ở Nga “chẳng khác gì chế độ nô lệ” (toàn tập, tập 39, trang 70). Không thể hiểu vì sao các nhà khoa học Xô viết không chịu công nhận chế độ chiếm nô ở Nga. Theo tôi, năm 1861 ở Nga mới diễn ra việc xóa bỏ chế độ nô lệ và thành lập chế độ phong kiến.  

[8]Lịch sử nhà nước và luật pháp Liên Xô, phần I, M., 1972, trang 480. Tương tự như thế trong Lịch sử nhà nước và luật pháp Liên Xô, phần I, M., 1985, trang 210 và trong tất cả các cuốn sách giáo khoa khác..v.v..

[9] Chế độ lao dịch là nông dân phải làm ruộng cho chúa đất. Ghi chú của tác giả.  

[10] Bách khoa toàn thư Liên Xô, in lần thứ 3, tập 27, trang 283-284. Tất cả các vấn đề trong bách khoa toàn thư Liên Xô đều được xác định theo quan điểm chính thống của khoa học Xô viết. Mặc dù quan điểm này thường thay đổi một cách căn bản nhưng định nghĩa chế độ phong kiến thì chưa có thay đổi lớn nào.

[11] Đức Quốc xã và nước Campuchia Dân chủ của Khmer Đỏ - ND.

[12] Áp lực của chính quyền không nằm dưới bất kì sự kiểm soát nào đã bóp chết lòng tự trọng, lòng dũng cảm và niềm tin vào công lí của nông trang viên. Khai trừ ra khỏi nông trang, quịt tiền lương và tiền thưởng, cắt bớt đất phần trăm là những biện pháp “giáo dục” thường được áp dụng” (Tin tức, ngày 1 tháng 6 năm 1987). Đây là thí dụ điển hình về công tác phê bình hiện đại, dù ở nông thôn vẫn chẳng hề có thay đổi gì cả.  

[13] Xin dẫn một vài thí dụ: ủy ban nhân dân tỉnh Belgorod (quyết định số 403 ngày 27 tháng 8 năm 1981) đã cấm “đưa khoai tây, các loại cây có củ, hành… ra khỏi tỉnh”. Tula, Estonia, Moldavia cũng có những quyết định tương tự (Tin tức ngày 26 tháng 9 năm 1981). Một người tên là N. Kuzmin đi từ tỉnh Rostov sang tỉnh Voronezh mua khoa tây. Tại biên giới hai tỉnh, trên đường trở về anh ta bị giữ lại và buộc phải bán số khoa tây mua được với giá 65 rub, trong khi trước đó anh ta phải trả những 125 rub. Báo Sự thật ngày 14 tháng 7 năm 1986 đã đưa tin về một số trường hợp tương tự. Nhân dân các nước cộng hòa miền Nam phàn nàn: “chúng tôi bị cấm đưa ra khỏi khu vực sản phẩm dư thừa”. Cảnh sát khu Kurdai tỉnh Dzambul buộc dân chúng phải bỏ hành đang chuyên chở xuống..v.v… Năm 1990 các hợp tác xã tiêu thụ đã chịu nhiều thiệt hại: không được đưa hàng hóa đi, nhưng lại không tiêu thụ được tại địa phương.  

[14] Bên cạnh quan hệ kinh tế chủ đạo, chủ nghĩa Marx còn công nhận cái gọi là “thành phần kinh tế”, nghĩa là các quan hệ kinh tế tồn tại song song với quan hệ kinh tế chủ đạo. Không có điều kiện phân tích toàn bộ vấn đề này ở đây. Nhưng trong nền kinh tế “xã hội chủ nghĩa” Liên Xô thành phần kinh tế chiếm nô đóng vai trò quan trọng. Chúng ta đã thấy người ta sử dụng lao động nô lệ trước hết trong các trại giam và trong quân đội như đã chứng minh sau đây. Nhưng còn việc sử dụng lao động nô lệ trực tiếp và buôn bán nô lệ, báo chí Liên Xô ít nói đến hiện tượng này. Hiện tượng này diễn ra chủ yếu ở Trung Á và vùng Kavkaz, nơi người ta bắt "những kẻ lang thang, không nhà" và biến họ thành nô lệ. Người ta tra tấn, đánh đập, giết hại và buôn bán những kẻ bị bắt mà không hề bị trừng trị. Xin đọc bài báo “Săn bắt nô lệ” trên tờ Tin tức Moskva, số 42, năm 1991.

[15] Ngoài “ông chủ tối cao” ở Moskva còn có (đôi chỗ hiện nay vẫn còn) các chúa tể địa phương nữa. Đấy là các ông chủ ở địa phương hoặc nước cộng hòa. Ngay sau khi được bầu ông ta liền được coi là “thánh sống”, hiện thân của luật pháp, công bằng và dĩ nhiên cả thông thái nữa, mặc dù đôi khi tính háo danh và thói kiêu căng đã làm mờ lí trí của ông ta” (tờ Ngọn lửa nhỏ, năm 1988, số 40, trang 22). “Tôi là chủ ở đây! Bí thư thứ nhất thường nói như thế. Tôi nói thế nào thì làm thế!”. Và khi người của ông ta phạm tội thì ông ta “cấm các cơ quan bảo vệ pháp luật điều tra. Công an và cán bộ viện kiểm sát định phản đối, nhưng A. Ilenko không thèm nghe, ông ta không cho họ nói và đuổi ra khỏi phòng (Sự thật, ngày 2 tháng 2 năm 1987). Xin lưu ý đến ngày tháng (cải tổ) và thái độ của “anh hai” đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật.  

[16] Khi lưu trú trong khách sạn của tỉnh ủy tôi đã được chứng kiến cảnh thay “anh hai”: buổi chiều các phái viên trung ương tới; trong khi đó “anh hai” vẫn còn đang dự họp tại một thị xã trong tỉnh. Thứ bảy, mặc dù là ngày nghỉ, các tỉnh ủy viên được triệu tập gấp, tại cuộc họp người ta tuyên đọc đơn xin từ chức của “anh hai” để về hưu, “đề nghị” được thông qua và người ta “bầu ngay” bí thư mới do các phái viên đề nghị.  

[17] “Nuôi” là hệ thống đảm bảo đời sống cho các quan chức của nước Nga phong kiến, cho đến tận giữa thế kỉ XVI, trong đó các quan chức địa phương được nuôi bằng sưu thuế năng nề. Việc quản lí rất tùy tiện, quan chức thường cưỡng bức và ăn cướp. Hệ thống này tự đánh mất uy tín và bị bãi bỏ trong quá trình tập quyền hóa của nhà nước dưới thời Sa hoàng Ivan IV.  

[18] Báo chí đã nhiều lần nói rằng KGB đã lập kế hoạch “cải tổ” từ giữa những năm 1970. 

[19] R. Gaipov, "Anh hai” tỉnh Kashkadarin nước cộng hòa Uzbekistan “vặt” dân chúng như người ta vặt lá cây vậy… Có thể nói một cách không quá rằng tất cả các cơ quan, các tổ chức, các nông trang, nông trại, các cơ quan Đảng và chính quyền đều bị tê liệt vì tham nhũng. Gaipov trực tiếp chỉ đạo việc mua bán các chức vụ từ khu vực, thị xã cho đến tỉnh. Ông ta còn nhận hối lộ thường xuyên, gọi là “thuế”… Gaipov đã có một khối lượng tài sản vô cùng lớn… quyền lực của ông ta không chịu bất kì sự kiểm soát nào (Ngọn lửa nhỏ, năm 1989, số 2, trang 27). “Mạng lưới tham nhũng rộng khắp, sự bất lương của các cơ quan kiểm tra từ trên xuống dưới đã tạo ra tình hình, khi mà quyền lực kinh tế và ngay cả quyền lực chính trị của cả các khu vực, các tỉnh, các nước cộng hòa trở thành phương tiện của các tập đoàn tội phạm. Giới tinh hoa nắm quyền giầu lên mỗi ngày. Trong khi quần chúng nhân dân thì sống trong cảnh nghèo khổ, chịu đựng. Nói cũng chẳng ích gì (báo đã dẫn, trang 28).

[20] “Người lãnh đạo khôn khéo tạo ra xung quanh mình một nhóm những kẻ không ra gì. Mọi người còn nhớ thời khi người ta lựa các lãnh đạo cấp cao theo nguyên tắc trung thành với cá nhân, biết cách nịnh hót” (Sự thật, ngày 21 tháng 1 năm 1987. Trong làn sóng tố cáo hiện nay người ta thường sử dụng động từ ở thời quá khứ mặc dù chưa có gì thay đổi cả.

[21] N. Petrov, nghệ sĩ đàn Piano nổi tiếng viết về cảnh các nhạc sĩ được Công ty ca nhạc cho đi biểu diễn ở châu Âu và Mĩ như sau: “Đừng có quên những người đã giúp đỡ mình! Hệ thống đưa và nhận hối lộ trên cửa sau của Công ty lúc nào cũng hoạt động cả, một kẻ đi lên và một người đi xuống cầu thang, họ chuyển cho nhau túi đựng quà! Cổng sau, nơi làm nên tên tuổi, nơi quyết định số phận con người muôn năm!” N. Petrov còn mô tả chi tiết biện pháp cướp bóc các nghệ sĩ của Công ty ca nhạc. Theo đó, nếu một nghệ sĩ có tên tuổi nhận thù lao ở nước ngoài là 3.000USD thì Công ty chỉ để lại cho anh ta 800USD thôi, nhưng Sviatislav Rikhter được thù lao những 300.000USD thì ông cũng chỉ được giữ lại 800USD mà thôi. Nhưng đây là phần “cắt” chính thức, người nghệ sĩ còn phải “nuôi” bộ máy của Công ty nữa, lấy từ phần thù lao còn lại của nghệ sĩ (Ngọn lửa nhỏ, năm 1989, số 43).

[22] М. Gorbachev. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô tại đại hội XXVII. Nhà xuất bản chính trị, М., 1986, trang 103.

[23] Một số trường hợp đã được báo chí nói tới ngay từ thời Brezhnev. Thí dụ ở Moldavia, cô giáo L, mẹ của 4 đứa trẻ, Đảng viên, ủy viên ban chấp hành Đảng bộ xã phê bình “anh hai” của huyện về việc bao che cho những tên ăn cắp. Cô ta lập tức bị kết tội… đốt nhà hàng xóm! Tại tòa, người ta đề nghị cô chứng minh rằng mình không đốt nhà! Năm 1968, tòa án tối cao Moldavia kết án cô giáo L. một năm rưỡi tù giam. Sau này, khi vụ giả mạo bị phát hiện (dĩ nhiên là cô giáo đã hết hạn tù rồi) thì viện trưởng viện kiểm sát huyện chỉ bị phê bình, điều tra viên thì bị cảnh cáo, nhưng ngay sau đó anh ta lại được giấy khen, có kèm theo cả tiền thưởng nữa (Sự thật, ngày 12 tháng 10 năm 1971). Sau khi bắt đầu “cải tổ” những câu chuyện như thế tràn ngập tất cả các mặt báo. Không thể nào liệt kê hết được, chỉ xin dẫn ra một vài thí dụ. Năm 1980, thày giáo tên là Dilmukhametov (Uzbekistan) viết đơn lên Viện kiểm sát Liên Xô, tố cáo những kẻ nhận hối lộ và bao che một số tội ác nghiêm trọng. Ông gửi đơn vào tháng 9 thì tháng 12 bị khởi tố hình sự (tội vu khống). Dilmukhametov đến Moskva, nhưng một nhóm cảnh sát đặc nhiệm đã bắt ông tại đây và áp giải ngay về quê. Tháng 8 năm 1981 ông bị kết án 5 năm tù giam. tòa án Tối cao Liên Xô không bác bỏ bản án! Năm 1983 Dimukhametov được ân xá nhưng mãi đến năm 1985 mới được minh oan. Thế mà công tố viên tỉnh Fergan chỉ bị cảnh cáo (Báo Văn học, ngày 18 tháng 9 năm 1985).
Thế mà đây lại là những vụ kết thúc có hậu đấy. Nhiều người đã phải trả giá bằng chính mạng sống của mình, thí dụ như chuyên viên của tỉnh Đảng bộ Trardgoy, ông này bị một viên đại tá công an tổ chức ám sát. Công an ở đó làm cả việc… ăn cướp. Một cán bộ của ban chấp hành trung ương Tadgikistan nói rằng “các đây chưa lâu người ta có thể bắt tù bất kì ai” (Sự thật, ngày 28 tháng 1 năm 1987).

[24] “Đằng sau những cánh cửa sổ đóng kín của những phòng ngủ rộng và tối, các cán bộ tha hồ say sưa, những vụ tự thiêu của những người phụ nữ bị làm nhục không phải là chuyện hiếm (chỉ trong nửa đầu năm 1988 tại tỉnh Surkhadarin đã có 16 cô gái tự thiêu” (Lao động, ngày 12 tháng 1 năm 1989). Xin lưu ý! Đây đã là năm thứ 3 sau “cách mạng tháng tư” và “cải tổ rồi”!

[25] “Sau khi về nhà trên phố Shusev, ông ta (Trarbanov) khinh ngạc phát hiện ra trong túi áo, trong hộp đựng quả, trong cặp và trong va li những tờ tiền mới tinh, ông ta không thể nhớ đã nhận của những ai và khi nào nữa. Trong đầu Iuri Mikhailovik tất cả đều quay cuồng: những bộ tướng phục, rượu, tiếng nói cười, những khuôn mặt Á châu, tiền và tiếng chân duyệt binh. Ông xếp tiền vào ngăn bàn làm việc, chính ông cũng không biết sẽ làm gì với những nắm tiền vẫn còn kêu sột soạt đó” (Ngọn lửa nhỏ, 1989).

[26] Vụ xử một số cán bộ Bộ nội vụ Uzbekistan và Trurbanov đã gây ra nhiều phản ứng vì một loạt điều bất bình thường, không thể kể hết ra đây được. Vai trò “anh cả” của Trurbanov không được làm rõ. .. Người ta đã nói rằng phiên tòa sẽ diễn ra công khai và sẽ được báo chí đưa tin rộng rãi, nhưng trên thực tế là phiên tòa kín, chỉ những người có thẻ đặc biệt mới được vào… Bản án được tuyên cũng tạo cảm giác ngạc nhiên không kém, và điều đặc biệt là những công bố đơn điệu được chuẩn bị kĩ trên tờ Sự thật (ngày 21 tháng 1 năm 1989) và những tờ báo trung ương khác về tính hợp pháp của phiên tòa.  

[27] Thứ trưởng Bộ nội vụ Uzbekistan bị bắn chết trong bệnh viện ngày 17 tháng 5 năm 1985 bởi 3 viên đạn vào đầu! Viên thứ nhất phá vỡ hàm, viên thứ hai vào gáy, thế mà sau đó ông “còn đủ sức” tự bắn một phát nữa vào thái dương! Đúng là kỉ lục Ginness! Liệu đây có thể gọi là một vụ tự sát được không? Thế mà các điều tra viên không thèm tìm hiểu xem, tại sao ông ta lại có súng lục trong khi nằm viện.

[28] V. Oleinik, điều tra viên về các vụ án đặc biệt nghiêm trọng của Viện kiểm sát Liên Xô đã phải xin thôi việc sau khi Xô viết Tối cao bổ nhiệm lãnh đạo mới của Viện kiểm sát vào năm 1989. Trong một bài trả lời phỏng vấn khá dài, ông ta nói rằng trong khi điều tra các vụ có liên quan đến cán bộ thương nghiệp ở Moskva “các mối liên hệ của các nghi can với các bộ Đảng, chính quyền đều bị khoanh lại” (nói một cách khác các điều tra viên không được lần theo dấu vết “quà cáp” được đưa lên các cấp lãnh đạo cao nhất). Theo lời ông ta thì hiện tượng Treguboie (trên kia đã nói rằng Treguboie từng là lãnh đạo ngành thương nghiệp Moskva) ”được củng cố và vẫn tồn tại cho đến nay, nhưng từ cuối năm 1987 trên thực tế các vụ điều tra về nạn trộm cắp và hối lộ trong ngành thương nghiệp đã chấm dứt”. Ông cũng nói rằng hiện nay giá cho một chiếc ghế, cho việc thăng quan tiến chức, cho việc cấp vốn… đã tăng lên. “Một số kẻ nhận hối lộ ở cấp cao tiếp tục thăng tiến”. V. Oleinik kể về những vụ điều tra việc ăn hối lộ, trộm cắp và báo cáo láo ở Uzbekistan như sau: “Hóa ra đấy là một cuộc tranh giành quyền lực. Một số người bị thóa mạ là những kẻ ăn hối lộ, nghiện hút, ăn cắp. Những người kiên định bị đưa vào xà lim chẳng khác gì thời trung cổ và bị hành hạ… Tôi tin rằng không ít người vô tội đã bị kết án oan. Hiếm có người nào được minh oan. Tình hình ở Krasnodar, ở Azerbaizhan, ở Kazakhsatn và ngay ở Moskva thì cũng tương tự” (Sự kiện và bình luận, năm 1989, số 50). Bài trả lời phỏng vấn của một người thạo tin cho ta biết: 1/ nhiều vụ án chỉ là những cuộc chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến để giành quyền lực và thái ấp; 2/ dấu vết dẫn đến các cấp lãnh đạo cao nhất thường bị “khoanh” lại; 3/ trong giai đoạn “cải tổ” tình hình cũng vẫn như cũ.  

[29] “Giai tầng mới sống tách biệt bằng những rào cản xã hội, càng ngày càng có nhiều đặc quyền đặc lợi, còn nhận thức xã hội thì thay vì bác bỏ và phản đối, lại xuất hiện tâm lí theo đuôi, bắt chước và lợi dụng” (báo Nước Nga Xô Viết, ngày 15 tháng 11 năm 1987).

[30] Bãi bỏ Ban chấp hành trung ương cũng không thay đổi được gì. 70% đến 100% thái ấp vẫn nằm trong tay tầng lớp cán bộ cũ, từ Yeltsin cho đến các “anh hai” khu vực.

[31] Xin nhắc nhở những người mác-xít chính họ đã sùi bọt mép chứng minh rằng thượng tầng kiến trúc ở Nam Tư, Trung Quốc và Campuchia không phù hợp với hạ tầng cơ sở.