Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Ba, 23 tháng 5, 2023

Đường tới không-tự do (kỳ 3)

Timothy Snyder

Nguyễn Quang A dịch

CHƯƠNG HAI

SỰ KẾ THỪA HAY SỰ THẤT BẠI (2012)

Lịch sử đã chứng minh rằng tất cả các chế độ độc tài, tất cả các hình thức chính phủ độc đoán, đều nhất thời. Chỉ các hệ thống dân chủ là không nhất thời.

                                                                                                        —VLADIMIR PUTIN, 1999

Quan niệm của Ilyin về quốc gia vô tội che giấu cố gắng cần thiết để tạo ra một nhà nước lâu bền. Để đề xuất rằng một đấng cứu thế Nga sẽ mê hoặc thế giới là để né tránh câu hỏi về ông ta sẽ thiết lập các định chế chính trị như thế nào. Trong việc làm mất tín nhiệm các cuộc bầu cử dân chủ trong 2011 và 2012, Vladimir Putin đã khoác tấm áo choàng của đấng cứu thế quả cảm và đặt nước ông vào thế lưỡng nan của Ilyin. Không ai có thể thay đổi nước Nga cho sự tốt đẹp hơn chừng nào ông còn sống, và không ai ở nước Nga biết cái gì sẽ xảy ra khi ông chết.

Bọn phát xít thời Ilyin1 đã mơ mộng viển vông về vấn đề sự kéo dài. Trong 1940, người Rumani ủng hộ phát xít Alexandru Randa tuyên bố rằng các lãnh tụ phát xít “biến quốc gia thành một sức mạnh thường trực, thành một ‘corpus mysticus [tiếng latin: cơ thể thần bí]’ được giải thoát khỏi các biên giới.” Charisma [sức thu hút quần chúng] của đấng cứu thế loại bỏ quốc gia khỏi lịch sử. Adolf Hitler cho rằng tất cả cái quan trọng là cuộc chiến đấu chủng tộc, và rằng sự loại bỏ những người Do thái sẽ khôi phục sự cân bằng vĩnh cửu của tự nhiên. Reich [Đế chế]-Ngàn Năm của ông kéo dài 12 năm, và ông đã tự tử. Một nhà nước không kéo dài bởi vì một lãnh tụ làm bối rối một thế hệ. Vấn đề về sự lâu bền chính trị không thể được giải quyết bởi những người chỉ nghĩ về hiện tại. Các lãnh tụ phải nghĩ vượt ra ngoài bản thân họ và bè đảng của họ, để hình dung những người khác có thể kế thừa họ ra sao trong tương lai.

Các nhà nước hoạt động tạo ra một cảm giác liên tục cho các công dân của chúng. Nếu các nhà nước duy trì bản thân chúng, các công dân có thể hình dung sự thay đổi mà không sợ tai họa. Cơ chế đảm bảo rằng một nhà nước sống lâu hơn một lãnh tụ được gọi là nguyên tắc kế thừa. Một nhà nước thông thường là nền dân chủ. Ý nghĩa của mỗi cuộc bầu cử là sự hứa hẹn của cuộc tiếp theo. Vì mỗi công dân là có thể sai lầm, nền dân chủ biến các sai lầm tích lũy thành một niềm tin tập thể vào tương lai. Lịch sử tiếp tục.

Liên Xô, mà đã trục xuất Ilyin và đã nuôi dưỡng Putin, có một mối quan hệ rối loạn với thời gian. Nó thiếu một nguyên tắc kế thừa và đã kéo dài chỉ 69 năm. Những người Bolshevik đã không bận tâm về sự kế thừa bởi vì họ tin rằng họ bắt đầu một cuộc cách mạng toàn cầu, không phải tạo ra một nhà nước. Cách mạng Nga 1917 đối với thế giới đã là một cú sét đánh đốt cháy nền văn minh, để bắt đầu lại lịch sử. Khi lời tiên tri này thất bại, những người Bolshevik đã không có lựa chọn nào trừ để thiết lập một nhà nước trên các lãnh thổ họ kiểm soát, một chế độ mới, mà họ gọi là Liên Xô.

Tại Liên Xô2 được thành lập trong năm 1922 quyền lực nằm trong tay đảng cộng sản. Đảng tự nhận tính chính đáng không từ nguyên tắc pháp lý hay tính liên tục với quá khứ, mà từ vinh quang của cách mạng và sự hứa hẹn tươi sáng của tương lai. Về nguyên tắc, tất cả quyền lực thuộc về giai cấp lao động. Các công nhân được đảng đại diện, đảng được ủy ban trung ương, ủy ban trung ương được bộ chính trị, và bộ chính trị thường được một nhà lãnh đạo duy nhất, Lenin và muộn hơn Stalin, đại diện. Chủ nghĩa Marx-Lenin là một chính kiến về tính không thể tránh khỏi: tiến trình của các sự kiện được biết trước, chủ nghĩa xã hội sẽ thay thế chủ nghĩa tư bản, và các nhà lãnh đạo đảng biết các chi tiết và lập các kế hoạch. Nhà nước ban đầu được xây dựng có mục đích để tăng tốc thời gian, để sao chép công nghiệp mà chủ nghĩa tư bản đã tạo ra ở nơi khác. Một khi Liên Xô đã có các nhà máy và các thành phố, nó có thể xóa nguyên tắc sở hữu, kết quả là sự hài hòa xã hội chủ nghĩa, và nhà nước có thể biến mất.

Mặc dù nông nghiệp và nền kinh tế kế hoạch do nhà nước kiểm soát3 của Liên Xô đã có tạo ra một hạ tầng cơ sở hiện đại, những người lao động đã chẳng bao giờ giành được quyền lực và nhà nước đã chẳng bao giờ biến mất. Bởi vì không nguyên tắc kế thừa nào đã có bao giờ được thiết lập, cái chết của mỗi lãnh tụ đã đe dọa hệ thống như một toàn thể. Sau cái chết của Lenin trong 1924, Stalin đã tốn khoảng sáu năm để đánh bại các đối thủ của ông, nhiều trong số họ đã bị giết. Ông đã chủ trì sự hiện đại hóa đầy kịch tính của Kế hoạch 5-Năm lần thứ Nhất 1928–1933, mà đã xây dựng các thành phố và các nhà máy với cái giá bỏ đói hàng triệu người và lưu đày thêm hàng triệu người vào các trại tập trung. Stalin cũng đã là tác giả chính của Đại Khủng bố 1937–1938, trong đó 682.691 công dân Soviet bị bắn, và một cuộc khủng bố 1939–1941 nhỏ hơn, khi các đường biên giới Soviet đã mở rộng sang hướng tây trong thời gian liên minh Soviet với Đức Nazi. Giữa các tình tiết khác của sự giết người hàng loạt và sự lưu đày, cuộc khủng bố nhỏ hơn này đã gồm việc giết 21.892 công dân Ba Lan tại Katyn và các địa điểm khác trong năm 1940.

Stalin đã ngạc nhiên khi ông bị Hitler đồng minh của ông phản bội trong năm 1941, nhưng sau chiến thắng của Hồng Quân trong 1945 ông đã miêu tả bản thân ông như vị cứu tinh của dự án xã hội chủ nghĩa và dân tộc Nga. Sau Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai, Liên Xô đã có khả năng thiết lập một đế chế bên ngoài của các chế độ sao chép trên hay gần biên giới phía tây của nó: Ba Lan, Rumani, Hungary, Czechoslovakia, Bulgaria. Nó cũng đã sáp nhập lại Estonia, Latvia, và Lithuania, ba nhà nước Baltic mà ban đầu nó đã sáp nhập nhờ liên minh của Stalin với Hitler.

Sau cái chết của Stalin trong năm 1953, chỉ một ứng viên cho quyền lực bị giết, và vào cuối các năm 1950 Nikita Khrushchev đã có vẻ củng cố được quyền lực. Khrushchev, tuy vậy, được Leonid Brezhnev thế chỗ trong 1964. Chính Brezhnev đã tỏ ra là người kế vị quan trọng nhất của Stalin, vì ông đã xác định lại thái độ Soviet với thời gian: ông đã chôn chính kiến Marxist về tính không thể tránh khỏi, và thay thế nó bằng một chính kiến Soviet về tính vĩnh viễn.

Cách mạng Bolshevik4 đã là về tuổi trẻ, về một sự bắt đầu mới sau chủ nghĩa tư bản. Hình ảnh này, ở trong nước và nhất là ở nước ngoài, đã phụ thuộc vào những sự thanh lọc máu cho phép những người mới để lên qua đội ngũ đảng. Khi những sự thanh lọc này ngừng trong các năm 1960, các nhà lãnh đạo Soviet già đi với nhà nước Soviet. Hơn là về một thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản sắp đến, Brezhnev trong các năm 1970 đã nói về “chủ nghĩa xã hội hiện tồn.” Một khi các công dân Soviet kỳ vọng không sự cải thiện nào từ tương lai, nỗi luyến tiếc quá khứ đã phải lấp đầy chân không do utopia (không tưởng) để lại. Brezhnev đã thay thế lời hứa về sự hoàn hảo tương lai bằng một sự sùng bái Stalin và sự lãnh đạo của ông trong Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai. Câu chuyện của cách mạng là về tương lai không thể tránh khỏi; ký ức của chiến tranh là về quá khứ vĩnh viễn. Quá khứ này phải là một quá khứ của trạng thái nạn nhân tinh khiết: là điều cấm kỵ, quả thực bất hợp pháp, để nhắc đến rằng Stalin đã bắt đầu chiến tranh như đồng minh của Hitler. Để cho một chính kiến về tính không thể tránh khỏi trở thành một chính kiến về tính vĩnh viễn, các dữ kiện của lịch sử phải bị hy sinh.

Huyền thoại về Cách mạng tháng Mười5 đã hứa hẹn mọi thứ; huyền thoại về cuộc Chiến tranh Ái quốc Vĩ đại đã hứa hẹn chẳng gì cả. Cách mạng tháng Mười đã đoán trước một thế giới tưởng tượng trong đó tất cả mọi người sẽ là anh em. Để kỷ niệm Chiến tranh Ái quốc Vĩ đại là để gợi lên một sự quay lại vĩnh viễn của những kẻ phát xít từ phương Tây luôn luôn tìm cách phá hủy Liên Xô, hay có lẽ đơn giản nước Nga. Một chính kiến về hy vọng cấp tiến nhường đường cho một chính kiến về nỗi sợ không đáy (mà biện minh cho những chi tiêu phi thường về vũ khí quy ước và hạt nhân). Các cuộc duyệt binh lớn của Hồng Quân trên Quảng trường Đỏ ở Moscow đã có ý để chứng tỏ rằng không thể làm thay đổi Liên Xô. Những người cai trị nước Nga trong các năm 2010 được giáo dục theo tinh thần này.

Cũng đúng thế6 cho sự dàn quân thực tế của Hồng Quân: là để bảo toàn hiện trạng ở châu Âu. Trong các năm 1960, một số người cộng sản Czechoslovak tin rằng chủ nghĩa cộng sản có thể được đổi mới. Khi Liên Xô và các đồng minh Hiệp ước Warsaw của nó xâm chiếm Czechoslovakia để lật đổ những người cộng sản cải cách trong 1968, Brezhnev đã nói về “sự giúp đỡ anh em.” Theo Học thuyết Brezhnev, quân đội Soviet sẽ bắt dừng bất kể sự phát triển nào ở châu Âu cộng sản mà Moscow cho là đe dọa. Chế độ sau-xâm chiếm ở Czechoslovakia đã nói về “sự bình thường hóa,” mà đã thâu tóm khéo léo tinh thần của thời khắc. Cái đã là, là bình thường. Tại Liên Xô của Brezhnev nói khác là bị kết án vào nhà thương điên.

Brezhnev chết năm 1982.6 Sau hai đoạn chuyển tiếp ngắn của sự cai trị của hai ông sắp chết, Mikhail Gorbachev lên nắm quyền trong 1985. Gorbachev tin rằng chủ nghĩa cộng sản có thể được cải cách và hứa hẹn một tương lai tốt đẹp hơn. Đối thủ chính của ông là bản thân đảng, đặc biệt các lobby cứng nhắc đã quen với hiện trạng. Nên Gorbachev đã thử xây dựng các định chế mới để giành được sự kiểm soát đối với đảng. Ông đã khuyến khích các nhà lãnh đạo cộng sản của các nước chư hầu Soviet ở đông Âu để làm cùng thế. Những người cộng sản Ba Lan, đối mặt với khủng hoảng kinh tế và đối lập chính trị, đã theo lời ông, lên kế hoạch các cuộc bầu cử tự do một phần trong 1989, và đã thua. Việc này đã dẫn đến việc thành lập một chính phủ Ba Lan không-cộng sản và các cuộc cách mạng bắt chước khắp đông Âu.

Bên trong Liên Xô,8 Gorbachev đối mặt với một thách thức tương tự. Nhà nước Soviet, khi được xây dựng trong 1922, đã có hình thức của một liên bang của các nước cộng hòa: nước Nga, Ukraine, Belarus, và vân vân. Để cải cách nhà nước, như Gorbachev muốn, đã có nghĩa là việc chấn hưng các đơn vị liên bang. Các cuộc bầu cử dân chủ trong các nước cộng hòa Soviet khác nhau được tổ chức nhằm để tạo ra các elite mới mà sẽ thực hiện cải cách kinh tế. Thí dụ, các cuộc bầu cử được tổ chức ở Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Soviet Liên bang Nga trong tháng Ba 1990 đã tạo ra một quốc hội mới (Soviet tối cao Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa soviet Nga), mà đã chọn Boris Yeltsin làm chủ tịch của nó. Yeltsin là điển hình của các nhà lãnh đạo mới được nền dân chủ tạo ra, trong đó ông tin rằng nước Nga đã được Liên Xô phục vụ tồi. Các xã hội của mọi nước cộng hòa Soviet tin rằng họ đã bị hệ thống bóc lột cho lợi ích của các vùng khác.

Khủng hoảng đến9 trong mùa hè 1991. Tính chính đáng riêng của Gorbachev đến từ đảng, nhưng ông đã thử thay thế đảng bằng một nhà nước. Để làm vậy, ông phải tìm ra một công thức mà sẽ cả công nhận địa vị của các nước cộng hòa và tạo ra một trung tâm hoạt động, trong một bầu không khí bất mãn dân tộc chủ nghĩa, mối lo âu chính trị, và thâm hụt kinh tế. Giải pháp của ông là một hiệp ước liên bang mới, để được ký trong tháng Tám. Một nhóm các nhà bảo thủ Soviet đã bắt Gorbachev trong dacha (nhà nghỉ) của ông vào đêm 18 tháng Tám, trong kỳ nghỉ của ông. Họ có ít ý tưởng về phải làm gì tiếp theo, ngoài việc phát ballet trên truyền hình. Người chiến thắng của cuộc đảo chính hóa ra là Boris Yeltsin, người đã thách thức những kẻ bày mưu ở Moscow, đứng trên một chiếc xe tank, và biến bản thân ông thành một anh hùng nổi tiếng. Gorbachev đã có khả năng quay lại Moscow, nhưng bây giờ Yeltsin chịu trách nhiệm.

Một khi Yeltsin trở thành10 chính trị gia quan trọng nhất của nó, ngày tàn của Liên Xô sắp đến. Các nhà lãnh đạo Tây phương đã sợ sự bất ổn định và vận động để giữ Liên Xô nguyên vẹn. Trong tháng Tám 1991, Tổng thống George H. W. Bush đã đi Kyiv để thúc những người Ukrainia đừng rời Liên Xô: “Tự do không phải là cùng thứ như độc lập,” ông chỉ dẫn họ. Trong tháng Mười ông nói với Gorbachev: “Tôi hy vọng ông hiểu lập trường của chính phủ chúng tôi: chúng tôi ủng hộ trung tâm.” Trong tháng Mười Hai 1991, Yeltsin rút nước Nga khỏi Liên Xô bằng việc ký một thỏa thuận với các nhà lãnh đạo mới của Ukraine Soviet và Belarus Soviet. Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Soviet Nga của Liên Xô trở thành một nhà nước độc lập được biết đến như Liên bang Nga. Tất cả các nước cộng hòa Soviet trước kia của Liên Xô đã làm theo.

Liên bang Nga mới được thành lập như một nước cộng hòa lập hiến, được chính đáng hóa bởi nền dân chủ, nơi tổng thống và một quốc hội sẽ được chọn bằng các cuộc bầu cử tự do. Trên giấy, nước Nga đã có một nguyên tắc kế thừa.

Ilyin đã đoán trước một quá độ khác từ quyền lực Soviet sang quyền lực Nga: chế độ độc tài phát xít, sự duy trì toàn bộ lãnh thổ Soviet, chiến tranh lâu dài chống lại phương Tây tội lỗi. Những người Nga bắt đầu đọc ông trong những năm 1990. Các ý tưởng của ông đã không có tác động nào đến sự chấm dứt của Liên Xô, nhưng chúng đã có ảnh hưởng đến các nhà tài phiệt hậu-Soviet củng cố một loại mới của chủ nghĩa độc đoán thế nào trong các năm 2000 và các năm 2010.

Là không thể11 cho một con người để làm những gì một đấng cứu thế Nga do Ilyin tưởng tượng nên làm: nổi lên từ một vương quốc hư cấu và hành động từ tinh thần của cái toàn bộ. Thế mà một kỳ công của phép vẽ phối cảnh của các nhà tuyên truyền khéo léo (hay, bằng một cụm từ Nga tinh vi, “các nhà công nghệ chính trị”) có thể tạo ra bề ngoài của một phép mầu trần thế như vậy. Huyền thoại về một đấng cứu thế sẽ phải dựa vào những lời dối trá to lớn đến mức chúng không thể bị nghi ngờ, bởi vì việc nghi ngờ chúng sẽ có nghĩa là nghi ngờ mọi thứ. Không phải các cuộc bầu cử mà là các sự hư cấu đã cho phép một sự chuyển tiếp quyền lực từ Boris Yeltsin sang cho Vladimir Puttrong một thập niên sau sự chấm dứt của Liên Xô. Sau đó Ilyin và Putin lên cùng nhau, nhà triết học và chính trị gia của sự hư cấu.

Nền dân chủ đã chẳng bao giờ12 được thiết lập ở nước Nga, theo nghĩa rằng quyền lực chưa bao giờ đổi chủ sau các cuộc bầu cử cạnh tranh tự do cả. Yeltsin là tổng thống của Liên bang Nga bởi vì một cuộc bầu cử đã xảy ra trong tháng Sáu 1991 khi nước Nga vẫn là một nước cộng hòa Soviet. Những người tham gia trong cuộc bầu cử đó đã không chọn một tổng thống của một nước Nga độc lập, vì đã không tồn tại thứ như vậy nào. Yeltsin đơn giản đã vẫn là chủ tịch (tổng thống) sau khi độc lập. Chắc chắn, một yêu sách quyền lực mơ hồ về mặt thể chế như vậy đã là điển hình khi những năm 1990 bắt đầu. Khi đế chế Soviet ở đông Âu và sau đó ở bản thân Liên Xô tan rã, những thỏa hiệp hậu trường, các cuộc thương lượng bàn tròn, và các cuộc bầu cử một phần tự do khác nhau đã tạo ra các hệ thống chính quyền lai. Trong các nhà nước hậu-cộng sản khác, các cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội tự do và công bằng đã nhanh chóng tiếp theo. Liên bang Nga đã không có cuộc bầu cử nào mà có thể hợp pháp hóa Yeltsin hay chuẩn bị đường cho một người kế vị. Trong một diễn biến mà Ilyin không đoán trước, nhưng là dễ để hòa giải với học thuyết của ông, những người rất giàu đã chọn đấng cứu thế của nước Nga.

Vài người giàu quanh Yeltsin, được gọi tên là “các oligarch (nhà tài phiệt),” đã muốn quản lý nền dân chủ có lợi cho ông và cho họ. Sự chấm dứt của kinh tế kế hoạch Soviet đã tạo ra một sự đổ xô dữ dội kiếm các ngành công nghiệp và tài nguyên sinh lời và đã gây cảm hứng cho các sơ đồ buôn chứng khoán, nhanh chóng tạo ra một tầng lớp những người giàu mới. Sự tư nhân hóa hoang dã đã chẳng hề là cùng thứ như một nền kinh tế thị trường, ít nhất như thường được hiểu. Các thị trường cần đến luật trị, mà là khía cạnh đòi hỏi khắt khe nhất của những sự biến đổi hậu-Soviet. Những người Mỹ, xem luật trị là nghiễm nhiên, đã có thể mơ mộng viển vông rằng các thị trường sẽ tạo ra các định chế cần thiết. Đấy đã là một sai lầm. Quan trọng là liệu các nhà nước mới độc lập có thiết lập luật trị, và trên hết liệu chúng có tìm được cách cho sự chuyển tiếp hợp pháp quyền lực qua các cuộc bầu cử tự do hay không.

Trong 1993, Yeltsin giải tán13 quốc hội Nga và phái những người vũ trang chống lại các dân biểu của nó. Ông đã nói với các đối tác phương tây rằng việc này là sự hợp lý hóa cần thiết để tăng tốc các cải cách thị trường, một phiên bản của các sự kiện được báo chí Mỹ chấp nhận. Chừng nào các thị trường được viện dẫn, các chính trị gia có chính kiến về tính không thể tránh khỏi có thể xem một cuộc tấn công lên một quốc hội như một bước tiến tới nền dân chủ. Yeltsin sau đó đã dùng xung đột với quốc hội như một sự biện minh cho việc củng cố chức tổng thống. Trong 1996, đội của Yeltsin (theo báo cáo riêng của nó) đã giả mạo các cuộc bầu cử kiếm cho ông một nhiệm kỳ nữa như tổng thống.

Vào năm 1999, Yeltsin rõ ràng14 đã ốm yếu và thường xuyên say rượu, và vấn đề kế thừa trở nên gay gắt. Cần các cuộc bầu cử để thay thế ông; từ viễn cảnh của các nhà tài phiệt các cuộc bầu cử này cần được quản lý và kết cục được kiểm soát. Cần một người kế vị cho phép gia đình Yeltsin (theo cả nghĩa bình thường về họ hàng của ông và theo nghĩa Nga về các nhà tài phiệt thân hữu) để sống sót và duy trì sự giàu có của họ. “Chiến dịch người Kế vị,” như thách thức được biết ở Kremlin, có hai giai đoạn: tìm một người mới không phải là một cộng sự được biết của Yeltsin, và sau đó bịa ra một vấn đề giả mà rồi ông ta xuất hiện để giải quyết.

Để tìm người kế vị của ông,15 đoàn tùy tùng của Yeltsin đã tổ chức một cuộc thăm dò dư luận công khai về các nhân vật chính được yêu thích trong giải trí bình dân. Người thắng là Max Stierlitz, nhân vật chính của một loạt tiểu thuyết Soviet được phóng tác thành một số phim, loạt phim truyền hình nổi tiếng nhất là Mười bảy Khoảnh khắc Mùa Xuân trong 1973. Nhân vật hư cấu Stierlitz là một điệp viên Soviet được cài vào tình báo quân đội Đức trong Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai, một điệp viên cộng sản trong quân phục Nazi. Vladimir Putin, mà đã giữ một chức vụ vô nghĩa trong các tỉnh Đông Đức trong sự nghiệp KGB của ông, được xem như khớp sát nhất với Stierlitz hư cấu.* Sau khi đã làm giàu như trợ lý cho thị trưởng St. Petersburg trong những năm 1990, Putin được Kremlin biết đến và được nghĩ như một đồng đội. Ông đã làm việc cho Yeltsin ở Moscow kể từ 1998, chủ yếu như người đứng đầu Mật Vụ Liên bang (FSB, KGB trước kia). Khi được bổ nhiệm làm thủ tướng của Yeltsin trong tháng Tám 1999, Putin đã vô danh đối với công chúng lớn hơn, như thế không phải là một ứng viên có vẻ hợp lý cho chức vụ được bàu quốc gia. Tỷ lệ ủng hộ của ông là 2%. Và như thế là lúc để gây ra một khủng hoảng mà ông có thể xuất hiện để giải quyết.

Trong tháng Chín 1999,16 một loạt bom nổ trong các thành phố Nga, giết hàng trăm công dân Nga. Dường như có thể rằng các thủ phạm đã là các sĩ quan FSB. Trong thành phố Ryazan, chẳng hạn, các sĩ quan FSB đã bị các đồng nghiệp địa phương của họ bắt như các nghi phạm trong các vụ đánh bom. Tuy khả năng về chủ nghĩa tự-khủng bố đã được để ý lúc đó, các câu hỏi thực sự đã bị chủ nghĩa yêu nước đúng đắn áp đảo khi Putin ra lệnh một cuộc chiến tranh mới chống lại phần của nước Nga bị coi như chịu trách nhiệm vì các cuộc đánh bom: cộng hòa Chechen thuộc vùng tây nam nước Nga, trong vùng Caucasus, mà đã tuyên bố độc lập trong 1993 và sau đó đã đánh quân đội Nga cho đến khi bế tắc. Đã không có bằng chứng nào rằng những người Chechen có bất kỳ sự liên quan nào với các cuộc đánh bom. Nhờ cuộc Chiến tranh Chechen thứ Hai, tỷ lệ ủng hộ Putin đã lên 45% trong tháng Mười Một. Trong tháng Mười Hai, Yeltsin công bố sự từ chức của ông và chấp nhận Putin như người kế vị của ông. Nhờ sự đưa tin truyền hình không bình đẳng, sự thao túng kiểm phiếu, và những sự nhiễu loạn bầu không khí khủng bố và chiến tranh, Putin được ban cho đa số tuyệt đối cần để thắng cuộc bầu cử tổng thống tháng Ba 2000.

Mực của sự hư cấu chính trị là máu.

Như thế một loại chính trị mới đã bắt đầu, được biết đến lúc đó như “nền dân chủ được quản lý,” mà những người Nga sẽ làm chủ và xuất khẩu muộn hơn. Công trạng cho công nghệ chính trị của Chiến dịch người Kế vị được dành cho Vladislav Surkov, một chuyên gia quan hệ công chúng nửa-Chechen xuất sắc mà đã phục vụ như phó chánh văn phòng của Yeltsin. Sự quản lý sân khấu của nền dân chủ mà ông đã khai phá, nơi một ứng viên bí ẩn dùng các khủng hoảng được bịa đặt để tập hợp quyền lực thật, đã tiếp tục khi Surkov chấp nhận một loạt chức vụ từ Putin.

Trong hai nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của Putin,17 giữa 2000 và 2008, Surkov đã khai thác các xung đột có thể quản lý được để đạt được sự nổi tiếng hay để thay đổi các định chế. Trong 2002, sau khi các lực lượng an ninh Nga giết hàng tá dân thường Nga trong khi lấy lại một nhà hát từ những kẻ khủng bố, truyền hình đã rơi vào sự kiểm soát hoàn toàn của nhà nước. Sau khi một trường học tỉnh lẻ bị những kẻ khủng bố bao vây trong 2004, chức thống đốc vùng được bàu bị hủy bỏ. Biện minh sự chấm dứt các chức thống đốc được bàu đó, Surkov (trích dẫn Ilyin) cho rằng những người Nga vẫn chưa biết bỏ phiếu như thế nào. Theo ý kiến của Surkov, nước Nga “đã không sẵn sàng và đã không thể sẵn sàng cho cuộc sống trong hoàn cảnh của nền dân chủ hiện đại.” Tuy nhiên, Surkov tiếp tục, nước Nga đã ưu việt hơn các nhà nước hậu-Soviet khác về chủ quyền của nó. Ông cho rằng các dân tộc không-Nga của Liên Xô cũ đã có khả năng có cương vị nhà nước (statehood).

Những yêu sách của Surkov đối với tính ưu việt Nga đã không qua được cuộc sát hạch mà các nhà lãnh đạo Nga lúc đó vẫn coi là xác đáng: sự giống với, sự chấp thuận từ, và nối lại mối quan hệ hữu nghị với châu Âu. Trong 2004, ba nước cộng hòa trước kia của Liên Xô—Lithuania, Latvia, và Estonia—đã gia nhập Liên Âu, cùng với vài nhà nước đông Âu khác mà đã là các chư hầu Soviet. Để gia nhập Liên Âu, các nước này phải chứng tỏ chủ quyền của họ theo những cách cụ thể mà nước Nga đã không: bằng việc tạo ra một thị trường mà có thể chịu sự cạnh tranh, một chính quyền mà có thể thực hiện luật EU, và một nền dân chủ mà tổ chức các cuộc bầu cử tự do và công bằng.

Các nhà nước, mà đã gia nhập Liên Âu,18 có các nguyên tắc kế thừa hoạt động. Nước Nga đã không có. Surkov đã biến sự thất bại này thành một yêu sách về tính ưu việt bằng việc nói về “nền dân chủ có chủ quyền.” Trong việc làm thế, ông đã phù phép biến mất vấn đề của nước Nga—mà không có nền dân chủ thực sự, hay chí ít nguyên tắc kế thừa nào đó, không có lý do nào để kỳ vọng rằng nước Nga sẽ kéo dài như một nhà nước có chủ quyền. Surkov gợi ý rằng “nền dân chủ có chủ quyền” là một biện pháp tạm thời cho phép nước Nga tìm được cách riêng của nó đến một loại nào đó của xã hội chính trị Tây phương. Thế nhưng thuật ngữ của ông đã được tán dương bởi các nhà dân tộc chủ nghĩa cực đoan, như Alexander Dugin phát xít, người đã hiểu nền dân chủ có chủ quyền như một tình trạng vĩnh viễn, một chính kiến về tính vĩnh viễn. Bất kể cố gắng nào để biến nước Nga thành một nền dân chủ thực sự bây giờ có thể bị ngăn chặn, Dugin nghĩ, bằng sự dẫn chiếu đến chủ quyền.

Dân chủ [cũng] là một thủ tục19 để thay đổi các nhà cai trị. Để định tính nền dân chủ với một tính từ—“nền dân chủ nhân dân” trong chủ nghĩa cộng sản, “nền dân chủ có chủ quyền” sau đó—có nghĩa là việc loại bỏ thủ tục đó. Thoạt tiên, Surkov thử chơi trò bắt cá hai tay, cho là đã bảo tồn định chế dân chủ bằng việc đưa người đúng lên nắm quyền: “Tôi nói rằng trong văn hóa chính trị của chúng ta nhân cách là định chế.” Ilyin đã thực hiện cùng trò gian trá: ông gọi đấng cứu thế của ông là một “nhà độc tài dân chủ” vì ngài được cho là đại diện cho nhân dân. Các trụ cột cương vị nhà nước Nga của Surkov là “tập trung hóa, nhân cách hóa, và lý tưởng hóa”: nhà nước phải thống nhất, quyền lực của nó phải được ban cho một cá nhân, và cá nhân đó được ca ngợi. Trích dẫn Ilyin, Surkov kết luận rằng nhân dân Nga nên có ngần ấy tự do như họ đã có rồi. Tất nhiên, cái Ilyin muốn nói với “tự do” là tự do của cá nhân để nhấn chìm bản thân mình trong một tập thể tự nô dịch cho một lãnh tụ.

Trò tung hứng của Surkov20 đã là có thể trong thập kỷ thịnh vượng đầu tiên của thế kỷ thứ hai mươi mốt. Giữa 2000 và 2008, trong hai nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của Putin, nền kinh tế Nga tăng trưởng với một tốc độ trung bình gần 7% một năm. Putin đã thắng cuộc chiến tranh của ông ở Chechnya. Chính phủ đã lợi dụng giá thị trường thế giới cao của khí và dầu tự nhiên để phân phối một số lợi nhuận xuất khẩu cho toàn bộ dân cư Nga. Sự bất ổn định của trật tự Yeltsin đã qua đi, và nhiều người Nga đã hài lòng và biết ơn một cách có thể hiểu được. Nước Nga cũng đã có được một vị trí ổn định trong đối ngoại. Putin đã đưa ra sự ủng hộ của nước Nga cho NATO sau các cuộc tấn công khủng bố 11 tháng Chín 2001. Trong 2002, ông nói tốt về “văn hóa Âu châu” và tránh miêu tả NATO như một kẻ thù. Trong 2004, Putin nói thuận lợi về tư cách thành viên Liên Âu cho Ukraine, nói rằng một kết cục như vậy sẽ là vì lợi ích kinh tế của nước Nga. Ông đã nói về sự mở rộng của Liên Âu như việc mở rộng một vùng hòa bình và thịnh vượng tới các biên giới của nước Nga. Trong 2008, ông đã dự một summit NATO.

Trong 2004, Putin được ban cho đa số tuyệt đối cần thiết để giành được chức tổng thống và bắt đầu một nhiệm kỳ thứ hai bốn năm. Do gian lận hay không, các cuộc bầu cử đều đặn ít nhất đã trấn an những người Nga rằng có một giới hạn thời gian cho quyền lực tổng thống. Chắc chắn, những người Nga có thể tưởng tượng, trong 2008 nhân vật mới nào đó sẽ nổi lên, như Putin đã nổi lên trong 2000. Theo hiến pháp Nga, Putin không thể ứng cử một cách hợp pháp cho một nhiệm kỳ thứ ba trong 2008, và nên thay vào đó chọn người kế vị riêng của ông, Dmitry Medvedev vô danh. Một khi Medvedev được trao chức tổng thống, ông bổ nhiệm Putin làm thủ tướng. Dưới thời Medvedev, hiến pháp Nga được thay đổi để cho nhiệm kỳ tổng thống được kéo dài thành sáu năm. Putin sẽ được phép ứng cử lần nữa trong 2012 và lần nữa trong 2018. Đấy rõ ràng đã là ý định của ông: chiến thắng của đảng ông, đảng nước Nga Thống nhất, trong các cuộc bầu cử quốc hội tháng Mười Hai 2011 và trong tất cả các cuộc bầu cử sau đó; chiến thắng trong các cuộc bầu cử tổng thống tháng Ba 2012 và sau đó lần nữa trong tháng Ba 2018—tổng cộng ít nhất hai mươi năm trong chức vụ, là sự thiết lập của tính vĩnh viễn chính trị.

Thế nhưng cơ chế duy nhất cho việc quay lại chức tổng thống trong 2012 là cuộc bầu cử dân chủ (bề ngoài). Putin sẽ phải lừa đảo, như trước kia; nhưng lần này, khi bị bắt đang gian lận, ông thú nhận việc đó. Đấy là việc Surkov đồng nhất nhân cách với định chế, hay đề xuất của Ilyin về các cuộc bầu cử nghi thức. Bởi vì Putin đã làm yếu cơ chế kế thừa, ông sẽ phải khăng khăng rằng nước Nga không cần một cơ chế kế thừa. Việt giết tương lai chính trị buộc hiện tại chính trị trở thành vĩnh viễn; việc biến hiện tại thành một tính vĩnh viễn đòi hỏi khủng hoảng vô tận và các mối đe dọa thường xuyên.

Vào ngày 4 tháng Mười Hai 2011, những người Nga được yêu cầu để trao cho đảng nước Nga Thống nhất một đa số trong hạ viện của quốc hội Nga. Đấy đã là một thời khắc đặc biệt, vì Medvedev, tổng thống khi đó, và Putin, thủ tướng khi đó, đã công bố rồi rằng họ có ý định đổi việc làm. Một khi đảng thắng các cuộc bầu cử quốc hội và một khi Putin thắng các cuộc bầu cử tổng thống tháng Ba sắp tới, Medvedev sẽ phục vụ như thủ tướng của Putin.

Nhiều người Nga đã thấy triển vọng về Putin vĩnh viễn là không hấp dẫn. Sau sự sụp đổ tài chính toàn cầu 2008, sự tăng trưởng Nga chậm lại. Putin không và Medvedev cũng chẳng đưa ra một chương trình làm thay đổi sự phụ thuộc của nước Nga vào xuất khẩu hàng hóa hay đưa ra triển vọng về tính di động xã hội. Như thế nhiều người Nga đã xem các cuộc bầu cử này như cơ hội cuối cùng để chặn sự trì trệ, và đã bỏ phiếu một cách phù hợp.

Theo những sự tính toán21 của các nhà quan sát bầu cử Nga độc lập, đảng nước Nga Thống nhất đã giành được khoảng 26% phiếu trong các cuộc bầu cử ngày 4 tháng Mười Hai. Tuy nhiên đảng đã được trao đủ phiếu để kiểm soát một đa số trong quốc hội. Các nhà quan sát Nga và quốc tế đã phê phán sự đưa tin media không cân đối, và sự thao túng phiếu vật lý và số. (Nick Griffin, lãnh tụ của Đảng Dân tộc Anh (BNP) và một người phủ nhận Holocaust, đã hiện diện như một “nhà quan sát” thân-chế độ. Ông tuyên bố các cuộc bầu cử Nga “công bằng hơn các cuộc bầu cử Anh rất nhiều.”) Vào ngày 5 tháng Mười Hai, các cuộc biểu tình bắt đầu. Vào ngày 10 tháng Mười Hai, khoảng 50 ngàn người tụ tập ở Moscow; vào ngày 24 tháng Mười Hai, con số tăng lên 80 ngàn. Những người Nga tụ tập trong 99 thành phố trong suốt tháng, trong các cuộc biểu tình lớn nhất trong lịch sử Liên bang Nga. Khẩu hiệu chính đã là “Vì các cuộc Bầu cử Tự do!”

Sự làm giả được lặp lại22 trong các cuộc bầu cử tổng thống ngày 4 tháng Ba 2012. Putin được trao đa số mà ông cần để được bổ nhiệm làm tổng thống sau một vòng bỏ phiếu. Lần này hầu hết sự thao túng bầu cử đã là số hơn là bằng tay. Hàng chục triệu phiếu mạng (cybervote) được thêm vào, pha loãng các phiếu do con người bỏ, và trao cho Puttrong một đa số hư cấu. Trong một số khu vực, Putin được trao các phiếu bằng các số làm tròn, gợi ý rằng các mục tiêu do các nhà chức trách trung ương đặt ra được các quan chức địa phương hiểu theo nghĩa đen. Tại Chechnya, Putin được trao 99,8% số phiếu: con số chắc phản ánh sự kiểm soát hoàn toàn của đồng minh Chechen của ông, Ramzan Kadyrov. Putin đã nhận được những sự kiểm phiếu tương tự trong các bệnh viện tâm thần và ở các chỗ khác chịu sự kiểm soát nhà nước. Tại Novosibirsk, những người biểu tình cho rằng số phiếu được kiểm lên đến 146% dân số. Lại lần nữa, các nhà quan sát độc lập Nga và quốc tế nhận thấy những sự bất thường. Và lại lần nữa, những người nước ngoài cực Hữu thân-chế độ đã ủng hộ kết quả.

Vào ngày 5 tháng Ba 2012,23 ở Moscow khoảng 25 ngàn công dân Nga biểu tình phản đối các cuộc bầu cử tổng thống giả mạo. Đối với bản thân Putin, các tháng này, giữa tháng Mười Hai 2011 và tháng Ba 2012, đã là một thời gian lựa chọn. Ông đã có thể lắng nghe các chỉ trích về phiếu quốc hội. Ông đã có thể chấp nhận kết cục của phiếu bàu tổng thống và thắng trong vòng hai hơn là trong vòng đầu. Để thắng trong vòng đầu đã là một điểm tự hào, chẳng gì hơn. Ông có thể hiểu rằng nhiều người biểu tình phản đối đã quan tâm đến luật trị và nguyên tắc kế thừa trong nước họ. Thay vào đó, ông đã có vẻ xúc phạm cá nhân.

Putin chọn để coi24 ảo ảnh nhất thời về thắng trong vòng đầu là quan trọng hơn luật, và cảm giác xúc phạm của riêng ông quan trọng hơn sự tin chắc của các công dân đồng bào của ông. Putin tình cờ chấp nhận rằng đã có gian lận; Medvedev sẵn sàng giúp thêm rằng tất cả các cuộc bầu cử Nga đã đều có gian lận. Bằng việc gạt bỏ nguyên tắc “một người, một phiếu” trong khi khăng khăng rằng các cuộc bầu cử sẽ tiếp tục, Putin coi thường lựa chọn của các công dân trong khi kỳ vọng họ tham gia vào các nghi thức tương lai về sự ủng hộ. Bằng cách ấy ông chấp nhận thái độ của Ilyin đối với nền dân chủ, bác bỏ cái Ilyin gọi là “niềm tin mù quáng vào con số phiếu và tầm quan trọng chính trị của nó,” không chỉ bằng hành động mà bằng lời. Một yêu sách quyền lực được chốt lại: người làm giả là người thắng.

Nếu Putin lên chức tổng thống trong 2000 như một nhân vật bí ẩn từ vương quốc hư cấu, ông đã quay lại trong 2012 như kẻ báo thù phá hủy luật trị. Quyết định của Putin để ăn cắp cuộc bầu cử dưới địa vị nổi bật của chính ông đặt cương vị nhà nước Nga vào tình trạng lấp lửng. Sự lên ngôi thổng thống của ông trong 2012 vì thế là sự bắt đầu của một khủng hoảng kế thừa. Vì người nắm quyền cũng là người đã loại bỏ tương lai, hiện tại phải là vĩnh viễn.

Trong 1999 và 2000, Kremlin dùng người Chechen như kẻ thù cần thiết. Chechnya bây giờ bị đánh bại, và lãnh chúa Chechen Kadyrov trở thành một thành viên quan trọng của chế độ Putin. Sau sự làm giả 2011 và 2012, tình trạng khẩn cấp chính trị trong nước là thường xuyên, và như thế kẻ thù cũng phải thế. Kẻ thù nước ngoài cứng đầu cứng cổ nào đó hẳn phải liên kết với những người biểu tình, sao cho chúng, hơn là bản thân Putin, có thể được miêu tả như mối nguy hiểm cho cương vị nhà nước Nga. Các hành động của những người biểu tình phải được tách khỏi chính vấn đề thực tế trong nước mà Putin tạo ra, và thay vào đó được liên kết với một mối đe dọa ngước ngoài giả đối với chủ quyền Nga. Chính kiến về tính vĩnh viễn cần đến và tạo ra các vấn đề không thể giải quyết nổi bởi vì chúng là hưu cấu. Đối với nước Nga trong 2012, vấn đề hư cấu trở thành các dự kiến của Liên Âu và Hoa Kỳ để phá hủy nước Nga.

Kẻ thù thường trực của Leonid Brezhnev25 là phương Tây suy đồi, đã quay trở lại: nhưng lần này sự suy đồi là một loại tình dục rõ ràng hơn. Ilyin đã mô tả sự đối lập với quan điểm của ông như “sự đồi trụy tình dục,” mà ông muốn nói là sự đồng tính dục. Một thế kỷ sau, đấy cũng là phản ứng đầu tiên của Kremlin với đối lập dân chủ. Những người mà muốn các phiếu được đếm trong 2011 và 2012 không phải là các công dân Nga muốn thấy luật được tuân theo, các mong muốn của họ được tôn trọng, nhà nước của họ trường tồn. Chúng đã là các đặc vụ vô tâm của sự suy đồi tình dục toàn cầu mà các hành động của chúng đe dọa cơ thể quốc gia trinh tiết.

Vào ngày 6 tháng Mười Hai 2011,26 ngày sau cuộc biểu tình phản kháng đầu tiên ở Moscow, tổng thống Liên bang Nga, khi đó vẫn là Dmitry Medvedev, đã tweet lại một tin nhắn cho rằng một người phản đối hàng đầu là một “con cừu mút cu ngu xuẩn.” Vladimir Putin, vẫn là thủ tướng nhưng sắp trở thành tổng thống lần nữa, nói trên truyền hình Nga rằng các băng trắng mà những người biểu tình đeo khiến ông nghĩ về các bao cao su. Rồi ông so sánh những người biểu tình với những con khỉ và đã làm một sự bắt chước khỉ. Thăm nước Đức, Putin đã bảo một Angela Merkel bị kinh ngạc rằng đối lập Nga bị “biến dạng tình dục.” Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov bắt đầu cho rằng chính phủ Nga phải lấy một lập trường chống lại đồng tính dục để bảo vệ sự trong trắng của xã hội Nga.

Một bạn tâm tình của Putin,27 Vladimir Yakunin, đã phát triển hình ảnh con cừu thành một lý thuyết địa chính trị. Theo ý kiến của Yakunin, được công bố trong một bài báo dài trong tháng Mười Một 2012, nước Nga đối mặt vĩnh viễn với một âm mưu của các kẻ thù, mà đã kiểm soát diễn tiến lịch sử kể từ lúc bắt đầu. Nhóm toàn cầu này đã thả sự tuyên truyền đồng tính dục quanh thế giới nhằm để làm giảm tỷ lệ sinh ở nước Nga và bằng cách ấy duy trì quyền lực của phương Tây. Sự truyền bá các quyền đồng tính (gay rights) đã là một chính sách cố ý có dụng ý để biến những người Nga thành một “bầy đàn” dễ thao túng của các ông chủ toàn cầu của chủ nghĩa tư bản.

Trong tháng Chín 2013,28 một nhà ngoại giao Nga đã lặp lại lý lẽ này tại một hội nghị về nhân quyền ở Trung Quốc. Các quyền đồng tính chẳng gì hơn là vũ khí được chọn của một âm mưu tân tự do toàn cầu, có ý định để chuẩn bị các xã hội truyền thống có đức hạnh như Nga và Trung Quốc cho sự bóc lột. Tổng thống Putin đã tiến bước tiếp tại summit toàn cầu cá nhân của ông tại Valdai một vài ngày sau, so sánh hôn nhân đồng giới với quỷ Satan. Ông đã liên kết các quyền đồng tính với một mô hình Tây phương mà “mở một con đường trực tiếp tới sự thoái hóa và sự thô thiển, dẫn đến một khủng hoảng nhân khẩu học và đạo đức sâu sắc.” Quốc hội Nga vào lúc đó đã thông qua một luật “Vì Mục đích Bảo vệ Trẻ em khỏi Thông tin Bênh vực cho một sự Phủ nhận các Giá trị Gia đình Truyền thống.”

Tính dục con người là một nguyên liệu thô không bao giờ cạn cho việc tạo ra nỗi lo. Cố gắng để đặt tình dục khác giới bên trong nước Nga và đồng tính dục bên ngoài đã thực sự là nực cười, nhưng các dữ kiện (sự thực) là không quan trọng. Mục đích của chiến dịch chống-gay đã là để biến các đòi hỏi cho nền dân chủ thành một mối đe dọa âm u đối với Nga trong trắng: bỏ phiếu = phương Tây = thú dâm (đồng dâm). Nước Nga phải là vô tội, và mọi vấn đề phải là trách nhiệm của những người khác.

Chiến dịch đã không phụ thuộc vào29 một chứng minh thực sự về tính dục khác giới của elite Nga. Trong bốn năm trước, khi Putin là thủ tướng, Surkov đã đặt ông trong một loạt ảnh chụp khoe mẽ (fur-and-feathers). Cố gắng của Putin và Medvedev để giới thiệu bản thân họ như những người bạn đầy nam tính bằng việc tạo dáng trong các bộ đồ trắng hợp nhau sau các trận cầu lông đã cũng không thuyết phục. Putin ly dị vợ ông ngay khi chiến dịch chống-gay của ông bắt đầu, bỏ nhà quán quân về các giá trị gia đình lại mà không có một gia đình truyền thống. Vấn đề về bản sắc giới đã bám vào tổng thống Nga. Trong 2016, Putin khẳng định rằng ông không phải là một phụ nữ có những ngày tồi tệ [hành kinh?]. Trong 2017, ông phủ nhận ông là chú rể của Donald Trump. Năm đó việc miêu tả Putin như một anh hề đồng tính trở thành một tội hình sự. Một nữ học giả chu đáo đã tóm tắt lập trường của ông: “những cái hôn của Putin được dành cho trẻ em và các động vật.”

Putin phô nam tính30 như một lý lẽ chống lại nền dân chủ. Như nhà xã hội học Đức Max Weber lập luận, charisma (sức thu hút quần chúng) có thể khởi xướng một hệ thống chính trị, nhưng nó không thể bảo đảm sự liên tục của nó. Là bình thường, Weber nhận xét, để hình thành một bè đảng chính trị và thương mại quanh một lãnh tụ có sức thuyết phục quần chúng. Nhưng nếu người đó muốn đi xa hơn việc chia chác chiến lợi phẩm và lên kế hoạch cuộc đột kích tiếp, ông ta phải tìm một cách để chuyển quyền lực của ông cho ai đó khác, một cách lý tưởng bằng một phương tiện cho phép quyền lực được chuyển lần nữa. Việc giải quyết vấn đề kế thừa này là điều kiện trước của việc thiết lập một nhà nước hiện đại.

Weber xác định hai cơ chế31 mà cho phép một sự bùng lên của charisma để trở thành các định chế lâu bền: (1) qua phong tục, như chẳng hạn trong một nền quân chủ nơi con trai trưởng thừa kế người cha; hay (2) qua luật, như chẳng hạn trong một nền dân chủ nơi sự bỏ phiếu đều đặn cho phép các quốc hội và các nhà cai trị được thay thế. Putin đã không có vẻ lên kế hoạch một sự kế thừa quân chủ. Ông giữ các con gái ông ở một khoảng cách khỏi chính trị công khai (dù gia đình có được lợi từ chủ nghĩa tư bản cánh hẩu). Khả năng hợp logic còn lại như thế là luật, mà trong thế giới hiện đại thường có nghĩa là nền dân chủ. Bản thân Putin gạt bỏ lựa chọn thay thế này. Và như thế sự phô bày nam tính cung cấp một sự trông giống quyền lực với cái giá của tính toàn vẹn của nước Nga như một nhà nước.

Trong các thảm họa tự-gây ra thuộc loại này, một loại đàn ông nào đó luôn tìm thấy một cách để đổ lỗi cho một phụ nữ. Trong trường hợp của Vladimir Putin, người phụ nữ đó là Hillary Clinton.

Nếu cơn bốc đồng đầu tiên của Kremlin32 là để liên kết đối lập dân chủ với thú dâm toàn cầu, cơn thứ hai của nó là để cho rằng những người biểu tình làm việc cho một cường quốc nước ngoài, một nước mà nhà ngoại giao chính của nó là phụ nữ: Hoa Kỳ. Vào ngày 8 tháng Mười Hai 2011, ba ngày sau khi các cuộc phản kháng bắt đầu, Putin đổ lỗi cho Hillary Clinton vì việc khởi xướng chúng: “bà đã ra tín hiệu.” Vào ngày 15 tháng Mười Hai, ông cho rằng những người biểu tình được trả tiền. Bằng chứng không được đưa ra và không phải là điều quan trọng. Nếu, như Ilyin xác nhận, việc bỏ phiếu chỉ là một sự mở cửa cho ảnh hưởng nước ngoài, thì công việc của Putin là để vẽ ra một câu chuyện về ảnh hưởng nước ngoài và dùng nó để làm thay đổi chính trị trong nước. Điểm quan trọng là chọn kẻ thù phù hợp tốt nhất cho nhu cầu của một lãnh tụ, không phải kẻ thù thực sự đe dọa đất nước. Quả thực, tốt nhất không nói về các mối đe dọa thực sự, vì việc thảo luận các kẻ thù thực sự sẽ tiết lộ những điểm yếu thực sự và gợi ý tính có thể sai của các nhà độc tài tham vọng. Khi Ilyin viết rằng nghệ thuật chính trị là “nhận diện và vô hiệu hóa kẻ thù,” ông đã không có ý định nói rằng các chính khách nên biết chắc cường quốc nước ngoài nào thực sự gây ra một mối đe dọa. Ông định nói rằng chính trị bắt đầu với một quyết định của lãnh tụ về sự thù hằn nước ngoài nào sẽ củng cố một chế độ độc tài. Vấn đề địa chính trị thật của nước Nga là Trung Quốc. Nhưng chính xác bởi vì cường quốc Trung hoa là thật và ở gần, việc xem xét địa chính trị thực sự của nước Nga có thể dẫn đến những kết luận gây thất vọng.

Phương Tây được chọn như một kẻ thù33 chính xác bởi vì nó không là mối đe dọa với nước Nga. Không giống Trung Quốc, EU không có quân đội và không có biên giới dài với nước Nga. Hoa Kỳ có một quân đội, nhưng đã rút tuyệt đại đa số binh lính của nó khỏi lục địa Âu châu: từ khoảng 300.000 trong 1991 xuống khoảng 60.000 trong 2012. NATO vẫn tồn tại và đã kết nạp các nước nguyên cộng sản đông Âu. Nhưng Tổng thống Barack Obama đã hủy một kế hoạch Mỹ để xây dựng một hệ thống phòng vệ tên lửa ở đông Âu trong 2009, và trong 2010 Nga đã cho phép các máy bay Mỹ bay qua không phận Nga để cung cấp cho các lực lượng Mỹ ở Afghanistan. Không nhà lãnh đạo Nga nào sợ, hay thậm chí giả bộ sợ một cuộc xâm chiếm NATO trong 2011 hay 2012. Trong 2012, các nhà lãnh đạo Mỹ tin rằng họ đang theo đuổi một “sự đặt lại” các mối quan hệ với nước Nga. Khi Mitt Romney nhắc đến Nga như “kẻ thù địa chính trị số một” của nước Mỹ trong tháng Ba 2012, ông đã bị chế nhạo. Hầu như không ai trong công chúng hay media Mỹ chú ý đến Moscow. Nước Nga đã thậm chí không xuất hiện trong các cuộc thăm dò công luận Mỹ về các mối đe dọa và các thách thức toàn cầu.

Liên Âu34 và Hoa Kỳ được giới thiệu như các mối đe dọa bởi vì các cuộc bầu cử Nga là giả. Trong mùa đông 2011 và mùa xuân 2012, các kênh truyền hình và các báo Nga đã tạo ra chuyện kể rằng tất cả những người phản kháng gian lận bầu cử đã đều được các tổ chức Tây phương trả tiền. Cố gắng bắt đầu vào ngày 8 tháng Mười Hai 2011, với sự đưa tin về sự xác nhận của Putin rằng Clinton đã khởi xướng các cuộc biểu tình phản kháng. Dưới tiêu đề “Putin đề xuất sự trừng phạt cứng rắn hơn đối với những con rối Tây phương,” tờ Noviie Izvestiia thuật lại niềm tin tự nhận của ông rằng “các lực lượng đối lập Nga bắt đầu các cuộc biểu tình quần chúng sau khi [lệnh] ‘tiến lên’ được Bộ trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ Hillary Clinton đưa ra.” Sự liên kết giữa đối lập và phản bội đã mang tính tiên đề, câu hỏi duy nhất là câu hỏi về sự trừng phạt thích đáng. Trong tháng Ba, truyền hình Nga phát hành một bộ phim, được mô tả như một phim “tài liệu,” cho rằng các công dân Nga xuống đường đã được những người nước ngoài ranh ma trả tiền.

Chính xác bởi vì Putin35 đã biến nhà nước Nga thành dễ bị tổn thương, ông phải cho rằng chính các đối thủ của ông đã làm vậy. Vì Putin tin rằng “sẽ là không thể chấp nhận được để cho phép sự phá hủy nhà nước để thỏa mãn sự khao khát này cho sự thay đổi,” ông đã dành cho bản thân mình quyền để xác định các quan điểm mà ông không thích như một mối đe dọa đối với nước Nga.

Từ 2012, đã không có ý nghĩa để hình dung một nước Nga tồi hơn trong quá khứ và một nước Nga tốt đẹp hơn trong tương lai, được một chính phủ cải cách trong hiện tại dàn xếp. Sự thù hằn của Hoa Kỳ và Liên Âu phải trở thành tiền đề của chính trị Nga. Putin đã quy giản cương vị nhà nước Nga cho bè phái tài phiệt của ông ta và thời khắc của nó. Cách duy nhất để ngăn chặn một ảo mộng về sự sụp đổ tương lai là để mô tả nền dân chủ như một mối đe dọa trực tiếp và lâu dài. Sau khi đã biến tương lai thành một vực thẳm, Putin phải vùng vẫy bên bờ của nó trông giống võ sĩ judo.

Trong 2012, Putin36 làm rõ rằng ông hiểu nền dân chủ như sự ủng hộ được nghi thức hóa cho bản thân ông. Nó có nghĩa, như ông cho quốc hội Nga biết trong bài phát biểu hàng năm của ông năm đó, là “sự tuân thủ và tôn trọng các luật, các quy tắc, và các quy định.” Cá nhân những người Nga không có quyền nào để phản kháng chống lại các hành động phản-dân chủ của chính phủ của họ, theo logic của Putin, vì nền dân chủ yêu cầu họ điều chỉnh linh hồn họ với các luật cấm những sự phản kháng như vậy. Putin đã lặp lại sự hiểu của Ilyin về cả các cuộc bầu cử và luật. Như thế “tự do” có nghĩa là sự lệ thuộc vào lời của một lãnh tụ độc đoán. Quả thực, sau khi Putin quay lại chức tổng thống trong tháng Năm 2012, nhà nước Nga được biến đổi theo những cách tương ứng với các đề xuất của Ilyin. Mỗi biện pháp quan trọng đưa một yếu tố văn bản hiến pháp của Ilyin vào cuộc sống.

Phỉ báng được biến thành37 một tội hình sự. Một luật cấm những sự lăng mạ các điều nhạy cảm tôn giáo biến cảnh sát thành kẻ thực thi của một không gian công cộng Chính thống giáo. Việc công bố các tranh biếm họa về Jesus hay chơi trò chơi Pokémon Go trong một nhà thờ trở thành một tội. Thẩm quyền và ngân sách của FSB được tăng lên, và các sĩ quan của nó được trao quyền hạn rộng để bắn mà không có cảnh báo. Một đơn vị FSB mới mang tên Felix Dzerzhinsky, nhà sáng lập Cheka (tiền bối của GRU, NKVD, KGB, và FSB). Định nghĩa về sự phản bội được mở rộng để gồm cả sự cung cấp thông tin cho các tổ chức phi chính phủ bên ngoài nước Nga, mà biến việc nói sự thật qua email thành một tội nghiêm trọng. “Chủ nghĩa cực đoan” mơ hồ bị cấm. Các tổ chức phi chính phủ được cho là làm việc “chống lại các lợi ích của nước Nga” bị cấm. Các tổ chức mà đã nhận được tài trợ từ nước ngoài—một quan niệm rất chung chung mà kể cả bất kể hình thức nào của sự hợp tác quốc tế, như việc tổ chức một hội nghị—được yêu cầu đăng ký bản thân chúng như “các đặc vụ nước ngoài.”

Vào buổi sáng38 mà luật “đặc vụ nước ngoài” có hiệu lực, graffiti (tranh sơn phun) xuất hiện khắp Moscow trên tường trụ sở của những tổ chức phi chính phủ: ĐẶC VỤ NƯỚC NGOÀI USA. Một mục tiêu là Memorial, một tổ chức với nhà kho chứa các tư liệu về lịch sử của nước Nga trong thế kỷ thứ hai mươi. Quá khứ của chính nước Nga đã trở thành một mối đe dọa nước ngoài. Memorial đã lập tư liệu sự đau khổ của các công dân Soviet, kể cả những người Nga, trong thời kỳ Stalinist. Tất nhiên, nếu tất cả các vấn đề của nước Nga đều đến từ bên ngoài, có rất ít ý nghĩa trong việc đi vào những vấn đề như vậy hết ngày này đến ngày khác. Chính kiến về tính vĩnh viễn phá hủy lịch sử.

Trong chính kiến về tính vĩnh viễn, quá khứ cung cấp một kho báu biểu tượng về sự vô tội được các nhà cai trị lợi dụng để minh họa sự hài hòa của quê hương và sự bất hòa của phần còn lại của thế giới. Phản ứng thứ ba của Putin với các cuộc biểu tình 2011 và 2012 là để tường minh ủng hộ và truyền bá phiên bản chính kiến về tính vĩnh viễn của Ilyin, để tưởng tượng nước Nga như một sinh vật trinh bạch bị quấy rầy chỉ bởi mối đe dọa của sự thâm nhập nước ngoài.

Vào ngày 15 tháng Mười Hai 2011,39 mười ngày sau khi các cuộc biểu tình chống lại gian lận bầu cử bắt đầu, và hai thập niên sau sự giải tán Liên Xô, Putin tưởng tượng một nước Nga nơi các xung đột lịch sử là các vấn đề văn chương. Ngồi trong một studio radio với nhà văn phát xít Alexander Prokhanov, Putin suy tưởng về một nước Nga mà sẽ tôn kính những đài kỷ niệm Soviet về sự khủng bố chống lại các công dân Soviet, đặc biệt về Cheka và nhà sáng lập của nó, Felix Dzerzhinsky. Nếu có điều gì đó sai trong lịch sử Nga, Putin nói, thì đó là sự chấm dứt Liên Xô. Một sự kiện lịch sử trong đó Yeltsin, nhà bảo trợ của Putin, đã là nhân vật trung tâm, và mà đã cho phép sự nghiệp riêng của Putin, bây giờ là một sự chuyển tiếp bí ẩn qua tình trạng bất ổn quốc gia. Cái nước Nga cần, Putin đề xuất, là một ý nghĩa khác của từ cách mạng: một chu kỳ, mà hết lần này đến lần khác quay lại cùng chỗ.

“Chúng ta có thể nói chăng,”40 Putin hỏi hàng triệu người nghe radio, “rằng nước chúng ta đã hồi phục và được chữa lành hoàn toàn sau các sự kiện bi kịch xảy ra với chúng ta sau khi Liên Xô sụp đổ, và rằng bây giờ chúng ta có một nhà nước mạnh, khỏe khoắn? Không, tất nhiên đất nước vẫn khá đau yếu; nhưng ở đây chúng ta phải nhớ lại Ivan Ilyin: ‘Đúng, nước chúng ta vẫn ốm yếu, nhưng chúng ta không chạy trốn khỏi giường người mẹ ốm yếu của chúng ta ‘.” Nhận xét gợi ý rằng Putin đã đọc khá sâu vào tập văn Ilyin, nhưng việc diễn giải đoạn văn của ông đã kỳ quặc. Đối với Ilyin, chính sự thành lập Liên Xô, không phải sự giải thể nó, là vết thương của nước Nga. Ilyin đã muốn ở lại với bà mẹ thật sự của ông, nhưng đã không thể làm vậy bởi vì ông bị Cheka trục xuất khỏi Liên Xô. Ilyin nói với nhân viên Cheka hỏi cung ông, “tôi coi quyền lực Soviet là một kết cục lịch sử không thể tránh khỏi của căn bệnh xã hội và tinh thần nghiêm trọng mà đã tăng lên ở nước Nga trong vài thế kỷ.”

Như một cựu sĩ quan KGB,41 Putin là một Chekist (nhân viên Cheka), như những người Nga vẫn nói, người muốn cai trị nước Nga qua Giáo hội Chính thống giáo Nga. Ông đã muốn một sự hòa giải của cái ông gọi là các truyền thống Hồng [quân] và Bạch [vệ], cộng sản và Chính thống giáo, sự khủng bố và Chúa. Một ý nghĩa về lịch sử cần đến sự đối chất với cả hai khía cạnh của lịch sử Nga. Chính kiến về tính vĩnh viễn đã cho phép Putin tự do để chấp nhận cả Hồng và Bạch như các phản ứng Nga vô tội với các mối đe dọa bên ngoài. Nếu tất cả các xung đột đều là lỗi của người bên ngoài, thì không cần xem xét những người Nga, các lựa chọn của họ, hay các tội ác của họ. Cực Hữu và cực Tả thay vào đó nên tập hợp lại với nhau như một biểu tượng có hai đầu. Putin đã cấm sự cãi lại. Ông đã giám sát một sự hồi sinh công trình của Ilyin trong đó việc Ilyin phê phán Liên Xô được lờ đi. Sẽ là vụng về để nhắc rằng Ilyin đã đề nghị rằng các Chekist bị thanh trừng khỏi chính trị trong một nước Nga hậu-Soviet.

Trong 2005, Putin đã42 cải táng hài cốt Ilyin tại một tu viện nơi cảnh sát mật nhà nước Soviet đã hỏa táng thi hài của hàng ngàn công dân Nga bị xử tử trong Đại Khủng bố. Vào lúc cải táng Ilyin, người đứng đầu Giáo hội Chính thống giáo Nga là một người đã là một đặc vụ KGB trong thời Soviet. Tại buổi lễ, một đoàn quân nhạc đã cử quốc ca Nga, mà có cùng giai điệu như quốc ca Soviet. Người mà dường như đã đưa Putin đến với các tác phẩm của Ilyin, đạo diễn phim Nikita Mikhalkov, là con trai của nhạc sĩ chịu trách nhiệm về cả hai phiên bản quốc ca. Mikhalkov là một người ham học Ilyin, như tuyên ngôn chính trị của ông tiết lộ: nước Nga là một “thể thống nhất tinh thần-vật chất,” một “liên bang ngàn ngăm tuổi của nhiều dân tộc và bộ lạc,” bày tỏ một “ý thức riêng biệt, siêu quốc gia, đế quốc.” Nước Nga là trung tâm của Eurasia (lục địa Âu-Á), “một trung tâm lục địa văn hóa-lịch sử, độc lập, hữu cơ, thống nhất quốc gia, địa chính trị và bất khả xâm phạm của thế giới.”

Khi Putin đặt những bông hoa43 trên mộ Ilyin trong 2009, ông đã đi cùng tu sĩ Chính thống giáo ưa thích của ông, Tikhon Shevkunov, người sẵn lòng xem những kẻ hành hình Soviet như các nhà ái quốc Nga. Bản thân Putin, phát biểu vài năm sau, đã không có rắc rối nào để xem các giá trị của chủ nghĩa cộng sản như kinh thánh: “Một ý thức hệ nào đó đã thống trị ở Liên Xô, và bất chấp ý kiến của chúng ta về nó, nó đã dựa vào một số giá trị trong sạch, thực ra nửa-tôn giáo. Quy tắc Đạo đức của người Xây dựng chủ nghĩa Cộng sản, nếu bạn đọc nó, chỉ là một bản sao không thỏa đáng của Kinh thánh.” Một số người cùng thời của Ilyin đã gọi Ilyin là một “Chekist cho Chúa.” Ông được cải táng với tư cách như vậy, với sự tôn kính được phong bởi các Chekist và những người của Chúa, và bởi những người của Chúa mà đã là các Chekist, và bởi các Chekist mà đã là những người của Chúa.

Ilyin, thân thể và linh hồn, đã trở lại nước Nga mà ông đã buộc phải rời đi. Và chính sự trở về đó, trong việc nó tán thành sự trái ngược và bất chấp sự thực, đã là sự biểu lộ thuần khiết nhất của sự kính trọng truyền thống Ilyin. Chắc chắn, Ilyin đã phản đối hệ thống Soviet. Nhưng một khi nó không còn tồn tại nữa nó là lịch sử; và đối với Ilyin các dữ kiện của quá khứ chẳng là gì trừ là nguyên liệu thô cho sự xây dựng một huyền thoại về sự vô tội. Việc sửa đổi chỉ một chút quan điểm của Ilyin, đã là có thể để xem Liên Xô không phải như một sự áp đặt bên ngoài lên nước Nga, như ông đã thấy, mà như nước Nga, và vì thế không có tỳ vết. Và như thế những người Nga có thể nhớ lại hệ thống Soviet như một phản ứng Nga vô tội với sự thù nghịch của thế giới. Các nhà cai trị của họ vinh danh quá khứ Soviet của riêng họ bằng việc cải táng một kẻ thù của Liên Xô.

Vasily Grossman, nhà tiểu thuyết Soviet vĩ đại và nhà ghi chép sử biên niên về các tội ác của Chủ nghĩa xã hội Dân tộc (Nazi) và chủ nghĩa Stalin, viết, “Mọi thứ trôi đi, mọi thứ thay đổi. Bạn không thể bước vào cùng phương tiện giao thông hai lần.” Ý ông muốn nói “phương tiện giao thông đến một trại tập trung,” và nhắc đến cách ngôn của Heraclitus: “Mọi thứ trôi đi, mọi thứ thay đổi. Bạn không thể bước vào (tắm trong) cùng một dòng sông hai lần.” Trong tri giác của Ilyin, được Putin sửa lại cho hợp, thời gian không phải là một dòng sông chảy về phía trước, mà là một hồ tròn lạnh nơi các gợn sóng lăn tăn chảy mãi hướng vào trong tới một sự hoàn hảo Nga bí ẩn. Chẳng gì mới có bao giờ xảy ra, và chẳng gì mới từng có thể xảy ra; phương Tây đã tấn công Nga vô tội hết lần này đến lần khác. Lịch sử theo nghĩa sự nghiên cứu quá khứ phải bị loại bỏ, bởi vì nó sẽ nêu ra các vấn đề.

Trong phim năm 2014 của Mikhalkov,44 Say nắng (Солнечный удар), ông đã để những người thuộc sắc tộc Nga bị một phụ nữ Do thái, nữ sĩ quan cảnh sát mật, kết án tử hình, bằng cách ấy gợi ý rằng bất kể sự giết người bất công nào được thực hiện bởi những người mà có thể được xem là nước ngoài theo dân tộc hay giới. Trong 2017, khi nước Nga bằng cách nào đó phải đề cập đến lễ kỷ niệm một trăm năm Cách mạng Bolshevik, truyền hình Nga đã phát một vở kịch nhiều phần về Leon Trotsky, bằng cách ấy mã hóa cách mạng như Do thái. Người hùng vào cuối vở kịch đã chẳng phải ai khác hơn là Ivan Ilyin. Và như thế nước Nga đã kỷ niệm một trăm năm cách mạng bằng việc tôn vinh một nhà triết học phản-cách mạng nói rằng những người Nga nên nghĩ về quá khứ về mặt các chu kỳ vô tội. Một bài học đã được học.

Khi Putin tán thành45 chính kiến về tính vĩnh viễn của Ilyin, ông chấp nhận định nghĩa của Ilyin về quốc gia Nga. Vào ngày 23 tháng Giêng 2012, ngay sau các cuộc bầu cử quốc hội, và ngay trước các cuộc bầu cử tổng thống, Putin công bố một bài báo trong đó ông trình bày sự hiểu của Ilyin về vấn đề dân tộc. Bằng việc cho rằng đối lập chính trị là tình dục và nước ngoài, Putin đã định vị tất cả trách nhiệm cho các vấn đề Nga ngoài đấng cứu thế Nga hay cơ thể Nga. Bằng việc cho rằng nước Nga là một “nền văn minh” vốn vô tội, Putin đóng vòng tròn logic lại. Nước Nga theo bản chất của nó là một nhà sản xuất và nhà xuất khẩu sự hài hòa, và phải được phép để mang hòa bình đa dạng của nó cho các láng giềng của nó.

Trong bài báo này,46 Putin hủy bỏ các biên giới hợp pháp của Liên bang Nga. Viết với tư cách tổng thống tương lai của nó, ông mô tả Nga không như một nhà nước mà như một thân phận tinh thần. Trích dẫn Ilyin bằng tên, Putin cho rằng nước Nga đã không có xung đột nào giữa các dân tộc và quả thực đã không thể có bất kỳ xung đột nào. “Vấn đề dân tộc” ở nước Nga, theo Ilyin, đã là một sáng chế của các kẻ thù, một sự nhập khẩu khái niệm từ phương Tây mà không có khả năng áp dụng nào cho nước Nga. Giống Ilyin, Putin viết về nền văn minh Nga như khơi gợi tình anh em. “Sứ mạng Nga Vĩ đại,” Putin viết, “là để thống nhất và buộc nền văn minh. Trong một nhà nước-nền văn minh như vậy không có các thiểu số dân tộc, và nguyên tắc nhận ra ‘bạn hay thù’ được xác định trên cơ sở của một văn hóa chung.” Rằng chính trị bắt đầu từ “bạn hay thù” là một ý tưởng phát xít cơ bản, được nhà lý luật pháp lý Nazi Carl Schmitt trình bày rõ và được Ilyin tán thành và truyền bá.

Trong việc viết về nước Nga47 như một nền văn minh, Putin muốn nói mọi người mà ông coi như phần của nền văn minh đó. Thay vì nói về nhà nước Ukrainia, mà chủ quyền, sự toàn vẹn lãnh thổ, và các đường biên giới của nó được Nga công nhận chính thức, Putin thích hơn để hình dung về những người Ukrainia như một nhóm người rải rác khắp vùng rộng lớn của cái ông xác định như lãnh thổ Nga, “từ dãy núi Carpathian đến Kamchatka,” và như thế như một thành phần của nền văn minh Nga. Nếu những người Ukrainia đơn giản là một nhóm Nga nữa (như “những người Tatar, những người Do thái, và những người Belarusia”), thì cương vị nhà nước Ukrainia là không xác đáng và Putin với tư cách một lãnh tụ Nga có quyền để nói cho nhân dân Ukrainia. Ông kết thúc với một tiếng hò hét thách thức, nói với thế giới rằng những người Nga và những người Ukrainia sẽ chẳng bao giờ bị phân chia, và đe dọa chiến tranh đối với những người không chịu hiểu: “Chúng ta đã sống cùng nhau trong hàng thế kỷ. Cùng nhau chúng ta đã chiến thắng trong các cuộc chiến tranh khủng khiếp nhất. Và chúng ta sẽ tiếp tục sống cùng nhau. Và đối với những kẻ muốn chia rẽ chúng ta, tôi chỉ có thể nói một thứ: ngày đó sẽ chẳng bao giờ đến.”

Khi Putin thách đấu,48 trong tháng Giêng 2012, không ai ở phương Tây chú ý cả. Vấn đề trên các dòng tít báo đã là về các cử tri Nga và sự bất bình của họ; không ai ở châu Âu, Mỹ, hay Ukraine xem xét các mối quan hệ Nga-Ukrainia cả. Thế mà Putin, chuyển động rất nhanh, đã trình bày rõ một chính kiến về tính vĩnh viễn mà biến đổi các cuộc biểu tình của những người Nga chống lại các cuộc bầu cử giả mạo của ông thành một cuộc tấn công Âu châu và Mỹ chống lại nước Nga mà trong đó Ukraine sẽ là chiến trường. Không phải, theo Putin, rằng cá nhân những người Nga đã bị đối xử sai trái bởi vì các phiếu của họ đã không được đếm. Mà là nước Nga như một nền văn minh đã bị đối xử bất công bởi vì phương Tây đã không hiểu rằng Ukraine là Nga. Không phải rằng Putin đã làm yếu nhà nước Nga bằng việc làm xói mòn nguyên tắc kế thừa. Mà là những người Âu châu và Mỹ đã thách thức nền văn minh Nga bằng việc công nhận Ukraine. Trong phát biểu đầu tiên của ông với quốc hội Nga với tư cách tổng thống trong 2012, Putin đã khẳng định khái niệm này về nhà nước-nền văn minh.

Không ai đã thử chia Liên bang Nga với tư cách một nhà nước có chủ quyền với các đường biên giới. Nhưng Ukraine cũng đã là một nhà nước có chủ quyền với các đường biên giới. Rằng Ukraine là một nhà nước có chủ quyền khác với nước Nga là một vấn đề sơ đẳng của luật quốc tế, hệt như Canada không phải là Hoa Kỳ, và Bỉ không phải là Pháp. Bằng việc trình bày hiện trạng hợp pháp tầm thường như một sự vi phạm nền văn minh Nga trong trắng, Putin đang lật đổ một quan niệm thịnh hành của luật, qua niệm mà nước Nga đã tôn trọng trong hai thập niên trước, để ủng hộ các yêu sách cá biệt có nguồn gốc từ văn hóa. Nước Nga đã không chỉ vô tội mà còn rộng lượng, lập luận của ông tiếp tục, vì chỉ qua nền văn minh Nga những người Ukrainia mới có thể hiểu họ thực sự là ai.

Ngay cả kẻ hèn hạ nhất49 trong số các nhà lãnh đạo của Ukraine sẽ gặp khó khăn để chấp nhận sự mô tả của Putin về xã hội của họ. Tổng thống của Ukraine lúc đó, Viktor Yanukovych, là một người được biết rõ ở nước Nga và hầu như không là một mối đe dọa. Yanukovych đã bị ghét bỏ trong 2004 khi một cuộc bầu cử tổng thống bị đánh cắp nhân danh ông, và Putin bị lúng túng khi cuộc bầu cử (vòng hai) được tổ chức lần nữa và ai đó khác đã thắng. Nhà chiến lược chính trị Mỹ Paul Manafort, đang làm việc trên một kế hoạch để làm tăng ảnh hưởng của nước Nga ở Hoa Kỳ, được phái đi Kyiv để giúp Yanukovych. Dưới sự giám hộ của Manafort, Yanukovych đã kiếm được một số kỹ năng; nhờ sự tham nhũng của các đối thủ của ông, ông đã giành được một cơ hội thứ hai.

Yanukovych thắng50 cuộc bầu cử 2010 một cách hợp pháp và bắt đầu nhiệm kỳ của ông bằng việc về cơ bản đưa cho nước Nga mọi thứ mà Ukraine đã có thể cho, kể cả các quyền lập căn cứ cho hải quân Nga trên bán đảo Crimea của Ukraine cho đến năm 2042. Việc này làm cho là không thể cho Ukraine để xem xét việc gia nhập liên minh NATO trong ít nhất ba thập kỷ, như những người Ukrainia, Nga, và Mỹ đã hiểu lúc đó. Nước Nga công bố rằng nó sẽ mở rộng sự hiện diện của nó trên Biển Đen bằng việc thêm các tàu chiến, các tàu khu trục, các tàu ngầm, các tàu đổ quân, và máy bay hải quân mới. Một chuyên gia Nga tuyên bố rằng các lực lượng Nga sẽ ở lại các cảng Biển Đen của họ “cho đến ngày tận thế.”

Đột nhiên, trong 2012,51 học thuyết mới của Putin đã thách thức chính quan niệm rằng Ukraine và Nga là ngang hàng pháp lý mà có thể ký một hiệp định. Trong 2013 và 2014, nước Nga thử biến Yanukovych từ một người được bảo trợ ngoan ngoãn thành một con rối bất lực, bằng cách ấy xúi giục những người Ukrainia để nổi loạn chống lại một chính phủ đình chỉ các quyền của họ, sao chép luật pháp Nga hà khắc, và dùng bạo lực. Ý tưởng của Putin về nền văn minh Nga và việc ông bắt nạt Yanukovych mang cách mạng tới Ukraine.

Được những người nghiên cứu lịch sử hỏi52 để gọi tên một người lão luyện về lịch sử, Putin đã chỉ có thể nghĩ về một cái tên: Ivan Ilyin. Mà, Ilyin là nhiều thứ, nhưng ông đã không là sử gia. Nếu những sự đều đặn mãi mãi của Ilyin có thể thay thế thời gian lịch sử, nếu bản sắc (identity) có thể thay thế chính sách, thì câu hỏi về sự kế thừa có lẽ có thể được trì hoãn.

Trong bài phát biểu đầu tiên của ông53 với quốc hội Nga như tổng thống trong 2012, Putin mô tả chỗ của riêng ông trong ống-thời gian (timescape) Nga như sự hoàn thành một chu kỳ vĩnh cửu: như sự trở lại của một lãnh chúa cổ xưa của Kyiv mà những người Nga gọi là Vladimir. Chính kiến về tính vĩnh viễn cần đến những điểm trong qua khứ mà hiện tại có thể quay về theo chu kỳ, chứng minh sự vô tội của đất nước, quyền để cai trị của lãnh tụ của nó, và sự vô nghĩa của việc nghĩ về tương lai. Điểm đầu tiên như vậy của Putin là năm 988, khi người cùng tên với ông, một lãnh chúa vào đầu thời trung cổ được biết đến trong thời đó như Volodymyr hay Valdemar, đã cải đạo sang đạo Kitô. Trong huyền thoại của Putin về quá khứ, Volodymyr/Valdemar là một người Nga mà sự cải đạo của ông đã liên kết mãi mãi vùng đất của các nước Nga, Belarus, và Ukraine ngày nay.

image

 

Bạn tu viện của Putin54 Tikhon Shevkunov cho rằng “ai yêu nước Nga và muốn nó tốt đẹp chỉ có thể cầu nguyện cho Vladimir, được ý chí của Chúa đặt đứng đầu nước Nga.” Theo công thức này, Vladimir Putin là đấng cứu thế Nga mà nổi lên từ bên ngoài lịch sử (“theo ý chí của Chúa”) và một cách bí ẩn hợp nhất quá khứ Nga một ngàn năm đơn giản bằng việc mang một cái tên. Thời gian trở thành một vòng huyền bí, thiếu tính thực (factuality). Khi một tượng Volodymyr/Valdemar được khánh thành ở Moscow (với sự đánh vần Nga hiện đại là “Vladimir”), media Nga đã cẩn thận không nhắc đến rằng thành phố Moscow vẫn chưa tồn tại khi Volodymyr/Valdemar cai trị. Thay vào đó, truyền hình Nga lặp đi lặp lại rằng đài kỷ niệm mới là sự tôn kính đầu tiên như vậy cho lãnh tụ của Rus [phân biệt với Russia-Nga]. Điều này không đúng. Thực ra, một tượng của Volodymyr/Valdemar đứng ở Kyiv kể từ 1853.

Trong lịch sử,55 người được nói đến này được biết như Volodymyr [Sviatoslavych] (như nhà cai trị của Kyiv) và Valdemar (đối với các họ hàng Scandinavia của ông). Ông thuộc về một thị tộc của những người Viking, được biết đến như những người Rus, mà đã đi về phía nam dọc Sông Dnipro để bán các nô lệ ở các cảng niền nam. Những người Rus biến Kyiv thành trạm thông thương buôn bán chính của họ và cuối cùng thủ đô của họ. Cái chết của mỗi lãnh chúa Viking đã gây ra các cuộc chiến đẫm máu. Volodymyr/Valdemar đã là hoàng tử của Novgorod, nơi (theo các nguồn Arab) ông đã cải đạo sang Islam nhằm để buôn bán với những người Bulgar Muslim gần đó. Để giành được Kyiv, Volodymyr/Valdemar đi đến Scandinavia để tìm sự hỗ trợ quân sự chống lại các anh em của ông. Ông đã thắng chiến dịch và kiểm soát Rus. Volodymyr đã nghi thức hóa các lễ nghi tà giáo (pagan) của Kyiv và đã hiến tế các Kitô hữu địa phương cho thần sấm. Vào thời điểm nào đó Volodymyr đã lấy em gái của hoàng đế Byzantine, một hành động chính trị táo bạo mà đòi hỏi sự cải đạo của ông sang đạo Kitô. Chỉ khi đó đạo Kitô hơn là tà giáo (paganism) chính thức đã trở thành nguồn chính đáng của nhà cai trị của Kyiv.

Đạo Kitô đã không ngăn chặn56 chiến tranh giết cha mẹ, giết anh em, và giết con, bởi vì nó đã không cung cấp một nguyên tắc kế thừa. Volodymyr đã bỏ tù con trai ông Sviatopolk và đã tiến về chống lại con trai Yaroslav khi ông chết trong 1015. Sau cái chết của Volodymyr, Sviatopolk đã giết ba anh em trai của mình, chỉ để bị em trai Yaroslav đánh bại trên chiến trường. Sviatopolk sau đó đưa vua Ba Lan và một quân đội Ba Lan vào để đánh bại Yaroslav, mà, về phần mình, đã tuyển mộ một quân đội Pecheneg (những người đã uống từ hộp sọ của ông nội của ông) để đánh bại Sviatopolk, mà bị giết trong trận đánh. Rồi còn một anh trai nữa, Mstislav, tiến lên chống Yaroslav và đánh bại ông ta, tạo ra các điều kiện cho một sự hưu chiến và sự cai trị chung giữa hai anh em đó. Sau khi Mstislav chết trong 1036, Yaroslav cai trị một mình. Và như thế sự kế thừa từ cha Volodymyr sang con trai Yaroslav đã tốn mười bảy năm, và đã xong chỉ sau khi 10 con trai của Volodymyr đã chết. Cuộc sống và sự cai trị của Volodymyr/Valdemar của Kyiv, nếu được xem như lịch sử hơn là bên trong một chính kiến về tính vĩnh viễn, có đưa ra một bài học: tầm quan trọng của một nguyên tắc kế thừa.

Không nghi ngờ gì nhà nước Nga có thể được duy trì, trong một thời gian, bởi tình trạng khẩn cấp tự chọn và chiến tranh chọn lọc. Chính mối lo được tạo ra bởi sự thiếu một nguyên tắc kế thừa có thể được phóng chiếu ra nước ngoài, tạo ra sự thù địch thật và như thế khởi động toàn bộ quá trình một lần nữa. Trong 2013, Nga bắt đầu dụ dỗ hay đe dọa các láng giềng Âu châu của nó để từ bỏ các định chế và lịch sử riêng của chúng. Nếu Nga không thể trở thành phương Tây, hãy để phương Tây trở thành Nga. Nếu các thiếu sót của nền dân chủ Mỹ có thể bị lợi dụng để bầu một người được Nga che chở, thì Putin có thể chứng minh rằng thế giới bên ngoài chẳng tốt đẹp hơn nước Nga. Giả như Liên Âu hay Hoa Kỳ tan rã trong đời của Putin, ông có thể nuôi dưỡng một ảo tưởng về tính vĩnh viễn.


* Về phần mình, Putin mô tả nhân vật hư cấu Stierlitz như một thầy giáo, và với tư cách tổng thống ông gắn huy chương cho diễn viên đóng vai Stierlitz trong phim phóng tác truyền hình 1973. Diễn viên đó, Vyacheslav Tikhonov, xuất hiện trong các phim 2004 và 2010 được Nikita Mikhalkov đạo diễn, mà rõ ràng đã giới thiệu các tác phẩm của Ilyin cho Putin.

---

CHƯƠNG 2

1. Bọn phát xít thời Ilyin Randa cited in Iordachi, Charisma, Politics, and Violence, 7.

2. Tại Liên Xô Giữa chủ nghĩa Marx và chủ nghĩa Lenin là Engels: xem Friedrich Engels, Anti-Dühring (New York: International Publishers, [1878], 1972).

3. Mặc dù nông nghiệp và nền kinh tế kế hoạch do nhà nước kiểm soát Xem Timothy Snyder, Bloodlands (New York: Basic Books, 2010).

4. Cách mạng Bolshevik Cho một nghiên cứu trường hợp thuyết phục xem Amir Weiner, Making Sense of War (Princeton: Princeton UP, 2001).

5. Huyền thoại về Cách mạng tháng Mười Cho những lịch sử cá nhân về sự ngưng lại của thời gian, xem Katja Petrowskaja, Vielleicht Esther (Berlin: Suhrkamp, 2014); và Marci Shore, The Taste of Ashes (New York: Crown Books, 2013).

6. Cũng đúng thế Kieran Williams, The Prague Spring and Its Aftermath (New York: Cambridge UP, 1997); Paulina Bren, The Greengrocer and His TV (Ithaca: Cornell UP, 2010).

7. Brezhnev chết trong 1982 Christopher Miller, The Struggle to Save the Soviet Economy (Chapel Hill: University of North Carolina Press, 2016). Kinh tế học chính trị dân tộc chủ nghĩa: Timothy Snyder, “Soviet Industrial Concentration,” trong John Williamson, ed., The Economic Consequences of Soviet Disintegration (Washington, D.C.: Institute for International Economics, 1993), 176–243.

8. Bên trong Liên Xô Tác phẩm cốt yếu về vấn đề dân tộc bên trong Liên Xô là Terry Martin, The Affirmative Action Empire: Nations and Nationalism in the Soviet Union, 1923–1939 (Ithaca, NY: Cornell UP, 2001). Vô giá về mối quan hệ giữa 1989 và 1991 là Mark Kramer, “The Collapse of East European Communism and the Repercussions within the Soviet Union,” Journal of Cold War Studies, vol. 5, no. 4, 2003; vol. 6, no. 4, 2004; vol. 7, no. 1, 2005.

9. Khủng hoảng đến Cho một miêu tả có giá trị về Yeltsin xem Timothy J. Colton, Yeltsin: A Life (New York: Basic Books, 2008).

10. Một khi Yeltsin trở thành Bush ở Kyiv: “Excerpts From Bush’s Ukraine Speech: Working ‘for the Good of Both of Us,’ ” Reuters, Aug. 2, 1991. Bush với Gorbachev: Svetlana Savranskaya and Thomas Blanton, eds., The End of the Soviet Union 1991, Washington, D.C.: National Security Archive, 2016, document 151.

11. Là không thể Ý tưởng của Ilyin về sự cứu thế được thảo luận trong chương 1. Xem đặc biệt “O russkom” fashizmie,” 60–63.

12. Dân chủ chẳng bao giờ Cho một dẫn nhập thận trọng đến lịch sử về sự kết thúc của Liên Xô, xem Archie Brown, The Rise and Fall of Communism (New York: HarperCollins, 2009).

13. Trong 1993, Yeltsin giải tán Charles Clover, Black Wind, White Snow: The Rise of Russia’s New Nationalism (New Haven: Yale UP, 2016), 214–23.

14. Vào 1999, Yeltsin rõ ràng “Proekt Putin glazami ego razrabotchika,” MKRU, Nov. 23, 2017; Clover, Black Wind, White Snow, 246–47.

15. Để tìm người kế vị của ông Cho nền tảng chính trị và media, xem Arkady Ostrovsky, The Invention of Russia (London: Atlantic Books, 2015), 245–83. Các tỷ lệ chấp thuận: David Satter, The Less You Know, the Better You Sleep (New Haven: Yale UP, 2016), 11.

16. Trong tháng Chín 1999 Về chính kiến về sự đánh bom: Satter, The Less You Know, 10–11; Krystyna Kurczab-Redlich, Wowa, Wolodia, Wladimir (Warsaw: Wydawnictwo ab, 2016), 334–46, 368.

17. Trong hai nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của Putin Chủ nghĩa khủng bố và sự kiểm soát: Peter Pomerantsev, Nothing Is True and Everything Is Possible (New York: Public Affairs, 2014), 56. Các thống đốc vùng: Satter, The Less You Know, 116. Sự giải thích của Surkov: “Speech at Center for Party Studies,” Feb. 7, 2006, được công bố trong Rosbalt, March 9, 2006; Ivanov + Rabinovich, April 2006.

18. Các nhà nước, mà đã gia nhập Liên Âu Surkov và dân chủ chủ quyền: Ivanov + Rabinovich, April 2006, và ghi chú tiếp theo. Xem cả “Pochemu Putin tsitiruet filosofa Il’ina?” KP, July 4, 2009. Dugin trình bày quan điểm này trong cuốn sách muộn hơn của ông Putin protiv Putina (Moscow: Yauza-Press, 2012).

19. Dân chủ [cũng] là một thủ tục Vladislav Surkov nói về dân chủ, ba cột trụ của cương vị nhà nước: Texts 97-10, trans. Scott Rose (Moscow: Europe, 2010). “Nhà độc tài dân chủ” của Ilyin: Nashi zadachi, 340–42. Trích dẫn Ilyin: Surkov, “Suverenitet—eto politicheskii sinonim konku­rentos­posob­nosti,” trong Teksty 97-07 (Moscow: 2008). Nhân cách (person) là định chế: Surkov, “Russkaia politicheskaia kultura: Vzgliaad iz utopii,” Russ.ru, June 7, 2015.

20. Trò tung hứng của Surkov Trích dẫn 2002: Michel Eltchaninoff, Dans la tête de Vladimir Poutine (Arles: Actes Sud, 2015), 37. Về tương lai EU của Ukraine: “Putin: EU-Beitritt der Ukraine ‘kein Problem,’ ” FAZ, Dec. 10, 2004. Xem cả thảo luận trong chương 3.

21. Theo những sự tính toán Các kết quả: Vera Vasilieva, “Results of the Project ‘Citizen Observer,’ ” Dec. 8, 2011. Xem cả Michael Schwirtz and David M. Herszenhorn, “Voters Watch Polls in Russia,” NYT, Dec. 5, 2011. Các cuộc biểu tình: “In St. Petersburg, 120 protestors were detained,” NTV, Dec. 5, 2011; Will Englund and Kathy Lally, “Thousands of protesters in Russia demand fair elections,” WP, Dec. 10, 2011; “Russia: Protests Go On Peacefully,” Human Rights Watch, Feb. 27, 2012; Kurczab-Redlich, Wowa, 607. Media thân-chế độ ca ngợi cảnh sát: KP, Dec. 5, 2011; Pravda, Dec. 5, 2011. Griffin: Elena Servettez, “Putin’s Far Right Friends in Europe,” Institute of Modern Russia, Jan. 16, 2014; Anton Shekhovstov, Russia and the Western Far Right (London: Routledge, 2018); xem cả Kashmira Gander, “Ex-BNP leader Nick Griffin tells right-wing conference Russia will save Europe,” Independent, March 23, 2015.

22. Sự làm giả được lặp lại Bản chất của sự làm giả: “Fal’sifikatsii na vyborakh prezidenta Rossiiskoi Federatsii 4 Marta 2012 goda,” Demokraticheskii Vybor, March 30, 2012; xem cả Satter, The Less You Know, 91; Kurczab-Redlich, Wowa, 610–12. Về “các nhà quan sát” Ba Lan Kownacki và Piskorski: Konrad Schuller, “Die Moskau-Reise des Herrn Kownacki,” FAZ, July 11, 2017. Người trước muộn hơn sẽ trở thành thứ trưởng quốc phòng trong chính phủ Ba Lan, còn người sau bị bắt vì làm gián điệp.

23. Vào ngày 5 tháng Ba 2012 “Oppozitsiia vyshla na Pushkinskoi,” Gazeta.ru, March 5, 2012.

24. Putin chọn để coi Medvedev: Satter, The Less You Know, 65. Putin: “Excerpts from the transcript of the meeting of the Valdai International Discussion Club,” Sept. 19, 2013. Trích dẫn Ilyin: “Kakie zhe vybory nuzhny Rossii,” 22.

25. Kẻ thù thường trực của Leonid Brezhnev Kripkov, “To Serve God and Russia,” 65.

26. Vào ngày 6 tháng Mười Hai 2011 Dmitry Medvedev (@MedvedevRussia), Dec. 6, 2011. Xem Paul Goble, “ ‘Hybrid Truth’ as Putin’s New Reality,” Window on Eurasia, blog, Jan. 30, 2015.

27. Một bạn tâm tình của Putin Vladimir Yakunin, “Novyi mirovoi klass’ vyzov dlia chelovechestva,” Narodnyi Sobor, Nov. 28, 2012.

28. Trong tháng Chín 2013 Trung Quốc: “Address on Human Rights, Democracy, and the Rule of Law,” Beijing, Sept. 13, 2013. Valdai: Vladimir Putin, bài phát biểu tại Valdai, 19 tháng Chín 2013. Luật: “For the Purpose of Protecting Children from Information Advocating for a Denial of Traditional Family Values,” June 11, 2013.

29. Chiến dịch đã không phụ thuộc vào Những cái hôn: Tatiana Zhurzenko, “Capitalism, autocracy, and political masculinities in Russia,” Eurozine, May 18, 2016; xem cả Kurczab-Redlich, Wowa, 717–19. Chú rể: “Vladimir Putin Says Donald Trump ‘Is Not My Bride, and I’m Not His Groom,’ ” TG, Sept. 5, 2017. Về nam tính xem cả Mary Louise Roberts, Civilization Without Sexes (Chicago: University of Chicago Press, 1994); Dagmar Herzog, Sex After Fascism (Princeton: Princeton UP, 2005); Judith Surkis, Sexing the Citizen (Ithaca, NY: Cornell UP, 2006); Timothy Snyder, The Red Prince (New York: Basic Books, 2008).

30. Putin phô nam tính Weber trình bày điều này trong Wirtschaft und Gesellschaft của ông; các đoạn quan trọng được công bố bằng tiếng Anh trong Max Weber, On Charisma and Institution Building, ed. S. N. Eisenstadt (Chicago: University of Chicago Press, 1968). Iordachi xem xét vấn đề này cho các nhà phát xít Kitô trong Charisma, Politics, and Violence, 12ff.

31. Weber xác định hai cơ chế Chủ đề nam tính sẽ được trình bày trong các chương 4 và 6.

32. Nếu cơn bốc đồng đầu tiên của Kremlin “Tín hiệu” của Putin được tường thuật rộng rãi: Pravda, Dec. 8, 2011; Mir24, Dec. 8, 2011; Nakanune, Dec. 8, 2011. Sự nhớ lại của Hillary Clinton: What Happened (New York: Simon and Schuster, 2017), 329. Khẳng định 15 tháng Mười Hai: “Stenogramma programmy ‘Razgovor s Vladimirom Putinym. Prodolzhenie,” RG, Dec. 15, 2011. Ilyin: Nashi zadachi, 56, mà là một dẫn chiếu đến Carl Schmitt, người cũng vậy đưa ra sự phân biệt giữa bạn và thù, tiền-chính trị: The Concept of the Political, trans. George Schwab (Chicago: University of Chicago Press, 2007), 25–28. Cho những đánh giá đương thời về Trung Quốc, xem Thomas Stephan Eder, China-Russia Relations in Central Asia (Wiesbaden: Springer, 2014); Marcin Kaczmarski, “Domestic Sources of Russia’s China Policy,” Problems of Post-Communism, vol. 59, no. 2, 2012, 3–17; Richard Lotspeich, “Economic Integration of China and Russia in the Post-Soviet Era,” trong James Bellacqua, ed., The Future of China-Russia Relations (Lexington: University of Kentucky Press, 2010), 83–145; Dambisa F. Moyo, Winner Take All: China’s Race for Resources and What It Means for the World (New York: Basic Books, 2012).

33. Phương Tây được chọn như một kẻ thù Các mức binh lính Mỹ: United States European Command, “U.S. Forces in Europe (1945–2016): Historical View,” 2016. Romney: “Russia is our number one geopolitical foe,” CNN: The Situation Room with Wolf Blitzer, March 26, 2012; Z. Byron Wolf, “Was Mitt Romney right about Detroit and Russia?” CNN, Aug. 1, 2013.

34. Liên Âu Media Nga nói về các cuộc biểu tình: “The Agency,” NYT, June 2, 2015; Thomas Grove, “Russian ‘smear’ documentary provokes protests,” Reuters, March 16, 2012. Stooges: “Putin predlozhil zhestche nakazyvat prispeshnikov zapada,” Novye Izvestiia, Dec. 8, 2011.

35. Chính xác bởi vì Putin Vladimir Putin, Phát biếu với Quốc hội Liên bang, 12 tháng Mười Hai 2012; xem cả Putin, “Excerpts from the transcript of the meeting of the Valdai International Discussion Club,” Sept. 19, 2013.

36. Trong 2012, Putin Vladimir Putin, Phát biếu với Quốc hội Liên bang, 12 tháng Mười Hai 2012.

37. Phỉ báng được biến thành Luật phỉ báng: Rebecca DiLeonardo, “Russia president signs law re-criminalizing libel and slander,” jurist.org, July 30, 2012. Chủ nghĩa Cực đoan: Lilia Shevtsova, “Forward to the Past in Russia,” Journal of Democracy, vol. 26, no. 2, 2015, 30. Luật NGO: “Russia’s Putin signs NGO ‘foreign agents’ law,” Reuters, July 21, 2012. Luật về tôn giáo chính thống: Marc Bennetts, “A New Russian Law Targets Evangelicals and other ‘Foreign’ Religions,” NW, Sept. 15, 2016. Luật phản bội: “Russia: New Treason Law Threatens Rights,” Human Rights Watch, Oct. 23, 2012. FSB: Eltchaninoff, Dans la tête de Vladimir Poutine, 29.

38. Vào buổi sáng Human Rights Watch, “Russia: Government vs. Rights Groups,” Sept. 8, 2017.

39. Vào ngày 15 tháng Mười Hai 2011 Bản ghi chép của chương trình phát thanh: RG, Dec. 2011, rg.ru/​2011/​12/​15/​stenogramma.html; xem cả “Vladimir Putin,” Russkaia narodnaia liniia, Dec. 16, 2011.

40. “Chúng ta có thể nói chăng” Ilyin trong 1922: Kripkov, “To Serve God and Russia,” 182. Putin: “Vladimir Putin,” Russkaia narodnaia liniia, Dec. 16, 2011.

41. Như một cựu sĩ quan KGB Về Đỏ và Trắng (Bạch vệ): “The Red and White Tradition of Putin,” Warsaw Institute, June 1, 2017. Một ví dụ về Ilyin chỉ trích Liên Xô: Welt vor dem Abgrund (về cảnh sát mật và khủng bố), 99–118. Ilyin thanh lọc các sĩ quan cảnh sát mật: “Kakie zhe vybory nuzhny Rossii,” 18.

42. Trong 2005, Putin đã Hỏa táng và Mikhalkov: Sophia Kishkovsky, “Echoes of civil war in reburial of Russian,” NYT, Oct. 3, 2005. Mikhalkov and Ilyin: Izrail’ Zaidman, “Russkii filosof Ivan Il’in i ego poklonnik Vladimir Putin,” Rebuzhie, Nov. 25, 2015; Eltchaninoff, Dans la tête de Vladimir Poutine, 15. Tuyên ngôn của Mikhalkov: N. Mikhalkov, “Manifesto of Enlightened Conservatism,” Oct. 27, 2010. Xem cả Martynov, “Filosof kadila i nagaiki.”

43. Khi Putin đặt những bông hoa Chekist vì Chúa: Kripkov, “To Serve God and Russia,” 201. Về Shevkunov: Yuri Zarakhovich, “Putin Pays Homage to Ilyin,” EDM, June 3, 2009; Charles Clover, “Putin and the Monk,” Financial Times, Jan. 25, 2013. Đánh giá của Shevkunov về những kẻ hành hình: “Arkhimandrit Tikhon: ‘Oni byli khristiane, bezzavetno sluzhivshie strane i narodu,’ ” Izvestiya, March 26, 2009. Trích dẫn Putin: “Putin priznal stroitelei kommunizma ‘zhalkimi’ kopipasterami,” lenta.ru, Dec. 19, 2013.

44. Trong phim 2014 của Mikhalkov Solnechnyi udar, 2014, đạo diễn Nikita Mikhalkov; Trotskii, 2017, đạo diễn Aleksandr Kott và Konstantyn Statskii, tranh luận giữa Trotsky và Ilyin trong episode 8, tại (phút) 26:20–29, 40.

45. Khi Putin tán thành Vladimir Putin, “Rossiia: natsional’nyi vopros,” Nezavisimaia Gazeta, Jan. 23, 2012.

46. Trong bài báo này Putin: ibid. Ilyin: Nashi zadachi, 56. Schmitt: Concept of the Political.

47. Trong việc viết về nước Nga Putin, “Rossiia: natsional’nyi vopros.”

48. Khi Putin thách đấu Vladimir Putin, Phát biếu với Quốc hội Liên bang, 12-12-2012.

49. Ngay cả kẻ hèn hạ nhất Kế hoạch cho nước Nga: xem thảo luận và các nguồn ở chương 6; cũng xem Jeff Horwitz and Chad Day, “Before Trump job, Manafort worked to aid Putin,” AP, March 22, 2017. Cho một so sánh của các cuộc bầu cử 2004 và 2010, xem Timothy Garton Ash and Timothy Snyder, “The Orange Revolution,” NYR, April 28, 2005; và Timothy Snyder, “Gogol Haunts the New Ukraine,” NYR, March 25, 2010.

50. Yanukovych thắng Về các chính sách thân-Nga sớm: Steven Pifer, The Eagle and the Trident (Washington, D.C.: Brookings, 2017), 282; Luke Harding, “Ukraine extends lease for Russia’s Black Sea Fleet,” TG, April 21, 2010. Trích dẫn: Fred Weir, “With Ukraine’s blessing, Russia to beef up its Black Sea Fleet,” Christian Science Monitor, Oct. 25, 2010. Đáng lưu ý rằng chính phủ được hình thành sau sự sụp đổ của Yanukovych, và bất chấp sự xâm lấn Nga, đã tuyên bố rằng không phải là ý định của Ukraine để gia nhập NATO. Xem Meike Dülffer, phỏng vấn Bộ trưởng Ngoại giao Pavlo Klimkin, “Am Ende zahlt die Fähigkeit, uns selbst zu verteidigen,” Die Zeit, Oct. 2, 2014.

51. Đột nhiên, trong 2012 Đây là chủ đề của chương 4.

52. Được những người nghiên cứu lịch sử hỏi “Gặp các học giả trẻ và các giáo viên lịch sử,” Moscow 2014, Kremlin 46951.

53. Trong bài phát biểu đầu tiên của ông Putin, Phát biếu với Quốc hội Liên bang, 2012.

54. Bạn tu viện của Putin Cầu nguyện cho Vladimir: Yuri Zarakhovich, “Putin Pays Homage to Ilyin,” EDM, June 3, 2009. Về thái độ của Ilyin, xem Nashi zadachi, 142. Về bức tượng: Shaun Walker, “From one Vladimir to another: Putin unveils huge statue in Moscow,” TG, Nov. 4, 2016. Về chế độ Putin như chủ nghĩa phong kiến gothic, xem Dina Khapaeva, “La Russie gothique de Poutine,” Libération, Oct. 23, 2014. Về những khao khát ngàn năm và chủ nghĩa phát xít Kitô, xem Vladimir Tismaneanu, “Romania’s Mystical Revolutionaries,” trong Edith Kurzweil, ed., A Partisan Century (New York: Columbia UP, 1996), 383–92.

55. Trong lịch sử, về lịch sử của Rus và những người Bulgar: Simon Franklin and Jonathan Shepard, The Emergence of Rus 750–1200 (London: Longman, 1996), xix, 30–31, 61; Jonathan Shepard, “The origins of Rus’,” trong Maureen Perrie, ed., The Cambridge History of Russia, vol. 1 (Cambridge, UK: Cambridge UP, 2006), 47–97. Về từ nguyên học của “Rus”: Manfred Hildermaier, Geschichte Russlands (Munich: C. H. Beck, 2013), 42. Về buôn bán nô lệ: Anders Winroth, The Conversion of Scandinavia (New Haven: Yale UP, 2012), 47–57, 92. Về Volodymyr: Jonathan Shepard, “The origins of Rus’,” 62–72; Omeljan Pritsak, The Origin of Rus’ (Cambridge, Mass.: Harvard UP, 1991), 23–25. Về tà đạo (paganism) xem: S. C. Rowell, Lithuania Ascending (Cambridge, UK: Cambridge UP, 1994). Về ngôn ngữ xem Harvey Goldblatt, “The Emergence of Slavic National Languages,” trong Aldo Scaglione, ed., The Emergence of National Languages (Ravenna: Loggo Editore, 1984). Không ngạc nhiên, Ilyin bị ám ảnh với việc trục xuất những người Viking khỏi cái ông xem như lịch sử Nga: Kripkov, “To Serve God and Russia,” 247.

56. Đạo Kitô đã không ngăn chặn Về cuộc đấu tranh thừa kế này: Franklin and Shepard, Emergence of Rus, 185–246. Về sự thừa kế ở Rus nói chung, xem Hildermaier, Geschichte Russlands,114–115; Karl von Loewe, trans. and ed., The Lithuanian Statute of 1529 (Leiden: E. J. Brill, 1976), 2–3; Stefan Hundland, Russian Path Dependence (London: Routledge, 2005), 19–42; Franklin, “Kievan Rus,” 84–85. Xem cả Andrzej B. Zakrzewski, Wielkie Księstwo Litewski (XVI–XVIII w.) (Warsaw: Campidoglio, 2013). Hộp sọ: Jonathan Shepard, “The origins of Rus’,” 143–46.

(Còn tiếp…)