Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Sáu, 20 tháng 8, 2021

Sài Gòn – Những ngày phong thành (44)

CÓ THỂ LOẠI TRỪ VIRUS GÂY COVID-19 ĐƯỢC KHÔNG?

FB GS Trần Tịnh Hiền

Trên thế giới hiện nay nhiều quốc gia đang cân nhắc giữa số ca Covid-19 và những biện pháp hạn chế để cố giảm thiểu số mắc. Anh Quốc, Hoa Kỳ, với số ca mới hàng ngày lên hàng chục ngàn, nhưng những biện pháp giới hạn đang được dỡ bỏ. Trái lại Tân Tây Lan thiết lập lockdown toàn quốc để “bao vây dập dịch” chỉ với một số ít trường hợp. Trong 20 tháng vừa qua các nước như Úc, Tân Tây Lan và các quốc gia Đông Á theo đuổi chính sách nhắm đến mục đích hoàn toàn loại bỏ virus gây Covid-19 “Zero Covid” với kiểm soát biên giới chặt chẽ, giãn cách xã hội và lockdown sớm.

Kết quả ban đầu cho thấy các biện pháp cứng rắn đã giảm thiểu được số nhiễm và số tử vong; tác động kinh tế lại nhẹ hơn những nước không áp dụng chính sách này. Tây Tây Lan đã nói rằng sẽ tiếp tục chính sách loại trừ Covid-19 vô hạn định.

Nhưng chính sách này có khả thi không? Trong một thế giới lý tưởng, chính sách này là chính sách mà hầu hết nước nào cũng cố gắng thực hiện nhưng giờ đây tình thế đã thay đổi chính sách này có vẻ đã mất ý nghĩa!

Những quốc gia có số lượng nhiễm bệnh cao đã không còn cố gắng loại trừ virus nữa và các quốc gia có số lượng nhiễm bệnh thấp có thể giữ covid-19 thấp mãi mãi trong một thế giới mà virus đang lưu hành không? Nguy cơ có các trường hợp nhập cảnh từ các khu vực khác là luôn hiện hữu! Trong một thế giới toàn cầu hoá như thế này cô lập một quốc gia với nhiều quốc gia khác trong thời gian dài có lẽ là một biện pháp trả giá cao và khác lạ.

Các nước từng được ngợi khen như Hàn Quốc, Thái Lan, Việt Nam đang cố gắng chống đỡ với làn sóng tấn công mới. Với những biến thể mới virus ngày càng lan truyền nhanh hơn, hiệu quả hơn. Alpha lây truyền tốt hơn chủng ban đầu từ 50-100%; Delta lan truyền hiệu quả hơn alpha 50%... Đó là chưa kể một yếu tố khác – virus có thể lây qua súc vật trong nhà và hoang dã – tạo thành một nguồn lưu giữ virus mới – và có khả năng sẽ lây trở lại con người. Đa số các trường hợp nhiễm trên người là không có triệu chứng nên khó phát hiện và dễ lan truyền đi. Các yếu tố đó cho thấy trừ khi các biện pháp khắc nghiệt được duy trì vô tận ở những quốc gia theo đuổi chiến lược “zero covid” Covid-19 sẽ trở lại vào một thời điểm nào đó...

Nhưng câu hỏi chính là người dân sẽ tiếp tục ủng hộ chính sách này đến bao giờ nếu cứ tiếp tục những đợt lockdown từng thời kỳ để duy trì số lượng ca mắc thấp? Nhiều nơi dân chúng đã có vẻ mệt mỏi với những đợt lockdown như thế mà trong khi số lượng ca nhiễm không giảm! Lòng tin của người dân đang suy giảm dần.

Kinh nghiệm của Anh Quốc trong lockdown cho thấy đây là biện pháp hiệu quả nhất làm giảm hệ số lây truyền khoảng 75% (2.7 xuống 0.6) và giảm số bệnh nặng cũng như tử vong nhưng cần sự hỗ trợ rất tích cực và đáng kể về cho người dân về tài chính, xã hội, thông tin, tâm lý nhất là những nhóm khó khăn để duy trì sự tuân thủ. Giờ đây với tỷ lệ tiêm chủng cao (90% một mũi và 77% hai mũi) nước Anh đã bỏ hẳn các biện pháp giới hạn!

TÁC ĐỘNG CỦA VẮC-XIN

Một điểm quan trọng cần nhắc đến là những quốc gia theo chiến lược loại trừ Covid là những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng thấp nên trước mắt các biện pháp gắt gao có thể giảm được số ca và tử vong. Nhưng về lâu dài đấy là một giải pháp đắt giá vì một khi virus đã trú ẩn trong môi trường thì chúng ta sẽ không biết diễn tiến như thế nào?

Nếu vắc xin bảo vệ tốt chống lại lây nhiễm và số người tiêm đủ yêu cầu thì dịch sẽ giảm xuống thấp và có thể ở mức hoàn toàn kiểm soát được; nhưng vẫn có nguy cơ virus trở lại từ vùng có nhiều bệnh hay do nhiều người không tiêm chủng như tình trạng bệnh sởi bây giờ. Nhưng chúng ta vẫn chưa rõ vắc-xin bảo vệ được bao lâu, kết hợp với sự bất cân xứng về phân phối vắc xin thì miễn dịch cộng đồng rất khó đạt được trong tình trạng hiện nay.

Nhưng nếu vắc-xin không thể hoàn toàn chặn đứng lây lan mà bảo vệ khỏi tình trạng bệnh nặng và tử vong thì chúng ta sẽ thấy những chu kỳ dịch, theo mùa như bệnh cúm và lúc ấy cố gắng tập trung nhiều vào bảo vệ những người nguy cơ cao bằng vắc-xin mà không chú ý quá mức về lây lan.

Chấp nhận Covid-19 trở thành lưu hành – như nhiều nơi đã và đang làm, có lẽ là chiến lược thực tế nhất cho tất cả mọi quốc gia. Những nước nào có tỷ lệ nhiễm mắc và miễn dịch thấp cần khẩn trương tiêm chủng nếu muốn giảm số chết và số mắc như đã từng thấy ở Châu Âu và Mỹ. Tiếp tục kéo dài hay lập lại các biện pháp khắt khe có thể gây tổn thương kinh tế xã hội và khó lòng duy trì được sự ủng hộ của dân chúng.

Với việc những quốc gia khác không theo đuổi chính sách “zero-covid”, với những yếu tố vừa nêu trên, thì loại trừ virus gây bệnh Covid-19 trở thành "nhiệm vụ bất khả thi".

Không có mô tả ảnh.

THỰC TẾ TÌNH HÌNH MAI TÁNG NGƯỜI CHẾT VÌ COVID VỪA QUA Ở TP HCM NHƯ THẾ NÀO?

FB Hoang Xuan

Mình đã đi hỏi một số nhà đòn, trong đó có nhà đòn lớn nhất TP HCM hiện tại.

Các anh chị nhà đòn cho mình những thông tin sau:

-Giá cả tất cả các dịch vụ đều tăng. Do thiếu người làm + công việc nguy hiểm và áp lực + thiếu phương tiện + tăng giờ làm + quá tải tại lò thiêu Bình Hưng Hòa.

+ Giá hòm trước dịch thấp nhất là 2-3 triệu đồng. Trong dịch, cao điểm gần đây người chết thêm hai ba trăm người mỗi ngày, quan tài đóng không kịp, nhà đòn muốn lấy thì phải trả giá hơn lên. Cộng vào đó, giá vận chuyển tăng do chở về TP khó khăn hơn và thêm chi phí phát sinh (đồ bảo hộ, khử khuẩn, xét nghiệm tài xế, chờ đường lâu…)

+ Giá thuê xe vận chuyển tăng. Lúc trước một chuyến xe chở hòm vô lò Bình Hưng Hòa mất khoảng vài tiếng cả đi lẫn về, chi phí khoảng 3,5 triệu đồng. Nay do quá tải ở Bình Hưng Hòa nên xe phải xếp hàng chờ. Thời gian chờ trung bình hai, ba ngày mới vô tới được cửa lò. Xe nhích từng tấc, cả ngày chỉ đi được vài trăm mét. Nằm đường lâu, tài xế lấy giá vận chuyển tài xế lấy giá 4-5 triệu/quan tài. Xe chở 4 hòm thì 16 triệu-20 triệu/chuyến tùy quen biết, mối quan hệ lâu năm, uy tín hay không.

+ Dịch chết nhiều, nhiều nhà hòm đóng cửa không nhận mai táng người mất vì COVID vì sợ lây bệnh. Nhiều nhân sự nghỉ việc. Nhiều người cũng chưa được chích vắc xin. Dẫn đến đạo tỳ và lái xe rất thiếu. Áp lực công việc căng thẳng tinh thần, nguy hiểm, giờ giấc làm việc bất kể tối ngày sáng đêm khiến tiền công phải trả cao hơn mới có người nhận làm. Cơ sở mai táng đã trả 3-6 triệu đồng/ngày cho nhân viên (kiêm tất cả tẩn liệm, đưa vào tận Bình Hưng Hòa và trả cốt) vẫn không có người làm.

+Trước dịch, người mất còn có thể đi chôn, nay thì thiêu hết nên lò thiêu quá tải.

Hôm trước, BS T., ông anh mình bên BV quận 4 khóc và la làng lên vì thi hài người bệnh phải nằm chờ ở BV, không kịp đưa đi hỏa táng. Thực tế này các anh chị làm ở BV đều biết rõ.

Lò quá tải, xe và tài xế chở lâu gấp mấy chục lần ngày thường thì lại càng thiếu tài, thiếu xe. Giá lại tăng. Một vòng luẩn quẩn!

+Chi phí tẩn liệm tăng so với trước dịch do phải tốn nhiều đồ bảo hộ, khử khuẩn nhiều lần, bao xác, bao quan tài. Trung bình khoảng 1 triệu/hòm.

+ Chi phí hỏa táng tại Bình Hưng Hòa là chi phí thiêu thuần, nghĩa là mang hòm tới rồi thiêu, theo quy định của TP HCM là 4,2 triệu/người. Người nhận phải tự chuẩn bị hũ để lấy tro cốt người thân. Vậy phải cộng thêm hũ tro cốt 200.000 đ nữa, là 4,4 triệu đồng/người.

Cộng thêm chi phí cho nhân viên cơ sở mai táng đi in ảnh, in tấm mica ghi tên người mất thay cho người thân giờ không đi được...

Tùy theo kích cỡ quan tài, tiền hỏa táng khác nhau.

Anh chủ cơ sở mai táng Hai Hậu nói giá hỏa táng hòm nhỏ trước là 3,6 triệu, giờ thành 4.260.000 đ. Hòm lớn 4,2 triệu thành 4.860.000 đ, hòm lớn hơn nữa là 5.160.000 đ.

Có chuyện ăn trên những xác người không?

Anh chủ Hai Hậu viết trên trang cá nhân công khai:

TÔI BÁN CHO NGƯỜI QUEN 50 60 70 TRIỆU LUÔN NHƯNG LÀ HÒM CÂY HÒM GỖ CẨN ỐC, CHẠM, (HÌNH 1,2,3) CHỨ KHÔNG PHẢI LẤY HÒM QUỐC DANH NGƯỜI TA LÀM MÀ ĐỘI GIÁ LÊN. CÒN HÒM QUỐC DANH (hình4) TÔI TỪ THIỆN CHỨ KHÔNG CÓ BÁN LẤY 9TRIỆU ĐỦ CHI PHÍ LÒ DÂN XE KHÔNG TÍNH TIỀN HÒM.

(Hòm quốc doanh là hòm gỗ vuông loại đơn giản nhất, không có nắp gù, không chạm trổ cẩn ốc, không nắp kính nhìn mặt, đóng đinh chứ không có bản lề nắp).

Ảnh viết tiếp:

VẬY THÌ 17triệu LÀM ĂN GÌ HAY ĐI MƯỢN NỢ ĐỂ LÀM MÀ NÓI ĐỘI GIÁ RỒI LÀM KHÔNG CHO LỜI KHÔNG TÍNH TIỀN THUẾ TIỀN MẶT BẰNG CHẮC TẠI NHÀ BÁO NGHĨ DỊCH BỆNH LÀM COVID NHÀ CỬA ĐỂ KHÔNG THÍCH ĐEM HÒM VÔ TRƯNG BÁN KHỎI CẦN THUÊ MƯỚN AI RỒI CON CÁI KHÔNG CẦN TIỀN NUÔI HAY SỐNG BẰNG KHÔNG KHÍ.

-Nhiều bạn bè ở ngoài TP HCM nghe thấy có mai táng 0 đồng và hòm từ thiện cho người nghèo thì kinh khủng quá. Nhưng thực ra hòm từ thiện và mai táng 0 đồng cho người nghèo ở Sài Gòn có từ xửa xưa rồi, nó cũng bình thường như tất cả các hoạt động thiện nguyện vốn rất phổ biến ở miền Nam. Chủ yếu do các chủ trại hòm phát tâm làm và họ chẳng lên báo để nói chuyện này làm gì. Chứ những người trong trại dưỡng lão, người vô gia cư, người già neo đơn, hoàn cảnh bệnh lâu năm quá khó khăn… thì lấy tiền đâu chôn cất? Chưa kể TP HCM vốn là cái túi đựng người bệnh của cả vùng. Nhiều người ở các tỉnh khác về SG đeo đẳng chữa bệnh nhiều năm, hết tiền cũng xuôi tay luôn, lúc ấy nhờ từ thiện chứ sao giờ?

Chẳng qua trong dịch, người chết nhiều quá, có nhiều clip đưa lên nên nhiều người biết hơn thôi.

Ngoài ra, dịch lây theo gia đình, có rất nhiều gia đình lây cả nhà ba bốn thế hệ, 9, 10 người. Nên có nhà 2, 3 người chết. Cùng một lúc chi phí mai táng dồn lên đến gần trăm triệu như vậy lại nhằm khi mất việc, khó khăn đủ bề thì gia đình nhờ mai táng 0 đồng hay hòm từ thiện là phải thôi. Đây không phải tình hình bình thường mà là bất thường của cuộc sống.

-Chủ trương của TP HCM gây quá tải thêm cho Bình Hưng Hòa và hạn chế số cơ sở mai táng hợp đồng xử lý tử thi với bệnh viện.

TP HCM quy định người chết COVID chỉ được hỏa táng tại Bình Hưng Hòa. Các lò khác không dùng. Nên Bình Hưng Hòa quá tải nhiều lần.

Tất cả cơ sở mai táng đều là tư nhân, hầu hết không quá lớn. Muốn vào xử lý tử thi trong bệnh viện thì phải ký hợp đồng với bệnh viện và ứng tiền ra thanh toán tiền hỏa táng, mang hóa đơn về thanh toán sau. Nhưng dịch nặng, nhân viên hành chính các BV cũng xắn quần chạy phụ làm tất cả các việc khác, cũng quá tải nhiều lần nên quyết toán chậm. Chủ cơ sở Công Thọ 2 nói đã ứng trước hai tỷ nhưng cho đến cách đây khoảng 10 ngày mới được trả lại khoảng hơn 400 triệu.

Điều này hạn chế số cơ sở mai táng có thể tham gia vào xử lý tử thi trong BV.

-TP HCM đang giao cho BV chi phí mai táng gần 17 triệu đồng/ca.

-Giao tro cốt: Trước kia gia đình chỉ cần liên hệ với 1 đầu mối duy nhất là trại hòm. Trại lo tất cả công đoạn, xong xuôi thì trả tro cốt cho gia đình. Trại đều có nơi để tro cốt trong khi chưa trả được cho thân nhân (ví dụ họ đang ở nước ngoài), thờ cúng nhang khói trang trọng.

Từ khi lực lượng quân đội vào đảm nhiệm việc giao trả tro cốt, quá trình này rất trang nghiêm, rất trân trọng. Nhưng do chưa tính đến hết những gì xảy ra trong thực tế nên chưa có đầu mối liên lạc để người thân biết tro cốt đang ở đâu.

Hôm trước, có 1 bệnh nhân của ông anh mình hỏi ổng liên tục, ổng thương quá mà cũng bận quá không làm gì được nên đẩy qua mình nhờ hỏi giùm. Hoàn cảnh nhà họ không quá hiếm ở SG bây giờ: Cả nhà nhiễm, mỗi người vào 1 BV. Cha mất từ 09/8 tới nay chưa nhận được thông tin gì về tro cốt. Mẹ và con vẫn đang BV. Mấy ngày đầu nó còn điện thoại được, mấy hôm nay thì vài hôm mới nhắn tin nói giờ con và mẹ nặng lắm, trăm sự nhờ cô. Nghe đứt ruột!

Một người bạn fb nói mẹ mất từ 01/8, tới nay cũng chưa nhận được tro cốt. (Cả hai trường hợp trên mình đều nhờ gửi giấy chứng tử qua để mình cố nhờ hỏi xem tro cốt hiện đang ở đâu. Nhưng cũng chưa có thông tin).

Theo mình, TP chỉ cần ra nghiêm lệnh với các cơ sở mai táng về nghi lễ trao trả tro cốt phải nghiêm trang, đặt hũ tro trong hộp carton (như quân đội đang làm), nếu phát hiện nơi nào sơ sài qua loa, gây cảm giác không tôn trọng vong linh thì phạt nặng. Thậm chí rút giấy phép tạm thời cũng được. Mọi chuyện sẽ đâu vào đấy nhanh chóng và không phải kinh động đến thêm một lực lượng quân đội vào việc. Đã làm dịch vụ tang lễ, hầu hết ai cũng có niềm tin tâm linh rất sâu.

Hôm trước, lại có thông tin quân đội sẽ xử lý toàn bộ việc mai táng COVID. Nhưng các chủ cơ sở mai táng cho mình hay họ bị rối thêm: 10 h sáng có thông tin tất cả các xe chở hòm vào Bình Hưng Hòa sẽ không được chuyển nữa mà giao cho quân đội. Chỉ hai tiếng, vào 12 giờ trưa thực hiện luôn. Lúc đó xe của các trại hòm đã chờ vài ngày trên đường thì giao cho quân đội ra sao?

Đến chiều hay tối hôm đó, lệnh này lại rút đi.

Mục đích của việc này là xử lý những cò sang hòm ở lò (họ xếp hàng để lấy số thiêu sớm, lấy tiền người thân để bán chỗ trong các xe chở ít hòm, nhằm đượcc thiêu sớm hơn). Nhưng phải nhìn thực tế: việc này đang có lỗ hổng nên cò mới lợi dụng được.

Mình không thể nắm được toàn bộ tình hình của các trại hòm nên có thể đây đó có những chuyện tiêu cực này nọ. Nhưng giả sử nó có thì cũng là cá biệt.

Khi chưa nắm được đầy đủ thực tế mà đã gán tội cho cả một ngành dịch vụ tang lễ của TP là hát, là ăn trên những xác người thì rất không được.

Giải pháp sao?

Mình nhắc lại câu nói của một chủ trại: “Chỉ có chuyên gia trong ngành mới có giải pháp đúng đắn”.

Vậy thì nên chăng TP mời các chủ trại hòm, Bình Hưng Hòa, BV… đến họp một cuộc cùng với lãnh đạp TP và các ngành liên quan cuộc? Nghe người trong cuộc phản ánh tình hình thực tế và cùng nhau đưa ra giải pháp, như thế khỏi lo một chiều?

Mình đã xin phép các chủ trại để đưa thông tin và hình ảnh liên quan đến họ.

clip_image004clip_image002

clip_image006

KHÔNG THỂ HIỂU CHUYỆN GÌ ĐANG XẢY RA

FB Võ Xuân Sơn

Hôm qua nay dư luận ồn ào về vụ xét nghiệm toàn TPHCM. Tôi cứ tưởng ai đó giỡn, đưa cái vụ hồi tháng 6 vừa rồi. Hôm nay mới thấy cái văn bản. Mà vẫn còn nghi ngờ, cái văn bản ấy là fake. Vì không lẽ những người tư vấn, những người ra quyết định lại có thể quyết định như vậy sao?

Vụ xét nghiệm tràn lan mới cách đây hơn 1 tháng, góp phần làm cho dịch bùng phát mạnh hơn. Mà hình mẫu là nhà thi đấu Phú Thọ, tưởng đã làm cho những người chủ trương xét nghiệm toàn dân phải tỉnh ngộ, rằng việc làm đó là làm hại cho dân, cho nước, làm hại cho thành phố vô cùng.

Đã có rất nhiều nhà khoa học đưa ra ý kiến về việc này. Xét nghiệm toàn thành phố để làm gì? Nếu để tìm người nhiễm, thì truy vết, xét nghiệm theo khu vực trọng điểm. Cả thế giới này làm như vậy. Không ai đi xét ngjiệm cả thành phố gần 10 triệu dân để đi tìm người nhiễm, ngoại trừ người ta cần phải tiêu thụ lượng kit, test nào đó, phục vụ lợi ích cho các tập đoàn dược.

Còn muốn biết về bức tranh lây nhiễm virus Vũ Hán của thành phố, người ta có thể làm xét nghiệm ngẫu nhiên, chọn lựa những nhóm đại diện, với số cỡ mẫu đủ độ tin cậy. Đây là phương pháp cả thế giới người ta làm, là một trong các phương pháp cơ bản của dịch tễ, y học dự phòng. Mới hơn 1 tháng trước, nhiều nhà khoa học đã phân tích về việc này.

Chỉ nói đến một khía cạnh: chi phí cho việc xét nghiệm. Với kế hoạch mỗi tuần thực hiện 1 triệu xét nghiệm (Phần IV, mục 2), cho 4 tuần liên tục. Thì chỉ tính số tiền cho kit xét nghiệm nhanh, theo giá tôi mua cá nhân (chắc chắn là rẻ hơn nhà nước mua), thì đã là 648 tỉ. Ít nhất là bằng bấy nhiêu cho công tác tổ chức xét nghiệm, là 1.296 tỉ đồng. Đây là chưa tính đến số xét nghiệm PCR đi kèm, chi phí có thể gấp 3, hay 4 lần số tiền đó.

Số tiền đó nếu mang đi cứu trợ cho dân, thì sẽ có bao nhiêu người không phải lao ra đường kiếm cái ăn, sẽ có bao nhiêu vụ lây nhiễm được ngăn chặn, sẽ hạn chế bao nhiêu người trong làn sóng trốn chạy khỏi TPHCM?

Phòng khám của tôi có 3 nhân viên bị nhiễm. Cả 3 đều là nhiễm sau khi đi chích vaccine cộng đồng về. Chỉ có 1 trong 3 người là ở vùng phong tỏa vì có dịch. 1 người khác là bác sĩ lớn tuổi đã về hưu, mà tôi đã kiên quyết không cho tham gia bất cứ công việc thiện nguyện nào có phơi nhiễm theo lời kêu gọi của Bộ Y tế cũng như Sở Y tế.

Mà đó mới chỉ là chích vaccine cộng đồng, đối tượng lại là nhân viên y tế, khả năng lây nhiễm thấp hơn nhiều so với việc lấy mẫu cộng đồng. Vậy mà còn lây nhiễm như vậy. Thì lần lấy mẫu cho gần như toàn dân này, sẽ có bao nhiêu người tham gia vào quá tải ở Bình Hưng Hòa?

Thưa các vị lãnh đạo TPHCM,

Thưa các vị đức cao trọng vọng trong cái ban tư vấn cho TPHCM,

Tôi không tin là các vị lại không hiểu điều mà người ta, các nhà khoa học, nói ra rả suốt. Nếu văn bản này là thật, thì khả năng cao là có những người đang ngồi ở vị trí tư vấn hay lãnh đạo của thành phố này nhắm tới một mục đích nào đó, không phải mục đích chống dịch.

Liệu có ai đó muốn TPHCM sẽ bị chìm vào dịch bệnh mãi hay không? Liệu có ai đó muốn TPHCM cứ bị phong tỏa mãi hay không? Liệu có ai đó muốn người dân thành phố này phải kiệt quệ, phải quì xuống van xin họ miếng ăn để sống sót hay không? Liệu có ai đó muốn thành phố này phải bất ổn, đến mức người dân phải vùng lên, giống như năm 1945, phá kho thóc, và từ đó, lật đổ chính quyền?

Hay đơn giản, chỉ vì lợi lộc từ những đồng tiền thuế của dân bỏ ra cho xét nghiệm, mà họ bất chấp tất cả?

clip_image008clip_image010clip_image012clip_image014clip_image016

image

 

TP.HCM THỐNG KÊ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI GẶP KHÓ KHĂN ĐỂ HỖ TRỢ VÀ TIÊM VẮC XIN

T.V, Một thế giới, ngày 19/8/2021

UBND TP.HCM vừa có văn bản khẩn giao TP Thủ Đức, các quận, huyện rà soát, thống kê số lượng người nước ngoài đang cư trú trên địa bàn gặp khó khăn về nơi cư trú, chưa tiêm vắc xin phòng COVID-19, không có kinh phí trang trải cuộc sống hàng ngày.

Từ đó tác động, vận động đưa những người này vào một địa điểm phù hợp để TP.HCM có chính sách hỗ trợ trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội và có kế hoạch tiêm vắc xin.

UBND TP.HCM yêu cầu các các địa phương phải gửi báo cáo về Công an TP.HCM, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chậm nhất là ngày 20.8.

Đồng thời, UBND TP.HCM giao Bộ Tư lệnh TP.HCM chủ trì, phối hợp Thành phố Thủ Đức, UBND các quận, huyện và các đơn vị liên quan nghiên cứu, rà soát lại các khu cách ly tập trung hiện hữu để bố trí, sắp xếp chỗ ở cho những người này.

Trường hợp cần thiết thì đề xuất sửa chữa cơ sở vật chất, trang bị các dụng cụ làm khu cư trú tạm thời cho người nước ngoài, đề xuất kinh phí, bố trí nhân sự phục vụ cho số người nước ngoài trên (kể cả phiên dịch) trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội.

Văn bản nêu rõ, các công việc này phải hoàn thành và báo cáo đề xuất trình UBND TP.HCM chậm nhất ngày 22.8.

Đối với Sở Ngoại vụ, cơ quan này được giao trao đổi Tổng lãnh sự quán các nước và các tổ chức quốc tế trên địa bàn TP.HCM để thông báo, đề nghị phối hợp rà soát, thống kê số người nước ngoài chưa được tiêm vắc xin. TP.HCM sẽ hỗ trợ kịp thời, tạo điều kiện tiêm vắc xin cho người nước ngoài có hoàn cảnh khó khăn.

Trước đó, Sở Ngoại vụ đã thống kê được hơn 210.000 người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM mong muốn được tiêm vắc xin.

Theo Sở Ngoại vụ, từ khi dịch bệnh bùng phát tại TP, nhiều nước đã chủ động viện trợ trang thiết bị y tế và vắc xin cho Việt Nam, trong đó phần lớn phân bổ về TP.HCM.

Ngoài các nước viện trợ trực tiếp như Nhật Bản (3 triệu liều AstraZeneca), Hoa Kỳ (5 triệu liều Moderna), Úc (ngoài 13,5 triệu AUD thông qua cơ chế Covax còn cam kết gửi 1,5 triệu liều AstraZeneca), Anh (415.000 liều vắc xin AstraZeneca), nhiều nước khác cũng đóng góp thông qua cơ chế Covax.

Đồng thời, tại nhiều nước trên thế giới, công dân Việt Nam cũng được quan tâm tiêm vắc xin như công dân nước sở tại. Một số nước cũng mong muốn Chính phủ Việt Nam quan tâm hỗ trợ, tiêm vắc xin cho công dân của họ đang sinh sống, làm việc tại Việt Nam.

Trên cơ sở đó, Sở Ngoại vụ kiến nghị Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP đồng ý triển khai tiêm vắc xin cho người nước ngoài đang học tập và làm việc trên địa bàn TP trong nguồn lực của TP.

 

TRỌNG DÂN (*)

FB Nguyễn Quang Vinh

Các vị đang làm cái gì thế. Tôi không tin việc giăng dây thép gai, chặn bê tông này là để phục vụ giãn cách mà chính là phục vụ cho ghế ngồi của các vị, nó chỉ tạo ra hình ảnh phản cảm, nhếch nhác và xấu hổ chứ không tạo được thiện cảm, sự ủng hộ của dân chúng. Chưa nói tới nhiều hệ lụy khi xảy ra cấp cứu, cháy nổ...

Lối tư duy ích kỷ trong lãnh đạo cùng với thái độ "lấy liều mạng làm căn bản", tạo cho việc giãn cách xã hội thành vô số " ấp chiến lược", làm thế các vị nghĩ có thể mỉm cười phẩy tay an tâm " trách nhiệm" mà không đếm xỉa gì tới cảm xúc, ý nghĩ, sự bức bối của khu dân cư.

Gì nữa? Có thể là hàng cứu trợ lương thực thực phẩm gửi tới khi giãn cách/ Một cái bàn để ngay vạch lằn gián cách của chốt không lẽ không kiếm ra để tới mức này, dân phải chui qua rào kẽm gai, vật chắn để lấy hàng?

Khi covid sát thương sức khỏe người dân thì các vị đang sát thương tình thần của họ.

Bàn cãi gì nữa, họp hành gì nữa, hô hào cái gì? Dẹp bỏ ngay những thứ này đi.

Trong mọi loại thuốc bệnh thì tinh thần đứng số 1.

Trong mọi sự ngăn chặn thì luật và chế tài xử phạt đứng số 1.

Trong mọi sự ứng xử với dân chúng thì dây thép gai, ụ bê tông không phải là lựa chọn để ngăn lối mà là thái độ, sự nghiêm minh về xử phạt, sự sáng tạo trong các hoàn cảnh ngặt nghèo, góc nhìn thân thiện, TRỌNG DÂN.

clip_image020

clip_image022

clip_image024

(*) Nhan đề của Văn Việt.

LẤY MẪU ĐỂ XÉT NGHIỆP COVID-19 NHƯ THẾ NÀO (*)

FB Trần Tuấn Anh

Bác sĩ Trương Hữu Khanh phân tích vầy:

+Nhân viên y tế ngoáy mũi người A thì phải rửa tay diệt khuẩn rồi mới được ngoáy tiếp cho người B. Như vậy ngoáy 300 người là phải đủ 300 lần rửa tay diệt khuẩn. Nếu không thì việc lấy dịch mũi rất dễ làm lây bệnh trong cộng đồng. Theo quan sát của mình thì vụ rửa tay... khá thưa thớt.

+Giải pháp là: mỗi người dân hãy tự ngoáy và lấy dịch mũi, sau đó đưa que tăm bông cho nhân viên y tế. Trong clip bác sĩ Khanh đã tự làm để hướng dẫn, đầy sinh động, đơn giản và nhanh chóng trong khoảng 3-5 giây.

Nghe bác sĩ là đủ, chứ đừng nghe người ta đồn tầm bậy tầm bạ nha bà con!

(*) Nhan đề của Văn Việt.

TRUYỆN 100 CHỮ

FB Hậu Kc Nguyễn

Tháng bảy, năm thứ hai covid -19.

Cô hồn hiện lên dương gian nhưng sớm bỏ chạy trở về cõi âm. Diêm vương hỏi vì sao?

Cô hồn tâu: dạ thưa, trên trần thế trong khi bao người đang sống dở chết thật vì đại dịch thì có người lại tổ chức thi văn chương nghệ thuật các kiểu. Lại có người hả hê mạt sát người khác “cho chết luôn” dù đó là người xa lạ. Chẳng biết ở đâu âm khí nhiều hơn, thôi về âm phủ cho lành!

#truyen100chu

P/S. bị chặn thế này suýt nữa cô hồn không về được âm phủ.

clip_image026

NHỮNG VIỆC CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC VÀ MONG MUỐN CHÍNH QUYỀN LÀM

FB Nguyễn Quang Vinh

1. Lấy mẫu xét nghiệm: Nếu không đủ khả năng thay găng tay, sát khuẩn mỗi lần thì như nhiều người góp ý: Hướng dẫn cho người dân cách lấy mẫu để hạn chế tiếp xúc với nhân viên y tế. Bộ Y tế cần một hướng dẫn nghiêm túc về điều này.

2. Không quá khó để Sài Gòn tổ chức đưa thi thể nạn nhân Covid về các tỉnh lân cận để hỏa táng, giảm áp lực và không phải thấy cảnh tồn động quan tài rất đau xót.

3. Đây là lúc các tổ chức đoàn, thanh niên, hội nông dân, công đoàn xắn tay áo cụ thể hóa hành động của mình: Nắm cho được một cách chắc chắn những người lao động cần trợ giúp, cụ thể, xác thực, đến tận ngõ, tận nhà, bất kể họ là ai để giúp đỡ, để cứu trợ. Bỏ đi những việc làm phù phiếm: Thi sáng tác ca khúc ca khiếc, vô duyên và phản cảm.

4. Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ ở Sài Gòn và các tỉnh phía nam cần vài người bám chắc mạng xã hội, đọc, chọn lọc, tổng hợp những ý kiến đóng góp của các chuyên gia, của các trí thức trong và ngoài nước về công việc chống dịch/ Trên mạng xã hội phản ánh khá kỹ tình hình thiếu ăn, thiếu ở, những trường hợp kêu cứu, kết nối các hội nhóm từ thiện...để cung cấp thông tin khẩn cấp cho Ban chỉ đạo. Nhiều thay đổi, nhận thức hôm nay thì các ý kiến đã đóng góp nhiều tháng trước mà chả ai nghe cả, bảo thủ và cao ngạo, thích chính trị hóa chống dịch cần phải loại bỏ ngay lập tức. Những từ ngữ hò hét " Thi đua" " Phát động" " Lễ xuất quân" này kia cũng cần chừng mực, nghe mệt lắm rồi.

5. Cần một phân tích số liệu khoa học về tử vong: Trước khi có dịch tình hình tử vong các căn bệnh như thế nào/ Hiện nay tử vong bệnh và tử vong do covid hoặc vì covid tấn công như thế nào/ Phân tích số liệu để có cái nhìn khách quan, bình tĩnh, không chủ quan nhưng không hoảng hốt. Báo chí xông thẳng vào tận nơi người dân ở, phản ánh ngay lập tức những vấn đề nóng bỏng cần xử lý, hạn chế đưa tin hội họp chống dịch toàn lời hay ý đẹp, xa thực tế nhiều lắm.

6. Việc tổ chức đón người từ Sài Gòn và các tỉnh phía Nam về quê theo nguyện vọng cần phải sàng lọc ngay lập tức trước khi họ lên đường, cương quyết không dễ dãi "buông" người để biến họ thành "nguồn lây F0" như đang xảy ra.

7. Huy động lực lượng quân đội vào các điểm chốt cùng công an thay thế lực lượng dân phòng vốn nhiều tuổi hoặc không có đủ năng lực điều hành, bảo vệ, ứng xử, giảm sự uy nghiêm cần thiết ở các chốt, sự nghiêm cẩn trong hành động ở các chốt chặn quan trọng hơn là bục bệ, rào chắn, dây thép gai phản cảm và gây khó khăn rất lớn cho việc xe ra vào cấp cứu, phòng cháy nổ và những việc cần kíp khác.

8. Lây nhiễm chéo ở các khu cách ly tập trung, bùng dịch ở những tụ điểm tiêm vacxin, xét nghiệm, các chốt...đã thấy rất rõ, cần một cách làm khác, giải pháp khác an toàn, chia nhỏ càng nhiều càng tốt nhiều khu cách ly để hạn chế số lượng, huy động các điểm khách sạn, nhà nghỉ, hội trường, tách cách ly ở mức nhỏ nhất có thể để hạn chế tiếp xúc.

9. Từng phường, xã, khu phố, quận, huyện cần một đầu mối để điều phối các cá nhân, nhóm thiện nguyện nhằm tạo sự liên kết, liên lạc, phối hợp hỗ trợ người dân và ghi công họ, tạo mọi điều kiện cho họ cùng gánh vác, cung cấp thông tin cho họ, hoặc nhận thông tin từ họ để bớt quan liêu, không bỏ sót 1 ai khó khăn, không điểm danh chung chung, không cứu trợ hình thức, liên tục khảo sát, liên lạc, nắm chắc cuộc sống từng người ở từng xóm, ngõ, ngách, phố.

10. Nghiêm trị trục lợi, nghiêm trị lợi dụng, nghiêm trị thái độ vô trách nhiệm, qua kênh phản ánh của nhân dân để phát hiện những trò mèo trong cứu trợ, trong phân bổ tiền bạc và lương thực thực phẩm, trong việc ăn bớt tiêu chuẩn/ vốn đã và đang xảy ra.

BÌNH TĨNH. CHÂN THÀNH. TRUNG THỰC. LẮNG NGHE.

Loại bỏ nhanh chóng cờ đèn kèn trống, làm màu.

Chống dịch là khó khăn thậm chí lúng túng, nhưng là cơ hội để sàng lọc cán bộ công chức, quan chức.

Nếu phải cần thổi bùng lên nữa niềm tự hào người Việt thì là điều này: TÌNH ĐỒNG BÀO.

clip_image028clip_image030

 

ĐOÀN SƯ TĂNG ĐẦU TIÊN TỪ PHÍA BẮC TÌNH NGUYỆN VÀO NAM HỖ TRỢ CHỐNG DỊCH

Tuổi Trẻ Online, 17/08/2021

TTO - Sáng 17-8, 10 vị sư tăng đã tình nguyện lên đường vào Nam hỗ trợ cho lực lượng tuyến đầu tại Bệnh viện dã chiến tỉnh Long An.

clip_image031

Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu tiễn 10 sư tăng Nam Định tình nguyện vào Nam hỗ trợ chống dịch đợt đầu tiên - Ảnh: Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu - phó chủ tịch thường trực Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam - dẫn đầu đoàn của Trung ương Giáo hội đã tới sân bay Nội Bài tiễn 10 vị sư tăng tình nguyện lên đường vào Nam hỗ trợ lực lượng tuyến đầu tại Bệnh viện dã chiến tỉnh Long An.

Đây là đoàn sư tăng đầu tiên ở phía Bắc tình nguyện vào Nam chống dịch.

10 sư tăng đi lần này đều là sư tăng trẻ ở tỉnh Nam Định, được chọn ra từ hàng trăm sư tăng đã viết đơn tình nguyện xin vào Nam hỗ trợ chống dịch ở các bệnh viện thời gian qua.

Đại đức Thích Nguyên Chính - phó chánh văn phòng 1 Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam - cho biết sau khi có thông bạch vận động tăng ni, phật tử tình nguyện đăng ký tham gia ở tuyến đầu phòng chống dịch COVID-19 của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, hàng trăm sư tăng đã viết đơn tình nguyện vào vùng dịch cùng các bác sĩ ở các bệnh viện dã chiến hỗ trợ cứu chữa bệnh nhân COVID-19.

Riêng Nam Định có 63 sư tăng gửi đơn tình nguyện. Tuy nhiên phía bệnh viện chỉ xin 10 người nên 10 sư tăng đã được lựa chọn để lên đường từ phía Bắc đợt đầu tiên vào sáng 17-8.

Trước đó, hơn 100 vị từ các tôn giáo khác nhau ở phía Nam đã vào các bệnh viện để hỗ trợ các y bác sĩ chống dịch.

clip_image032

10 sư tăng lên đường lần này đều trẻ tuổi và đều ở Nam Định - Ảnh: Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Ngoài ra, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng vừa tặng 10 máy thở cho TP.HCM, Bình Dương, Long An; đề nghị các chùa nhận miễn phí hũ tro cốt, cầu siêu cho những người tử vong vì COVID-19; khuyến khích các chùa phát cơm để người dân yên tâm "ai ở đâu ở đó".

Tại TP.HCM, mỗi ngày chùa Vĩnh Nghiêm nấu hàng ngàn suất ăn tặng người nghèo. Giáo hội Phật giáo các tỉnh, thành phố ở miền Bắc như Quảng Ninh, Hà Nam… ủng hộ vài chục tấn rau, củ, quả cho chùa Vĩnh Nghiêm và nhiều nơi khác.

Thiên Điểu

 

MỌI NGƯỜI CỨ THẮC MẮC, SAO Ở NHÀ MÀ LẠI BỊ NHIỄM COVID-19?

Hoa Nữ - Thanh Niên, 19/8/2021

Hiện nay, khi số ca nhiễm cộng đồng tăng cao, nhiều người thắc mắc tại sao ở nhà thực hiện giãn cách một thời gian dài mà vẫn bị nhiễm Covid-19? Vậy nguồn lây là từ đâu?

clip_image034

Luôn vệ sinh và khử khuẩn bề mặt các vật phẩm, hàng hoá... trước khi mang vào nhà (hình minh hoạ)

T.L

[…]

TS-BS Phạm Lê Duy, bác sĩ tại phòng khám dị ứng và miễn dịch lâm sàng, giảng viên bộ môn sinh lý - sinh lý bệnh - miễn dịch của Trường ĐH Y Dược TP.HCM, đã có những phân tích cặn kẽ về tất cả những “cơ hội” nếu chúng ta không để ý và chủ quan sẽ dẫn đến sự việc là cho dù ở nhà thực hiện giãn cách nhưng cũng có thể bị nhiễm Covid-19.

Dễ dàng tiếp xúc với vi rút trên bề mặt các vật dụng

[…]

“Như chúng ta biết, ngoài việc lây lan trực tiếp qua các giọt khí dung lơ lửng trong không khí, vi rút còn có thể hiện diện trên bề mặt vật dụng và bằng cách nào đó có thể tiếp xúc với những vùng niêm mạc như mắt, mũi miệng, thông thường là qua đôi bàn tay của chúng ta. Nhiều nghiên cứu cho thấy, bầu không khí ở nơi người bị nhiễm vừa đi qua có thể chứa vi rút và có thể lây nhiễm cho người đi vào vùng đó, đặc biệt là trong không gian kín như trong nhà, trong thang máy, trong siêu thị...”, bác sĩ Phạm Lê Duy phân tích.

Chính vì thế, bác sĩ Duy khuyên ngoài việc thực hiện tốt 5K thì còn phải chú ý thực hiện những việc sau:

Đầu tiên là hạn chế dùng thang máy đông người, và nếu có thể, hãy sử dụng thang bộ. Nếu như buộc phải sử dụng thang máy, thì phải đeo khẩu trang, hạn chế nói chuyện, cười giỡn trong thang máy. Có thể sử dụng vật dụng như chìa khóa để bấm nút thang máy thay vì dùng tay. Hiện nay, nhiều người dùng cồn hoặc chất sát khuẩn xịt vào không khí bên trong thang máy để diệt vi rút, điều này không nên vì vừa không hiệu quả, lại có thể gây ngộ độc nếu hít phải hoặc tổn thương da nếu tiếp xúc lên da.

Thứ 2, điện thoại là một “vật trung gian” rất quan trọng vì nó vừa tiếp xúc với bàn tay của chúng ta, vừa tiếp xúc gần với vùng mắt, mũi, miệng.

“Do đó, nếu phải đi đâu khi ra ngoài, nên bỏ điện thoại vào túi đựng, khi về đến nhà thì lau túi đựng bằng dung dịch sát khuẩn rồi mới lấy ra sử dụng. Nếu không có túi đựng, có thể bọc điện thoại bằng màng bọc thực phẩm, và khi đi ra ngoài trở về thì sát khuẩn và vứt bỏ lớp màng bọc. Trong lúc đi ra ngoài, nếu nhận cuộc điện thoại thì nên mở loa ngoài để nghe hoặc sử dụng tai nghe, hạn chế áp điện thoại lên mặt nếu chưa chắc chắn là nó sạch”, bác sĩ Duy khuyên.

Thực phẩm, hàng hoá mua về thì xử lý thế nào?

Theo tiến sĩ, bác sĩ Phạm Lê Duy điều thứ 3 mà mọi người nên chú ý là hiện tại mặc dù chưa có bằng chứng về việc vi rút có thể lây truyền qua các bưu phẩm, hay vật phẩm giao nhận qua chuyển phát, nhưng nghiên cứu cho thấy vi rút SARS-CoV-2 có thể tồn tại khoảng 1 ngày trên bề mặt giấy cạc-tông, và khoảng 3 ngày trên bề mặt nhựa. Cho dù lượng vi rút đó chưa biết có đủ để gây nhiễm cho người tiếp xúc hay không, nhưng cũng chưa có bằng chứng chứng minh cho điều ngược lại.

Do đó, để giảm tối đa nguy cơ bị lây nhiễm qua các vật trung gian, bác sĩ Duy khuyên khi nhận vật phẩm từ nơi khác gửi đến, nên lau bề mặt vật phẩm bằng dung dịch sát khuẩn trước khi mang vào nhà, và rửa tay sạch sau khi mở vật phẩm. Đối với thực phẩm, có thể rửa sạch dưới vòi nước chảy, hoặc ngâm vào dung dịch muối loãng và rửa sạch trước khi chế biến. Hạn chế mua thực phẩm chế biến sẵn trong giai đoạn này.

Còn trong trường hợp nếu trở về từ nơi có nguy cơ cao (những nơi tụ tập đông người, trở về từ khu cách ly, bệnh viện), thì bác sĩ Duy có lời khuyên: “Nên để giày dép bên ngoài, không mang vào nhà, hoặc phải xịt với dung dịch khử khuẩn rồi mới mang vào nhà, rửa tay với dung dịch sát khuẩn hoặc với nước và xà phòng, cởi quần áo bên ngoài và cho vào máy giặt hoặc ngâm với xà phòng ngay, rửa tay lại lần nữa rồi cuối cùng mới tháo khẩu trang và bỏ vào thùng rác, đậy nắp lại, sau đó rửa tay và tắm rửa thật sạch sẽ. Vì vùng mũi-họng là nơi bệnh xâm nhập, nên khẩu trang phải là vật được gỡ bỏ cuối cùng trong suốt quy trình này, để đảm bảo nếu có vi rút bám lên các bề mặt như bàn tay, quần áo sẽ không có cơ hội tiếp xúc với vùng mũi-họng”.

Tiến sĩ, Phạm Lê Duy cũng hướng dẫn là cần phải lau chùi các bề mặt trong nhà như nắm cửa, bàn, ghế, bằng dung dịch sát khuẩn mỗi ngày 1-2 lần, hoặc khi có nguy cơ bị tiếp xúc với nguồn lây nhiễm.

“Và việc cuối cùng là nên đi tiêm vắc xin khi có cơ hội, vì rõ ràng những người được tiêm vắc xin, cho dù là 1 mũi sẽ có tình trạng bệnh nhẹ hơn nếu lỡ có nhiễm Covid-19. Nhưng lưu ý, khi đi tiêm vắc xin cũng phải đảm bảo 5K và khi về nhà cũng phải chú ý quy trình đảm bảo an toàn phòng tránh lây nhiễm cho bản thân và người chung nhà”, tiến sĩ, bác sĩ Phạm Lê Duy gửi gắm.

 

GHI CHÉP NGÀY 19.8

FB Lê Huyền Ái Mỹ

Ngày 16.8: TP HCM tiếp tục phong thành, phong thành phiên bản nâng cao, siết chặt. Hẳn nhiên.

Ngày 17.8: chính quyền TP gửi văn bản kiến nghị thủ tướng, bộ trưởng bộ tài chính xem xét cấp ngân sách 28 ngàn tỷ đồng và 142.200.000 kg gạo để hỗ trợ tiền ăn, tiền thuê phòng trọ, lương thực cho người lao động nghèo trong thời gian phong thành.

Thành phố này đi xin cơ chế thì nhiều, còn xin tiền thì hình như lần đầu. Nhưng “xin gạo” sao nghe… thảm. Đầu tàu của cả nước, đầu toa của khu vực trọng điểm phía Nam, “vựa lúa” của quốc gia, nay lâm cảnh bệnh tình, đến gạo cũng phải đi xin trung ương trợ cấp cho.

Ngày 18.8, thủ tướng chính phủ lưu ý: Việc phòng, chống dịch vẫn chưa đạt như mong muốn, nhất là tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam, một phần do có lúc, có nơi người dân còn chủ quan, lơ là, mất cảnh giác. (theo Tuổi trẻ).

Tôi tự hỏi, trong một bộ phận người dân lúc nào, ở đâu họ đã “còn chủ quan, lơ là, mất cảnh giác”? Vì sao? Do đâu?

Trước một cơn đại dịch, làm cho dân hiểu về cơ chế bệnh dịch mà đủ nhận thức tuân thủ phòng chống lây nhiễm, đưa ra những dự báo dịch tễ và lộ trình tổ chức kiểm soát guồng máy xã hội để không vượt khỏi tầm dự báo mà rơi vào thất bại trong/sau dự báo, chuẩn bị cho dân sớm có “chiếc áo giáp” vaccine trước khi những làn sóng hủy diệt đổ ập là chức trách của chính phủ và chính quyền các cấp. Một khi đã thành đại dịch, cái giá phải trả đang chất chồng trên hàng trăm, hàng ngàn sinh mạng người thì trách nhiệm đâu còn của riêng ai, của bộ máy quốc gia và năng lực chống chỏi của địa phương?

Còn một bộ phận nhân dân ấy ư?

Tôi ngoái nhìn cột mốc 30/4, 1/5, người đông như trẩy hội. Có ai đó nói rằng, cũng là dịp để các đơn vị du lịch, lữ hành gượng dậy. Giá như, bài học kinh nghiệm “duy ý chí” vốn nằm lòng được áp đặt trong chống dịch ngay từ thời điểm này - khi mà biến thể Delta đã sớm được đưa ra rằng, đã xuất hiện tại ổ dịch ở P.3, Q. Gò Vấp thời điểm sau lễ.

Rồi 3 ngày thi cử, quyết tâm vì con em chúng ta. Chưa kịp làm bài thi xong, đã có học sinh dương tính! Một lời nhận trách nhiệm của người tạm đứng đầu ngành giáo dục thành phố, liệu virus nó có nghe cho không?

Rồi những điểm xét nghiệm, tiêm phòng, mặc cho ông bí thư thành ủy vốn người hiền, ít khi thấy ổng nổi giận mà cũng phải gầm ghè trước rằng: “nếu phát hiện lây nhiễm ở các điểm tiêm, sẽ xử lý đơn vị để xảy ra lây nhiễm”. Nhưng nó vẫn xảy ra, một trong những nguồn cơn tăng đột biến F0 cộng đồng, chính là tại các điểm tiêm chủng vaccine.

Ai soạn thảo quy trình tiêm chủng? Ai tổ chức dịch vụ tiêm phòng? Hay rồi đây, nếu được chấp thuận, 4 phương án mở lại sản xuất của TP, ai là người đưa ra, kiểm soát, vận hành?

Người dân, không phủ nhận vẫn có sự chủ quan, lơ là… nhưng “tiên trách quan, hậu trách dân”, mới phải đạo làm quan, xin nhớ cho!

Đêm qua 18.8, rạng ngày 19.8, mưa vẫn đổ tứ bề. Mấy ai trong dân đang lặn ngụp giữa cơn ngợp thở ấy, họ đã từng “chủ quan, lơ là, mất cảnh giác”?

 

TƯỜNG TRÌNH VỘI VỀ MỘT KHU TRỌ NGHÈO BỖNG VUI TRONG ĐÊM MƯA SÀI GÒN

FB Cù Mai Công

Sài Gòn tối 19-8-2021 lại mưa tầm tã. Giọt mưa rơi vang động mái tôn khu nhà trọ nghèo, rất nghèo ở 824/28L Sư Vạn Hạnh, phường 12, quận 10 mà tôi đã đến sáng 18-8.

Mưa Sài Gòn dễ gợi nhớ lòng người xa xứ, rung nỗi “Kiếp nghèo”: “Thương cho kiếp sống tha hương, thân gầy gò gửi cho gió sương…”. Nhưng trong mưa Sài Gòn đêm nay, khu nhà trọ này lại vui lắm. Có bạn nói “vui như tết” khi cả xóm xúm xít chia nhau những món quà; không bình quân. Ai cần gì lấy nấy. Trẻ con có sữa, các bà có rau, cá, gạo, người bịnh suyễn có hẳn lọ thuốc cho mình…

Đọc stt tôi viết về xóm trọ này post tối 18-8, ngay lập tức, từ trưa đến chiều 19-8, các chuyến hàng thay nhau tìm đến đây. Anh Phạm Bảo, có con trai là học trò sân võ của tôi đưa hẳn một xe tải nhỏ gửi đến khu nhà trọ 13 hộ hơn 40 người này 65 ký gạo, 20 ký cá rô đã làm rất sạch, 150 trứng gà… Rau thì nhiều vô kể, mấy bao cải ngọt, bù ngót, hành lá, cải bắp; riêng bao cà rốt đã gần 30 ký. Cánh thanh niên xóm trọ vui vẻ xắn tay khuân vác đồ vào phụ tài xế.

Gạo, rau của Bảo; cá, trứng của Nickie Tran https://www.facebook.com/Nikkietranhai

Chút sau, lại hai chuyến xe máy ship hàng xuống: hai thùng sữa Milo, hai lốc cá hộp, hai thùng rau củ, sả chanh, 13 phần khẩu trang và thuốc cảm, ho, hạ sốt. Có cả thuốc Ventolin dùng một tháng cho anh Phong bị hen suyễn. Trẻ con xóm trọ thấy sữa, mắt trẻ thơ hiện rõ niềm vui sướng trẻ thơ.

Đây là quà của của nhóm thiện nguyện “Nga và những người bạn” gửi chia sẻ khi nghe anh Nguyễn Thiện Hoàng kể. Anh Hoàng cũng không xa lạ với Ông Tạ, xưa giúp lễ xứ Nam Thái – Ông Tạ thời cụ cố Bật. Và đây chưa phải chuyến hàng cuối của nhóm bạn thiện nguyện này.

Bà con xóm trọ “bắn tim” cảm ơn những trái tim mới quen mà sao lại thấy gần gũi nhau quá chừng.

… Và đây chỉ là một phần rất nhỏ những tấm lòng bạn bè trong và ngoài nước chia sẻ với bà con mình. Chỉ hơn một ngày sau stt, tôi xúc động khi nhận mấy chục tin nhắn xin số tài khoản để chia sẻ thêm.

Có anh là con trai cụ ký Còm nổi tiếng “chích mát tay” khu Ông Tạ xưa; có anh là con trai tiệm bánh kẹo Quang Minh xưa lừng lẫy ngã ba Ông Tạ; có đồng nghiệp Tuổi Trẻ, vai đàn anh của tôi như nhà nghiên cứu nổi tiếng Nguyễn Trọng Chức, cây bút thể thao lão luyện Sĩ Huyên; và cả anh em sân võ của tôi cũng mong tôi đưa số tài khoản. Ai cũng tha thiết “xin” được chia sẻ. Có mấy anh nói như “trách”: “Anh xưa cũng dân Ông Tạ mà sao em không nhận, chỉ biết cô Mai Phương…?”. Có chị tâm sự như “hờn”: “Chị là dân Ông Tạ nè. Dân Ông Tạ có truyền thống làm việc tốt mà phải không em?”…

Tôi xúc động. Tình dân tộc, nghĩa đồng bào của người Sài Gòn dành cho nhau lúc nào cũng là bao nhiêu bất ngờ, chan chứa yêu thương. Nhưng tôi xin mạn phép chưa dám đưa số tài khoản mình cho ai và xin nợ anh em, bạn bè tấm lòng này vì sức mình có hạn, quỹ thời gian khá eo hẹp…

Khi nghe tôi thưa với cô Bùi Mai Phương tin vui này, cô giáo lớp 4 của tôi ngày xưa giờ ở Mỹ nói như reo lên: “Cô nghe mà mừng quá! Tỉnh cả ngủ. Lát nữa cô sẽ nói với các em cô đây. Tấm lòng người Sài Gòn mình thật đáng ngưỡng mộ”.

Xóm trọ nghèo đường Sư Vạn Hạnh đã có một đêm mưa Sài Gòn mà ấm cúng, sẻ chia. Cô tôi bên Mỹ có một buổi sáng vui của trái tim chia sẻ. Ngay trong những ngày Sài Gòn - Covid chắc chắn còn dài...

 

KHÉP CỬA ĐỌC SÁCH (*)

FB Nhã Nam

Cảm ơn các bạn đoàn viên Phú Nhuận, Phòng VHTT Phú Nhuận đã chung tay đưa sách #Nhã_Nam tới những bạn đọc đang trong khu cách ly, phong toả. Hy vọng chương trình #Khép_cửa_Đọc_sách sẽ còn mang nhiều niềm vui hơn nữa đến bạn đọc gần xa trong thời kỳ giãn cách.

clip_image036

clip_image038

clip_image040

clip_image042

clip_image044

clip_image046

CHÚA QUYẾN RŨ TÔI NƠI TUYẾN ĐẦU

Sr. Mỹ Trang, Rndm – TGP Sài Gòn, 19/08/2021

clip_image048

TGPSG -- Tôi đã để Ngài quyến rũ nơi sự mong manh của phận người, nơi những thách đố phải đối diện…

Trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid 19 bùng phát lần thứ IV trên quê hương, các nữ tu chúng tôi mong muốn được góp phần bé nhỏ của mình để xoa dịu nỗi đau đớn của những bệnh nhân Covid và những người đang gặp khó khăn. Vì thế, khi Chúa gởi lời mời gọi các tu sĩ thiện nguyện lên đường phục vụ các bệnh nhân nhiễm Covid ở tuyến đầu, tôi đã tự nguyện đăng ký đi phục vụ đợt I.

Nhưng, thật bất ngờ, khi ngày lên đường gần kề, một thông báo từ Văn phòng Đặc trách Tu sĩ gởi về cho biết: trong số 13 chị em đăng ký, chỉ có 8 chị em được gọi lên đường trước. Chúng tôi nói với nhau rằng: Phải chăng có sự nhầm lẫn gì đó, nhưng sự thật vẫn là sự thật: tôi và 4 chị em khác chưa được lên đường vào đợt I này.

Rồi một thông báo mới của Văn phòng Đặc trách Tu sĩ cũng đã đến: danh sách các thiện nguyện viên đợt II có tên tôi rõ ràng. Tôi thầm cám ơn Chúa và thầm nguyện cầu cho những chị em - đã đăng ký mà vẫn chưa có tên trong danh sách đợt này - sẽ sớm được lên đường vào đợt kế tiếp.

Ngày 11-8-2021, chiếc xe 50 chỗ màu cam dừng lại trước cổng nhà thờ Thị Nghè, đón nhóm tu sĩ chúng tôi lên đường đến bệnh viện số 16… Và hôm nay đã là ngày thứ 8, tôi đặt bước chân của mình trên bước chân của Chúa Giêsu nơi bệnh viện số 16 này, một vùng đất mà trước đây tôi chưa một lần biết đến.

Chúng tôi có 2 ngày đầu tiên tập huấn. Với sự hướng dẫn của các bác sĩ, chúng tôi được giới thiệu về cơ sở vật chất của bệnh viện. Tất cả các phòng bệnh tại đây được thiết kế thoáng mát, chia ra nhiều phân khu khác nhau: phân khu điều hành, khu bệnh nhân mới tiếp nhận, khu cấp cứu, khu hồi sức…  Bệnh viện có những đầu ôxy đáp ứng cùng lúc cho hàng loạt bệnh nhân trong tình huống phải cấp cứu, thở ôxy. Bệnh viện đã lắp đặt bồn ôxy có dung tích 7,5 m3 dẫn ôxy tới tận 500 giường cho bệnh nhân, chuẩn bị sẵn những bình ôxy di động có gắn đầy đủ các bộ thở và dụng cụ đi kèm…

Đến ngày thứ ba, chúng tôi đã thực sự bước vào “vùng đất đặc biệt” mà các bác y bác sĩ đã giới thiệu rất rõ ràng: “vùng đỏ, vùng vàng và vùng xanh”. Nơi “vùng đất đỏ”, sự sống con người rất mong manh như ngàn cân treo sợi tóc và chúng tôi phải chuẩn bị tinh thần để đối mặt với thực tế nghiêm trọng trong một tâm thế bình tĩnh. Các tu sĩ chúng tôi đã chuẩn bị thêm cho mình cách đối diện với thực tế bằng sự tín thác hoàn toàn vào tình yêu nhiệm mầu của Thiên Chúa: Chúa biết rõ và luôn thực hiện những điều tốt lành nhất cho con cái của Ngài.

Những ngày này, tôi đã chứng kiến sự dấn thân không mệt mỏi của y bác sĩ và thiện nguyện viên; những chuyến xe cứu thương khẩn cấp, vội vã ngày và đêm; những bệnh nhân F0 đến và đi, đi về sum họp êm vui với gia đình và có người ra đi mãi mãi…

Trước những gì trông thấy ở đây, tôi nhớ đến tâm trạng của vị tiên tri trong Cựu Ước: “Tôi đã để cho Ngài quyến rũ”. Vâng, tôi đã để Ngài quyến rũ nơi sự mong manh của phận người, nơi những thách đố phải đối diện, nơi những vết thương mong được chữa lành, nơi sự thăng trầm của mọi biến cố và tận nơi sâu thẳm tâm hồn của từng con người đang hiện hiện nơi bệnh viện này. Tôi đã để Ngài quyến rũ trong thời gian tôi không biết, trong không gian tôi chẳng hay và trong cả những điều tôi chẳng bao giờ nghĩ tới. Tôi đã để Ngài quyến rũ đến với những thụ tạo sống trên địa cầu và đến với những phận người như một hạt bụi giữa lòng vũ trụ. Tôi nhận ra mình nhỏ bé bao nhiêu thì tình yêu của Ngài vĩ đại bấy nhiêu - đó là động lực để tôi can đảm và khao khát nên một với Con của Người, Đức Giêsu Kitô, và để chạm được tới Ngài nơi sự mong manh của các bệnh nhân Covid.

clip_image050

“Chỉ mong tôi chẳng còn chi, để Ngài là tất cả của tôi, chỉ mong ý muốn trong tôi chẳng còn gì, để Thánh ý Ngài được thực hiện trong cuộc đời tôi”.

Sr. Mỹ Trang, Rndm (Dòng Đức Bà Truyền Giáo)

ẢNH Minh Hòa

Hậu duệ Thần THOR?

Không biết có phải hơm mà mấy nay Thần Sấm tổ đãi mình. Đi chụp "giới nghiêm" về nhà, cất máy và đang ngồi ăn cơm tối, ngó ra cửa sổ thấy sấm chớp đẹp quá, lật đật gác máy lên chân đứng canh khoảnh khắc. Và... thật may mình chụp và quay những thước phim rất ưng nha các bạn.

Không biết có điềm báo gì không mà mấy bữa nay đêm nào cũng sấm chớp rất lâu, chớp đến mấy tiếng liên tục. Hay là Thần THOR được phái xuống SaiGon diệt con Corona quái ác hả các bạn?!

SaiGon Đêm "Giới Nghiêm" thứ 25

August 18, 2021

Minh Hòa Photography

Instagram: minhhoaphoto

clip_image052

TRANH theo FB Nguyễn Quang Vinh

Có thể là tranh biếm họa về văn bản cho biết 'CỐ LÊN! LẤY SỨC MÌNH LO CHO MÌNH TRƯỚC NHÉ CH27'

TRANH Tuổi Trẻ Cười

Mua hàng online: Chốt chứ không phải chốt nha!

clip_image054

TRANH Tuổi Trẻ Cười

Người ra đường không lý do nộp hơn 30 tỉ đồng vào ngân sách

clip_image056

TRANH Thăng Fly Comics

20 ngàn.

clip_image058