Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Tư, 21 tháng 7, 2021

Đại Dịch! 2 – Biên niên sử của một thời đã mất (2)

Slavoj Žižek

Nguyễn Quang A dịch

2. NGÀY 1 THÁNG NĂM TRONG THẾ GIỚI VIRAL

Có lẽ, vào ngày 1 tháng Năm, thời điểm đã đến để lùi lại một bước từ sự tập trung duy nhất của chúng ta đến đại dịch và xem xét nó và các tác động tàn phá của nó tiết lộ cái gì về thực tế xã hội của chúng ta.

Thứ đầu tiên làm tôi chú ý là, ngược với khẩu hiệu rẻ tiền “bây giờ tất cả chúng ta đều trên cùng con thuyền,” những sự chia rẽ giai cấp đã bùng nổ. Ở chính đáy của hệ thứ bậc, có những người (tị nạn, những người bị kẹt trong các vùng chiến tranh) mà đời sống của họ thiếu thốn đến mức Covid-19 đối với họ không phải là vấn đề chính. Trong khi họ vẫn là những người bị báo chí của chúng ta hầu như bỏ qua, chúng ta bị bỏ bom bởi những sự ca tụng uỷ mị về các y tá trên tuyến đầu của cuộc đấu tranh của chúng ta chống lại virus—Lực lượng Không quân Hoàng gia thậm chí còn tổ chức một chuyến bay thấp để vinh danh họ. Nhưng các y tá chỉ là phần dễ thấy nhất của toàn bộ một giai cấp của những người chăm sóc bị bóc lột, mặc dù không theo cách giai cấp lao động cũ của trí tưởng tượng Marxist bị bóc lột; như David Harvey diễn đạt, họ hình thành một “giai cấp lao động mới”:

“Lực lượng lao động được kỳ vọng để chăm sóc số người tăng lên của những người ốm yếu, hay cung cấp các dịch vụ tối thiểu cho phép sự tái tạo đời sống hàng ngày, nói chung, bị phân hết sức theo giới, chủng tộc, và sắc tộc. Đấy là ‘giai cấp lao động mới’ mà ở tuyến đầu của chủ nghĩa tư bản đương đại. Các thành viên của nó phải chịu hai gánh nặng: cùng một lúc, họ là những người lao động bị rủi ro nhất nhiễm virus qua việc làm của họ, và bị sa thải với không nguồn lực tài chính nào bởi vì sự giảm bớt kinh tế do virus ép buộc. Giai cấp lao động đương thời ở Hoa Kỳ—gồm chủ yếu những người Mỹ gốc Phi, những người Latino, và phụ nữ hưởng lương—đối diện với một sự lựa chọn khó chịu: giữa sự bị lây nhiễm trong quá trình chăm sóc mọi người và giữ cho các hình thức cung ứng then chốt (như các cửa hàng tạp phẩm) mở cửa, hoặc thất nghiệp với không phúc lợi nào (như chăm sóc sức khoẻ thoả đáng).”[1]

Đấy là vì sao các cuộc nổi loạn đã nổ ra gần đây trong các vùng ngoại ô phía bắc của Paris nơi những người phục vụ những người giàu sinh sống. Đấy là vì sao, trong những tuần dần đây, Singapore đã có một sự tăng đột ngột về lây nhiễm Covid-19 trong các ký túc xá lao động nước ngoài. Như một tường thuật tin tức giải thích, “Singapore là nới sinh sống của khoảng 1,4 triệu lao động nhập cư đến chủ yếu từ Nam và Đông Nam Á. Như những người trông nhà, những người giúp việc gia đình, các công nhân xây dựng và những người lao động chân tay, những người nhâp cư này là thiết yếu để giữ cho Singapore hoạt động—nhưng cũng là một số trong những người được trả công thấp nhất và dễ bị tổn thương nhất trong thành phố.”[2] Giai cấp lao động mới này đã ở đây liên tục, đại dịch chỉ làm cho nó dễ nhìn thấy thôi.

Để gọi tên giai cấp này, Bruno Latour và Nikolaj Schultz đã đặt ra từ “giai cấp địa-xã hội (geo-social class).”[3] Phần lớn giai cấp này không bị bóc lột theo nghĩa Marxist kinh điển của sự làm việc cho những người sở hữu phương tiện sản xuất; họ “bị bóc lột” liên quan đến cách họ quan hệ với các điều kiện vật chất của đời sống của họ: sự tiếp cận đến nước và không khí trong lành, sức khoẻ, sự an toàn. Dân cư địa phương bị bóc lột khi lãnh thổ của họ được sử dụng cho nông nghiệp công nghiệp hay khai mỏ mạnh để nuôi xuất khẩu. Cho dù họ không làm việc cho các công ty nước ngoài, họ bị bóc lột theo nghĩa đơn giản về bị tước đoạt việc sử dụng đầy đủ lãnh thổ mà cho phép họ duy trì cách sống của họ. Hãy xét những kẻ cướp biển Somali: họ chuyển sang cướp biển bởi vì các vùng nước duyên hải của họ bị cạn kiệt cá vì các tập quán đánh cá công nghiệp của các công ty nước ngoài. Một phần lãnh thổ của họ bị chiếm đoạt bởi các nước đã phát triển và được sử dụng để duy trì cách sống của chúng ta. Schultz đề xuất thay thế sự chiếm đoạt “giá trị thặng dư” ở đây bằng sự chiếm đoạt “cách sống thặng dư (surplus-existence),” nơi “cách sống (existence)” nhắc đến các điều kiện vật chất của đời sống.[4]

Như bây giờ chúng ta phát hiện ra với đại dịch Covid-19, ngay cả khi các nhà máy bị dừng lại, giai cấp địa-xã hội của những người chăm sóc phải tiếp tục làm việc—và có vẻ thích hợp để dành ngày mùng một tháng Năm này cho họ hơn là cho giai cấp lao động công nghiệp truyền thống. Họ thực sự bị bóc lột quá đáng: bị bóc lột khi họ làm việc (vì công việc của họ phần lớn là vô hình), và bị bóc lột thậm chí khi họ không làm việc, trong chính cách sống của họ.

Ước mơ thường xuyên của những người giàu là về một lãnh thổ hoàn toàn tách biệt với chỗ ở bị ô nhiễm của những người bình thường—hãy chỉ nghĩ về nhiều phim bom tấn sau ngày tận thế như Elysium của Neill Blomkamp, bối cảnh vào năm 2154, nơi những người giàu sống trên một trạm vũ trụ khổng lồ trong khi phần còn lại của dân cư sống trên Trái Đất bị phá huỷ giống một favela (khu nhà ổ chuột) Mỹ-Latin được mở rộng. Chờ đợi loại thảm hoạ nào đó, những người giàu đang mua các villa ở New Zealand hay đang sửa các bunker hạt nhân Chiến tranh Lạnh ở Rocky Mountains, nhưng vấn đề với một đại dịch làm người ta không thể cách ly nó hoàn toàn—giống một dây rốn (cuống nhau) mà không thể bị cắt đứt, một liên kết tối thiểu với thực tế bị ô nhiễm là không thể tránh khỏi.

3. COVID-19, SỰ NÓNG LÊN TOÀN CẦU, SỰ BÓC LỘT CÙNG CUỘC ĐẤU TRANH

Từ quan điểm của ngày hôm nay (vào cuối tháng Sáu), hai tháng đầu của sự hoảng loạn Covid-19 xuất hiện trong ánh sáng hầu như luyến tiếc quá khứ: đúng, chúng ta trong sự cách ly, nhưng chúng ta kỳ vọng việc này kéo dài trong một hay hai tháng trước khi cuộc sống sẽ quay lại loại bình thường nào đó—ngay cả Dr. Fauci, giám đốc của Viện Quốc gia cho các Bệnh Dị ứng và Lây nhiễm Hoa Kỳ, đã bảo những người Mỹ họ có thể chờ đợi để hưởng những ngày nghỉ hè của họ. Chúng ta cảm nhận sự cách ly như một thời gian ngoại lệ hạn chế, một sự ngừng lại hầu như được hoan nghênh trong cuộc sống quá bận rộn của chúng ta cho chúng ta sự yên bình nào đó với gia đình chúng ta, một chút thời gian để đọc sách và nghe nhạc, và tận hưởng sự nấu thức ăn, trong sự hiểu biết rằng nó sẽ hết mau chóng. Bây giờ, chúng ta ở trong cái ai đó gọi là “giai đoạn trò chơi đập chuột (có nhiều vấn đề này sinh),” với các cụm liên tục xuất hiện ở đây đó, không nhắc đến sự bùng nổ của những sự bùng phát mới trong các nước như Hoa Kỳ, Brazil, và Ấn Độ. Chỉ bây giờ chúng ta buộc phải chấp nhận rằng chúng ta đang bước vào một thời đại mới trong đó chúng ta sẽ phải học để sống với virus. Tình hình là bỏ ngỏ, không có dấu hiệu rõ ràng nào về đại dịch sẽ theo hướng nào—hay, như nhà virus học Đức Hendrik Streeck diễn đạt một cách súc tích: Không có “làn sóng thứ hai hay thứ ba—chúng ta trong một làn sóng vĩnh cửu.”[5]

Nhưng chúng ta vẫn quá tập trung vào các số thống kê Covid-19, nhiều trong số chúng ta thường xuyên kiểm tra số người bị nhiễm, số người chết, và số người khỏi trên Worldometer (thống kê thế giới thời gian thực). Sự mê hoặc các con số này tự động làm cho chúng ta quên sự thực hiển nhiên rằng nhiều người hơn đang chết vì ung thư, truỵ tim, ô nhiễm, nạn đói, và các cuộc xung đột vũ trang, và bạo lực trong nước, cứ như nếu chúng ta kiểm soát hoàn toàn sự lây nhiễm Covid-19, nguyên nhân chính của những rắc rối của chúng ta sẽ biến mất. Thay vào đó, đời sống con người sẽ vẫn đầy sự khốn khổ và, theo nghĩa nào đó, đời sống con người LÀ một nỗi khốn khổ kết thúc một cách đau đớn, thường với sự đau khổ vô nghĩa.

Hơn nữa, mối liên kết giữa đại dịch Covid-19 và tình trạng hiểm nguy sinh thái của chúng ta đang trở nên rõ hơn bao giờ hết. Chúng ta có thể kiểm soát Covid-19, nhưng sự nóng lên toàn cầu sẽ đòi hỏi các biện pháp cấp tiến hơn nhiều. Greta Thunberg đã đúng khi cô chỉ ra gần đây rằng “khủng hoảng khí hậu và sinh thái không thể được giải quyết bên trong hệ thống chính trị và kinh tế ngày nay.”[6] Cùng sự huy động toàn cầu mà chúng ta đã có khả năng tiến hành trong sự phản ứng lại với khủng hoảng Covid-19 thậm chí còn cần thiết hơn liên quan đến sự nóng lên toàn cầu và ô nhiễm, nhưng chúng ta tiếp tục không hành động theo hướng này, hay, như Thunberg diễn đạt trong một sự đảo ngược tuyệt vời tiêu đề của truyện kể Andersen: “Các hoàng đế trần truồng. Từng hoàng đế một. Hoá ra toàn bộ xã hội của chúng ta chỉ là một bữa tiệc khoả thân lớn.”

Hãy xét trường hợp của sự nóng lên toàn cầu mà phải thuyết phục ngay cả những người nghi ngờ lớn nhất: làn sóng nhiệt kéo dài ở Siberia mà, trong sáu tháng đầu năm 2020, đã gây ra những vụ cháy rừng, một vụ tràn dầu khổng lồ, và một dịch bướm ăn cây. Như một tổ chức tin tức tường thuật, “các thành phố Nga ở vòng Bắc cực đã ghi lại những nhiệt độ khác thường, với Nizhnyaya Pesha lên đến 30 độ C vào ngày 9 tháng Sáu [. . .] Tầng đóng băng vĩnh cửu tan chí ít một phần đã bị đổi lỗi cho sự tràn dầu diesel ở Siberia tháng này mà đã dẫn Putin để tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Những giá đỡ của bồn chứa đã đột ngột chìm.”[7] Hãy chỉ nghĩ về các vi khuẩn và các virus bị đóng băng từ lâu đang chờ để được kích hoạt lại với sự tan của tầng đóng băng vĩnh cửu!

Cũng vậy cho mối liên kết giữa Covid-19 và các cuộc phản kháng chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc nổ ra khắp thế giới. Câu trả lời hữu hiệu duy nhất cho cuộc tranh luận đang diễn ra về sự khẳng định rằng “Black lives matter (cuộc sống của những người da Đen là quan trọng)” (thí dụ, vì sao chúng ta không nên nói thay vào đó, “all lives matter (mọi cuộc sống đều quan trọng)”?), mà là một meme thật tàn nhẫn đang lưu hành ở Hoa Kỳ, mà vẽ Stalin cầm một poster ghi: “Không mạng sống nào quan trọng cả.” (Tôi bỏ sang một bên ở đây những cuộc bút chiến về những kẻ giết người Stalinist ở Australia mà đã sinh ra phiên bản này của meme.) Hạt nhân của sự thật trong sự khiêu khích này là, có những thứ quan trọng hơn cuộc sống trần trụi—chẳng phải đây cũng là thông điệp chủ yếu của những người phản đối bạo lực cảnh sát chống lại những người da Đen? Những người da Đen (và những người ủng hộ họ) không đòi chỉ sự sống sót đơn thuần, họ đang đòi để được đối xử với nhân phẩm, như các công dân tự do và bình đẳng, và vì điều này họ sẵn sàng mạo hiểm rất nhiểu, đôi khi kể cả mạng sống của họ. Đó là vì sao họ tụ tập để phản kháng ngay cả khi nó làm tăng rủi ro lan truyền hay nhiễm Covid-19.

Điều này liệu có nghĩa rằng Giorgio Agamben đã đúng khi ông bác bỏ những sự phong toả do nhà nước áp đặt và sự tự-cách ly như những biện pháp ngụ ý việc làm cho đời sống chúng ta sa sút xuống sự tồn tại thuần tuý—theo nghĩa rằng, khi chúng ta theo các quy định phong toả, chúng ta chứng tỏ rằng chúng ta sẵn sàng từ bỏ cái làm cho cuộc sống của chúng ta đáng sống cho cơ hội của sự sống sót thuần tuý? Chúng ta có mạo hiểm mạng sống của chúng ta (bằng cách phơi bản thân chúng ta ra cho sự lây nghiễm có thể) nhằm để vẫn là con người đầy đủ? Vấn đề với lập trường này là, ngày nay, những người chủ trương chính của việc bỏ phong toả được thấy trong phái Hữu dân tuý mới: trong tất cả các biện pháp hạn chế tương tự—từ sự phong toả đến việc bắt buộc đeo khẩu trang—các thành viên của nó thấy sự làm xói mòn quyền tự do và nhân phẩm của chúng ta. Đối với việc này, chúng ta phải đáp lại bằng việc nêu câu hỏi then chốt: việc bỏ phong toả và cách ly rốt cuộc thực tế là cái gì cho những người lao động bình thường? Rằng, nhằm để sống sót, họ phải ra đi vào thế giới không an toàn và bị rủi ro lây nhiễm.

Việc này đưa chúng ta đến điểm then chốt: cách trái ngược mà đại dịch Covid-19 đã tác động đến nền kinh tế. Một mặt, nó đã buộc các nhà chức trách làm các thứ mà đôi khi hầu như chỉ theo hướng chủ nghĩa Cộng sản: một hình thức của Thu nhập Cơ bản Phổ quát (UBI), chăm sóc sức khoẻ cho tất cả mọi người, vân vân. Tuy vậy, sự mở cửa bất ngờ này ra cho chủ nghĩa Cộng sản chỉ là một mặt của đồng xu. Đồng thời, những quá trình ngược lại đang khẳng định mình một cách dữ dội, với các công ty tích tụ của cải và được các nhà nước cứu trợ. Các đường nét của chủ nghĩa tư bản-corona đang dần dần nổi lên, và với chúng các hình thức mới của đấu tranh giai cấp—hay, để trích Joshua Simon, nhà văn và nhà giám tuyển từ Philadelphia:

“Các thành phố Hoa Kỳ đã thấy cuộc đình công thuê (rent strike-từ chối trả tiền thuê) lớn nhất trong hàng thập niên, ít nhất 150 cuộc đình công công nhân và ngừng làm việc (đáng chú ý nhất bởi những người lao động nhà kho của Amazon), và các cuộc tuyệt thực trong các cơ sở tạm giam ngườ tị nạn. Đồng thời, nghiên cứu cho thấy rằng các tỷ phú Mỹ đã tăng của cải tập thể của họ thêm 282 tỷ $ trong chỉ hai mươi ba ngày trong những tuần đầu của sự phong toả coronavirus. Chúng ta buộc phải nhận ra những sự bất bình đẳng khổng lồ đang tăng nhanh với đại dịch và sự phong toả, với người dân mất việc làm của họ, với các gói cứu trợ khổng lồ mà vô cùng có lợi cho các công ty lớn nhất và những người đã cực giàu rồi, và với những cách những người lao động được cho là thiết yếu đó bị buộc phải tiếp tục làm việc.”[8]

Hình thức chủ yếu của sự bóc lột mới mà đặc trưng cho công việc trong những điều kiện đại dịch (ở phương Tây) là, để lại trích Simon, “việc chuyển các chi phí sang cho những người lao động. Từ những người không có ngày nghỉ ốm, đến các giáo viên sử dụng băng thông rộng và máy laptop của họ ở nhà để dạy học, các hộ gia đình đang thực hiện tất cả lao động tái sản xuất và sản xuất.” Trong những điều kiện này, không còn chủ yếu là nhà tư bản sở hữu các tư liệu sản xuất và thuê công nhân để vận hành chúng nữa: “người lao động mang theo mình các tư liệu sản xuất. Một cách trực tiếp, điều này xảy ra với người giao hàng Amazon hay người lái xe Uber mang xe của riêng mình đến công việc, phải lo tất cả từ nạp đầy xăng, đến bảo hiểm và bằng lái xe.” Simon gợi lên poster do Sarah Mason cầm tại một cuộc phản kháng chống-phong toả: “Giữ khoảng cách xã hội Bằng chủ nghĩa Cộng sản.” Khi sự giãn cách được bỏ cái chúng ta nhận được là “quyền tự do” bề ngoài này của những người lao động sở hữu các tư liệu sản xuất riêng của họ và chạy loanh quanh làm việc lặt vặt cho công ty trong khi bị rủi ro lây nhiễm. Nghịch lý ở đây là, cả hai biến thể chính của nền kinh tế-corona—làm việc ở nhà trong sự phong toả và chạy giao các thứ như thức ăn và các gói hàng—được gộp một cách tương tự vào tư bản và ngụ ý sự bóc lột thêm.

Như thế câu trả lời của chúng ta cho Sarah Mason phải là: đúng, và đó là vì sao chúng ta cần giữ khoảng cách xã hội. Nhưng cái chúng ta cần còn nhiều hơn là một trật tự kinh tế mới mà sẽ cho phép chúng ta tránh sự lựa chọn gây suy nhược giữa sự hồi sinh kinh tế và việc cứu mạng sống.

4. VÌ SAO PHÁ HUỶ CÁC TƯỢNG ĐÀI LÀ KHÔNG ĐỦ CẤP TIẾN

Được tường thuật rộng rãi trong các phương tiện truyền thông của chúng ta về các nhà chức trách Đức vào ngày 21 tháng Sáu đã bị sốc như thế nào đối với một cơn thịnh nộ có “quy mô chưa từng thấy” ở trung tâm Stuttgart: bốn đến năm trăm người dự tiệc đã nổi loạn qua đêm, phá các cửa sổ cửa hàng, cướp bóc các cửa hiệu, và tấn công cảnh sát. Cảnh sát (cần bốn giờ rưỡi để dập tắt bạo lực) đã loại trừ bất cứ động cơ chính trị nào cho “những cảnh giống nội chiến” này, mô tả các thủ phạm như những người từ “cảnh tiệc tùng hay cảnh sự kiện”.[9] Với các quán bar và các câu lạc bộ vẫn đóng cửa như một kết quả của đại dịch Covid-19, bạo loạn đã nổ ra công khai. Các sự cố như vậy không giới hạn ở Đức. Vào ngày 25 tháng Sáu, hàng ngàn người đã chật ních các bãi biển của nước Anh, bỏ qua sự giữ khoảng cách xã hội. Như một trang tin tức tường thuật, “Khu vực đã đầy xe hơi và những người tắm nắng dẫn đến tắc nghẽn. Đội nhặt rác cũng bị lạm dụng và bị hăm doạ khi họ thử dọn hàng núi rác khỏi bãi biển và đã có một số sự cố dính đến say rượu và đánh nhau.”[10] Trong những cơn bùng phát bạo lực như vậy người ta có thể dễ dàng nhận ra một phản ứng đối với sự bất động do sự giữ khoảng cách xã hội và sự cách ly áp đặt—là hợp lý để kỳ vọng rằng nhiều hành động giống thế này hơn sẽ tiếp theo trên khắp thế giới, và người ta không được kiềm chế mình khỏi việc lên tiếng nghi ngờ rằng niềm đam mê chống-chủ nghĩa phân biệt chủng tộc bùng nổ khắp thế giới, mặc dù nó không chỉ là một sự bùng phát bạo lực vô nghĩa mà là một sự biểu hiện của một sự nghiệp tiến bộ, tuân theo một logic tương tự: hàng ngàn người lao vào các cuộc phản kháng chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc với một loại nhẹ nhõm rằng họ đã lại có khả năng để giải quyết cái gì đó mà không phải là một virus ngu đần mà “chỉ” là một cuộc đấu tranh xã hội với một kẻ thù rõ ràng.

Tất nhiên, chúng ta đối phó ở đây với các loại bạo lực rất khác nhau. Trên các bãi biển của Bournemouth, mọi người đơn giản muốn tận hưởng sự nghỉ hè bình thường của họ và đã phản ứng dữ dội chống lại những người đã muốn ngăn cản việc này. Tại Stuttgart, sự khoái trá được gây ra bởi sự cướp bóc và phá huỷ, tức là bởi bản thân bạo lực—đây đã là một lễ hội (carnival) dữ tợn ở mức tồi tệ nhất, một sự bùng nổ của cơn thịnh nộ mù quáng với không tiềm năng giải phóng nào (mặc dù, như được kỳ vọng, một số người phái Tả đã thử để nghĩ về một cuộc phản kháng chống lại chủ nghĩa tiêu dùng và sự kiểm soát cảnh sát). Các cuộc phản kháng chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc (phần lớn bất bạo động) bỏ qua các lệnh và các sự cấm đoán của các nhà chức trách công cộng nhân danh cuộc đấu tranh của họ vì một sự nghiệp giải phóng cao cả. (Các loại bạo lực này chiếm ưu thế trong các xã hội Tây phương đã phát triển—ở đây chúng ta bỏ qua các hình thức bạo lực to lớn nhất mà đang xảy ra rồi và sẽ chắc chắn bùng nổ trong các nước Thế giới thứ Ba như Yemen, Afghanistan, và Somalia. Như tờ Guardian tường thuật vào ngày 27 tháng Sáu, “Mùa hè này sẽ mở ra trong một số thảm hoạ tồi tệ nhất mà thế giới đã từng thấy nếu đại dịch được để cho lan nhanh ra ngang các nước đã bị rối loạn rồi bởi bạo lực gia tăng, sự lún sâu vào nghèo khổ và bóng ma của nạn đói.”[11])

Có một nét đặc điểm then chốt chung của ba loại bạo lực này bất chấp những sự khác biệt của chúng: chẳng cái nào trong số chúng bày tỏ một cương lĩnh xã hội-chính trị nhất quán tối thiểu cả. Có thể có vẻ rằng các cuộc phản kháng chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc thoả mãn tiêu chuẩn này, nhưng chúng không thoả mãn trong chừng mực chúng bị chi phối bởi niềm đam mê Phải Đạo (Politically Correct) để xoá bỏ các dấu vết của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và phân biệt giới tính—một nỗi đam mê mà đến quá gần cái đối lập của nó, sự kiểm soát tư tưởng tân bảo thủ. Một luật được các nhà làm luật Rumani thông qua vào ngày 16 tháng Sáu cấm tất cả các định chế giáo dục khỏi “việc truyền bá các lý thuyết và ý kiến về bản sắc giới theo đó giới là một khái niệm tách biệt khỏi giới tính sinh học”.[12] Ngay cả Vlad Alexandrescu, một thượng nghị sĩ trung-hữu và giáo sư đại học, đã lưu ý rằng với luật này “Rumania đang đi theo các lập trường được Hungary và Ba Lan đề xuất và trở thành một chế độ đưa ra sự khống chế tư tưởng bằng cảnh sát (thought policing)”.[13] Việc cấm trực tiếp lý thuyết giới tính tất nhiên là một phần cũ của cương lĩnh phái Hữu dân tuý mới, nhưng nó đã được đại dịch cho một sự thúc đẩy mới: một phản ứng phái Hữu dân tuý mới đối với đại dịch là, sự bùng nổ của nó là kết quả cuối cùng của xã hội toàn cầu của chúng ta trong đó chủ nghĩa đa văn hoá và chủ nghĩa đa nguyên không-nhị phân chiếm ưu thế—cách để chống lại nó, vì thế, là để khiến cho các xã hội của chúng ta dân tộc chủ nghĩa hơn, bén rễ trong một văn hoá cá biệt với các giá trị truyền thống vững chắc.

Hãy bỏ sang một bên phản lý lẽ hiển nhiên rằng đại dịch đang tàn phá các nước theo trào lưu chính thống như Arab Saudi và Qatar, và tập trung vào thủ tục “khống chế tư tưởng bằng cảnh sát” mà sự bày tỏ cuối cùng của nó đã là Index Librorum Prohibitorum (Danh sách các Sách bị Cấm) khét tiếng, một danh sách các xuất bản phẩm được cho là dị giáo hay trái với đạo đức của Giáo đoàn Danh sách Linh thiêng (Sacred Congregation of the Index), mà những người Công giáo vì thế không được phép đọc mà không có giấy phép. Danh sách này đã có hiệu lực (và thường xuyên được đổi mới) từ thời hiện đại đầu tiên cho đến năm 1966, và tất cả mọi người có tên tuổi trong văn hoá Âu châu, tại thời điểm nào đó, đã bị bao gồm (trong danh sách)—trong triết học từ Descartes và Kant, đến Sartre và de Beauvoir. Như bạn tôi Mladen Dolar đã lưu ý vài năm trước, nếu bạn hình dung văn hoá Âu châu mà không có tất cả các sách và các tác giả tại thời điểm nào đó đã ở trên danh sách, thì cái còn lại là một miền đất hoang. Lý do tôi nhắc đến điều này là, tôi nghĩ sự thôi thúc gần đây để tẩy sạch nền văn hoá và giáo dục của chúng ta khỏi tất cả các dấu vết của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và phân biệt giới tính chuốc lấy sự hiểm nguy sa vào cùng cái bẫy như danh sách cấm của Giáo hội Công giáo: cái gì còn lại nếu chúng ta loại bỏ tất cả các tác giả mà trong họ chúng ta thấy một số dấu vết của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và chống nữ quyền? Theo đúng nghĩa đen tất cả các nhà triết học và nhà văn vĩ đại biến mất.

Hãy xét Descartes, người tại một thời điểm đã ở trên danh sách Công giáo nhưng cũng được xem một cách rộng rãi như người khởi xướng triết học của bá quyền Tây phương, mà phân biệt chủng tộc và phân biệt giới tính một cách cố hữu. Chúng ta không được quên rằng kinh nghiệm nền tảng của lập trường của Descartes về sự nghi ngờ phổ quát chính xác là kinh nghiệm “đa văn hoá” về làm sao truyền thống của riêng bạn là không tốt hơn cái có vẻ đối với chúng ta như các truyền thống “lập dị”của những người khác: như ông viết trong Discourse on Method (Bàn về Phương pháp) của ông, ông đã nhận ra trong tiến trình du hành của ông rằng các truyền thống và các tập quán mà “rất trái ngược với truyền thống của chúng ta thế nhưng không nhất thiết là dã man hay man rợ, mà có thể có mức độ lý trí lớn hay thậm chí lớn hơn bản thân chúng ta.” Đấy là vì sao, đối với một triết gia Cartesian, gốc rễ sắc tộc và bản sắc dân tộc đơn giản không là một phạm trù sự thật. Đấy cũng là vì sao Descartes đã ngay lập tức nổi tiếng giữa các phụ nữ: như một trong những bạn đọc sớm của ông diễn đạt, cogito—đối tượng của tư duy thuần tuý—không có giới tính. Những lời xác nhận ngày nay về các bản sắc giới tính như được xây dựng về mặt xã hội và không được xác định về mặt sinh học là chỉ có thể trong bối cảnh của truyền thống Cartesian—không có phong trào nữ quyền hiện đại và sự chống-chủ nghĩa phân biệt chủng tộc nào mà không có tư tưởng của Descartes. Như thế, bất chấp những sự lầm lẫn đôi khi của ông vào chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và phân biệt giới tính, Descartes đáng được tôn vinh, và chúng ta phải áp dụng cùng tiêu chuẩn với tất cả những tên tuổi vĩ đại từ quá khứ triết học của chúng ta: từ Plato và Epicurus đến Kant và Hegel, Marx và Kierkegaard. Phong trào nữ quyền hiện đại và sự chống-chủ nghĩa phân biệt chủng tộc đã nổi lên từ truyền thống giải phóng lâu đời này, và sẽ là sự hết sức điên rồ để bỏ lại truyền thống cao quý này cho những kẻ dân tuý và bảo thủ bẩn thỉu.

Cùng lý lẽ áp dụng cho nhiều nhân vật chính trị gây tranh cãi. Đúng, Thomas Jefferson đã có những nô lệ và đã phản đối Cách mạng Haitian, nhưng ông đã đặt nền móng chính trị-tư tưởng cho sự giải phóng người da Đen muộn hơn. Và trong một quan điểm tổng quát hơn, đúng, trong việc xâm chiếm châu Mỹ, Tây Âu có lẽ đã có gây ra sự diệt chủng lớn nhất trong lịch sử thế giới—nhưng tư tưởng Âu châu đã đặt nền móng chính trị-tư tưởng cho chúng ta ngày nay để thấy toàn bộ quy mô của cảnh khủng khiếp này. Và không chỉ về châu Âu: đúng, trong khi Gandhi trẻ đã chiến đấu ở Nam Phi cho các quyền bình đẳng của những người Ấn Độ, ông đã bỏ qua tình trạng khó khăn của những người da Đen—nhưng tuy nhiên ông đã đưa phong trào chống-thực dân lớn nhất từ trước đến nay tới một sự kết thúc thành công. Như thế, trong khi chúng ta phải phê phán tàn nhẫn quá khứ của chúng ta (và nhất là quá khứ mà vẫn còn trong hiện tại của chúng ta), chúng ta không được thua sự tự coi thường—sự tôn trọng cho những người khác dựa vào sự tự coi thường luôn luôn là sai theo định nghĩa. Nghịch lý là, trong các xã hội của chúng ta, những người da trắng mà tham gia vào các cuộc phản kháng chống-chủ nghĩa phân biệt chủng tộc hầu hết là những người da trắng tầng lớp trung lưu trên những người thích thú tội lỗi của họ một cách giả nhân giả nghĩa. Có lẽ, những người phản kháng này phải học bài học của Frantz Fanon, người chắc chắn không thể bị lên án là không đủ cấp tiến:

“Mỗi lần một người đã đóng góp cho thắng lợi của phẩm giá tinh thần, mỗi lần một người đã nói không với mưu toan để nô dịch các đồng bào của ông, tôi đã cảm thấy sự đoàn kết với hành động của ông. Không đời nào nghề nghiệp của tôi phải được rút ra từ quá khứ của những người da màu. [. . .] Da đen của tôi không phải là một kho chứa cho các giá trị đặc thù. [. . .] Tôi với tư cách một người da màu không có quyền để hy vọng rằng trong những người da trắng sẽ có một sự kết tinh tội lỗi đối với quá khứ của chủng tộc tôi. Tôi với tư cách một người da màu không có quyền để tìm những cách làm giảm sự tự hào của ông chủ trước kia của tôi. Tôi chẳng có quyền cũng không có nghĩa vụ để đòi những sự đền bù cho các tổ tiên bị nô dịch của tôi. Không có sứ mạng da đen nào; không có gánh nặng da trắng nào. [. . .] Tôi sẽ đòi người da trắng của ngày hôm nay để trả lời cho những người buôn nô lệ của thế kỷ thứ mười bảy ư? Tôi sẽ thử bằng mọi phương tiện sẵn có để gây ra mặc cảm tội lỗi trong linh hồn của họ ư? [. . .] Tôi không phải là một nô lệ của tình trạng nô lệ mà đã vô nhân đạo với các tổ tiên của tôi.”[14]

Nếu chúng ta bác bỏ quan niệm về tội lỗi khái quát của những người da trắng, tất nhiên chúng ta cũng phải cho thấy không sự khoan dung nào cho chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Phải Đạo được tiếp tục của họ, mà trường hợp mẫu là video khét tiếng về Amy Cooper[15] được quay tại Công Viên Trung tâm (Central Park). Như Russell Sbriglia đã bình luận,

“phần lạ nhất, chói tai nhất của video là, cô nói cụ thể—cả cho bản thân người da đen trước khi cô gọi 911 và cho điều phối viên cảnh sát một khi cô nói điện thoại với họ—rằng ‘một người Mỹ gốc Phi’ đang đe doạ mạng sống của cô. Gần như thể, sau khi đã làm chủ biệt ngữ phải đạo, thích hợp (‘người Mỹ gốc Phi,’ không phải ‘người da đen’), cái cô đang làm đã có lẽ không thể là phân biệt chủng tộc.”[16]

Thay cho việc thích thú một cách quái đản tội lỗi của chúng ta (và bằng cách ấy ra vẻ kẻ cả với các nạn nhân thật), chúng ta cần sự đoàn kết tích cực: tội lỗi và trạng thái nạn nhân làm chúng ta bất động. Chỉ khi tất cả chúng ta hoạt động cùng nhau, đối xử với bản thân chúng ta và với nhau như những người trưởng thành có trách nhiệm, chúng ta mới có thể đánh bại chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và phân biệt giới tính.

5. CHA… HAY TỒI HƠN

Cái đầu tiên đến với tâm trí tôi khi tôi nghe tin về các cuộc phản kháng ở Belarus đã là cuộc đối thoại nổi tiếng giữa một thám tử Scotland Yard và Sherlock Holmes trong câu chuyện “The Adventure of Silver Blaze (Cuộc Phiêu lưu của Silver Blaze),” về “sự cố lạ lùng của con chó trong đêm”: “Có bất kỳ thời điểm nào khác mà bạn muốn tôi chú ý tới?” “Đến sự cố lạ lùng của con chó trong đêm.” “Con chó đã không làm gì trong đêm cả.” “Đó là sự cố lạ lùng.” Mặc dù một trong những lời quở trách chống lại Lukashenko đã là sự xử lý tồi của chính phủ với sự bùng phát Covid-19, chủ đề đã thiếu một cách đáng chú ý khỏi các cuộc tranh luận về các cuộc phản kháng, đến nỗi người ta có thể tưởng tượng một nhà báo hỏi một chuyên gia về: “Có bất kỳ thời điểm nào khác về các cuộc phản kháng Minsk mà bạn muốn tôi chú ý tới?” “Đến sự cố lạ lùng với coronavirus ở quảng trường chính của Minsk.” “Nhưng coronavirus đã hầu như không được nhắc tới ở đó.” “Đó là sự cố lạ lùng.” Cái chung của Lukashenko và những người biểu tình là lập trường dửng dưng với Covid-19: các đám đông ở Minsk đã có vẻ không bận tâm đến giữ khoảng cách xã hội và đã có thể thấy rất ít khẩu trang, còn Lukashenko tiếp tục tìm cách để thách đố những sự nguy hiểm của Covid-19—ông thậm chí đã khoe khoang về việc tổ chức Ngày Chiến thắng duy nhất trong Liên Xô trước đây vào ngày 8 tháng Năm. (Tuy nhiên ta phải lưu ý rằng Belarus đang xử lý đại dịch tốt hơn các nước láng giềng của nó.) Không ngạc nhiên các nhà khai phóng yêu tự do nhiệt tình về các sự kiện ở Belarus, được xem như bằng chứng rằng ngay cả mối đe doạ Covid-19 không sánh được với một cuộc phản kháng quần chúng, tốt, kiểu cũ. Trong một thời gian ngắn, chí ít, đại dịch đã bị bỏ xó vào phía sau, và chúng ta đã quay lại kịch bản nổi tiếng của quần chúng lật đổ “tên độc tài cuối cùng ở châu Âu”—Minsk như Kiev mới.

Tuy vậy, sự nhiệt tình vui vẻ này cho nền dân chủ có điểm mù riêng của nó. Tất nhiên, chúng ta phải ủng hộ các cuộc phản kháng: Lukashenko là một nhà lãnh đạo độc đoán lập dị, một nhân vật hơi nực cười, vận hành nhà nước của ông với một bàn tay sắt, bỏ tù các đối thủ và cho phép rất ít quyền tự do báo chí—tuy vậy, ông không thể bị gạt bỏ như một thất bại đơn thuần. Benjamin Bidder đã viết một bài báo có tiêu đề “Mô hình Xã hội Biến mất của Lukashenko,” “Trong một thời gian dài, ông đã đưa Belarus đến một phúc lợi khiêm tốn—mà đã là đủ để làm cho ông hết sức nổi tiếng ngay cả trong các nhà nước láng giềng. Nhưng mô hình nền kinh tế của ông gặp rắc rối.”[17] Lukashenko đã đạt được sự ổn định kinh tế, sự an toàn, và trật tự, với thu nhập trên đầu người cao hơn ở Ukraina “tự do” rất nhiều, và được phân phối theo cách bình quân hơn rất nhiều. Nhưng với một trong những việc kinh doanh sinh lời quan trọng nhất của ông—nhận được dầu rẻ từ Nga và bán lại nó cho phương Tây—bây giờ đang đến sự kết thúc do giá dầu thấp, thời gian của ông đã hết.

Các cuộc phản kháng đang xảy ra ở Belarus là các cuộc phản kháng bắt kịp nhắm tới việc nối lại trạng thái bình thường tư bản chủ nghĩa-khai phóng Tây phương; chúng không giải quyết trực tiếp các vấn đề nghiêm trọng đang gây tai hoạ cho bản thân các nước đã phát triển ngày nay. Người ta vì thế có thể tiên đoán một cách an toàn rằng nếu các cuộc phản kháng thắng lợi, các vấn đề này sẽ nảy sinh ngay lập tức sau khi sự nhiệt tình ban đầu trôi đi, và kết cục cuối cùng rất có thể là một phiên bản mới, bảo thủ-dân tộc hơn của Lukashenko, một Orbán hay Kaczynski Belarusian. Tức là, ta phải nhớ rằng lý do đằng sau của tính tương đối nổi tiếng của Lukashenko trong những năm trước: ông đã được dung thứ, thậm chí được chấp nhận trong một số giới, chính xác bởi vì ông đã đưa ra một nơi trú ẩn an toàn chống lại những sự tàn phá của chủ nghĩa tư bản khai phóng hoang dã (tham nhũng, sự không chắc chắn kinh tế và xã hội.) Bây giờ tình hình là rõ: một đa số lớn muốn thoát khỏi kẻ bạo chúa. Các vấn đề bắt đầu sau khi nhân dân chiến thắng—bạn phản kháng chống lại ai trong nền dân chủ? Vì không có kẻ bạo chúa có thể thấy rõ ràng nào, sự cám dỗ là để tìm một ông chủ vô hình người giật dây (giống những người Do thái kiểm soát “nhà nước ngầm (deep state)”). Biệt danh yêu mến của Lukashenko giữa những người ủng hộ của ông là “batka” (cha), và ta không thể không nhớ lại tiêu đề của một trong những seminar muộn của Jacques Lacan: . . . ou pire (. . . hay tồi hơn). Lacan ở đây gợi lên thành ngữ “le pere ou pire (cha hay tồi hơn), ngụ ý một sự cảnh cáo thảm khốc về làm sao kết cục cuối cùng của những sự nổi loạn chống gia trưởng có thể là một nhà lãnh đạo tồi hơn kẻ gia trưởng bị phế truất.

Những cuộc phản kháng làm chấn động thế giới trong vài năm qua rõ ràng dao động giữa hai kiểu. Một mặt, chúng ta có những cuộc phản kháng bắt kịp được sự ủng hộ của báo chí khai phóng Tây phương; thí dụ, các cuộc phản kháng ở Hồng Kông và Minsk. Mặt khác, chúng ta có nhiều cuộc phản kháng gây rắc rối hơn nhiều, phản ứng lại các hạn chế của bản thân dự án dân chủ-khai phóng, như Yellow Vests (Gilets Jaunes-Áo Di lê Vàng), Black Lives Matter (Mạng sống da Đen Quan trọng), và Extinction Rebellion (Nổi dậy Tuyệt chủng). Mối quan hệ giữa hai kiểu giống với nghịch lý nổi tiếng về Achilles và rùa. Trong một cuộc đua chạy bộ với rùa, Achilles chấp rùa, thí dụ, 100 mét. Sau một thời gian nào đó, Achilles sẽ chạy hết 100 mét, đưa ông đến điểm xuất phát của rùa; trong thời gian này, rùa chạy được một khoảng cách ngắn hơn nhiều, thí dụ 2 mét. Rồi Achilles sẽ cần thêm thời gian nào đó để chạy khoảng cách đó, vào lúc đó rùa sẽ tiến lên thêm nữa; và rồi vẫn cần nhiều thời gian hơn để đạt điểm thứ ba này, trong khi rùa tiến lên. Như thế, bất cứ khi nào Achilles đến một chỗ mà rùa đã ở đó, ông vẫn có một khoảng cách nào đó để đi trước khi ông có thể đến con rùa. Nhưng hãy chỉ thay đổi một chút các toạ độ thời gian: Achilles hãy chạy 200 mét, và trong cùng đơn vị thời gian rùa sẽ chạy chỉ được 4 mét và như thế sẽ ở xa đằng sau Achilles. Như thế kết luận tự áp đặt là: Achilles không thể bao giờ đuổi kịp rùa, nhưng ông có thể dễ dàng vượt qua nó.

Nếu chúng ta thay Achilles bằng “các lực lượng nổi dậy dân chủ” rùa bằng lý tưởng về “chủ nghĩa tư bản dân chủ khai phóng”, chúng ta mau chóng nhận ra rằng hầu hết các nước không thể đến gần lý tưởng này, và rằng sự thất bại của họ để đạt nó bày tỏ điểm yếu của bản thân hệ thống tư bản chủ nghĩa toàn cầu. Lựa chọn thay thế duy nhất sẵn có cho các nước này là nước đi mạo hiểm vươn xa hơn hệ thống này, mà tất nhiên mang theo những mối hiểm nguy riêng của nó. Ngoài ra, chúng ta buộc phải nhận ra rằng trong khi những người phản kháng vì dân chủ phấn đấu để đuổi kịp phương Tây tư bản chủ nghĩa khai phóng, có những dấu hiệu rõ ràng rằng, về mặt kinh tế và chính trị, bản thân phương Tây đã phát triển đang bước vào cái chỉ có thể được gọi là một thời đại hậu-tư bản chủ nghĩa và hậu-khai phóng—một thời đại phản địa đàng (dystopian), tất nhiên.

Yanis Varoufakis chỉ ra một dấu hiệu chủ chốt của các thứ sắp đến: khi được công bố gần đây rằng Vương quốc Anh và Hoa Kỳ bước vào các suy thoái tồi tệ nhất của họ từ trước đến giờ, các thị trường chứng khoán của họ đã đạt mức cao kỷ lục.[18] Mặc dù một phần của điều này có thể được giải thích bằng các sự thực đơn giản (hầu hết các đỉnh cao thị trường chứng khoán được dẫn dắt bởi chỉ vài công ty phát đạt, như Google và Tesla), xu hướng chung là xu hướng về sự tách rời của sự lưu thông tài chính và sự đầu cơ từ sản xuất. (Điều này cũng được phản ánh bởi sự lên của một kiểu mới của “chủ đề được cho là phải biết”, một thí dụ về nó được thấy trong một báo cáo Yahoo gần đây có tiêu đề “Warren Buffett về Tâm (trí) và Thân (thể)” ngày nay, những người được cho là để phân phát lời khuyên về các khía cạnh khác nhau của đời sống con người không phải là các nhà khoa học vĩ đại, các nghệ sĩ, hay các nhà sáng chế hiệu quả mà là các nhà đầu cơ tài chính thể hiện minh triết phổ quát và có thể cho sự thấu hiểu ngay cả vào những câu hỏi siêu hình). Netflix là mẫu mực ở đây: trong khi nó lỗ, nó tiếp tục bành trướng.

Sự lựa chọn thật như thế là: chúng ta sẽ thấy mình trong loại hậu-chủ nghĩa tư bản nào?

Còn về tình trạng của dân chủ, là đủ để ngó đến những câu chuyện trang bìa trong báo chí của chúng ta. Tại Ba Lan, các nhân vật công chúng khai phóng than phiền rằng họ đang trở thành các khán giả của sự dỡ bỏ dân chủ. Tại Hoa Kỳ, Obama đã cảnh cáo rằng Trump là một mối đe doạ nghiêm trọng đối với bản thân nền dân chủ, trong khi Trump đang ra hiệu rằng ông sẽ không công nhận những kết quả của các cuộc bầu cử tổng thống nếu chúng không có lợi cho ông. Việc này không gợi lại Lukashenko ư?

Như thế hãy chúc mọi may mắn cho những người phản kháng ở Belarus: nếu họ thắng, những mối lo Covid-19 sẽ quay lại với một sự báo thù, cùng với tất cả các vấn đề cấp bách liên quan khác từ sinh thái đến nghèo đói mới. Họ sẽ cần sự may mắn – và sự can đảm.

[1] https://jacobinmag.com/2020/4/david-harvey-coronavirus-đại-dịch-capital-economy

[2] https://edition.cnn.com/2020/04/24/asia/singapore-coronavirus-foreign-workers-intl-hnk/

[3] Xem https://www.researchgate.net/publication/335392682

[4] Xem Nikolai Schultz, “New Climate, New Class Struggles,” in Bruno Latour and Peter Weibel (eds.), Critical Zones: The Science and Politics of Landing on Earth (Cambridge, MA: Cambridge MIT Press, 2020).

[5] https://www.welt.de/vermischtes/article210530869/Streeck-zu-Corona-Infektionen-Keine-zweite-oder-dritte-Welle-wir-sind-in-einer-Dauerwelle.html

[6] https://www.ecowatch.com/greta-thunberg-2646241937.html

[7] https://www.theguardian.com/environment/2020/jun/17/climate-crisis-alarm-at-record-breaking-heatwave-in-siberia

[8] https://socialtextjournal.org/periscope_article/the-sign-language-of-the-tiny-hands-of-the-market/

[9] https://www.theguardian.com/world/2020/jun/21/hundreds-run-riot-in-stuttgart-city-centre-after-drug-checks 

[10] https://edition.cnn.com/2020/06/26/football/liverpool-fans-police-criticize-gathering-anfield-title-win-spt-intl/

[11] https://www.theguardian.com/world/2020/jun/27/toxic-mix-of-violence-and-virus-sweeps-poorest-countries-warns-war-reporter-lyse-doucet

[12] http://www.cdep.ro/pls/proiecte/upl_pck2015.proiect?idp=18210

[13] https://www.euronews.com/2020/06/17/romania-gender-studies-ban-students-slam-new-law-as-going-back-to-the-middle-ages

[14] Frantz Fanon, Black Skin, White Masks (New York, NY: Grove Press, 2008), pp. 201–206.

[15] https://www.cnn.com/2020/05/26/us/central-park-video-dog-video-african-american-trnd/

[16]Thông báo riêng từ Russell Sbriglia.

[17] https://www.spiegel.de/wirtschaft/belarus-alexander-lukaschenkos-schwindendes-geschaeftsmodell-a-0bfac8e5-b9ec-4aac-98bd-70851bce16a8

[18] Liên lạc cá nhân.