Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2024

Từ Phát triển đến Dân chủ – Sự Biến đổi của châu Á Hiện đại (kỳ 9)

Tác giả: Dan Slater Joseph Wong

Việt dịch: Nguyễn Quang A

Nhà Xuất bản Princeton University Press, 2022

Ba Trường hợp sắp Tới

Những nghiên cứu tình huống của chúng tôi bắt đầu với Indonesia. Tương tự như trường hợp Hàn quốc được khảo sát trong chương 5, chế độ độc đoán của Indonesia là chế độ chuyên chế không thuần túy do đảng-thống trị cũng chẳng do quân đội thống trị. Chế độ độc tài Trật tự Mới của Suharto (1966–98) được sinh ra trong một trong những sự bùng nổ phản cách mạng dữ dội nhất của thời đại Chiến tranh Lạnh, với hàng trăm ngàn người bị nghi là cộng sản bỏ mạng dưới bàn tay của quân đội do Suharto-lãnh đạo và các đồng minh bảo thủ (phần lớn nhưng không chỉ Islamist) của nó.5 Việc mở đất nước cho đầu tư Tây phương và Nhật bản, Suharto đã đưa Indonesia vào châu Á kiến tạo-phát triển và đã giám sát ba thập niên tăng trưởng kinh tế ngoạn mục cũng như sự giảm nghèo ấn tượng và sự đô thị hóa đáng kể. Tuy vậy, không đặc tính nào của nền kinh tế chính trị dưới Suharto đã nổi bật hơn sự tham nhũng lớn của nó.

Nói về mặt chính trị, Suharto đã thiết lập một chế độ độc đoán bầu cử được quản lý chặt chẽ. Một đảng độc đoán mới, Golkar, được xây dựng với sự hậu thuẫn quân sự và quan liêu cho các cuộc bầu cử đa đảng độc đoán “thành công” mỗi 5 năm. Khi nền kinh tế Indonesia đầy-tham nhũng bị khủng hoảng tài chính Á châu tàn phá trong 1997–98, Suharto rời khỏi quyền lực như một nhà lãnh đạo suy yếu sâu sắc. Nhưng chỉ trong năm tiếp sau thì người kế vị của ông, B. J. Habibie, mới dỡ bỏ nhiều kiểm soát độc đoán của Trật tự Mới và chuyển Indonesia mau chóng tới các cuộc bầu cử dân chủ tự do và công bằng trong 1999. Sự trôi chảy tương đối của quá trình dân chủ hóa này và sự ủng hộ cố kết cho nó giữa các elite đảng và quân sự như nó đã tiến triển chỉ có thể được hiểu dựa vào cơ sở của các sức mạnh độc đoán và bảo thủ—và như thế sự tự tin—được tích lũy trong hơn ba thập niên cầm quyền của Suharto.

Đấy không phải là lần đầu tiên cũng chẳng phải lần cuối cùng một chế độ quân phiệt chủ nghĩa kiến tạo-phát triển ở Đông Nam Á thừa nhận dân chủ qua sức mạnh. Sau khi dành phần lớn chương này cho việc nêu chi tiết quỹ đạo Indonesia từ phát triển đến nền dân chủ, chúng tôi quay sang các trường hợp quân phiệt chủ nghĩa mà đã đi trước (Thái Lan) và đã tiếp sau bước chân của Indonesia (Myanmar).

Từ cuối các năm 1970 đến tận cuối các năm 1980, elite độc đoán thống trị-từ lâu của Thái Lan—nền quân chủ, bộ máy quân sự và quan liêu của nó—đã chuyển từ từ sang sự cai trị dân sự dưới các điều kiện dân chủ hoàn toàn. Điều này đã tiếp sau một thử nghiệm dân chủ hỗn độn từ 1973 đến 1976, trong thời gian đó sự sụp đổ của chế độ tam đầu chế quân sự thối nát đã dẫn đến ba năm phân cực ý thức hệ dữ dội, lên đỉnh điểm trong một sự đàn áp tàn bạo các phần tử cánh tả ở thủ đô Bangkok.6 Như ở Hàn Quốc trong đầu các năm 1960, dân chủ qua sự yếu kém ở Thái Lan trong giữa-các năm 1970 đã tỏ ra bất ổn định và nhanh chóng bị đảo ngược một cách tàn bạo.

Tuy vậy, cái tiếp sau đã không phải là một sự quay lại sự cai trị độc đoán toàn diện, mà là một quá trình dân chủ hóa từ từ qua sức mạnh trong đó quân đội và các đồng minh kỹ trị của nó đưa vào các cuộc bầu cử và đặt ra một hiến pháp và hệ thống bầu cử mới. Các quy tắc trò chơi mới đảm bảo rằng các chính trị gia đảng không thể tập trung đủ quyền lực để thống trị tối cao trên quân đội và, đặc biệt, nền quân chủ của Vua Bhumipol. Hệ thống dân chủ hóa từ từ này đã sống sót một cuộc đảo chính quân sự và sự chiếm đoạt quyền lực trong 1991–92 và vẫn vững vàng cho đến khủng hoảng tài chính Á châu 1997–98 tàn phá nền kinh tế Thái lan. Đáp lại sự sụp đổ, các chính trị gia dân chủ đã soạn một hiến pháp mới tập trung nhiều quyền lực hơn vào thủ tướng và khuyến khích một sự củng cố hệ thống đảng bị phân mảnh lâu năm.7

Bất chấp những quanh co ngoắt nghéo không thể phủ nhận được, người ta có thể cho rằng từ khoảng 1980 đến 2006, Thái Lan kiêu hãnh là nền dân chủ ổn định nhất Đông Nam Á. Điều này đã xác nhận rộng rãi sự tự tin của những người khởi thủy của nó rằng dân chủ hóa sẽ giúp bảo tồn các kết cục bảo thủ và ổn định. Tuy vậy, uy thế thành công bầu cử nhanh như sao băng của trùm tư bản dân túy chủ nghĩa Thaksin Shinawatra trong đầu các năm 2000 tỏ ra là gót chân Achilles bầu cử của chính thể đầu sỏ cầm quyền của nước này.

Sự lên của Thaksin diễn ra dựa vào cơ sở của việc Thái Lan thiếu một đảng bảo thủ hùng mạnh, thậm chí một đảng cỡ trung như Golkar của Indonesia. Sự thực rằng nền dân chủ Thái lan đã lật nghiêng và sụp đổ trong mười lăm năm qua là không thể giải thích nổi mà không có việc hiểu sự tự tin chiến thắng ở Thái Lan đã bị cản trở thế nào bởi sự phụ thuộc tiếp tục của những người bảo thủ vào nền quân chủ hơn là vào một đảng chính trị bảo thủ cố kết.8 Người ta cũng phải đánh giá làm sao đảng Thai Rak Thai của Thaksin được cảm nhận như một mối đe dọa đối với cấu trúc quyền lực thâm căn cố đế của Thái Lan, cũng làm lung lay sự tự tin ổn định.

Ít người đã tưởng tượng trước 2011 rằng Myanmar, trước kia gọi là Burma, sẽ đi theo các bước chân của Indonesia và Thái Lan trên quỹ đạo từ chủ nghĩa quân phiệt kiến tạo-phát triển đến dân chủ qua sức mạnh.9 Tuy nhiên thử nghiệm dân chủ mỏng manh, chưa xong, đầy-bạo lực, và cuối cùng bị đảo ngược của Myanmar từ 2011 đến 2021 đã thực sự là thập niên đang hình thành. Sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa và biệt lập chủ nghĩa của Ne Win do quân đội lãnh đạo lảo đảo trên bờ vực sụp đổ trong cuộc nổi dậy dân chúng 1988 và thấy các đồng minh đảng của nó bị một thất bại long trời lở đất dưới bàn tay của Liên đoàn Quốc gia vì nền Dân chủ (NLD) của Aung San Suu Kyi trong 1990, nó đã đàn áp thẳng tay khắc nghiệt và trở thành một trong những chế độ độc tài xỏ lá khét tiếng nhất thế giới sau–Chiến tranh Lạnh. Trong khi thế giới lên án và trừng phạt chế độ tàn bạo, thì thật đáng chú ý nó bắt đầu vạch ra một con đường dài và đầy thử thách tới dân chủ qua sức mạnh, bất chấp thành tích phát triển tàn bạo của quân đội và sự chậm trễ định mệnh của nó trong việc xây dựng một phương tiện đảng bảo thủ để cạnh tranh nhân danh cử tri của nó.

Chế độ độc tài của Myanmar đánh giá cao sự tự tin ổn định, như chúng ta kỳ vọng trong một chế độ quân sự. Một khi nó tìm được cách trong suốt các năm 1990 và các năm 2000 để dập tắt tình trạng náo động dân chúng, giải quyết chủ nghĩa bè phái nội bộ quân đội, tạo các thỏa thuận hòa bình với nhiều tổ chức vũ trang sắc tộc của quốc gia bị chia rẽ sâu sắc, và quan trọng nhất áp đặt hiến pháp được ưa thích của nó, mà bảo vệ các đặc ân quân đội, chế độ quân sự có được đủ sự tự tin ổn định để mở quá trình chính trị trong 2011, dường như qua một đêm.

Mặc dù đảng được ưa chuộng của quân đội bị tan đàn xẻ nghé trong chiến thắng bầu cử long trời lở đất của NLD trong 2015, bản thân quân đội đã giữ lại các quyền lực và các đặc ân nó quý trọng nhất, ngay cả sau khi chấp nhận một cách hòa bình các kết quả của cái chỉ có thể được mô tả như một trận đòn bầu cử hoàn toàn dân chủ. Kết quả từ 2015 đến 2020 đã không đơn thuần là một chế độ quân sự được tự do hóa êm dịu nhưng chưa được cải cách, mà đúng hơn một hệ thống sống chung chân thật trong đó một chế độ dân sự và dân chủ được thành lập một cách tự do dùng mẹo để giành địa vị đứng đầu với bên được quân đội-lãnh đạo của nhà nước.

Vào ngày 1 tháng Hai, 2021, thử nghiệm dân chủ có thể đảo ngược được của Myanmar bị đảo ngược một cách bi thảm. Thắng lợi bầu cử long trời lở đất thứ hai của NLD trong tháng Mười Một 2020 rõ ràng đã làm nổi bật nỗi sợ quân đội rằng các đặc quyền của nó có thể không dễ dàng chịu được một NLD có tính chính danh và sự bạo dạn mạnh đến thế. Điều này thúc giục chỉ huy quân đội Min Aung Hlaing để ngưng sự sự sống chung dân sự-quân sự, chắc để bảo đảm lợi ích chính trị cá nhân của ông cũng nhiều như các lợi ích chính trị của quân đội. Người ta không thể hiểu thử nghiệm dân chủ hóa của Myanmar hoặc đã bắt đầu trong 2011 hay chấm dứt trong 2021 như thế nào mà không có sự đánh giá cao sự tự tin vào các quá trình dân chủ mà quân đội cầm quyền đã có vào lúc đầu cải cách nhiều hơn vào lúc kết thúc của nó thế nào.

Indonesia

Indonesia là một trong các nền dân chủ đáng ngạc nhiên nhất trên thế giới ngày nay. Trên hầu như mọi chỉ số toàn cầu, Indonesia trông giống độc đoán hơn dân chủ. Nước này ở bên nghèo hơn của địa vị thu nhập-trung bình; dân cư tuyệt đại bộ phận là Muslim, cũng như đa dạng về sắc tộc; lãnh thổ bị các cuộc nổi dậy vũ trang vùng tái diễn đe dọa làm tan rã; và khu vực Đông Nam Á, nơi Indonesia thuộc về hầu như không phải là một vùng lân cận mà các nền dân chủ truyền bá và lan ra. Chẳng cái nào trong số các đặc tính này là điềm tốt cho các triển vọng dân chủ của Indonesia.

Việc thiếu “các điều kiện dân chủ tiên quyết” quy ước, dân chủ hóa của Indonesia dường như được giải thích tốt nhất như một trường hợp dân chủ qua sự yếu kém. Diễn giải này hầu như không phải không có giá trị. Chế độ độc đoán của cựu đại tướng Suharto đã được cá nhân hóa hết sức và thối nát không thể cứu vãn nổi vào các năm 1990. Nền kinh tế Indonesia bị khủng hoảng tài chính Á châu 1997–98 tàn phá hoàn toàn.10 Các cuộc biểu tình đô thị nổ ra, và quân đội bị chia rẽ về liệu có bảo vệ tổng thống già hay không. Vào lúc các cuộc biểu tình sinh viên áp đảo và chiếm quốc hội ở Jakarta, và một loạt những người ủng hộ chế độ chóp bu bắt đầu kêu gọi tổng thống từ chức ngay lập tức trong một dòng thác elite đào ngũ, chế độ Suharto đơn giản đã kết thúc.11

Suharto từ chức trực tiếp trên TV vào ngày 21 tháng Năm 1998, với sự vui mừng và nhẹ nhõm của hàng triệu người, trao quyền cho phó tổng thống của ông, B. J. Habibie. Một năm sau, các cuộc bầu cử dân chủ tự do và công bằng được tổ chức ở Indonesia lần đầu tiên trong 44 năm. Đảng Golkar đương nhiệm cán đích ở vị trí thứ hai xa trong các cuộc bầu cử quốc hội. Sau khi “bài phát biểu trách nhiệm giải trình” của Habibie bị bác bỏ trong phiên họp quốc hội đặc biệt trong tháng Mười Một 1999, một cặp đôi có lẽ của hai nhà chỉ trích Suharto xuất chúng nhất—giáo sĩ tôn giáo tự do Abdurrahman Wahid và thần tượng dân tộc chủ nghĩa Megawati Sukarnoputri—được chọn như tổng thống và phó tổng thống. Chuyển đổi dân chủ kỳ lạ của Indonesia đã hoàn tất, mặc dù sự củng cố dân chủ của nó vẫn là bất cứ thứ gì trừ sự chắc chắn.

Hơn hai mươi năm sau, tuy vậy, Indonesia vẫn là một nền dân chủ, sau khi đã trải qua cuộc bầu cử quốc gia yên bình thứ năm của nó trong 2019. Sau khi vọt lên đột ngột với sự chuyển đổi cuối các năm 1990 và về cơ bản vẫn vững vàng trong thập niên đầu của các năm 2000, các chỉ báo dân chủ của Indonesia đã chỉ dịu đi một chút, mặc dù rất đáng lo ngại, suốt các năm 2010.

Chuyện kể trước miêu tả Indonesia như một trường hợp tuyệt vời về dân chủ qua sự yếu kém, mà, như chúng tôi sẵn sàng thừa nhận, không phải là một sự tường thuật hoàn toàn không chính xác. Nhưng nó là một sự giải thích không đầy đủ, và trong những khía cạnh nào đó nó cơ bản gây lạc đường. Nó không đầy đủ theo nghĩa rằng các elite độc đoán đương nhiệm của Indonesia ngoài Suharto đã có được các sức mạnh chính trị đáng kể và lâu dài vào lúc chuyển đổi cuối các năm 1990, bất chấp độ sâu của cú sốc kinh tế đột ngột. Nó gây lạc lối bởi vì sự sụp đổ của Suharto và việc loại bỏ ông khỏi chức vụ trong 1998, mà chắc chắn nhất đã xảy ra vào thời khắc chính trị yếu nhất của ông, đã không tạo thành dân chủ hóa của Indonesia. Một chế độ độc tài thường có thể vẫn đứng vững (hay được phục hồi nhanh chóng) sau khi một nhà độc tài cá biệt sụp đổ.12 Tuy nhiên ở Indonesia, một chế độ độc tài bị yếu được thay thế trong thời gian tương đối ngắn bởi một nền dân chủ mạnh đáng ngạc nhiên. Điều này chỉ có thể bởi vì các elite độc đoán đương nhiệm đã giữ lại các sức mạnh thật trước đó mà bản thân Suharto đã mất.

Bất chấp những sự khác biệt rành rành của nó với các trường hợp nhà nước chủ nghĩa kiến tạo-phát triển của Nhật Bản, Đài Loan, và Hàn Quốc, kinh nghiệm của Indonesia với dân chủ hóa để lộ ra những sự tương đồng then chốt nhất định. Chúng tôi lập luận, nó đã là một trường hợp khác của dân chủ qua sức mạnh. Như ở Nhật Bản, sự tàn phá của một nước đã trùng với các tiến bộ chính trị tương đối của những người bảo thủ dân sự dẫn đầu của nó, kể cả những người đã có thể làm ăn tốt trong các cuộc bầu cử tự do và công bằng.

Giống Quốc Dân Đảng (QDĐ) ở Đài Loan, đảng Golkar độc đoán đã có một cơ sở hạ tầng đảng ấn tượng và một hồ sơ thành tích phát triển dài hàng thập niên đáng tin cậy. Điều này cho mức độ tự tin nào đó rằng nó có thể làm ăn khá tốt trong các cuộc bầu cử dân chủ hoàn toàn, đặc biệt ở nông thôn và các vùng xa. Các sự tương tự với Hàn Quốc thậm chí còn mạnh hơn. Ở Indonesia, như ở Hàn Quốc, các cuộc biểu tình đô thị ngang-giai cấp to lớn đã là một kích thích chính cho sự thay đổi dân chủ, quân đội đã đóng một vai trò cạnh tranh với vai trò của đảng cầm quyền trong việc giám sát quá trình chuyển đổi, và các cuộc bầu cử dân chủ cuối cùng được dùng để chia và làm dịu đi các đối thủ mạnh nhất của sự cai trị quân sự, trong khi đó sự đàn áp độc đoán tồi tệ đi đã ngày càng thống nhất và cổ vũ họ.

Kết cục là elite độc đoán đương nhiệm đã vẫn đứng vững suốt quá trình dân chủ hóa của đất nước. Thực ra, nhiều đến mức quân đội thực tế đã đứng trong một vị trí sống chung với các nhà lãnh đạo dân sự được bàu trong vài năm đầu của sự chuyển đổi, đặc biệt với sự có được các ghế chỉ định trong quốc hội từ 1999 đến 2004.13 Nhưng điều đó không có nghĩa rằng kết cục cuối cùng đã ít dân chủ hơn. Đúng hơn, nó đã có nghĩa rằng dân chủ hóa tỏ ra ổn định và lâu bền một cách đáng ngạc nhiên, bất chấp tất cả các lý do Indonesia có vẻ là một ứng viên tồi cho nền dân chủ hoặc để nổi lên hay để kéo dài. Như ở nơi khác, dân chủ hóa qua sức mạnh Indonesia đã là một thử nghiệm có thể đảo ngược, và điều quan trọng nhất là—không giống ở Thái Lan hay Myanmar, vì các lý do lý thuyết của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ—tuy nhiên nó vẫn chưa bị đảo ngược sau hơn hai thập niên.

Có một sự tương tự lý thú ở đây giữa dân chủ hóa ở Indonesia và Nhật Bản. Như chúng ta đã thấy trong chương 3, dân chủ hóa Nhật bản đã diễn ra vào thời gian khi nước này đã yếu nhất. Thế nhưng các chính trị gia dân sự bảo thủ và các nhà quan liêu được cho là mạnh nhất, vì sự ủng hộ Mỹ, quân đội bị tàn phá ngay sau chiến tranh, và một cánh Tả yếu. Tương tự, ở Indonesia, nền kinh tế quốc gia đã gặp khó khăn nghiêm trọng, nhưng các elite bảo thủ của nó đã có đủ sức mạnh chính trị để nhìn ra phía trước với sự tự tin nào đó về tương lai chính trị của họ. Cũng có một sự tương tự với Hàn Quốc trong việc quân đội Indonesia, được thúc đẩy nhiều hơn bởi sự tự tin ổn định hơn sự tự tin chiến thắng, đã là một người chơi hàng đầu trong việc thực hiện chuyển đổi của Indonesia sang dân chủ qua sức mạnh. Cùng thế sẽ đúng, thực ra thậm chí còn đúng hơn, trong các chế độ quân sự nghèo hơn của Myanmar và Thái Lan được thảo luận muộn hơn trong chương này.

Phát triển Kinh tế Độc đoán

Các nhân tố kinh tế có thể ngay lập tức lưu ý người ta đến một diễn giải “sức yếu” hơn là diễn giải “sức mạnh” về dân chủ hóa Indonesia. Trong số tất cả các nước đã dân chủ hóa kể từ “Làn sóng thứ Ba” của dân chủ hóa toàn cầu bắt đầu trong các năm 1970, chẳng nước nào đã làm vậy giữa các điều kiện kinh tế tồi đi một cách đột ngột hơn Indonesia.14 Không giống ở Đài Loan và Hàn Quốc, chuyển đổi dân chủ đã không xảy ra ở Indonesia trong “thời gian tốt đẹp.” Sự sụt về tốc độ tăng trưởng kinh tế từ bắt đầu khủng hoảng tài chính Á châu trong 1997 cho đến đáy của nó trong 1999 đã thực sự dốc đứng. Sự lao xuống này về đầu ra kinh tế thực đã giống với trong khu vực tài chính, nơi đồng tiền của Indonesia (đồng rupiah, hay Rp) đã lao xuống từ dưới Rp 2.000/USD xuống hơn Rp 13.000/USD trong chỉ vài tuần. Khu vực ngân hàng tư nhân đã sụp đổ dưới sức nặng của các khoản nợ có mệnh giá dollar của nó.

Trong chừng mực dân chủ hóa trong khủng hoảng kinh tế tạo ra các kết cục gập nghềnh hơn dân chủ hóa trong những thời kinh tế tốt đẹp, các điều kiện bao quanh chuyển đổi dân chủ của Indonesia đã hầu như không thể ít thuận lợi hơn. Chắc chắn, dân chủ hóa của nó đã trái ngược hoàn toàn với “những sự chuyển đổi không-khủng hoảng” ở Đài Loan, Hàn Quốc, và Thái Lan (được khảo sát muộn hơn trong chương này), nếu nhìn từ quan điểm kinh tế ngắn hạn nghiêm ngặt.15

Tuy nhiên một cái nhìn dài hơn là thiết yếu để đánh giá cao các sức mạnh kinh tế đáng kể cũng như sự yếu của nó vào thời khắc khi dân chủ hóa bắt đầu. Sự sụp đổ của Indonesia rất kịch tính và tàn phá phần lớn bởi vì sự lên của nó đã rất cao và bền vững. Sự cai trị độc đoán của Suharto từ 1966 đến 1998 đã có thể là một thời kỳ khét tiếng về tham nhũng khổng lồ, nhưng nó cũng là một thời kỳ dài không thể nhầm lẫn của sự tăng trưởng nhanh và đều đặn, đi cùng với những sự giảm đáng chú ý về nghèo cùng cực và sự nổi lên của một tầng lớp trung lưu đô thị khá lớn—rất khác về mức độ, nhưng không về tính chất, với cái đã diễn ra sớm hơn ngang cụm nhà nước chủ nghĩa kiến tạo-phát triển. Nói đơn giản, chế độ Suharto đã đưa Indonesia vào châu Á kiến tạo-phát triển và đã đạt thành công kinh tế to lớn.

Khi Suharto tóm quyền lực trong bể máu phản-cách mạng chống lại Đảng Cộng sản Indonesia (PKI) và những người bị nghi là cảm tình viên của nó trong 1965–66, nước này đã là một nước nghèo về kinh tế. Siêu lạm phát và tình trạng đói tràn lan từ cuối các năm 1950 suốt đến giữa-các năm 1960, vì người cha sáng lập và tổng thống của Indonesia, Sukarno, đã quản lý nền kinh tế tồi kinh khủng trong các năm “nền Dân chủ được Hướng dẫn” của đất nước (1959–65). Nền kinh tế đã chủ yếu là nông nghiệp thế nhưng còn xa mới tự-túc được về lúa gạo, cây lương thực chính của quốc gia.

Nhờ các dòng chảy vào ồ ạt của viện trợ nước ngoài, thu nhập từ dầu mỏ, và các cải cách kinh tế được thiết kế để tạo ra đầu tư cả nước ngoài và trong nước, nền kinh tế Indonesia đã có sự thay đổi đầy kịch tính vào giữa-các năm 1970. Xa với việc phục vụ dân đô thị với chi phí của nông thôn, các nhà hoạch định chính sách kinh tế của Indonesia đã biến cả sự tự túc gạo và kế hoạch hóa gia đình thành các ưu tiên cao nhất của họ, giảm bớt sự khốn cùng nông thôn mà đã giúp kích động sự lên của PKI để trở thành một trong các đảng cộng sản lớn nhất trên thế giới.16

Sự tăng trưởng kinh tế đã tăng vọt thật đáng kể trong các năm 1980, nhất là sau Hiệp ước Plaza Mỹ-Nhật đã củng cố đồng yen và đã hướng một dòng lũ FDI Nhật bản vào Indonesia và các láng giềng công nghiệp hóa lương-thấp của nó. Mặc dù sự phát triển công nghiệp nhanh cũng như sự khai thác tăng đáng kể của tài nguyên thiên nhiên có giá trị và có thể xuất khẩu được, GDP trên đầu người của Indonesia đã vượt US$2.000 vào cuối các năm 1990. Các vùng đô thị ngày càng được lấp đầy bằng các công dân tầng lớp-trung lưu có giáo dục, mà đã oán giận sự tham nhũng kinh dị của chế độ Suharto, bị khổ sở dưới chiếc chăn ngột ngạt của những sự kiểm soát độc đoán của nó, và hoàn toàn kỳ vọng chế độ tiếp tục tăng cường sự cung cấp các phúc lợi phát triển của nó. Như chúng ta thấy khắp châu Á kiến tạo-phát triển, hiện đại hóa kinh tế đã không tự động nuôi dưỡng “các giá trị dân chủ” ở Indonesia, nhưng nó chắc chắn đã nuôi dưỡng một toàn thể công dân đòi hỏi khắt khe hơn về mặt chính trị.17

Sự Phát triển Thể chế Độc đoán

Đôi khi các chế độ độc đoán xây dựng các định chế mà một nền dân chủ có thể kế thừa và chuyển sang các mục đích ổn định dân chủ, cho dù đó chẳng hề là ý định ban đầu của những người tạo ra các định chế đó. Như trong cụm nhà nước chủ nghĩa kiến tạo-phát triển, các nền tảng thể chế then chốt của các sự kiểm soát độc đoán của chế độ—đảng cầm quyền và bộ máy nhà nước của Indonesia—có thể được dùng cho mục đích khác hướng tới việc ổn định các mục đích dân chủ sau khi Suharto bị đẩy khỏi chức vụ trong 1998. Thế nhưng dân chủ hóa ổn định đã vẫn cực kỳ ít có khả năng cho đến khi định chế mạnh nhất của Indonesia, quân đội, có được sự tự tin ổn định cần thiết để cho phép những sự không chắc chắn của một sự biến đổi dân chủ.

Sự phát triển thể chế dưới chế độ độc đoán của Suharto đã đặc biệt ấn tượng trong hai lĩnh vực, cả hai rốt cuộc đã trả cổ tức bất ngờ và không lường trước cho sự ổn định dân chủ. Thứ nhất là năng lực nhà nước, rất quan trọng cho sự tự tin ổn định; và thứ hai là sức mạnh đảng, rất cốt yếu cho sự tự tin chiến thắng. Như với các đảng cầm quyền đương nhiệm trong các trường hợp khác về dân chủ qua sức mạnh của châu Á kiến tạo-phát triển, sự thực rằng Golkar đã cạnh tranh trong các cuộc bầu cử đa đảng trong hơn 25 năm, dù bị lệch và không công bằng như các cuộc bầu cử đó đã là, cung cấp kinh nghiệm bầu cử cho các elite độc đoán của Indonesia mà có thể mang sang một thời đại sau-độc đoán.

Sức mạnh thể chế độc đoán luôn luôn bắt đầu với nhà nước, và ở Indonesia như trong hầu hết thế giới hậu thuộc địa, bộ máy nhà nước đương thời có những nguồn gốc có thể nhận diện được trong thời kỳ thuộc địa. Nhà nước thuộc địa Hà lan đã nổi tiếng vì tính hiệu quả quản trị của nó, mặc dù chủ yếu cho các mục đích đàn áp và khai thác. Sự kế thừa thể chế này, tuy vậy, đã bị phung phí trong hai thập niên độc lập đầu tiên của Indonesia.18 Nhà thi hành có thẩm quyền của các mệnh lệnh một thời khắp quần đảo mênh mông, bộ máy quan liêu hậu thuộc địa của Indonesia thấy mình bị bỏ đói các nguồn lực và bị tước sự tự chủ hoạt động trong các năm siêu huy động của cách mạng dân tộc chủ nghĩa, nền dân chủ nghị viện, và nền Dân chủ được Hướng dẫn của Sukarno. Như một nhà dân túy có sức thuyết phục, Sukarno đã nghi ngờ sâu sắc các đảng chính trị, nhưng ông còn ít coi trọng các nhà quan liêu hơn. Vào lúc ông bị lật đổ trong sự nhầm lẫn của âm mưu, chủ nghĩa cộng sản, và một cuộc đảo chính xé nát đất nước trong 1965–66, nhà nước Indonesia đã không trong vị thế nào để quản trị. Đã hầu như không có một nền kinh tế tư nhân hoạt động nào để quản trị dù sao đi nữa.

Xu thế đã đổi chiều đột ngột với sự tiếp quản của Suharto. Trong pha đầu tiên của sự chuyển đổi, các phần tử chống cộng trong quân đội Indonesia, do Suharto lãnh đạo và liên kết chặt chẽ với xã hội dân sự Islamic, đã tung ra một cuộc tắm máu khủng khiếp chống lại PKI cộng sản và những người bị nghi là các cảm tình viên của nó. Hàng trăm ngàn người đã chết. Chính trên núi xác chết này mà Trật tự Mới của Suharto sẽ được xây dựng. Tuy nhiên với các ngoại lệ thực sự to lớn và bi thảm một cách sử thi của PKI và, sau giữa-các năm 1970, tỉnh Đông Timor ngang bướng từng bị Bồ Đào Nha cai trị, chế độ Suharto đã cai trị không hẳn là qua sự đàn áp tàn bạo và dữ dội mà là qua sự ép buộc ngột ngạt và sự thâu-nạp toàn diện. Các vụ giết người hàng loạt chống cộng không là ngoại lệ mà đã chứng minh sự cai trị; chúng đã là ngoại lệ thiết lập sự cai trị Trật tự Mới.19

Tính trung tâm của việc chống chủ nghĩa cộng sản trong sự xây dựng bản sắc của chế độ Suharto và các định chế chính trị của nó đã có các hệ quả sâu sắc cho sự tích tụ các sức mạnh của chế độ. Một mặt, nó cho Suharto và các đồng minh elite của ông một sự biện minh quyến rũ và nhiều đòn bẩy cho việc xây dựng lại nhà nước dưới sự bảo trợ độc đoán sâu sắc, như một bức tường thành chống lại chủ nghĩa cộng sản tái xuất hiện. Là không thể hiểu sức mạnh của chế độ Trật tự Mới mà không có sự hiểu tính chất mạnh mẽ của thách thức cộng sản trực tiếp đi trước nó và truyền cảm hứng cho nó. Tuy nhiên việc chế độ hủy diệt hoàn toàn chủ nghĩa cộng sản có tổ chức có nghĩa rằng sự tự tin ổn định của nó có thể được khôi phục dễ dàng hơn khi Chiến tranh Lạnh sắp kết thúc.20 Như chúng ta đã thấy trong các trường hợp Nhật Bản, Hàn Quốc, và Đài Loan, dân chủ hóa qua sức mạnh được tạo thuận lợi bởi sự yếu của thách thức cộng sản bên trong; cũng đúng thế, và có lẽ thậm chí có tầm quan trọng mấu chốt hơn, trong trường hợp của Indonesia.

Chính chỉ qua sự tái thiết quy mô lớn và việc tân trang lại nhà nước Indonesia sau khi Suharto nắm quyền mà chế độ Trật tự Mới trở nên ổn định—thậm chí, trong khoảng thời gian dài, ổn định nhàm chán—như nó đã là. Trong khi quân đội là tâm chính trị của Trật tự Mới, nó đã chẳng hề là tính trọn vẹn tổ chức của chế độ.

Suharto đã đầu tư ồ ạt các nguồn lực mới vào bộ máy quan liêu kiến tạo-phát triển, đầu tiên nhờ các dòng lũ thu nhập của viện trợ Tây phương và đợt bột phát dầu mỏ trong các năm 1970, và muộn hơn nhờ thu nhập vút lên do sự tăng trưởng kinh tế được phục hồi và các dòng chảy vào của FDI làm cho có thể.21 Các sĩ quan quân đội đã thường được trao các vị trí lãnh đạo khác nhau trong các bộ chính phủ, nhưng điều này để đảm bảo sự trung thành chính trị của bộ máy quan liêu nhiều hơn là để đặt sự quản trị quân sự (tức là không thông thạo). Các quan chức được giao phó và được trao quyền để quản trị, trong các lĩnh vực trải từ kế hoạch hóa gia đình đến sự tự túc gạo đến quản lý sự biến động giá trong các hàng hóa cơ bản tối quan trọng. Xét rằng một cách áp đảo các quan chức đã ủng hộ Trật tự Mới như một bức tường thành chống lại chủ nghĩa cộng sản và như một sự hoan nghênh sự hợp pháp hóa các xung lực kỹ trị của họ, Suharto đã không phải lo rằng họ cần quân đội để giám sát việc thực hiện mệnh lệnh của chế độ của ông.

Quá trình xây dựng nhà nước diễn ra trong ba thập niên của Trật tự Mới đã dẫn đến một hồ sơ thành tích hết sức ấn tượng về tăng trưởng kinh tế và một khoảng thời gian đáng chú ý về sự ổn định chính trị tương đối. Chắc chắn, cả sự tăng trưởng và sự ổn định được kích thích bởi sự tham nhũng khổng lồ mà cuối cùng đã giúp làm sụp đổ chế độ Suharto trong khủng hoảng tài chính Á châu 1997–98. Hơn nữa, sự ổn định chế độ thi thoảng bị gián đoạn bởi các tín hiệu báo điềm xấu của đối lập có tổ chức tăng lên đối với sự cai trị độc đoán. Tuy nhiên sự thực vẫn là một bộ máy nhà nước hoàn toàn có khả năng quản trị một cách ổn định đã là một trong những sản phẩm-phụ quan trọng nhất của chế độ Suharto.

Lĩnh vực quan trọng thứ hai cho sự phát triển thể chế dưới Trật tự Mới của Suharto là trong các đảng chính trị. Vì chế độ đã có sự ủng hộ rộng như vậy ngang phổ chính trị, nó đã không sợ một sự quay lại nền chính trị bầu cử và đảng bị kiểm soát hết sức bên trong thập niên đầu của sự thành lập của nó. Mặc dù chế độ Suharto do quân đội lãnh đạo, nó đã nhận được sự ủng hộ dân sự hết sức có tổ chức. Hơn nữa, tỷ lệ quyền lực dân sự trên quân sự đã tăng đáng kể theo thời gian, vì Suharto đã nuôi dưỡng các đồng minh dân sự để giúp ông cá nhân hóa quyền lực vis-à-vis các đối thủ hùng mạnh nhất của ông trong quân đội.22 Sự phát triển đảng và nền chính trị bầu cử đã cung cấp cho những người dân sự ủng hộ con đường này tới địa vị và sự hào phóng, ngay cả dưới tấm chăn ép buộc ngột ngạt của sự cai trị Trật tự Mới.

Như với các đảng độc đoán đương nhiệm ở Đài Loan và Hàn Quốc, sự phát triển đảng cũng đã cho phép các chính trị gia dân sự phát triển các kỹ năng chính trị và những người thân thuộc cần thiết cho thành công trong các cuộc bầu cử dân chủ rốt cuộc cũng sẽ đến. Quan trọng nhất, Suharto đã nhanh chóng ủng hộ việc xây dựng một đảng chính trị ủng hộ-chế độ gọi là Golkar sau khi chiếm quyền. Tên của đảng tiết lộ cả nguồn gốc của nó và mục đích quản trị của nó. Viết tắt cho golongan karya (các nhóm chức năng), Golkar là một phương tiện chính trị được xây dựng từ các tổ chức chính trị bảo thủ đa dạng nổi lên để chống sự huy động quần chúng cánh tả cực đoan của Sukarno và PKI trong đầu đến giữ-các năm 1960.23

Về mặt hình thức, Golkar đã không phải là một đảng chính trị mà là một tổ chức bình phong (umbrella)—về mặt biểu tượng, một cây bồ đề lơ lửng—mà dưới đó các tổ chức chính trị bảo thủ này có thể nương tựa và hợp lại. Điều này làm cho Suharto dễ hơn để chỉ thị cho tất cả các công chức Indonesia trở thành các thành viên Golkar, vì tổ chức đã là một siêu bộ quan liêu cũng như một phương tiện đảng. Golkar cạnh tranh trong các cuộc bầu cử quốc gia mỗi 5 năm chống lại hai đảng “nửa-đối lập” mà chế độ cho phép hình thành, PPP (Đảng Phát triển Thống nhất) Islamic và PDI (Đảng Dân chủ Indonesia) dân tộc chủ nghĩa, và đúng như dự đoán đã nghiền nát chúng.24 Về thực chất, bản thân bộ máy nhà nước đã đảm nhận vai trò cử tri của một đảng chính trị, mà không từ bỏ bất kể quyền lực hay các nguồn lực nào nó nắm giữ nhờ là quyền lực tối cao cuối cùng của Indonesia.

Bằng mọi giá, Golkar đã có được sự ủng hộ cử tri áp đảo từ cuộc bầu cử sáng lập của Trật tự Mới trong 1971 cho đến cuộc bầu cử cuối cùng của nó trong 1997. Các chức năng chính của nó là để đảm bảo sự ủng hộ của các công chức dân sự khắp quần đảo Indonesia và để mang lại chiến thắng long trời lở đất đáng tin cậy trong các cuộc bầu cử không-công bằng và không-tự do. Và Golkar đã mang lại, phần lớn qua việc hăm dọa với cái bóng của sự ép buộc, nhưng cũng bởi vì những thành công chính trị và kinh tế của chế độ Suharto đã làm cho sự ưng thuận là một lựa chọn có thể chịu đựng được tương đối cho hầu hết những người Indonesia trong hầu hết thời gian. Khi tốc độ tăng trưởng vút lên và tỷ lệ nghèo giảm xuống, Golkar đã giành được 63 phần trăm phiếu phổ thông trong các cuộc bầu cử khai trương 1971 của chế độ và đã có được các phần phiếu siêu đa số suốt triều đại Suharto: 62 phần trăm trong 1977, 64 phần trăm trong 1982, 73 phần trăm trong 1987, 68 phần trăm trong 1992, và 74 phần trăm trong 1997. Không khi nào Golkar được ít hơn 62 phần trăm phiếu phổ thông.

Các thắng lợi bầu cử lớn, đáng tin cậy, nhịp nhàng của Golkar đã phản ánh tổ chức đảng và cơ sở hạ tầng chính trị đầy ấn tượng, được quốc hữu hóa hoàn toàn của nó, nhất là trên nhiều “hòn Đảo bên Ngoài” xa hơn Java. Lo rằng sự khôi phục nền chính trị bầu cử trong các năm 1970 có thể đưa Indonesia quay lại một kiểu huy động quần chúng mà lên đỉnh điểm trong vụ diệt chủng chống cộng giữa-các năm 1960, chế độ Suharto đã áp đặt một chính sách “quần chúng thả nổi” để dập tắt đối lập. Điều này có nghĩa rằng chỉ Golkar có thể có các chi nhánh ở mức địa phương, còn hai đảng nửa-đối lập được nhà nước cho phép thì đã không thể. Nó cũng có nghĩa rằng xã hội dân sự cấp tiến đã hoàn toàn bị nhổ rễ ở vùng nông thôn. Nói đơn giản, Golkar có được tầm với quốc gia rộng rãi, một lợi thế bị từ chối cho các đối thủ cạnh tranh của nó.

Các thập niên tăng trưởng kinh tế nhanh đã cho phép các dòng thác bảo trợ chảy từ Jakarta đến các tỉnh. Các chính trị gia Golkar đã phát triển danh tiếng trong nhiều địa phương như các nhà cung cấp đáng tin cậy các hàng hóa công cơ bản. Vì vậy, trong khi các cuộc bầu cử là một trò hề dân chủ ở Indonesia của Suharto, đảng cầm quyền đã là một nguồn đáng kể của tầm với và sức mạnh thể chế độc đoán. Golkar đan xen chặt chẽ với bộ máy nhà nước, mà đã có được nhiều chức năng thời-thuộc địa ấn tượng của nó sau sự nổi lên của Trật tự Mới. Uy tín được khôi phục của bộ máy quan liêu và sự tàn phá đi cùng của các phần tử cấp tiến có tổ chức trong xã hội đã thêm vào một mức độ quan trọng của sự tự tin ổn định cho các nhà lãnh đạo Golkar, ngay cả giữa sự hỗn độn của khủng hoảng tài chính Á châu và ngay sau sự lật đổ nổi tiếng của Suharto.

Các Tín hiệu gây Sốc

Dân chủ hóa qua sức mạnh là một sản phẩm của các tín hiệu mà chế độ độc đoán đương nhiệm nhận được, không chỉ các sức mạnh tích lũy của nó. Trong trường hợp Indonesia, các tín hiệu đó đã quan trọng không thể nhầm lẫn được, có dạng của các cú sốc nghiêm trọng. Một chế độ được cá nhân hóa có vẻ ổn định không có biến cố gì trong nửa đầu 1997 đã bị lật đổ một cách đầy kịch tính vào nửa đầu 1998.

Trong số bốn kiểu sốc có thể báo hiệu việc một chế độ mạnh bước vào vùng buồn vui lẫn lộn nơi một kịch bản-dân chủ-qua sức mạnh chắc có khả năng nhất để xuất hiện, Indonesia đã chịu hai cú sốc ồ ạt: các cú sốc kinh tế và gây tranh cãi. Không lâu sau khi Golkar dễ dàng giành được kết quả tốt nhất từ trước đến nay trong thành tựu bầu cử 1997 cuối cùng của Suharto, sự tàn phá nền kinh tế Indonesia và các cuộc biểu tình đô thị tiếp sau đã báo hiệu rõ ràng rằng những sự thay đổi thời đại đang diễn ra. Là nền kinh tế bị đánh nặng nhất trong khủng hoảng tài chính Á châu, Indonesia đã thấy đồng tiền của nó rơi tự do từ 2.250 Rp/USD xuống khoảng 17.000 Rp/USD trong vài tháng.

Sự nổ ra các cuộc biểu tình do sinh viên-lãnh đạo đã không tập trung nghiêm ngặt vào các nỗi lo kinh tế, hơn nữa, khi sự xác nhận tính chính danh của Suharto để là “cha già phát triển” của dân tộc đã bị một cuộc khủng hoảng xóa mờ mà chỉ trở nên tồi hơn vì các phản ứng chính trị của ông trở nên ngày càng ít nhất quán và mạch lạc.25 Từng là một “hiệp ước bảo vệ” tuyệt vời được elite ủng hộ rộng rãi vì thành công của nó trong việc kiềm chế sự bất ổn định chính trị, chế độ Suharto đã sụp đổ khi đối mặt với các cuộc biểu tình ngang-giai cấp lên án tổng thống vì việc đưa dân tộc Indonesia đến bờ vực sụp đổ với sự tham nhũng và tính tàn bạo của ông.26

Chắc chắn, các tín hiệu kinh tế và tín hiệu lôi thôi của khủng hoảng tài chính Á châu đã không hoàn toàn chưa từng thấy cho chế độ Suharto. Khi sự biến động giá dầu làm lung lay nền kinh tế và khơi mào một phong trào phản kháng to lớn do sinh viên-lãnh đạo trong 1978, chế độ khi đó cũng loạng choạng, nhưng cuối cùng nó đã sống sót và đã xác nhận lại sự thống trị của nó qua các định chế đảng, nhà nước, và quân sự được thảo luận sớm hơn.27

Chế độ cũng đã kiên trì đấu tranh để kiểm soát xã hội dân sự Islamic vững chãi của Indonesia, đươg đầu với hai hiệp hội Muslim lớn nhất thế giới, Nahdlatul Ulama và Muhammadiyah, cũng như cộng đồng dân tộc chủ nghĩa sôi sục của nó, được tấm gương cách mạng của Sukarno, tổng thống đầu tiên của Indonesia, truyền cảm hứng thường xuyên.28 Đã không ngẫu nhiên rằng ba nhân vật đối lập quan trọng nhất của cuối Trật tự Mới chính xác là các nhà lãnh đạo của ba nhóm này: Abdurrahman Wahid (Nahdlatul Ulama), Amien Rais (Muhammadiyah), và con gái Sukarno là Megawati Sukarnoputri (người đã lãnh đạo đảng PDI nửa-đối lập). Như ở Hàn Quốc trong mùa Xuân Seoul 1987, sự thống nhất hay sự chia rẽ giữa các nhà lãnh đạo đối lập này đã đè nặng trong những cân nhắc về sự tự tin chiến thắng khi chế độ đương nhiệm đối mặt với lựa chọn liệu để có dân chủ hóa qua sức mạnh sau sự ra đi bắt buộc của Suharto trong tháng Năm 1998 hay không.

Xã hội dân sự dân tộc chủ nghĩa của Indonesia đã truyền các tín hiệu mạnh nhất và rõ ràng nhất về sự suy sụp chế độ chớm nở. Trong tháng Sáu 1996, hơn một năm trước khi khủng hoảng tài chính làm tan vỡ sự ổn định của chế độ Suharto, chế độ đã đối mặt với thách thức lớn nhất của nó trong náo loạn đô thị kể từ sự bộc phát 1978. Sau khi Megawati thăng tiến lên sự lãnh đạo của PDI nửa-đối lập và bắt đầu sử dụng nó nhiều hơn nhiều như một phương tiện đối lập với chế độ, Suharto sắp đặt sự loại bỏ bà. Sự phẫn uất bùng nổ giữa những người mặc áo đỏ đi theo Megawati, mà đã từ chối bỏ trống các trụ sở PDI ở Jakarta khi nhà lãnh đạo của họ bị lật đổ. Các cuộc bạo động và đàn áp thẳng tay tiếp sau đã gửi một tín hiệu rõ ràng rằng chế độ Suharto đã vượt qua đỉnh cao của nó. Trò lừa gạt hậu trường về ai sẽ kế vị Suharto sau sự rời quyền lực không thể tránh khỏi của tổng thống già 76 tuổi đã trở thành đề tài chính được nhiều người bàn tán trong các giới elite chính trị của Indonesia.

Tổng thể, tuy vậy, các tín hiệu về sự sụp đổ chế độ đã không to tiếng cũng chẳng rõ ràng trước sự giáng xuống của khủng hoảng tài chính Á châu. Kỳ vọng chiếm ưu thế là Suharto cuối cùng sẽ chuyển quyền lực cho một người kế vị được chọn mà sẽ giữ bộ máy độc đoán của nhà nước Trật tự Mới vận hành suôn sẻ. Ham muốn thay đổi của Suharto để trao chức phó tổng thống cho các nhà lãnh đạo quân sự versus các đồng minh dân sự đã kích thích sự suy đoán về các ý định của ông ta. Việc chuẩn bị của con gái lớn nhất của ông cho sự lãnh đạo chính trị đã gây nên bóng ma đáng lo ngại về một sự kế thừa triều đại. Nhưng không ai có vẻ trong vị trí để ngáng đường của Suharto, bất kể ông ta quyết định thế nào.

Tuy nhiên, là quan trọng để phân biệt sự ổn định của chế độ với khả năng dự đoán của nó. Vào lúc khủng hoảng tài chính giáng xuống, Suharto ngày càng trở nên khó đoán và đã không đưa ra kế hoạch khả thi nào cho sự kế vị của ông. Suy thoái kinh tế nhanh chóng biến thành hoảng loạn chính trị. Sự quay lại của nền dân chủ như thế chí ít mang lại triển vọng về khả năng dự đoán được về sự đổi mới cho nhịp điệu chính trị và chính sách kinh tế của chế độ. Như ở Hàn Quốc, các cuộc biểu tình đang diễn ra đã chẳng bao giờ đe dọa để lật đổ ban lãnh đạo sau-Suharto theo cách bạo lực, nhưng chúng có nêu lên khả năng không mong muốn về sự bất ổn định tiếp tục nếu nền dân chủ không thay thế chủ nghĩa độc đoán.

Thừa nhận với sự Thận trọng

Bất chấp sự bất ổn định và sự bất trắc đi cùng với sự loại bỏ Suharto khỏi chức vụ trong tháng Năm 1998, việc đẩy nhanh các cuộc bầu cử toàn quốc tự do và công bằng tiếp ngay sau sẽ hứa hẹn để giúp khôi phục sự ổn định hơn là làm xói mòn nó thêm. Điều này đặc biệt đúng bởi vì không đảng cánh tả cấp tiến nào đã là các đối thủ đáng tin cậy cho chức vụ được bàu: một di sản lâu dài của chế độ Trật tự Mới của Suharto đã quản lý và, đôi khi, tàn sát các đối thủ cánh tả của nó.

Hơn nữa, các cuộc bầu cử cạnh tranh hứa hẹn chia rẽ ba đối thủ nổi tiếng nhất của Trật tự Mới thành các phương tiện đảng khác nhau, còn những sự lạm dụng quyền lực độc đoán của Suharto đã đưa họ lại với nhau như một khối đối lập thống nhất, và như thế ghê gớm hơn rất nhiều. Việc đưa sự cạnh tranh dân chủ vào hứa hẹn chia rẽ đối lập ở Indonesia, như nó đã chia rẽ ở Hàn Quốc khi các quán quân dân chủ của nó Kim Young-sam và Kim Dae-jung đã không thống nhất, như thế chia tách phiếu bàu tổng thống và cho phép những người bảo thủ cầm quyền để vẫn nắm quyền lực không bị gián đoạn.

Indonesia bắt đầu quá trình dân chủ hóa của nó trong tháng Năm 1998, khi Suharto bị các cuộc biểu tình ồ ạt do sinh viên-lãnh đạo ép phải từ chức sau hơn ba mươi năm cầm quyền. Tuy nhiên như chúng tôi đã nhấn mạnh sớm hơn trong trong chương này, sự sụp đổ của một nhà độc tài không tương đương với dân chủ hóa. Dân chủ hóa không chỉ nằm trong sự lật đổ một kẻ chuyên quyền bị thù ghét, mà đúng hơn đòi hỏi sự đưa vào những cải cách chính trị khó khăn để làm cho các cuộc bầu cử tự do và công bằng là có thể. Việc chấm dứt một chế độ độc tài không ngang với việc thiết lập một nền dân chủ. Ngay cả khi quần chúng khởi xướng một quá trình dân chủ hóa qua các hành động đường phố gây tranh cãi, các chính trị gia phải đặt ra các quy tắc trò chơi dân chủ qua các cải cách làm phẳng sân chơi.

Những cải cách chính trị này được phó tổng thống dân sự của Suharto và người kế vị tổng thống, B. J. Habibie, đưa vào. Với sự hất cẳng Suharto, Habibie đã không chỉ lên chức tổng thống mà cả lãnh đạo thực tế của đảng độc đoán cầm quyền đương nhiệm, Golkar. Mặc dù Golkar đã luôn chia sân khấu với quân đội dưới Suharto, sự thăng trầm sự sụp đổ của Suharto đã bỏ lại Indonesia với một chính phủ dân sự do Golkar-chi phối. Nó cũng bỏ Golkar lại với một lãnh tụ thiếu sự nổi tiếng đáng kể và không có bất kỳ cơ sở chính danh nào cho chức tổng thống bất ngờ của ông. Khá giống Roh Tae-woo ở Hàn Quốc, Habibie lên chức tổng thống như một người kế vị được chọn của một kẻ chuyên quyền quân sự sắp mãn nhiệm, dường như báo trước sự tiếp tục độc đoán hơn là một sự đoạn tuyệt đột ngột sang dân chủ.

Golkar như thế đã ở trong một vị trí mạnh hơn bản thân Habibie rất nhiều; đảng đã mạnh còn tổng thống thì yếu. Không giống nhiều chế độ quân sự thuần túy và các chế độ độc-đảng với không kinh nghiệm bầu cử gần đây nào mà đã chuyển đổi sang dân chủ sau Chiến tranh Lạnh, Indonesia đã trở thành một nền dân chủ trong 1999 với một hệ thống bầu cử được thiết lập vững chắc có sẵn rồi. Sự cạnh tranh đảng đã bị quản lý chặt chẽ dưới Trật tự Mới, nhưng nó đã không hoàn toàn vắng mặt. Các chính trị gia ôn hòa và bảo thủ, và đặc biệt những người liên kết với Golkar, đã biết rằng các cuộc bầu cử là cái gì đó họ có thể tiếp tục chiến thắng, ở các mức ấn tượng dù không ở mức long trời lở đất của thời kỳ độc đoán.

Cuộc khủng hoảng đánh ngã Suharto trong 1998 đã để lại Golkar bị yếu đi nhưng chẳng hề có nghĩa bị tiêu diệt. Thực ra, nó đã là đảng chính trị duy nhất với một sự hiện diện được thiết lập ở mức địa phương khắp toàn bộ quần đảo Indonesia. Bất chấp tất cả sự không chắc chắn bao quanh sự chuyển đổi dân chủ của Indonesia trong 1998 và 1999, các thủ tục bầu cử được thiết lập sâu đã là một nguồn của sự ổn định hơn là của sự bất ổn định cho đảng đương nhiệm. Sự bền chắc của hệ thống đảng do Golkar-lãnh đạo được xây dựng dưới chế độ Suharto là quan trọng cho sự ổn định dân chủ đáng ngạc nhiên tiếp sau nó.

Chẳng gì trong số này để nói rằng đảng cầm quyền Indonesia là tương đương về các nguồn lực có trước của nó với QDĐ của Đài Loan. Golkar đã yếu hơn đáng kể. Tuy nhiên Golkar đã đủ mạnh và vững chãi để cung cấp sự tự tin chiến thắng đáng kể cho những người kế vị của Suharto. Khi tổng thống mới Habibie xem xét cách tốt nhất để giữ lấy vương miện được đặt trên đầu ông bất ngờ và bấp bênh đến vậy, lợi thế lãnh thổ của Golkar hơn bất kể đảng khác nào đã là một sự cân nhắc chiến lược quan trọng. Habibie như thế đã có thể triệu tập, trong vòng mấy ngày nhậm chức, các cuộc bầu cử quốc gia được đẩy nhanh trong 1999 (đẩy sớm hơn từ thời gian dự kiến vào 2002) và tự do hóa đầy kịch tính các luật hạn chế của Indonesia về các đảng chính trị và media với sự tự tin tương đối về các triển vọng của Golkar, nhất là ở các tỉnh không thuộc-Java. Ông đã có dư dả thông tin để dự đoán rằng đảng cầm quyền sẽ giành chiến thắng khắp phần lớn ngoại vi mênh mông của Indonesia, cho dù uy tín của nó trong phần lớn Java đã bị tổn hại sâu sắc ngay sau sự sụp đổ của Suharto. Như một thổ dân của Sulawesi, bản thân Habibie đã có cơ sở cho sự tự tin rằng những kết quả như vậy sẽ tăng cường các chính trị gia đồng bạn không-Java của ông bên trong hệ thứ bậc Golkar bị Java-chi phối. Chiến lược dân chủ hóa này cũng đi cùng với sự theo đuổi tích cực của Habibie về phân quyền, mà đã hứa đặt nhiều quyền lực và các nguồn lực hơn vào nơi các lợi thế và hy vọng của Golkar về sự đương nhiệm tiếp tục đã mạnh nhất. Habibie tập hợp bất cứ quyền lực nào mà ông và đảng đương nhiệm có được để dân chủ hóa qua sức mạnh.

Sự lên chức tổng thống của Habibie đã bỏ lại ông ta trong vị trí nguy hiểm, chắc chắn, nhưng không phải một vị trí không thể. Sự từ chức của Suharto đã hạ đỉnh của các cuộc biểu tình đang phình lên nhưng đã không làm lặng hoàn toàn vùng nước gây tranh cãi. Habibie cũng đối mặt sự phản đối sự lãnh đạo của ông bên trong bản thân Golkar, nơi nhiều đối thủ của ông thấy ông như một người thay thế yếu của Suharto không xứng đáng quyền lực tổng thống.

Vì thế, trong hoàn cảnh đó một sự truyền tính chính danh dân chủ mới vào dường như mang lại cho Habibie chiến lược hứa hẹn nhất cho việc chế ngự các cuộc biểu tình đô thị và củng cố vị trí của ông như tổng thống. Ông có thể tự miêu tả mình như một nhà cải cách dân chủ và cạnh tranh vì sự ủng hộ trên những cơ sở đó, như chúng ta đã thấy các elite bảo thủ làm với thành công tuyệt vời ở Nhật Bản, Hàn Quốc, và Đài Loan sau chiến tranh. Đấy đã là một chiến lược đặc biệt hấp dẫn cho Habibie và Golkar bởi vì ân nhân siêu cường chính của Indonesia, Hoa Kỳ, chắc chắn tiếp tục dòng viện trợ kinh tế thiết yếu để giúp Indonesia phục hồi từ biến động tài chính lớn đang diễn ra nếu các cuộc bầu cử dân chủ sắp diễn ra.

Vì thế tuyên bố mau chóng của Habibie về các cuộc bầu cử dân chủ được đẩy nhanh không chỉ phản ánh một sự đáp lại chiến lược đối với gió lốc của các tín hiệu kinh tế, gây tranh cãi, và địa-chính trị mà ông nhận được; nó cũng là hy vọng tốt nhất của ông cho việc vẫn giữ chức vụ. Nhận ra vị trí mỏng manh của mình đứng đầu đảng hùng mạnh nhất Indonesia, Habibie từ chức như chủ tịch điều hành của Golkar trong tháng Bảy 1998 nhưng đã giúp bố trí một lãnh đạo không có sức lôi cuốn, Akbar Tandjung, như người đứng đầu mới của đảng. Habibie như thế đã đặt mình vào một vị trí được lợi từ thành công bầu cử của Golkar cho một nhiệm kỳ đầy đủ như tổng thống, vì quốc hội được bàu mới sẽ chọn tổng thống tiếp theo tại một phiên họp đặc biệt trong tháng Mười 1999.

Sức mạnh trước đó của đảng Golkar của ông như thế là trung tâm của chiến lược của Habibie để thừa nhận nền dân chủ bầu cử (hơn là đáp lại các cuộc biểu tình đang diễn ra bằng việc đưa Suharto và gia đình của ông ra công lý, chẳng hạn). Nó cũng giải thích vì sao các lão thành Golkar đồng ý chiến lược dân chủ hóa của Habibie với không phản ứng tiêu cực công khai nào. “Việc tổ chức một cuộc tổng tuyển cử dưới luật bầu cử mới là trung tâm của các nỗ lực của Habibie để có được tính chính danh và không gặp sự phản đối nào” trong quốc hội do Golkar-thống trị, Harold Crouch kết luận. Điều này một phần bởi vì Golkar hầu như rất cần một thương hiệu chính danh mới như bản thân Habibie cần. “Đã là hiển nhiên rằng Golkar sẽ chịu một sự mất sự ủng hộ đáng kể, nhưng đảng vẫn hy vọng để vẫn trong số các lực lượng chính trị chính.”29 Vô liêm sỉ hơn, các cuộc bầu cử dân chủ được đẩy nhanh là một cơ hội được đẩy nhanh cho các elite Golkar để tính đến sự lãnh đạo đầy căng thẳng của Habibie, thay thế ông bằng một người ít bị ghét sớm còn hơn muộn.

Hỗn hợp của sự ủng hộ tích cực cho và sự ưng thuận yên lặng với các cuộc bầu cử dân chủ được đẩy nhanh của Golkar phản ánh sự tự tin chiến thắng đáng kể, dù đang giảm mạnh của nó. “Chính phủ do Golkar-chi phối đã làm cái tốt nhất nó có thể làm từ một tình thế xấu để cứu ít nhất một số ảnh hưởng và quyền lực của nó,” Crouch lập luận. “Mặc dù các luật bầu cử mới về cơ bản đã làm thiệt hại các triển vọng bầu cử của nó, nó vẫn có khả năng đạt được những nhượng bộ nhỏ nhưng đáng kể vì lợi ích của riêng nó trong khi đánh giá cao rằng bộ máy chính trị rộng toàn quốc lâu đời của nó sẽ cho phép nó, ít nhất trong ngắn hạn, để giữ được một vị trí mạnh trong chính quyền vùng được phi tập trung (tản quyền).”30

Các cuộc bầu cử mới hứa để chuyển sự cạnh tranh chính trị vào vũ đài bầu cử, nơi các lợi thế nguồn lực được xây dựng dần dần của Golkar là đáng kể. Các sức mạnh được tích lũy này đã nâng Golkar lên không chỉ trên các đảng đối lập non nớt của Indonesia mà cũng quan trọng trên quân đội, mà có thể không đóng vai trò nào trong các cuộc bầu cử và mà mối quan hệ lâu đời của nó với đảng cầm quyền bị cắt đứt về mặt pháp lý không lâu sau sự sụp đổ của Suharto. Các lợi thế này được hậu thuẫn bởi một hệ thống bầu cử đại diện quá mức các tỉnh không thuộc-Java, nơi Golkar đã mạnh nhất. Như thế, trong khi bản thân Habibie thừa nhận dân chủ từ một vị thế cá nhân yếu, sự thực rằng Golkar công khai ủng hộ việc ông triệu tập các cuộc bầu cử sớm gợi ý rằng nó đã cảm nhận đúng các sức mạnh bền bỉ của đảng trong nền dân chủ mới sinh của Indonesia.

Tuy nhiên, bằng việc không thừa nhận dân chủ trước suy thoái kinh tế gây tai họa và sự bột phát 1997–98 gây tranh cãi, Golkar suýt nhưng đã bỏ lỡ một cách định mệnh thời khắc vàng son nhất của nó để thừa nhận và thịnh vượng. Đảng thừa nhận dân chủ trong vùng buồn vui lẫn lộn, mặc dù nó đã rơi xa hơn (và nhanh hơn nhiều) khỏi đỉnh điểm quyền lực của nó so với các chế độ hùng mạnh hơn và mạnh nhất, đặc biệt là QDĐ của Đài Loan, mà chúng tôi đã xem xét trong cụm nhà nước chủ nghĩa kiến tạo-phát triển.

Điều này giúp giải thích vì sao Đảng Dân chủ Đấu tranh Indonesia (PDI-P) mới nổi lên, được biểu tượng dân tộc chủ nghĩa Megawati Sukarnoputri lãnh đạo, đứng đầu trong các cuộc bầu cử quốc hội tháng Sáu 1999, đạt được lợi thế 33 phần trăm trên 20 phần trăm* của Golkar đứng thứ hai về phiếu phổ thông. Tuy vậy, sự phân bổ lệch đã thu hẹp lợi thế ghế quốc hội này là 33 phần trăm trên 26 phần trăm. Ngoài ra, số ghế được chỉ định của quân đội đã cho phép hai định chế có thế lực của chế độ cũ—Golkar và quân đội—để kết hợp lại cho gần 34 phần trăm số ghế quốc hội, vượt PDI-P một chút. Như được kỳ vọng, Golkar đã giành được phần phiếu lớn nhất trong nửa của hai mươi sáu tỉnh của Indonesia, xác nhận tầm với lãnh thổ lâu dài của nó.

Các kết quả bầu cử 1999 đã là một sự suy giảm khổng lồ từ những ngày hoàng kim của sự bá chủ độc đoán của Golkar, khi các cuộc bầu cử 5 năm một lần được dàn dựng đã nhất quán mang lại cho đảng chính thống trên 60 phần trăm phiếu bàu toàn quốc. Tuy nhiên với việc nó tiếp tục kiểm soát các chức vụ tỉnh và chỉ huy các mạng lưới chính trị ở Jakarta, Golkar đã duy trì tính trung tâm chính trị của nó dưới nền dân chủ trong khi bỏ rơi chủ nghĩa độc đoán của nó. Không chỉ Golkar đã tránh được sự lỗi thời dưới nền dân chủ; nó đã tránh ngay cả trở thành đối lập.

Sự Sống chung và các Liên minh

Sự ổn định hóa nền dân chủ Indonesia ngay sau các cuộc bầu cử tháng Sáu 1999 và sự chuyển giao quyền lực tháng Mười 1999 là câu chuyện về các định chế đảng, nhà nước, và quân đội. Vai trò của quân đội hiện ra đặc biệt lớn vào lúc bắt đầu chuyển đổi, bởi vì sự thất bại nhà nước hiện ra đặc biệt lớn như một kết cục tiềm tàng trong thời gian biến đổi hỗn độn của Indonesia. Các tỉnh Đông Timor, Aceh, và Tây Papua đều bày tỏ các đòi hỏi ly khai đáng tin cậy. Bạo lực sắc tộc và tôn giáo đã nổ ra trong những phần khác nhau của quần đảo, đáng chú ý nhất trong các khu vực Ambon, Maluku, và Poso ở miền đông Indonesia. Các cuộc bạo loạn chống lại sắc tộc thiểu số người Hoa đã xảy ra ngay gần bản thân Jakarta. Chủ nghĩa khủng bố Islamist cũng đã giáng những cú đòn lặp lại, khét tiếng nhất ở Bali.

Các chuyên gia hàng đầu về nước này đã hỏi khá nghiêm túc liệu nền cộng hòa có thể tồn tại mà không có quân đội giữ tất cả lại với nhau bằng vũ lực. Ít hơn một thập niên sau sự sụp đổ và tan rã của Liên Xô và Nam Tư, quan niệm rằng những người nắm giữ quyền lực ở Jakarta có thể không giữ được đất nước nguyên vẹn và có thể quản trị được một cách tối thiểu đã chẳng hề cường điệu.

Tuy vậy, sự thừa kế một nhà nước tương đối mạnh đã tỏ ra có khả năng giải quyết các thách thức này. Đáng chú ý khi nhìn lại, và thậm chí trong thời gian thực, Đông Timor đã được phép rời khỏi Indonesia bằng trưng cầu dân ý, mặc dù các dân quân ủng hộ hợp nhất được quân đội Indonesia hậu thuẫn từ lâu đã bắt nhân dân Đông Timor phải chịu một cái giá khủng khiếp vì việc chọn như thế. Không chỉ gây ngạc nhiên rằng Đông Timor đã được phép để ly khai; cũng đáng chú ý ngang thế là sự thiếu tình cảm ly khai trong các phần khác của quần đảo mà, giống Đông Timor, đã có các đa số Kitô khá lớn. Ngay cả khi các cộng đồng Kitô đã sợ sự trừ tiệt trong các xung đột tôn giáo chí tử nổ ra trong các khu vực bị chia rẽ về mặt nhân khẩu học như Ambon và Maluku, không có sự thúc đẩy rộng hơn nào cho sự chia cách Kitô và sự tự-quyết đã lấy được đà.

Được tôi luyện bởi hơn ba thập niên cai trị quân sự, quân đội Indonesia và các cục an ninh được triển khai nhanh và hiệu quả đến các vùng xung đột khắp quần đảo, và chúng đã khôi phục hòa bình nhanh chóng đáng ngạc nhiên. Một chính sách quốc gia về phi tập trung hóa (tản quyền) cũng đã cho phép các tỉnh để tách, làm cho các xung đột sắc tộc tôn giáo địa phương dễ xử lý hơn. Chủ nghĩa khủng bố Islamist cũng bị các cục tình báo hết sức chuyên nghiệp của nhà nước dập tắt một cách hiệu quả. Tóm lại, nền dân chủ non trẻ của Indonesia đã tránh được sự thất bại nhà nước bởi vì bộ máy nhà nước được kế thừa đã có đủ khả năng để ngăn chặn nền cộng hòa khỏi việc bị tháo tung ra một cách dữ dội.

Thật quan trọng, trong khi quân đội Indonesia đủ mạnh để giúp giữ đất nước lại với nhau, nó đã không dùng sức mạnh này để lấy lại sự kiểm soát trực tiếp hệ thống chính trị và đảo ngược thử nghiệm dân chủ của Indonesia. Ở đây có lẽ là sự ngạc nhiên lớn nhất của sự dân chủ hóa Indonesia. Trong các năm trước khi Suharto sụp đổ, sự đồng thuận áp đảo giữa những người quan sát Indonesia là Trật tự Mới của ông sẽ được tiếp theo bởi sự cai trị tập thể quân sự loại nào đó. Tuy nhiên điều này đã không xảy ra. Một lý do then chốt là Suharto đã ngày càng cá nhân hóa, bè phái hóa, và trong chừng mực nào đó Islam hóa quân đội trong các năm cầm quyền cuối của ông. Điều này để lại quân đội Indonesia trong những ngày cuối của Suharto như diễn viên hùng mạnh nhất của đất nước, nhưng không phải là một diễn viên hết sức cố kết, đầy dẫy những sự chia rẽ bè phái.

Đặc biệt quan trọng là sự kình địch bè phái mạnh giữa Prabowo Subianto, con rể của Suharto, chỉ huy các đơn vị chiến lược của quân đội tại và quanh Jakarta, và Wiranto, người đứng đầu quân đội quốc gia. Prabowo đã tỏ ra sẵn sàng và sẵn lòng phát động bạo lực như một cách để biện minh cho quân luật và sự chiếm lấy các quyền lực độc tài của riêng ông, như bố vợ của ông đã chiếm trong 1965. Wiranto và các quân nhân chuyên nghiệp khác, trong khi đó, đã xem Prabowo như một kẻ cơ hội chủ nghĩa mà là một kẻ gây tai họa cho quân đội hơn là một vị cứu tinh của sự ổn định quốc gia. Đã quan trọng hơn cho Wiranto và những người cùng giuộc với ông ta để kiềm chế Prabowo và khôi phục sự thống nhất quân đội trong thời gian khủng hoảng hơn là hoặc để giữ Suharto trong quyền lực hay để cứu vai trò quản trị hàng đầu của quân đội.

Nằm ở đây là một bài học sống còn từ cả ba trường hợp quân phiệt chủ nghĩa kiến tạo-phát triển, trái ngược hoàn toàn với những kỳ vọng của một kịch bản-dân chủ-qua-sự yếu kém. Trong lý thuyết chuyển đổi chính tắc, các nhà lãnh đạo quân sự thương lượng một lối ra khỏi quyền lực, và như thế khởi đầu một sự chuyển đổi dân chủ, khi họ quá chia rẽ giữa bản thân họ để giữ sự cai trị theo cách ổn định.31 Tuy vậy, ở Indonesia, và như chúng ta sẽ thấy chẳng mấy chốc ở Thái Lan và Myanmar, sự xấu đi của các đối thủ quân đội đã bày ra các cơ hội không phải cho dân chủ hóa mà để giải quyết các đối thủ đó qua thanh trừng. Chỉ sau khi sự thống nhất quân đội được khôi phục và chỉ từ một vị trí của sự cố kết và sức mạnh được làm mới lại thì quân đội sẽ ủng hộ dân chủ hóa, hơn là việc thừa nhận dân chủ như một phương án cuối cùng từ một đối lập bị làm yếu và bị phân mảnh nghiêm trọng.

Điều này không phải để nói quân đội đã đơn giản bước sang một bên ở Indonesia. Trong 5 năm đầu của nền dân chủ Indonesia, quân đội đã giữ lại một tỷ lệ khá lớn ghế quốc hội được chỉ định, và các sĩ quan quân đội xuất chúng đã đóng một vai trò lớn trong chính trị bầu cử. Quả thực, tổng thống được bầu trực tiếp đầu tiên của Indonesia, Susilo Bambang Yudhoyono (SBY; 2004–14), đã là một trong những quan chức quân sự chóp bu của cuối thời đại Suharto. Tuy nhiên quân đội đã từ bỏ các ghế quốc hội của nó với ít sự ồn ào trong các sự sửa lại hiến pháp theo sau dân chủ hóa, có nhiều thời gian cho các cuộc bầu cử quốc gia 2004.

Sự giải thích tốt nhất cho việc vì sao quân đội thừa nhận các sự sửa lại hiến pháp như vậy nằm trong sự thừa kế thể chế của đảng-nhà nước Indonesia. Sự ủng hộ cử tri trong 1999 và 2004 đã không chảy vào các đối thủ cấp tiến trước kia của Trật tự Mới hay tới những người đề xướng các cải cách toàn bộ quân đội; thay vào đó nó đã chảy tới các đảng và các chính trị gia bảo thủ và ôn hòa với kinh nghiệm sâu sắc trong hệ thống chính trị do quân độ-lãnh đạo của Indonesia.

Lại lần nữa, vai trò lãnh đạo tiếp tục do Golkar đóng đã là quan trọng thiết yếu. Đảng cầm quyền trước kia vẫn là một trong các diễn viên bầu cử hàng đầu trong 1999 và sau đó. Nó cũng đã kiên định đảm bảo vai trò lãnh đạo trong các liên minh cầm quyền và các nội các. Mặc dù các đảng mới rất đa dạng đã xuất hiện trong hơn hai mươi năm của nền dân chủ Indonesia, hầu hết trong số chúng đã có được ban lãnh đạo của chúng từ các nhân vật hàng đầu trước kia của Golkar. Trong chừng mực đáng kể quân đội có thể tiếp tục dựa vào các chính trị gia ôn hòa với gốc rễ Trật tự Mới quen thuộc, đã đơn giản không có lý do nào cho các quân nhân để thống trị vũ đài dân sự. Tính xác đáng tiếp tục của Golkar đã cung cấp cho những người làm hỏng dân chủ tiềm năng, nhất là quân đội, sự tự tin ổn định cần thiết để ủng hộ sự biến đổi dân chủ của Indonesia.32

Sự tự tin ổn định được thỏa mãn trong nền kinh tế cũng như hệ thống chính trị. Vào đầu các năm 2000, Indonesia đã quay lại quỹ đạo sự tăng trưởng mạnh của nó được đầu tư trực tiếp nước ngoài, sự khai thác các tài nguyên thiên nhiên, và xuất khẩu hàng chế tác công nghiệp nhẹ thúc đẩy. Golkar vẫn là đảng lớn ủng hộ doanh nghiệp dễ nhận diện nhất ở Indonesia, mà đã là quan trọng trong việc ổn định hóa nền kinh tế sau khủng hoảng tài chính cuối các năm 1990. Được tín nhiệm do chủ trì hàng thập niên tăng trưởng kinh tế, Golkar vẫn lôi cuốn nhiều cử tri vì “quá khứ có thể sử dụng được” của nó, mặc dù các sự khác biệt cương lĩnh của nó với các đảng hàng đầu khác đã là tối thiểu.

Golkar đã không bị loại khỏi quyền lực sau sự cán đích ở vị trí thứ hai của nó trong các cuộc bầu cử tháng Sáu 1999 hay thậm chí sau khi “bài phát biểu trách nhiệm giải trình” của Habibie bị bác bỏ tại phiên họp đặc biệt của quốc hội tháng Mười 1999, tại điểm đó tổng thống đã từ chức. Về mặt chính thức sau khi được Akbar Tandjung hơn là Habibie lãnh đạo trong hơn một năm, Golkar đã không bỏ lỡ một nhịp nào. Thực ra, nó đã đóng vai trò dựng vua (kingmaker) bằng việc từ chối chức tổng thống cho Megawati và chuyển nó cho một nhân vật yếu hơn nhiều là Abdurrahman Wahid, mà Đảng Thức tỉnh Dân tộc (PKB) của ông kiểm soát chỉ 11 phần trăm ghế quốc hội. Điều này đã cho Golkar đòn bẩy cần thiết để chi phối nội các dân chủ đầu tiên của Indonesia, đảm bảo bảy chức bộ trưởng cho đảng cầm quyền trước kia so với năm của PDI-P. Golkar sau đó đã dẫn đầu việc luận tội Tổng thống Wahid sau khi ông đuổi các nhân vật Golkar và PDI-P khỏi nội các của ông, và nhận được 5 vị trí nội các dưới Tổng thống Megawati từ 2001 đến 2004. Các vai trò lãnh đạo không bị gián đoạn của Golkar ở Indonesia dân chủ đã không dựa vào bất kể sự được lòng quần chúng đặc biệt nào mà vào mạng lưới và các liên minh elite vô địch được tích lũy trong triều đại độc đoán dài của nó.

Đảng có thể chỉ hữu hiệu vừa phải trong thủ đoạn vận động bầu cử, nhưng nó cực kỳ lành nghề trong mặc cả sau bầu cử. Bằng việc đi đầu trong soạn thảo ra một hệ thống “cartel hóa đảng” và “chia sẻ quyền lực bừa bãi,” Golkar đảm bảo cho chính mình sự đại diện không gián đoạn trong nội các tổng thống sau khi dân chủ hóa.33 Nó cũng bảo đảm rằng chính trị sẽ không chấp nhận một khuôn đúc bị phân cực chế độ cũ–đối lại–đối lập. Giống như ở Hàn Quốc, dân chủ hóa qua sức mạnh ở Indonesia đã chia rẽ nhiều đảng đối lập—một số dân tộc chủ nghĩa, một số Islamist—mà một thời đã thống nhất trong cuộc đấu tranh chung của chúng để lật đổ Trật tự Độc đoán Mới của Suharto. Nhưng trong khi chế độ độc tài đã tạm thời thống nhất các đối thủ của Golkar trong những ngày cuối cùng của Suharto, nền dân chủ đã lại chia rẽ chúng lần nữa. Nó sẽ cũng chuyển chúng vào các sơ đồ chia sẻ-quyền lực do Golkar-hướng dẫn.

Bắt đầu với các cải cách dân chủ dứt khoát do Tổng thống Habibie đưa vào trong 1998 và 1999, Golkar vẫn kiên định cam kết với quá trình chuyển đổi chế độ. Vai trò trung tâm của nó trong việc nghĩ ra một loạt cải cách hiến pháp giữa 1999 và 2002 cho thấy rằng đảng đã không có ý định nào về hoặc bị bỏ lại đằng sau trong thời đại dân chủ hay lùi lại thời đại độc đoán.34 Đến trong vị trí mạnh thứ hai trong các cuộc bầu cử sáng lập dân chủ đã xác nhận sự tự tin của đảng cầm quyền trước kia về các triển vọng tương lai của nó trong nền dân chủ.

Vận may bầu cử của Golkar đã cải thiện trong các cuộc bầu cử 2004. Lần này đảng đứng đầu trong các cuộc bầu cử quốc hội. Đảng viên Golkar kỳ cựu Jusuf Kalla giành được chức phó tổng thống dưới chức tổng thống của tướng về hưu SBY, Rồi thâu tóm sự lãnh đạo Golkar. Mặc dù SBY đứng đầu một đảng mới gọi là Đảng Dân chủ (PD), tổng thống mới đã vội liên minh với Golkar theo một cách làm cho PD trông giống đối tác thứ yếu của Golkar.

Lại lần nữa, Golkar giành được nhiều ghế nội các hơn bất kể đảng khác nào, kể cả đảng của tổng thống. Chỉ sau các cuộc bầu cử 2009, trong đó Golkar đứng thứ hai sau PD, thì tổng thống SBY vừa tái đắc cử đã khẳng định mình đối với Golkar bằng việc chọn một người cùng tranh cử không-Golkar và ban cho PD của ông sáu ghế nội các, cho Golkar ba ghế. Tuy nhiên, hơn một thập niên sau khi Tổng thống Habibie thừa nhận đầu tiên nền dân chủ trong một thời gian lộn xộn cho đảng cầm quyền trước kia, Golkar đã vẫn ngồi thu lu vững chắc và không gián đoạn trong nhánh hành pháp. Trong khi đó, việc nhận ra rằng chính trị đảng ở trong những bàn tay ôn hòa, quân đội Indonesia từ bỏ các ghế được chỉ định của mình trong quốc hội vào năm 2004 với không lời rên rỉ nào, giảm nhẹ một mối đe dọa tiềm tàng đối với các triển vọng dân chủ của Indonesia.

Khả năng sống được qua bầu cử của Golkar đã không là một hiện tượng quá độ đơn thuần. Trong khi kém xa thành tích bầu cử của đảng độc đoán kế vị ở Đài Loan, Golkar đã vẫn đủ nổi tiếng để giữ mình trong đấu trường bầu cử, và sau đó trên thực tế chi phối chính trị đảng phái Indonesia ở giai đoạn xây dựng-liên minh sống còn. Từ 2004 đến 2009, hệt như trong thời kỳ từ 1999 đến 2004, Golkar đã giữ nhiều ghế nội các hơn bất kể đảng khác nào, kể cả PD, đảng của tổng thống vừa đắc cử và được bàu trực tiếp, SBY. Ngoài ra, nó đã đạt được số lớn nhất của các vị trí hành pháp ở mức dưới quốc gia một cách liên tục và có thể đoán trước được trong thời kỳ này, bởi vì sự ủng hộ các cải cách dân chủ ban đầu của Tổng thống Habibie phần lớn được thúc đẩy bởi sự nhận ra của ông rằng Golkar có được một lợi thế cơ sở hạ tầng cấp cơ sở to lớn khắp quần đảo lan rộng của Indonesia. Vì thế, trong một thập niên đầy đủ sau chuyển đổi dân chủ của Indonesia, Golkar đã vẫn là đảng chính trị hùng mạnh nhất của nó.

Điểm quan trọng nhất là nhờ khả năng của nó để duy trì khả năng đứng vững qua bầu cử và sự sắp đặt các dàn xếp chia sẻ-quyền lực khác nhau trong một hệ thống đa đảng, Golkar đã chẳng bao giờ phải đi vào đối lập trong toàn bộ thời kỳ dân chủ, sau khi chọn để dân chủ hóa từ sức mạnh. Hơn nữa, nó đạt được sự tiếp cận đến hành pháp không gián đoạn bất chấp việc tạo ra các kết quả bầu cử yếu hơn hoặc QDĐ ở Đài Loan hay đảng Công lý Dân chủ (DJP) ở Hàn Quốc. Nói cách khác, Golkar có thể đã thừa nhận dân chủ cũng như sự thống trị không bị thách thức của nó trong hệ thống đảng của Indonesia, nhưng nó đã vẫn chẳng bao giờ bị buộc thừa nhận thất bại hoàn toàn; một kỳ công mà QDĐ không và DJP cũng chẳng (thậm chí LDP cũng chẳng) thể dám xác nhận. Đảng độc đoán trước kia của Indonesia đã tiếp tục thịnh vượng, chuyển từ sức mạnh độc đoán sang sức mạnh dân chủ.

Điều Golkar đã học được kể từ dân chủ hóa bắt đầu ở Indonesia đã không phải là để đánh mất quyền lực hoàn toàn như thế nào mà là làm sao để giành được các vị trí quyền lực hàng đầu cho dù các cử tri ngày càng dịch chuyển tới các đảng thay thế tại thùng phiếu.35 Chính sự tinh thông về việc thương lượng hậu trường của Golkar, và không phải bất kể kỹ năng tăng lên nào trong thủ thuật vận động công chúng, là cái giải thích tốt nhất sự thích nghi thành công của nó với bản chất lộn xộn của sự cạnh tranh dân chủ.

Chuyển đổi dân chủ của Indonesia đã minh họa bằng ví dụ sức dẻo dai của các elite lưu nhiệm mà gốc rễ của họ là từ thời đại Suharto. Khi thành tích bầu cử của Golkar tuột dốc, đảng PD của Tổng thống SBY đã bù đắp phần lớn sự thiếu hụt, chiến thắng các cuộc bầu cử quốc hội ngay lập tức trong 2009. Bóng ma của một cựu-đồng minh Suharto thịnh hành nhờ một phương tiện đảng mới đã gây ra những sự bắt chước. Hai vị tướng về hưu và một doanh nhân giàu có, mà đều đã là các đối thủ chóp bu cho chức chủ tịch Golkar trong năm 2004, đã lập thêm ba đảng giành lại phần phiếu bàu mà Golkar đã mất. Còn một mình Golkar giành được 22,4 phần trăm phiếu toàn quốc trong năm trong 1999, trong năm 2014 phần phiếu cho cả 5 đảng do các elite có cơ sở-Golkar và gốc gác quân đội (kể cả Prabowo con rể trước kia của Suharto) đã tăng hơn gấp đôi, lên 48,7 phần trăm tất cả phiếu bàu trong các cuộc bầu cử quốc hội quốc gia.

Golkar đã mất sự thống trị không đối thủ của nó kể từ việc thừa nhận dân chủ hơn hai mươi năm trước, mặc dù hệ thống đảng của Indonesia đã vẫn bị thống trị bởi các đảng với gốc rễ sâu trong thời đại Trật tự Mới, và có gốc rễ gần hơn trong phiên bản sau-dân chủ hóa của bản thân Golkar. Quân đội đã từ bỏ các ghế được chỉ định của nó trong quốc hội quốc gia kể từ 2004 nhưng đã vẫn bất khả xâm phạm về mặt chính trị trong hầu hết các khía cạnh khác. Trong mức độ mà các lực lượng xã hội mới tìm được lối đi vào chính trị quốc gia, nó đã không chuyển chính trị Indonesia theo bất kể hướng mới triệt để nào, hoặc về chính trị hay về kinh tế. Chính các sự yếu này về chất lượng dân chủ giải thích tốt nhất vì sao nền dân chủ Indonesia cho thấy các dấu hiệu tăng lên về sự trì trệ vào các năm 2010.36

Kết cục của trường hợp Indonesia là một sự biến đổi dân chủ, mà đã gập ghềnh và ít vững chãi hơn ở Đài Loan hay Hàn Quốc, nhưng có sự ổn định và khả năng dự đoán lớn hơn các nền dân chủ mới sinh nổi lên từ các chế độ quân sự “thuần túy hơn” ở Thái Lan và Myanmar. Indonesia cho thấy rằng nhà nước kiến tạo-phát triển không cần, đảng cầm quyền cũng chẳng cần là cực kỳ mạnh cho một kịch bản-dân chủ-qua-sức mạnh khả thi trong dài hạn. Ngược lại, các trường hợp Thái Lan và Myanmar cho thấy trong phần còn lại của chương này làm sao dân chủ qua sức mạnh có thể diễn ra dễ lung lay và dễ bị đảo ngược hơn, và cuối cùng không thành công, trong các trường hợp với thậm chí ít sức mạnh độc đoán có trước hơn.

Thái Lan

Hai thập niên trước khi đảng cầm quyền và quân đội của Indonesia bắt đầu thừa nhận dân chủ qua sức mạnh, nền quân chủ và quân đội cầm quyền của Thái Lan đã thử và hoàn thành cái gì đó khá giống. Tuy vậy, trong trường hợp Thái lan sự thử nghiệm dân chủ đã từ từ hơn nhiều, và đã diễn ra dưới hoàn cảnh bột phát hơn là hoàn cảnh vỡ nợ. Các điều kiện kinh tế thuận lợi giúp giải thích vì sao, bất chấp việc Thái Lan thiếu một đảng cầm quyền ghê gớm như đảng Golkar của Indonesia, tuy nhiên nó đã có thể trở thành, có lẽ nền dân chủ mạnh nhất của Đông Nam Á trong trọn một phần tư thế kỷ, từ đầu các năm 1980 cho đến giữa-các năm 2000.37

Sự tự tin ổn định đã luôn tương đối cao ở Thái Lan hơn ở Indonesia, cho dù sự tự tin chiến thắng cho đảng độc đoán đương nhiệm đã mạnh hơn ở Indonesia. Vì sự tự tin ổn định được tính nhiều hơn sự tự tin chiến thắng trong cụm quân phiệt chủ nghĩa kiến tạo-phát triển, không ngạc nhiên rằng các nhà lãnh đạo độc đoán Thái lan thừa nhận dân chủ lâu trước các nhà lãnh đạo ở Indonesia. Tuy vậy, cũng không ngạc nhiên rằng sự bất lực của các nhà dân sự bảo thủ, thân-quân đội để thắng các cuộc bầu cử dân chủ đã dẫn quân đội Thái để đảo ngược thử nghiệm dân chủ hóa của nó trong giữa-các năm 2000, còn khả năng dự đoán và sự điều độ của hệ thống đảng Indonesia đã giúp quân đội đứng ngoài quốc hội, nếu không hoàn toàn ở trong các trại lính của nó.

Cần chỉ ra rằng các chế độ chính trị của Thái Lan từ lâu đã bất-ổn định một cách khét tiếng. Một trong những sự thực nổi tiếng về vương quốc là nó đã trải qua 19 cuộc đảo chính gây kinh ngạc, 12 trong số chúng kể từ 1932, khi các ràng buộc hiến định được áp đặt lần đầu tiên lên nền quân chủ chuyên chế. Điều này có nghĩa một chế độ bị loạn nhịp đảo chính và hiến pháp, với 20 hiến pháp và hiến chương được đưa vào kể từ 1932. Hình mẫu bất ổn định tổng thể là không thể nhầm lẫn cả trong dài hạn và gần đây hơn.

Trong nhiều máng trượt và bậc thang của chế độ Thái, vài cái là đặc biệt quan trọng ngay từ đầu. Từ 1973 đến 1976, Thái Lan đã trải nghiệm một trường hợp kinh điển của dân chủ qua sự yếu kém: một giai đoạn ngắn giữa hai triều đại được đánh dấu bởi sự bất ổn định và kết thúc bởi một cuộc đảo chính tàn bạo. Tuy vậy, thay vì củng cố sự cai trị quân sự đóng, thì chế độ mới do Tướng Prem Tinsulanond lãnh đạo đã bắt đầu một quá trình thừa nhận dân chủ từ từ và nhường lại quyền lực cho các nhà dân sự được bàu một cách tự do trong các năm 1980. Sau một sự đảo ngược ngắn quay lại sự cai trị quân sự trong 1991–92, quỹ đạo hướng lên dân chủ hóa của Thái Lan đã tiếp tục cho đến bước ngoặt phi-tự do của nó dưới kẻ mạnh Thủ tướng Thaksin Shinawatra bắt đầu trong 2001, và cuộc đảo chính đầu tiên chống lại Thaksin và các đồng minh của ông trong 2006.38

Trong thảo luận tiếp sau, chúng tôi coi khoảng thời gian dài từ 1978 đến 2006 như sự thử nghiệm gia tăng (từ từ)—và nhiều lần bị gián đoạn—của Thái Lan với dân chủ qua sức mạnh. Chỉ khi sự trỗi dậy của thế lực dân túy bầu cử khủng khiếp của Thaksin làm tan vỡ cả sự tự tin chiến thắng và, quan trọng hơn, sự tự tin ổn định của quân đội và nền quân chủ Thái trong đầu các năm 2000, thì quỹ đạo dân chủ qua sức mạnh bị sự xây thành đắp lũy độc đoán chặn lại. Tuy nhiên, cố gắng hiện thời của chế độ quân sự Thái để khôi phục sự sống chung với các chính trị gia dân sự, dù phần lớn theo các điều kiện của riêng nó, có những sự giống nhau quan trọng với các sự kiện của các năm 1980. Số phận của thử nghiệm tự do hóa gần đây nhất, cực kỳ được bảo vệ của quân đội Thái sẽ lại một lần nữa phụ thuộc vào sự tự tin ổn định của riêng nó, cũng như của các đồng minh của nó—đặc biệt trong nền quân chủ.

Sự Phát triển Kinh tế Độc đoán

Hơn bất cứ trường hợp khác nào trong cuốn sách này (trừ có lẽ Hồng Kông), sự tự tin ổn định ở Thái Lan đã là một sản phẩm của sự phát triển tư bản chủ nghĩa xuất sắc hơn là các tổ chức chính trị dân sự vững chãi. Quỹ đạo tăng trưởng và mức phát triển cơ sở của Thái Lan đã vượt qua các mức của hoặc Indonesia hay Myanmar. Với các mức giàu có gần với Malaysia (từ cụm Britannia kiến tạo-phát triển giàu hơn nhiều) như với Indonesia, Thái Lan từ lâu đã là một trong những người chơi trung tâm trong sự trỗi dậy kinh tế nhanh của châu Á kiến tạo-phát triển.

Trong mức độ bất thường ở châu Á kiến tạo-phát triển, sự tăng trưởng nhanh của Thái Lan là một truyện kể về định hướng thị trường-tự do, hơn là sự can thiệp nhà nước. Nền kinh tế Thái lan bị áp lực Anh buộc phải mở cửa trong các năm 1850, đã tích hợp vương quốc vào các dòng chảy thương mại thế giới như một nhà xuất khẩu gạo hàng đầu. Giống Nhật Bản Minh trị, Thái Lan được cai trị trong cuối thế kỷ mười chín và đầu thế kỷ thứ hai mươi bởi “các vị vua hiện đại hóa” (Mongkut, 1851–68 và Chulalongkorn, 1868–1910), đã làm việc chặt chẽ với các đồng minh quan liêu để giữ chủ nghĩa thực dân chính thức ở xa.

Tuy vậy, thay vì một nhà nước kiến tạo-phát triển có phong cách Nhật mang tính nhà hoạt động và can thiệp chủ nghĩa hết sức, Thái Lan đã phát triển một bộ máy quan liêu tài chính chuyên nghiệp giữ vương quốc khỏi bị mắc nợ như một cách để duy trì sự độc lập quốc gia.39 Việc này đã dẫn đến một bộ máy nhà nước đủ chuyên nghiệp và khôn ngoan để cân bằng ngân sách và chủ trì sự tăng trưởng kinh tế tư bản chủ nghĩa do xuất khẩu-dẫn dắt, nhưng không lái nền kinh tế Thái lan dứt khoát khỏi các lợi thế so sánh cơ bản của nó về tài nguyên thiên nhiên dồi dào và lao động có giá phải chăng của nó, như chúng ta đã thấy trong cụm nhà nước chủ nghĩa kiến tạo-phát triển.40

Mô hình kiến tạo-phát triển dựa vào-tài nguyên và tương đối laissez-faire của Thái Lan đã có nghĩa rằng sự tăng trưởng to lớn đã đi cùng với tham nhũng tràn lan và sự bất bình đẳng ngày càng xấu đi. Tuy thế, nhờ quỹ đạo tăng trưởng của Thái Lan, sự giảm nghèo đã đáng kể, mà đặt các nền móng quan trọng cho sự tự tin ổn định khi các áp lực để dân chủ hóa bắt đầu tăng lên trong các năm 1970. Tỷ lệ nghèo từ một mức gây choáng váng 88,3 phần trăm trong 1962 ở Thái Lan đã co xuống 48,6 phần trăm vào 1975, xuống 27,2 phần trăm vào 1990, và chỉ 9,8 phần trăm vào 2002.41 Sự cải thiện kinh tế nhất quán chắc chắn giúp giải thích vì sao Thái Lan đã trải qua sự huy động dựa vào giai cấp tương đối nhẹ, theo viễn cảnh so sánh, trong phần lớn lịch sử hiện đại của nó.42


* Theo Wikipedia, PDI-P đạt 33,74% và Golkar đạt 22,44% phiếu phổ thông; số ghế tương ứng là 153 và 120 ghế trong 462 ghế, tổng số ghế quốc hội là 500 tức là quân đội bổ nhiệm 38 ghế; như thế Golkar và quân đội chiếm 158 ghế (31,6% tổng số ghế) hơn 30,6% của PDI-P một chút (5 ghế và 1%).