Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Tư, 4 tháng 12, 2024

Từ Phát triển đến Dân chủ - Sự Biến đổi của châu Á Hiện đại (kỳ 6)

Tác giả: Dan Slater Joseph Wong

Việt dịch: Nguyễn Quang A

Nhà Xuất bản Princeton University Press, 2022

Xã hội Đòi hỏi Khắt khe, Chính thể Chia rẽ

Như chúng ta đã thấy ở Nhật Bản Minh trị, hiện đại hóa mang lại những sự bất bình của chính nó. Từ các năm 1950 qua các năm 1970, nền kinh tế của Đài Loan đã tăng trưởng cực nhanh. Đồng thời sự thống trị độc đoán của QDĐ phát triển mạnh mẽ, cấu trúc kinh tế của Đài Loan được đa dạng hóa. Xã hội Đài Loan cũng được hiện đại hóa hơn: tầng lớp đô thị, biết chữ và có giáo dục, ngày càng trung lưu, và được công nghiệp hóa. Các nhà nước kiến tạo-phát triển không nhất thiết sinh ra các công dân dân chủ, nhưng một xã hội đang hiện đại hóa và một nền kinh tế đang phát triển cuối cùng đã gieo các hạt giống của các công dân đòi hỏi khắt khe hơn về chính trị.

Đài Loan của QDĐ đã không phải là ngoại lệ. Các nhóm lợi ích được hình thành trong thời gian hiện đại hóa của Đài Loan. Các hiệp hội nông nghiệp bắt đầu huy động về mặt chính trị trong các năm 1960. Trong thập niên tiếp, các hiệp hội công nhân công nghiệp, thương mại, và chuyên nghiệp cũng đã hình thành. Các nhóm rõ ràng về mặt chính trị hơn, như Hiệp hội các Quyền con người Trung quốc và Hiệp hội Nhân quyền Đài Loan, đã xuất hiện trong các năm 1970. Các tổ chức này đôi khi đã huy động chống lại chế độ QDĐ, nhưng bởi vì các cuộc phản kháng chính trị được tập trung trong các nhóm biệt lập đó đây ở Đài Loan, chúng đã bị chế độ độc đoán đàn áp dễ dàng. Các phong trào phản kháng lác đác đã không gây ra các mối đe dọa nghiêm trọng cho QDĐ lúc đó, mặc dù chúng báo trước một xã hội Đài Loan ngày càng đòi hỏi khắt khe hơn, và một xã hội mà có lẽ không thể được cai trị theo cùng cách như trong quá khứ.

Chế độ đã đối mặt với một phong trào lao động tăng lên trong các năm 1960 và các năm 1970, khi nền kinh tế Đài loan được công nghiệp hóa hơn và các công nhân có được nhiều tiếng nói và sức mạnh lớn hơn. Mặc dù hầu hết công nhân công nghiệp được thâu-nạp vào Liên đoàn Lao động Trung quốc do chính phủ-trợ cấp và các công đoàn độc lập thì bất hợp pháp, những sự gián đoạn lao động trên sàn nhà máy và các cuộc biểu tình trên đường phố đã tăng đều đặn suốt các năm 1970. Trong 1963 đã có 20 tranh chấp lao động được ghi lại. Giữa 1971 và 1982, tuy vậy, chính phủ đã ghi lại gần 6.400 tranh chấp lao động, và trong riêng năm 1981, hơn 1.000 tranh chấp dính líu đến khoảng 7.000 công nhân đã xảy ra. Các công nhân ngày càng bất bình với tiền lương và các điều kiện làm việc của họ. Tuy vậy, các cuộc phản kháng và tranh chấp lao động đã không kích thích một phong trào lao động quy mô lớn. Cấu trúc công nghiệp của Đài Loan, bị các hãng quy mô nhỏ chi phối, đã có nghĩa rằng các cuộc phản kháng lao động nói chung được kiềm chế bên trong các hãng. Khu vực SME lớn cũng đã làm xói mòn những cố gắng để kích động hành động tập thể quy mô lớn hơn. Không giống ở Hàn Quốc, nơi hàng ngàn nhân viên trong các tập đoàn lớn đã làm cho việc huy động các cuộc phản kháng quần chúng dễ hơn, sự náo loạn công nhân ở Đài Loan có khuynh hướng bị phân mảnh và phân tán.

Các cuộc phản kháng lao động phân tán đã phản ánh xã hội dân sự đối lập tổng quát hơn ở Đài Loan độc đoán. Mặc dù xã hội Đài Loan đã ngày càng trở nên ngang bướng hơn trong các năm 1970 và 1980, và chính trị gây tranh cãi đã dứt khoát tăng lên, quy mô và thành phần của sự phản kháng đã không gây ra một mối đe dọa lớn nào cho sự sống sót của chế độ. Theo dữ liệu được Yun-han Chu báo cáo, số các phong trào phản kháng được ghi chép, như chúng ta có thể kỳ vọng, đã tăng đột ngột từ 1983 đến 1988, mặc dù con số thật của các cuộc phản kháng như vậy đã thực sự nhỏ. Trong 1983 đã chỉ có 175 cuộc phản kháng, trong số đó chỉ ba được coi là nhạy cảm về mặt chính trị. Sự tăng vọt về các phong trào phản kháng xã hội đã xảy ra trong 1987 và 1988, sau khi QDĐ bãi bỏ quân luật và nới lỏng sự bám lấy quyền lực độc đoán của nó, khi số các cuộc phản kháng đã nhảy lên 734 và 1.172, một cách tương ứng. Tuy nhiên, tuyệt đại đa số các cuộc phản kháng xã hội giữa 1983 và 1988 đã có ít hơn một trăm người tham gia. Chỉ khoảng một phần tư các cuộc phản kháng nhắm đến chính phủ QDĐ trung ương, còn đa số đã tập trung sự chỉ trích của chúng vào các nhà chức trách địa phương.15

Như thế, trong khi sự huy động từ dưới lên đã báo hiệu một xã hội ngày càng đòi hỏi khắt khe ở Đài Loan, sự phản kháng đối lập đã không phải là tín hiệu mạnh nhất và báo điềm gở nhất rằng chế độ đang nới lỏng sự bám chặt quyền lực chính trị của nó. Sự tương phản giữa Đài Loan và Hàn Quốc (tiêu điểm của chương 5) về mặt kích thước và quy mô của sự huy động chính trị gây tranh cãi là đáng kể. Trong khi hàng trăm ngàn người biểu tình xuống đường ở Seoul trong 1987 đòi sự chấm dứt chủ nghĩa độc đoán ở Hàn Quốc, QDĐ đã chẳng bao giờ đối mặt với sự huy động từ dưới lên mạnh như vậy.

Tuy nhiên, QDĐ đã có nhận được các tín hiệu mạnh rằng sự bám chặt quyền lực độc đoán một thời không thể tấn công được của nó đang yếu đi. Nó đã trải nghiệm một tín hiệu rõ, có tiềm năng báo điềm gở hơn trong lĩnh vực quốc tế. Sự chia rẽ Trung-Soviet trong đầu các năm 1960, mà đã thấy chế độ ĐCSTQ rời xa liên minh Chiến tranh Lạnh của nó với Liên Xô, cung cấp một sự thúc đẩy cho Hoa Kỳ và Trung Quốc để bắt đầu một quá trình nối lại mối quan hệ. Điều này là tai họa cho chế độ QDĐ ở Đài Loan. Trong 1971 LHQ chính thức chấm dứt công nhận Đài Loan như chính phủ hợp pháp của cái gọi là Trung Quốc tự do. Trong vài năm tiếp, các mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc được cải thiện từ từ. Trong tháng Mười Hai 1978 chính quyền Carter đã tìm cách thiết lập các mối quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa do ĐCSTQ-lãnh đạo, phản ánh một sự thay đổi đáng kể về các chiến lược ngăn chặn Chiến tranh Lạnh của nước Mỹ. Hai sự kiện này—LHQ chấm dứt công nhận ROC và sự bình thường hóa các mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc—về cơ bản đã làm mất tính hợp pháp của các yêu sách của chế độ QDĐ để cai trị toàn bộ Trung Quốc.

Tuy vậy, Hoa Kỳ đã không bỏ rơi hoàn toàn Đài Loan ngay cả sau khi chính thức hóa quan hệ ngoại giao của nó với Trung Quốc cộng sản trong tháng Giêng năm 1979. Hành động quốc hội đã bảo đảm một sự đảm bảo an ninh tiếp tục khi Quốc hội thông qua Đạo luật các mối Quan hệ Đài Loan 1979. Mặc dù Hoa Kỳ không còn chính thức công nhận chính phủ QDĐ ở Đài Loan nữa, Đạo luật các mối Quan hệ Đài Loan đã báo hiệu sự ủng hộ tiếp tục gián tiếp cho Đài Loan. Sự hiểu ngầm là sự cam kết an ninh của nước Mỹ với Đài Loan phụ thuộc vào việc nó tiếp tục là pháo đài của một “Trung Quốc Tự do,” khác biệt với chế độ cộng sản tại Trung hoa đại lục. Nói cách khác, trong khi Hoa Kỳ đã không thể gây áp lực chính trị trực tiếp lên Quốc Dân Đảng để dân chủ hóa, siêu cường bảo trợ trước kia của nó có thể—và cuối cùng đã—áp dụng áp lực bên ngoài gián tiếp lên chế độ để tự do hóa hệ thống chính trị.

Về đối nội, sự bình thường hóa các mối quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã tạo ra những áp lực chính trị cho chế độ QDĐ. Sự loại trừ Trung Hoa Dân Quốc (ROC) ra khỏi LHQ đã làm xói mòn yêu sách của QDĐ để là chính phủ hợp pháp của Trung Quốc, làm cho chế độ QDĐ về cơ bản lỗi thời, không có raison d’être (lý do tồn tại) của nó để ở Đài Loan trước tiên. QDĐ bây giờ thực sự là một chế độ ngoài cuộc ở Đài Loan. Sự cô lập ngoại giao của nó đã lại kích động chính trị bản sắc, đào sâu sự chia tách sắc tộc và bản sắc trong phong cảnh chính trị của Đài Loan. Vào cuối những năm 1970, sự kết nối giữa bản sắc Đài Loan và đối lập dân chủ giữa những người Đài loan đã là rõ ràng về mặt chính trị. Các nhà hoạt động Đài loan đã ngày càng tập trung sự tấn công của họ vào bản chất độc đoán của QDĐ đại lục.16

Chính trị bản sắc đã gây ra một mối đe dọa nghiêm trọng cho chế độ độc đoán, nhất là khi các sự chia tách bản sắc và chế độ tăng cường lẫn nhau. Trong năm 1975, các trí thức Đài loan đã công bố số đầu tiên của Tạp chí Chính trị Đài Loan (Đài Loan Chính Luận-臺灣政論). Chính luận đã là một diễn đàn cho các tiếng nói đối lập Đài loan, đặc biệt các trí thức địa phương chỉ trích chế độ Quốc Dân Đảng. Nó công bố những bài báo và những ý kiến về sắc tộc Đài loan, tăng cường một bản sắc chính trị Đài loan rõ rệt ngược lại với chế độ QDĐ đại lục. Việc Chính luận dùng “Đài Loan” trong tiêu đề của tạp chí, hơn là “Cộng hòa Trung Hoa,” được QDĐ cảm nhận như một sự cố ý bôi nhọ những yêu sách của đảng cầm quyền để cai trị toàn bộ Trung Quốc.

Chính luận đã ra chỉ được năm số trước khi các nhà kiểm duyệt chính phủ đóng cửa nó. Các trí thức nhà hoạt động Đài loan tuy nhiên đã tiếp tục huy động. Sau những cuộc bầu cử địa phương năm 1977, các ứng viên không-QDĐ đã lên án đảng cầm quyền gian lận bầu cử. Cuộc bầu cử đã thúc giục những người biểu tình xuống đường tại thị trấn Chungli (Trung Lịch), lên đỉnh điểm trong một cuộc đối đầu với bộ máy an ninh quốc gia. Những người biểu tình bị chế độ đàn áp, và Sự cố Chungli đã kết tinh lại trong sự hình thành phong trào tangwai (黨外-đảng ngoại-ngoài đảng) đối lập.

Là quan trọng để phân biệt giữa cái tangwai đã là và không là. Tangwai, mà theo nghĩa đen là “ngoài đảng,” đã là một liên minh lỏng lẻo của các chính trị gia và các trí thức bất đồng chính kiến Đài loan phản đối chế độ QDĐ độc đoán. Các chính trị gia tangwai tranh đua các cuộc bầu cử như những ứng viên độc lập không-QDĐ nhưng đã không có khả năng để hình thành một đảng hay liên minh chính trị dưới quân luật. Các nhà hoạt động tangwai đã không phải là một phong trào quần chúng, mà đúng hơn là một nhóm elite trí thức. Họ đã có tính lật đổ về mặt chính trị nhưng không phải là đội tiên phong của các cuộc biểu tình quy mô lớn.17

Trong tháng Tám năm 1979 các nhà hoạt động tangwai bất đồng chính kiến đã ra mắt tạp chí Formosa (美麗島-Mỹ Lệ Đảo). Giống Đài Loan Chính luận, tạp chí đã đăng các bài chống-QDĐ và khích động đối lập của chế độ giữa các elite tri thức của Đài Loan. Hơn nữa, Formosa đã liên kết rõ ràng các sự chia tách bản sắc và chế độ giữa các nhà hoạt động; để là người Đài loan là người chống-độc đoán, và như thế chống-QDĐ. Giống Chính luận trước nó, tên của tạp chí được chọn để phản ánh một lập trường lật đổ về mặt chính trị. Formosa, mà trong tiếng Bồ Đào nha có nghĩa là “hòn đảo xinh đẹp,” thực sự đã là tên thuộc địa được châu Âu đặt cho Đài Loan, và các nhà hoạt động tangwai đã chiếm đoạt nó như một sự lăng nhục trực tiếp đối với chế độ QDĐ. Trong tháng Mười Hai 1979 văn phòng Formosa trong tỉnh miền nam Kaohsiung (Cao Hùng) đã tổ chức một cuộc mít tinh nhân quyền đồ sộ. Cảnh sát và những người biểu tình đã đụng độ vào ngày 10 tháng Mười Hai. Nhiều người đã bị thương và các nhà lãnh đạo biểu tình đã bị bỏ tù. Ngay sau cuộc đối đầu, các nhà lãnh đạo Formosa bị nhắm mục tiêu, bị bố ráp, và bị bắt. Vài trong số họ bị đánh nặng nề trong khi bị giam giữ. Những người khác bị lưu đày.

Trong năm 1980 một tòa án quân sự, bị chế độ QDĐ kiểm soát, đã phán quyết rằng các bị can phạm tội mưu toan lật đổ chính phủ, không phải không giống các biên tập viên Đài Loan Chính luận trước họ. Giống các nhà lãnh đạo của Chính luận, các nhà lãnh đạo Formosa đã bị những bản án hà khắc, kể cả tù chung thân cho một số người. Sự cố Kaohsiung đã xác nhận lại sự sẵn lòng của Quốc Dân Đảng để dùng bạo lực cũng như các tòa án để cản trở bất cứ sự đối lập nào đối với đảng cầm quyền. Sự cố đã trở thành một biểu tượng mạnh về sự kháng cự Đài loan đối với chế độ Quốc Dân Đảng, tạo ra nhiều đà hơn cho các chính trị gia và những nhà bất đồng tangwai.

Mặc dù QDĐ đã có được một thời hoàng kim của sự thống trị chính trị suốt đầu các năm 1980, những cú xóc chính trị trên con đường trong mặt trận đối nội và quốc tế đã báo trước một tương lai chính trị ít an toàn hơn. Các tín hiệu rằng đảng đã bắt đầu vượt quá đỉnh điểm quyền lực của nó đã trở nên rõ hơn trong thời kỳ này, và đặc biệt trong vũ đài bầu cử, mơi QDĐ đã có được những lợi thế đáng kể trên đối lập tangwai. Cuộc bầu cử đầu tiên sau Sự cố Chungli và sự bố ráp Kaohsiung 1979 là những cuộc bầu cử bổ sung 1980 cho Viện Lập pháp, mà khoảng một phần tư số ghế (97) được tranh giành. QDĐ đã giành được 82 phần trăm ghế tranh cử trong cơ quan lập pháp với 72 phần trăm phiếu phổ thông. Tuy vậy, các ứng viên không-QDĐ đã làm ăn tốt đáng ngạc nhiên, đặc biệt khi xét rằng những ứng viên độc lập không có các lợi thế nguồn lực và tổ chức mà các ứng viên QDĐ đương nhiệm đã có.

Một chiến thắng dứt khoát cho chế độ cầm quyền, cuộc bầu cử 1980 tuy nhiên đã gây rắc rối cho QDĐ. Đặc biệt nổi bật và đáng lo ngại là phần phiếu phổ thông của nó đã giảm từ 78 phần trăm trong 1975 xuống 72 phần trăm trong 1980. Thực ra, cuộc bầu cử 1980 đã là một điểm ngoặt trong sự thống trị bầu cử của QDĐ. Sự được lòng dân của đảng cầm quyền đã tiếp tục giảm suốt các năm 1980, xuống dưới 60 phần trăm trong 1989.

Các cuộc bầu cử địa phương trong nửa đầu các năm 1980 cho thấy một hình mẫu tương tự. Trong khi QDĐ tiếp tục được phiếu rất tốt trong các cuộc bầu cử bổ sung hạn chế, các kết quả bầu cử cho các ứng viên không-QDĐ tiếp tục cải thiện khi sự ủng hộ cho các ứng viên đối lập tangwai đã tăng. Trong các cuộc bầu cử địa phương 1981, các ứng viên QDĐ đã giành được đa số ghế tranh cử, mặc dù các ứng viên không-QDĐ, và đặc biệt những người liên kết với tangwai, có kết quả khá hơn họ đã có trong bất kể cuộc tranh đua trước nào. Các nhà lãnh đạo tangwai có tiếng như Trần Thủy Biển (mà cuối cùng được bàu một cách dân chủ như tổng thống Đài loan trong 2000) và các nhà hoạt động khác, nhiều trong số họ trở thành các chính trị gia DPP có tiếng trong các năm 1990, đã thành công giành được các cuộc bầu cử cho các ghế trong hội đồng thành phố Đài Bắc, cho các vị trí hành pháp quận, và cho các ghế trong Hội đồng Tỉnh.

Các ứng viên tangwai tiếp tục cải thiện sự xuất hiện của họ trong những cuộc tranh đua tiếp sau. Trong các cuộc bầu cử Hội đồng Tỉnh 1985, hơn một nửa các ứng viên tangwai ứng cử đã giành được ghế. Cùng năm đó, tất cả các ứng viên tangwai ứng cử trong các cuộc bầu cử hội đồng thành phố Đài Bắc đã thắng các khu vực bầu cử của họ. Nói cách khác, mặc dù QDĐ đã vẫn chiếm ưu thế về mặt chính trị, hoàn toàn không sự đe dọa trực tiếp nào đối với sự bám lấy quyền lực của nó, sự tăng trưởng từ từ và không thể đảo ngược trong sự ủng hộ cho các ứng viên tangwai đã là đáng lo ngại cho đảng cầm quyền. Như chúng tôi đã giải thích trong các chương dẫn nhập cho cuốn sách này, các tín hiệu bầu cử cung cấp thông điệp rõ ràng nhất có thể rằng đảng cầm quyền đương nhiệm đã vượt qua đỉnh điểm quyền lực của nó và rằng QDĐ sẽ phải thích nghi nếu nó muốn tiếp tục phát đạt về mặt chính trị.

Mở cửa Dân chủ

Thích nghi để phát đạt đã không là mới với QDĐ. Kể từ khi đến Đài Loan trong cuối các năm 1940, nó đã tỏ ra là một đảng hết sức thích nghi và một đảng mà cải cách và sự thích nghi liên tục đã là quan trọng cho sự sống sót chính trị của nó trong nhiều thập niên. Nhưng, các thói quen cũ khó bỏ, và ngay cả khi ngày càng rõ rằng QDĐ đã vượt qua đỉnh cao quyền lực chính trị của nó vào các năm 1980, đảng đã không lột các vết vằn độc đoán của nó. Có thể dự đoán được, nó tiếp tục dựa vào vốn tiết mục chiến thuật đàn áp để cản trở đối lập của nó.

Các nhà hoạt động và bất đồng chính kiến đã tiếp tục bị bỏ tù đều đặn trong các năm 1980. Một số thậm chí bị giết. Khét tiếng nhất, trong tháng Mười 1984, hai năm trước khi đảng DPP đối lập hình thành, trong một sự chứng minh tàn bạo của nó về sự coi thường luật trị (nhà nước pháp quyền) của nó, QDĐ đã ra lệnh ám sát Henry Liu, một công dân và nhà báo Mỹ đã chỉ trích chế độ. Chế độ độc đoán đã trắng trợn thừa nhận vụ ám sát, mặc dù vị tướng ra lệnh ám sát đã chỉ bị trừng phạt nhẹ nhàng. Các nhà hoạt động đối lập đã hiểu ra sự kiện bất thường này như bằng chứng về chế độ độc tài tàn bạo và tàn nhẫn của QDĐ.

Thế nhưng trong mùa thu năm 1986, chỉ vài năm sau sự ám sát Liu, các chính trị gia tangwai đã được phép để lập ra DPP. Tổng thống Tưởng Kinh Quốc sau đó đã bãi bỏ quân luật trong 1987, khơi mào sự chuyển đổi dân chủ của Đài Loan. Vì sao QDĐ, như Steve Tsang diễn đạt, đã “tháo dỡ” những sự kiểm soát độc đoán làm cơ sở cho đảng-nhà nước và bắt đầu thử nghiệm cải cách dân chủ?18 Và vì sao đột ngột thế?

Đảng DPP được thành lập vào ngày 28 tháng Chín 1986. Tuần trước đó, các nhà hoạt động tangwai đã tụ tập ở Đài Bắc và quyết định rằng bất chấp quân luật, đã đến lúc cho một đảng chính trị đối lập để hình thành. Báo chí do chính phủ kiểm soát và các quan chức đảng, trong vòng mấy ngày, đã sắp đặt một chiến dịch để làm mất uy tín DPP. Có vẻ cứ như DPP sắp chết yểu. Vào ngày 30 tháng Chín, hai ngày sau sự công bố thành lập DPP, phó tổng thống­–khi đó Lý Đăng Huy đã báo cáo cho Tổng thống Tưởng về đảng đối lập vừa được hình thành. Theo nhật ký của Lý, Tưởng đã phản ứng điềm tĩnh. Ông tuyên bố, “Vào lúc này là không tốt để dùng đến sự tức giận và liều lĩnh thực hiện hành động hung hăng có thể gây ra những sự náo động lớn trong xã hội.”

Phản ứng hòa giải của Tưởng ngược hoàn toàn với phản ứng trước kia của ông đối với sự lên của các nhà hoạt động đối lập trong các năm 1970, khi ông chỉ thị cho những người QDĐ trung thành để “đi ra giữa mọi người và kiểm soát họ sao cho chúng ta có thể nhắm vào các kẻ thù của chúng ta và đánh bại chúng.” Ngay sau sự hình thành DPP trong 1986, tuy vậy, Tưởng đã chỉ thị cho cùng những người QDĐ trung thành đó để “không có hành động trả đũa nào chống lại DPP.” QDĐ thừa nhận sự hình thành DPP.19

Bruce Jacobs, một tiếng nói phê phán khi nói đến vai trò của QDĐ trong dân chủ hóa Đài Loan, nhắc nhở chúng ta rằng trong khi Tưởng “đã có đóng góp cho dân chủ hóa cuối cùng của Đài Loan,” bản thân ông đã không phải là nhà dân chủ. Có ít bằng chứng cụ thể rằng Tưởng đột ngột ủng hộ các nguyên tắc và các cam kết dân chủ. Tuy nhiên, các quyết định chính trị của ông đã là then chốt trong việc đưa Đài Loan lên một con đường tới nền dân chủ. Có rất nhiều bằng chứng để gợi ý Tưởng đã bắt đầu thay đổi tâm trí của ông rồi về sự bám lấy quyền lực độc đoán của QDĐ trước các sự kiện quan trọng của 1986. Như Jacobs chỉ ra, Tưởng đã làm rõ trong 1985 rằng Đài Loan sẽ không bị triều đại gia đình cai trị, và rằng tổng thống tiếp theo sẽ là ai đó từ bên ngoài gia đình Tưởng.20 Tưởng, với sự ngạc nhiên của nhiều người, đã chọn Lý Đăng Huy, một chính trị gia sắc tộc Đài loan, làm phó tổng thống và người kế vị của ông.

Tưởng Kinh Quốc đã lưu ý một nhà báo nước ngoài trong 1983, ba năm trước sự hình thành DPP, rằng “các đối thủ chính trị trong xã hội của chúng ta phục vụ để tạo ra sự tiến bộ,” một sự khác biệt rõ rệt với quan điểm của ông trong các năm 1970 và một sự báo hiệu về sự sẵn lòng của ông để khoan dung các tiếng nói đối lập trong một sự tự do hóa Đài Loan từ từ.21 Đáng chú ý nhất, sau khi DPP được thành lập bất chấp quân luật, Tưởng thừa nhận một cách nổi tiếng rằng “thời gian đã thay đổi; các sự kiện đã thay đổi; các xu hướng đã thay đổi. Đáp lại những sự thay đổi này, đảng cầm quyền phải chấp nhận những cách mới để đáp ứng cách mạng dân chủ này và liên kết với xu thế lịch sử này.”22 Shelley Rigger, một người có thẩm quyền hàng đầu về sự phát triển chính trị của Đài Loan, diễn đạt theo cách này: “Sự bức hại và sự đàn áp nhường đường cho sự khoan dung và sự cạnh tranh.”23

Sự mở cửa dân chủ của Đài Loan, được sự hình thành đột ngột của DPP tạo ra trong 1986 và được tiếp theo bởi sự bằng lòng thậm chí còn bất ngờ hơn của chế độ QDĐ, đã khởi động chuyển đổi dân chủ của Đài Loan. Các quân domino độc đoán mau chóng bắt đầu đổ khi chế độ thừa nhận các cải cách dân chủ khác. Các cuộc bầu cử bổ sung cho một số ghế hạn chế được tổ chức trong tháng Mười Hai 1989 cho Viện Lập pháp, và lần đầu tiên, các ứng viên được phép ứng cử dưới biểu ngữ của một đảng đối lập. Cho cuộc bầu cử chưa từng có, các ứng viên DPP giành được gần 25 phần trăm phiếu phổ thông và lấy được 12 trong số 73 ghế tranh cử. Sau đó, các cuộc bầu cử lập pháp đầy đủ được tổ chức trong 1992, tiếp theo bởi cuộc tranh đua tổng thống đầu tiên của Đài Loan trong 1996, đều là các sự kiện cột mốc trong dân chủ hóa của Đài Loan.

Sự mở cửa dân chủ của Đài Loan đã không chỉ phản ánh về những sự thay đổi trong vũ đài bầu cử. Chế độ QDĐ cũng đã mở không gian chính trị trong xã hội dân sự. Sau sự hình thành DPP trong 1986, DPP và các nhà hoạt động đối lập đã xuống đường và tổ chức các cuộc biểu tình chống lại nhà nước độc đoán. Các cuộc phản kháng chính trị một cách cụ thể, ngược với hoạt động xã hội (activism -chủ nghĩa tích cực) kinh tế hay môi trường, tăng gần gấp đôi về con số từ 1986 đến 1987, như kích thước của các cuộc phản kháng xã hội đã tăng.24

Chế độ đã không đàn áp. Thay vào đó, QDĐ đã đáp ứng bằng việc thả một số tù nhân chính trị bị bỏ tù vì các hoạt động đối lập của họ. Đáng chú ý nhất, chế độ độc đoán đã bãi bỏ quân luật trong tháng Bảy 1987, chấm dứt gần bốn thập niên cai trị đàn áp. Mặc dù nước đi quyết định và bước ngoặt này được đi trước bởi hàng tháng tranh luận căng thẳng bên trong ban lãnh đạo QDĐ, đã không có sự bất đồng chính kiến hay sự đào ngũ công khai nào một khi nó xảy ra. Những sự thừa nhận dân chủ lần lượt xuất hiện đã phản ánh một đảng thống nhất một cách rất ấn tượng, không phải bị chia rẽ một cách không thể xử trí được.

Chế độ đã nới lỏng sự kìm kẹp độc đoán của nó theo những cách khác nữa. Trong cuối 1987 chính phủ đã cho phép các cư dân Đài loan để thăm Trung Quốc lần đầu tiên kể từ trước khi QDĐ đến trong cuối các năm 1940, phản ánh lập trường ôn hòa của đảng cầm quyền về các mối quan hệ ngang-eo biển. Vào ngày 1 tháng Giêng 1988, chỉ vài tuần trước cái chết của ông, Tổng thống Tưởng Kinh Quốc đã bãi bỏ những hạn chế media (báo chí, các phương tiện truyền thông), một cách cụ thể những hạn chế được áp đặt lên các nguồn tin độc lập chỉ trích chế độ QDĐ. Việc này đã dẫn đến sự tăng nhanh của các nhật báo, các tạp chí, các đài radio, và các mạng tin tức truyền hình, nhiều trong số đó đưa những câu chuyện và công bố các bài xã luận mà có lẽ đã dẫn đến sự đóng cửa và kiểm duyệt ở Đài Loan độc đoán. Hoạt động phản kháng xã hội đã tăng đáng kể từ 1987 trở đi, khi số và độ lớn của những cuộc biểu tình xã hội đã tăng nhanh, và chính phủ QDĐ trung ương đã trở thành mục tiêu của sự huy động đối lập. Hầu như một sớm một chiều, có vẻ, hệ thống chính trị của Đài Loan và xã hội Đài loan đã mở ra.

Sự trở mặt chính trị của QDĐ đã gây bối rối vì vài lý do. Thứ nhất, Đài Loan đã dân chủ hóa trong thời gian tốt về mặt kinh tế.25 Không giống trong nhiều xã hội dân chủ hóa, mà trong đó những cải cách dân chủ được thừa nhận trong khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng, sự mở cửa dân chủ của Đài Loan đã xảy ra khi nền kinh tế vẫn hoạt động mạnh như trước kia, và phần lớn xã hội đã vẫn ổn định. Nền kinh tế Đài loan đã mạnh, và thực ra đang trở nên mạnh hơn. Tỷ lệ việc làm đã tiếp tục cao. Các ngành công nghiệp của Đài Loan đang leo lên chuỗi giá trị toàn cầu, và các công nhân và các ông chủ như nhau đã trở nên giàu hơn. Đã không phải cứ như QDĐ đang chủ trì một nền kinh tế thất bại hay thậm chí khập khiễng trong giữa-các năm 1980; đúng hơn, nó đã chủ trì một nhà nước kiến tạo-phát triển mà hầu hết mọi người trên hòn đảo tiếp tục ghi công trạng cho nó vì phép màu kinh tế của Đài Loan.

Nói về mặt chính trị, đảng cũng đã không trong khủng hoảng, chế độ cũng đã chẳng trên bờ vực sụp đổ. Nó đã không phải là một đảng trong ngay cả sự bắt đầu của bất kể vòng xoáy từ thần nào tới sự lỗi thời. Các cuộc phản kháng xã hội đã tăng trong 1987, mặc dù nói một cách so sánh, các cuộc phản kháng chính trị ở Đài Loan đã ít và bé tẹo so với các nước độc đoán khác, nhất là Hàn Quốc và các cuộc biểu tình minjung giữa-các năm 1980, tập hợp hàng trăm ngàn người biểu tình trên đường phố. Cái xảy ra ở Đài Loan đã dứt khoát không phải là một ví dụ về dân chủ qua sự yếu kém, như như chúng ta đã thấy ở Philippines vài năm trước khi Ferdinand Marcos bị đuổi khỏi nước và chế độ bị lật đổ của ông trong đổ nát sau phong trào sức Mạnh Nhân dân.

Hơn nữa, đã không có đảng chính trị nào đang đợi trong cánh gà ở Đài Loan, sẵn sàng để thay thế QDĐ. Bất chấp kết quả bầu cử đầy ấn tượng của các chính trị gia tangwai và các ứng viên độc lập trong cuối các năm 1970 và đầu các năm 1980, QDĐ đã vẫn là lực lượng chính trị thống trị trong Viện Lập pháp và nhánh hành pháp của chính phủ. Mặc dù sự được lòng dân của đảng rõ ràng đã giảm từ từ, đường cong đi xuống đã không dốc. Ngay cả sau khi QDĐ nghiền nát dữ dội các cuộc biểu tình Chungli và Kaohsiung trong các năm 1970, và đảng đã bị một cú đánh trong bầu cử, nó đã tiếp tục giành được hơn hai phần ba số phiếu phổ thông trong các cuộc bầu cử lập pháp. Nói cách khác, đối lập đang nổi lên đã không ở trong vị thế nghiêm túc nào để đe dọa QDĐ và sự nắm giữ quyền lực của nó. Và tuy nhiên, bất chấp điều này—hay như chúng tôi lập luận, chính bởi vì điều này mà—QDĐ thừa nhận dân chủ.

Thừa nhận với sự Tự tin

Chúng tôi cho rằng QDĐ đã chọn để thừa nhận dân chủ không phải bởi vì bất kể mối đe dọa sắp xảy ra nào đối với sự nắm quyền lực chính trị của nó mà chính xác bởi vì đã không có mối đe dọa thực nào đối với sự thống trị chính trị của đảng, ngay cả sau khi dân chủ hóa phát triển mạnh. QDĐ đã vượt qua đỉnh điểm quyền lực của nó vào giữa-các năm 1980, nhưng nó đã chỉ vừa qua đỉnh điểm. Vì thế việc thừa nhận dân chủ lúc đó đã không nhất thiết là xấu cho QDĐ, nó cũng sẽ chẳng gây tai hại cho các vận may chính trị của nó để tiến về phía trước.

Như trường hợp mẫu mực của dân chủ qua sức mạnh, QDĐ đã thừa nhận dân chủ phần lớn bởi vì các sức mạnh áp đảo của nó. Các tín hiệu bầu cử đã rõ rằng QDĐ đối mặt với một đối lập đang nổi lên, nhưng tuy nhiên các tín hiệu làm yên lòng chế độ đương nhiệm rằng sự nắm quyền lực của nó—ngay cả trong một nền dân chủ—sẽ vẫn mạnh. Trong những cuộc bầu cử lập pháp bổ sung đầu tiên trong 1989, sau khi chấm dứt quân luật và khi DPP đã tham gia như một đảng chính thức, QDĐ đã được 59 phần trăm phiếu phổ thông và giành được 68 phần trăm ghế tranh cử. Đảng cầm quyền đã giữ lại siêu đa số của nó trong Viện Lập pháp.

Như chúng tôi nhấn mạnh trong lý thuyết của chúng tôi về dân chủ qua sức mạnh, khi một đảng độc đoán cầm quyền vượt qua đỉnh điểm quyền lực, nó thấy mình trong một vùng “buồn vui lẫn lộn” (“bittersweet” spot). Đấy là lúc lý tưởng để xem xét một chiến lược dân chủ qua sức mạnh. Nó là “cay đắng (buồn)” bởi vì đảng đã vượt qua đỉnh điểm quyền lực của nó, nhưng dù sao vẫn “ngọt ngào (vui)” bởi vì đảng đương nhiệm, trong trường hợp này QDĐ, giữ lại một liên minh ủng hộ đủ rộng hơn để khiến nó, một đảng độc đoán-biến thành-đảng dân chủ, có khả năng làm ăn tốt trong nền dân chủ. Nếu đảng đặc biệt mạnh, như QDĐ, thì nó có thể thậm chí tiếp tục là đảng thống trị.

Như chúng ta sẽ thấy trong chương tiếp, chế độ độc đoán đương nhiệm ở Hàn Quốc đã cũng mạnh nhưng không mạnh như QDĐ ở Đài Loan. Sự được lòng cử tri của Chế độ Hàn quốc đã thấp hơn của QDĐ nhiều, và chế độ Chun Doo-hwan đã đối mặt với một phong trào đối lập lớn hơn và bền vững hơn nhiều. Nói đơn giản, chiến lược nhân nhượng ở Hàn Quốc đã rủi ro hơn nhiều cho chế độ đương nhiệm. Cho QDĐ, mặt khác, việc thừa nhận dân chủ đã khá rõ ràng không phải tương đương với sự thừa nhận thất bại. Như nhà khoa học chính trị Bruce Dickson diễn đạt, việc chấp nhận nền dân chủ và việc khởi xướng cải cách ở Đài Loan đã là “phương tiện hay nhất” của đảng “để duy trì sự nắm quyền của nó … và cải thiện uy tín của QDĐ ở nước ngoài.”26 Thật trớ trêu, dân chủ qua sức mạnh đã không chỉ tốt cho Đài Loan mà rốt cuộc cũng tốt cho QDĐ.

Nguồn tự tin lớn nhất của QDĐ về các triển vọng của nó trong nền dân chủ đến từ lời xác nhận đáng tin cậy của đảng là nó đã chỉ huy phép màu kinh tế sau chiến tranh của Đài Loan. Bắt đầu với cải cách đất đai trong đầu các năm 1950, tiếp sau bởi các khoản đầu tư vào giáo dục trong các năm 1960, nhà nước kiến tạo-phát triển do QDĐ-lãnh đạo đã đặt nền kinh tế Đài loan lên một con đường tới không chỉ sự tăng trưởng nhanh mà đến sự tăng trưởng kinh tế công bằng. Sự nhấn mạnh của nhà nước đến việc nuôi dưỡng sự phát triển các SME đã cho phép hầu hết những người Đài loan được lợi từ sự hiện đại hóa kinh tế. Các hãng công nghiệp địa phương được các chính sách nhà nước hỗ trợ—từ các khuyến khích tài khóa có mục tiêu đến các trợ cấp cho R&D high-tech—mà đã bảo vệ và khuyến khích các công ty non trẻ của Đài Loan để trở nên có tính cạnh tranh toàn cầu và để tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu. Thành tích phát triển của QDĐ, kết hợp với lời hứa đáng tin cậy về sự tăng trưởng tiếp tục vào tương lai, đã mang lại cho QDĐ lượng khổng lồ của tính chính danh thành tích. Đảng cầm quyền đã tự tin tính chính danh này sẽ chuyển thành sự ủng hộ cử tri trong nền dân chủ.

QDĐ cũng đã tự tin về những triển vọng của nó trong nền dân chủ vì vài lý do khác, trực tiếp hơn. Thứ nhất, và có lẽ quan trọng nhất, QDĐ đã có được một lợi thế bầu cử to lớn hơn DPP. Với tư cách đảng đương nhiệm—và cho đến 1986, đảng chính trị duy nhất ở Đài Loan—QDĐ đã tích lũy được một cơ sở đảng viên cấp cơ sở to lớn cũng như một cấu trúc tổ chức từ trên xuống cho phép đảng thâm nhập sâu vào xã hội. Hơn nữa, như đã thảo luận sớm hơn trong chương này, QDĐ đã chiêu mộ các quan chức địa phương và sắc tộc Đài loan vào đội ngũ đảng và cho các vai trò lãnh đạo trong chính phủ, neo đảng cầm quyền vào chính trị xã hội Đài loan và cố gắng để xóa bỏ hình ảnh về QDĐ như một chế độ lưu vong. Đảng cầm quyền cũng đã thiết lập một bộ máy chính trị ghê gớm vào lúc mở cửa dân chủ của Đài Loan, trong sự kiểm soát các mạng lưới mênh mông của các chi bộ đảng mà có thể mang lại phiếu trong các khu vực bầu cử địa phương. Sau khi đã khởi xướng các cuộc bầu cử bổ sung bắt đầu trong 1966, QDĐ đã có được kinh nghiệm trong các cuộc bầu cử cạnh tranh, mà cuối cùng đã giúp nó giữ lại một lợi thế bầu cử trong nền dân chủ.

Với tư cách đảng cầm quyền đương nhiệm, QDĐ cũng đã có sức mạnh để lãnh đạo sự chuyển đổi chính trị của Đài Loan bằng việc định hình các quy tắc trò chơi dân chủ. Giống với các đảng bảo thủ ở Nhật Bản hậu chiến, QDĐ đã soạn các quy tắc tạo thuận lợi cho đảng đương nhiệm, trong khi vẫn nhất quán với các quá trình dân chủ. Đáng chú ý, chế độ chấp nhận một hệ thống bầu cử SNTV (Single Non-Transferable Vote - lá phiếu duy nhất không thể chuyển nhượng) và khu vực bầu cử nhiều thành viên (multimember district-tức là có nhiều hơn một người thắng cử)*, mà thiên vị nặng cho QDĐ. Quốc Dân Đảng, do quy mô và các nguồn lực đảng to lớn của nó, đã có khả năng đề cử các ứng viên một cách chiến lược và phân bổ phiếu bên trong một khu vực bầu cử duy nhất. Trong khi đó, DPP đã không có tập hợp ứng viên cũng chẳng có các nguồn lực để bắt kịp đảng đương nhiệm. Ngoài ra, DPP đối lập đã bị chia rẽ bè phái sâu sắc giữa cánh ôn hòa và cánh cấp tiến, làm khó cho đảng để phối hợp sự đề cử ứng viên trong các khu vực bầu cử nhiều thành viên. Bản đồ bầu cử và sự phân chia ghế cũng đã cho QDĐ, như LDP ở Nhật Bản, một phần thưởng ghế không cân xứng trong các vùng nông thôn nơi đảng cầm quyền đặc biệt hiệu quả trong việc kiếm phiếu, và nơi đối lập đặc biệt yếu. DPP đã tìm thấy các thành trì bầu cử của nó trong các thành phố giữa các elite Đài loan có giáo dục.

Nói cách khác, trong khi dân chủ hóa ở Đài Loan đã đưa vào các cuộc bầu cử tự do và công bằng hơn, các quy tắc trò chơi bầu cử, kết hợp với sức mạnh đương nhiệm của QDĐ, đã có nghĩa là QDĐ có thể tự tin rằng nó sẽ phát đạt trong nền dân chủ. Mặc dù các quy tắc quản trị sân chơi chính trị được làm phẳng, sự chênh lệch to lớn về các sức mạnh trước đó của các đảng làm cho nó, ít nhất lúc đầu trong kinh nghiệm dân chủ của Đài Loan, là một cuộc đấu không-công bằng. Tính không-công bằng này là một sản phẩm của các sức mạnh được kế thừa của QDĐ, không phải bất cứ sự không-công bằng hay đặc tính phi-dân chủ vốn có nào của các quy tắc bầu cử mà QDĐ đã cố đòi.

Một nguồn sát gần khác của sự tự tin cho QDĐ là nó đã có thể tự nhận một cách đáng tin cậy là đảng cải cách dân chủ. Nó đã chủ động theo đuổi cải cách chính trị, không phải là một đảng ngoan cố chống lại nền dân chủ cho đến sự kết thúc cay đắng. Ngay cả trước sự hình thành DPP trong 1986, Tưởng Kinh Quốc đã bắt đầu hợp nhất phái ôn hòa bên trong QDĐ, mở đường rốt cuộc cho lãnh đạo đảng và phó tổng thống Lý Đăng Huy để củng cố phái “dòng chính” định hướng-cải cách bên trong đảng. Phái dòng chính ôn hòa đã tỏ ra là quan trọng trong việc gạt sang bên lề và xua đuổi phái QDĐ cứng rắn, chống dân chủ. Sự củng cố quyền lực của Lý và của phái dòng chính đã củng cố cánh ôn hòa của đảng và đã hợp pháp hóa sự sẵn lòng của nó để tham gia đối thoại dân chủ với đối lập.

Ngay từ 1984, Tổng thống Tưởng Kinh Quốc đã liên hệ với các nhà hoạt động tangwai đối lập ôn hòa để bắt đầu những đối thoại chính trị về cải cách chính trị. Các cuộc thảo luận đã giúp QDĐ nhận diện những nhà lãnh đạo ôn hòa bên trong hàng ngũ của nó và những đối tác của họ trong phe đối lập. Việc tập hợp những người ôn hòa từ cả hai bên đã trấn an QDĐ rằng sự hình thành cuối cùng của một đảng đối lập sẽ không dẫn đến sự cực đoan hóa và sự gây mất ổn định tiềm năng của nền chính trị. Cuộc đối thoại trước chuyển đổi cũng đã cho phép các phái ôn hòa trong cả hai bên để quen biết nhau, ngay cả trước khi sự hình thành chính thức của DPP.

Vào lúc có những dấu hiệu báo điềm gở đã rõ ràng trong các tháng dẫn đến sự hình thành DPP trong 1986, QDĐ, lại theo lệnh rõ ràng của Tưởng, đã khởi xướng sự đối thoại “với đối lập để tăng sự hiểu biết lẫn nhau” giữa hai bên.27 Những người ôn hòa từ cả QDĐ và tangwai đã nhấn mạnh đến sự cẩn thiết cho sự hài hòa chính trị, đã đồng ý với, giữa những cải cách khác, sự cần cho một hiến pháp mới và sự lập ra một Hội Nghiên cứu Chính sách Công liên kết với tangwai, tiền thân về mặt tổ chức của DPP.

Bất chấp quá khứ độc tài của của QDĐ, đảng cầm quyền đã có khả năng dựa vào nền tảng cộng hòa và sự chống cộng thành thật của nó để hợp pháp hóa sự chuyển hướng dân chủ của nó. Tưởng đã nhắc đến Ba Nguyên tắc của Tôn Dật Tiên để neo di sản dân chủ cộng hòa của QDĐ và hợp pháp hóa tầm nhìn của đảng về một tương lai dân chủ.* Tưởng đã khẳng định đảng phải “khởi xướng chính phủ dân chủ hiến định; từ bỏ chế độ độc tài và đấu tranh giai cấp; thực sự thực hiện một con đường cho nhân dân của chúng ta để quyết định số phận của họ; trả lại quyền lực chính trị cho nhân dân; và làm cho họ hoàn toàn bình đẳng trước luật.”28 Việc Tưởng đưa ra tuyên bố này trong hội nghị trung ương QDĐ trong tháng Ba 1985, mười tám tháng trước sự hình thành của DPP, đã trao tính đáng tin cậy thêm cho cánh ôn hòa của QDĐ lãnh đạo cải cách dân chủ.

Rốt cuộc, chuyển đổi dân chủ của Đài Loan đã ít ghập ghềnh hơn hầu hết các thử nghiệm dân chủ khác ở châu Á kiến tạo-phát triển. Phần lớn sự ổn định đó có thể được quy cho những cố gắng của cả QDĐ và đối lập để tiết chế các lập trường của họ quanh một bản kế hoạch dân chủ, ngay cả trước khi quá trình chuyển đổi bắt đầu. Sự điều độ đã là quan trọng cho sự tự tin của QDĐ rằng dân chủ hóa sẽ không xúi giục sự bất ổn định chính trị cũng chẳng đe dọa khả năng của đảng cầm quyền để giữ lại quyền lực chính trị, ít nhất trong ngắn hạn. Từ quan điểm của đối lập, sự chuyển đổi, cho dù đầy các dấu ấn của QDĐ trên nó, đã có nghĩa là DPP có thể tranh cử dân chủ một cách hợp pháp như một đảng chính trị, và rằng nó có thể, bất kể khả năng có xa xôi đến thế nào lúc đó, cuối cùng đánh bại QDĐ và trở thành một đảng cầm quyền được bàu một cách dân chủ ở Đài Loan.29 Đối lập đã cũng đầu tư vào các triển vọng dân chủ của Đài Loan.

Củng cố sự Thống trị Dân chủ của QDĐ

Vào đêm trước chuyển đổi dân chủ Đài loan, QDĐ đã là đảng đương nhiệm mạnh nhất trong số một tá trường hợp được xem xét trong cuốn sách này, sự tự tin dân chủ hóa sẽ không đe dọa sự ổn định chính trị và kinh tế của Đài Loan cũng chẳng đe dọa sự nắm quyền của QDĐ. Khi QDĐ bắt đầu cải cách dân chủ bắt đầu trong cuối các năm 1980, đảng cầm quyền đã tiếp tục giành được đa số sự ủng hộ của các cử tri và đã chủ trì một nền kinh tế phát triển nhanh chóng. Sự phản kháng xã hội, trong khi tăng lên, đã chẳng hề gần với độ lớn và quy mô của sự phản kháng chính trị mà chúng ta đã thấy ở Hàn Quốc trong chuyển đổi của nước đó sang nền dân chủ. Về mặt địa-chính trị, việc thừa nhận dân chủ đã là tốt cho QDĐ và Đài Loan bởi vì nó bảo đảm sự ủng hộ tiếp tục của Mỹ, mặc dù siêu cường đã bình thường hóa các mối quan hệ với Trung Quốc. Trong phổ của “các trường hợp thừa nhận” đã theo đuổi dân chủ qua sức mạnh được xem xét trong cuốn sách này, QDĐ đã mạnh nhất trong số các đảng độc đoán đương nhiệm, tự tin nhất rằng việc thừa nhận dân chủ sẽ ổn định, và có khả năng nhất để tiếp tục như một đảng dân chủ cầm quyền.30

Như chúng tôi kỳ vọng trong lý thuyết của chúng tôi về dân chủ qua sức mạnh, các đảng đương nhiệm mạnh nhất, mà chọn để thừa nhận dân chủ, có thể dự đoán được sẽ thắng thế với tư cách đảng chính trị mạnh nhất sau một chuyển đổi dân chủ. Đi từ sức mạnh tới sức mạnh, QDĐ quả thực đã vẫn là lực lượng chính trị thống trị trong nền dân chủ trẻ của Đài Loan.

Trong các cuộc bầu cử cơ quan lập pháp 1992—các cuộc bầu cử tự do đầu tiên của Đài Loan cho toàn bộ cơ quan lập pháp—QDĐ giành được 53 phần trăm phiếu phổ thông và chiếm 63 phần trăm ghế của cơ quan lập pháp. Trong các cuộc bầu cử tổng thống sáng lập 1996, liên danh QDĐ của Lý Đăng Huy và Liên Chiến đã thắng dễ dàng, với 54 phần trăm sự ủng hộ từ các cử tri. Trong khi đó, ứng viên DPP, nhà bất đồng chính kiến lâu đời Bành Minh Mẫn (Peng Ming-min), đã giành được chỉ 21 phần trăm phiếu bàu. Canh bạc dân chủ của QDĐ đã mang lại kết quả; nó thừa nhận dân chủ không phải để bàn giao quyền lực cho đối lập mà để giữ lại sự thống trị chính trị của nó.

Thành công bầu cử ban đầu của QDĐ trớ trêu thay đã giúp bình thường hóa nền dân chủ ở Đài Loan, hơn là làm trật đường ray nó hay thúc đẩy một sự thụt lùi dân chủ. Đã không phải cứ như QDĐ coi các chiến thắng bầu cử ban đầu của nó trong 1992 và 1996 như một dấu hiệu rằng các cử tri Đài loan đã muốn quay lại chủ nghĩa độc đoán QDĐ; ván đã đóng thuyền (cơ hội đó đã mất rồi). Thay vào đó QDĐ đã xem thành công bầu cử đang diễn ra của nó như một mệnh lệnh để cải cách hơn nữa và để chuyển đổi đảng thành một đảng chính trị thực sự dân chủ và thống trị một cách dân chủ. QDĐ đã đẩy nhanh sự chuyển đổi dân chủ bởi vì sự tự tin nó đã có về khả năng của nó để làm ăn tốt trong nền dân chủ. Không phải là trường hợp mà các đảng dân chủ thống trị sẽ nhất thiết làm hỏng hay đảo ngược nền dân chủ với dấu hiệu đầu tiên về sự rắc rối chính trị. Liên quan đến QDĐ, đảng cầm quyền đương nhiệm đã tiếp tục một quỹ đạo cải cách chính xác bởi vì đảng đã sẵn sàng để thịnh vượng.

Trong khi QDĐ bảo đảm các lợi thế của riêng nó trong nền dân chủ, nhất là với hệ thống khu vực bầu cử nhiều người trúng, đảng cầm quyền cũng đã thực hiện sự ràng buộc dân chủ đang diễn ra sau sự mở cửa dân chủ của Đài Loan. Sự ràng buộc dân chủ gây ra sự làm sâu sắc dân chủ, mà đã làm phẳng thêm sân chơi chính trị cho đối lập và áp đặt các sự bảo vệ dân chủ bên trong QDĐ.

Sau khi Tưởng qua đời trong 1988, người kế vị của ông, Lý, đã triệu tập Hội nghị Quốc gia (Quốc Thị Hội Nghị) 1990 (NAC). NAC đã đưa các nhà lãnh đạo QDĐ và đối lập lại với nhau để xây dựng đồng thuận về các cải cách chính trị thêm. Trong thời gian chuẩn bị NAC, Lý đã thành công củng cố phái dòng chính của QDĐ, gạt các đối thủ độc đoán của ông trong đảng. Sự điều độ chính trị của QDĐ, với sự chèo lái của Lý, đã lôi kéo các nhà lãnh đạo DPP đối lập tới bàn thương lượng trong 1990, đúng như những cố gắng của Tưởng, ủng hộ phe ôn hòa trong phe QDĐ, đã làm trong giữa-các năm 1980. Tại hội nghị 1990, các nhà lãnh đạo từ QDĐ và DPP vạch ra một bản kế hoạch cho cải cách dân chủ, kể cả các thỏa thuận về cải cách hiến pháp và việc đưa vào các cuộc bầu cử lập pháp đầy đủ và bầu cử tổng thống. Diễn đàn NAC đã đem lại sức sống cho nhiều diễn đàn thương lượng trong các năm kế tiếp, trong đó các nhà lãnh đạo QDĐ và các đối tác DPP của họ sắp đặt các cải cách dân chủ thêm.

Dưới các quy tắc trò chơi dân chủ, QDĐ đã không còn có thể duy trì quyền lực qua các phương tiện độc đoán nữa, như đàn áp bất đồng chính kiến, mà thay vào đó cần thắng các cuộc bầu cử hết sức cạnh tranh. Đảng đương nhiệm cần mở rộng cơ sở cử tri ủng hộ của nó. Sao chép cách làm thành công của LDP ở Nhật Bản, QDĐ đã phát triển cơ sở ủng hộ của nó bằng việc tiết chế các cương lĩnh chính sách và chương trình của nó, tập trung, chẳng hạn, vào các chính sách thúc đẩy rõ ràng sự tái phân phối kinh tế hơn để thu hẹp khoảng cách giữa những người giàu và người nghèo.

Giống LDP, QDĐ đã định vị mình như một đảng bao quát, chèn lấn đối lập trên các vấn đề được lòng dân như cải cách kinh tế và sự mở rộng chính sách xã hội. Bắt đầu trong các năm 1990, QDĐ đã đưa ra một loạt chính sách xã hội và kinh tế, giống như LDP đã đưa ra ở Nhật Bản trong các năm 1960 khi đảng bảo thủ cầm quyền đã củng cố sức mạnh bầu cử của nó. Chính phủ QDĐ đã đề xướng những cải cách chính sách phúc lợi xã hội quan trọng và đã mở rộng quy mô độ phủ và các lợi ích trong các chương trình xã hội hiện có, như sơ đồ bảo hiểm lao động do chính phủ-quản lý cũng như các phúc lợi nơi làm việc.

Logic của chiến lược chính trị của QDĐ là rõ nhất trong ví dụ về cải cách chăm sóc sức khỏe. Trong 1988 QDĐ công bố một kế hoạch để đưa một chương trình bảo hiểm sức khỏe quốc gia phổ quát vào trong 1995, giành được sự ủng hộ đáng kể cho QDĐ giữa các công nhân đô thị và các nông dân nông thôn vào đêm trước cuộc bầu cử lập pháp đầu tiên của Đài Loan. Với áp lực từ Tổng thống Lý, chính phủ đã chính thức khai trương chương trình bảo hiểm sức khỏe quốc gia chỉ mấy tháng trước cuộc bầu cử tổng thống đầu tiên của Đài Loan trong 1996. Việc thực hiện sơ đồ bảo hiểm sức khỏe phổ quát đã là một thành tựu chính sách xã hội quan trọng và một chính sách đã làm giảm cơ sở cử tri của DPP, nhất là phái xã hội dân chủ của nó.

Đảng cầm quyền đã áp dụng một chiến lược bao quát tương tự trong các cuộc bầu cử khác. Trong các cuộc tranh đua mức-địa phương, các ứng viên QDĐ đưa ra các chương trình an toàn thu nhập tuổi già để thu hút các cử tri già hơn, buộc DPP làm theo và đưa ra các lời hứa chính sách xã hội tương tự. Điểm then chốt là sự thống trị chính trị tiếp tục của QDĐ vào các năm 1990 đã không đơn giản là một sự lưu nhiệm từ quá khứ độc đoán của nó, mà đúng hơn một phần là do những cố gắng có chủ ý của nó để tiết chế các chính sách và các cương lĩnh của nó để thu hút nhiều cử tri hơn.31 QDĐ, nói cách khác, đã không chỉ “đánh bạc nền dân chủ”32 mà “đánh bạc cho nền dân chủ,”33 và nó đang tìm ra cách để thắng canh bạc đó.

Bình thường hóa nền Dân chủ ở Đài Loan

Chẳng gì được bảo đảm cả trong nền dân chủ. Quả thực, nền dân chủ bằng với sự thể chế hóa sự không chắc chắn chính trị, như Adam Przeworski nhắc nhở chúng ta. Sự thống trị bầu cử của QDĐ đã không thể là một kết quả có thể dự đoán được mãi mãi. Bình thường hóa nền dân chủ đòi hỏi chí ít khả năng của một sự luân phiên trong quyền lực. Khác đi, thì đối lập có thể không thấy giá trị của nền dân chủ, và sự thiếu sót bởi vì các định chế dân chủ được cảm nhận là nông, và sân chơi chính trị không bằng phẳng hay không-công bằng đến mức chúng chỉ là vẻ bề ngoài giả dối cho một chế độ độc đoán.

Tuy vậy, sự đào ngũ đối lập và sự thụt lùi dân chủ đã không xảy ra Đài Loan. Sự giữ vững quyền lực của QDĐ, một thời dường như không thể bị tấn công, đã giảm dần khi nền dân chủ được bình thường hóa. Trong 1993 các tàn dư của phái cứng rắn bên trong QDĐ đã tách ra để thành lập Đảng mới. Đảng mới giỏi nhất đã là một đảng bên rìa, mặc dù nó vẫn làm giảm phần ghế của QDĐ tại Viện Lập pháp. Trong các cuộc bầu cử lập pháp 1995, như được kỳ vọng, QDĐ giành được một đa số nhỏ hơn, với 52 phần trăm số ghế lập pháp, giảm xuống từ 59 phần trăm trong 1992.

Thật quan trọng, khi nền dân chủ được bình thường hóa hơn ở Đài Loan, các triển vọng của đối lập để làm mất ghế của QDĐ được cải thiện. Giữa các cuộc bầu cử Viện Lập pháp 1992 và 1995, phần ghế của DPP đã cải thiện một chút, từ 51 lên 54 ghế. Phần phiếu phổ thông của DPP cũng được cải thiện một chút từ 31 phần trăm lên 33 phần trăm. Trong khi đó QDĐ đã trải nghiệm một sự giảm đáng kể không chỉ về phần ghế trong cơ quan lập pháp mà cả về phiếu phổ thông, giảm từ 53 phần trăm phiếu trong 1992 xuống 46 phần trăm trong 1995. Điều này một phần là do sự tăng thêm của Đảng mới cũng như sự thể hiện được cải thiện của DPP trong vài cuộc bầu cử. DPP rõ ràng đã không phải là một đảng đầu voi đuôi chuột nhất thời, mà đúng hơn như một đảng chính trị sẽ mãi ở đó.

Nền dân chủ Đài loan đã trải nghiệm sự luân phiên quyền lực đầu tiên của nó trong các cuộc bầu cử tổng thống 2000, khi ứng viên của đảng DPP Trần Thủy Biển đánh bại sát nút ứng viên QDĐ với 39 phần trăm phiếu bàu. Trần đã lại thắng trong cuộc bầu cử 2004, mặc dù với một sự chênh lệch nhỏ hơn. Việc bầu Trần vào chức tổng thống trong 2000 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng đối với QDĐ, và cuối cùng đối với số phận dân chủ hóa của Đài Loan. Mặc dù QDĐ tiếp tục kiểm soát một đa số ghế trong cơ quan lập pháp, cuộc bầu cử tổng thống 2000 là lần đầu tiên QDĐ đã thua một cuộc bầu cử ở Đài Loan—bất kể cuộc bầu cử nào. Đã không rõ lúc đó QDĐ sẽ phản ứng thế nào với sự thất bại đầu tiên của nó. Một số người suy đoán QDĐ có thể đảo ngược cải cách dân chủ và phục hồi quá khứ độc đoán của đảng, và rằng nó có thể trở thành một kẻ làm hỏng dân chủ khi nó chịu thất bại đầu tiên của nó.34

Thay vào đó, QDĐ tập hợp lại. Sau khi chịu một thất bại nữa, còn sít sao hơn trong các cuộc bầu cử tổng thống in 2004, QDĐ đã chọn thị trưởng Đài Bắc–khi đó Mã Anh Cửu để trở thành nhà lãnh đạo mới của đảng. Mã được lòng dân giữa các cử tri và được nhiều người lúc đó xem như một nhà lãnh đạo trẻ, có sức thuyết phục, và, thật quan trọng, ôn hòa. Đảng cũng tích cực làm lại hình ảnh của nó bằng việc thực hiện các cải cách dân chủ hơn bên trong đảng. Thay cho việc chọn trở thành một kẻ làm hỏng dân chủ, như một số người có thể kỳ vọng về một đảng độc đoán trước kia mà các vận may bầu cử của nó tiếp tục giảm, QDĐ đã chọn để tăng gấp đôi sự làm sâu sắc cam kết của nó với nền dân chủ và đầu tư vào tính cạnh tranh dân chủ của đảng.

Quốc Dân Đảng đã chọn con đường bình thường hóa nền dân chủ vì vài lý do, tất cả chúng đều bắt nguồn từ các sức mạnh của đảng và sự tự tin nó sẽ tiếp tục phát đạt trong nền dân chủ, ngay cả khi nó chịu các thất bại bầu cử định kỳ. Thứ nhất, QDĐ tiếp tục làm nổi bật thành tích phát triển trong quá khứ của nó, kêu gọi các cử tri với thông điệp rằng nó đã là đảng có khả năng duy trì sự phát triển kinh tế của Đài Loan. Nó tiếp tục tiết chế các cương lĩnh chính sách xã hội và kinh tế của nó, nhấn mạnh hơn đến các chương trình tái phân phối trong một cố gắng để mở rộng cơ sở ủng hộ của đảng bao quát. Mặt khác, QDĐ cho rằng DPP chưa được chứng minh trong việc quản trị và đã tập trung hẹp vào các vấn đề đặc thù. Trong khi đó, QDĐ tiếp tục có được một phần thưởng ghế đáng kể ở vùng nông thôn, có nghĩa là phần phiếu phổ thông giảm đi của nó đã không đe dọa đa số của nó trong Viện Lập pháp.

Quốc Dân Đảng đã bắt đầu con đường tới nền dân chủ ở Đài Loan bởi vì sự tự tin của nó và các nguồn sức mạnh đương nhiệm của nó, và nó đã vẫn tự tin bất chấp những thất bại bầu cử tổng thống trong năm 2000 và năm 2004. Để đặt các thứ vào viễn cảnh, các sự thụt lùi bầu cử đó đã không đặc biệt tàn phá cho đảng cầm quyền trước kia. Các sự thất bại với những sự chênh lệch nhỏ, đặc biệt trong cuộc tranh đua 2004 sự chênh lệch mỏng như dao cạo. Bất chấp đã bị mất chức tổng thống, QDĐ tiếp tục kiểm soát một đa số ghế trong Viện Lập pháp suốt các năm 2000. Nói cách khác, nó đã giữ lại các sức mạnh và sự tự tin nó đã có khi nó thừa nhận dân chủ trước tiên.

Mặc dù đảng cầm quyền trước kia về mặt kỹ thuật “ở trong rừng” (tức là không còn nắm quyền nữa), QDĐ cũng biết rằng nó đã không ở sâu trong rừng và rằng rất ít khả năng nó sẽ ở đó vĩnh viễn. Nó đã tự tin nó sẽ quay lại quyền lực trong tương lai không xa. Nó thực ra đã quay lại quyền lực khi Mã dễ dàng thắng cuộc bầu cử tổng thống 2008 và lần nữa trong 2012. QDĐ tiếp tục thống trị cơ quan lập pháp, mặc dù nó đã chịu một loạt thất bại cay đắng trong các cuộc tranh đua tổng thống tiếp sau. Tuy nhiên, nó chọn không là một kẻ làm hỏng dân chủ, bởi vì dưới các quy tắc trò chơi dân chủ nó có thể lại cạnh tranh trong các cuộc tranh đua tương lai, và như một đảng mạnh với một hồ chứa sâu của các sức mạnh được thừa hưởng, nó đã tự tin nó sẽ lại có sức cạnh tranh, và luôn luôn như vậy.35

5. Hàn Quốc

NỀN DÂN CHỦ TỪNG ĐỢT MỘT

MÙA HÈ 1987 ở Hàn Quốc đã hỗn độn. Các sinh viên, công nhân, và các đồng minh tầng lớp-trung lưu của họ đã xuống đường ở Seoul để phản đối chế độ độc đoán đã cai trị Hàn Quốc trong các làn sóng kế tiếp nhau dưới các nhà độc tài quân sự khác nhau kể từ các năm 1960. Hàng trăm ngàn người biểu tình được huy động khắp đất nước đã hết chịu nổi. Họ đòi cải cách chính trị, và đặc biệt rằng Hàn Quốc đi con đường hướng tới nền dân chủ tự do.

Tấn kịch chính trị như vậy đã diễn ra trước đây ở Hàn Quốc sau chiến tranh. Tuy vậy, lần này kết cục đã khác. Tổng thống sắp mãn nhiệm của Hàn Quốc, Tướng Chun Doo-hwan, đã nhận diện người kế vị của ông, Roh Tae-woo, mùa hè đó, trong cái nhiều người kỳ vọng là một sự chuyển tiếp suôn sẻ của quyền lực độc đoán từ một nhà độc tài sang kẻ độc tài tiếp. Dưới áp lực to lớn từ xã hội dân sự Hàn quốc và chính phủ Hoa Kỳ, tuy vậy, Roh “đã làm đất nước bị sốc” và đã thừa nhận cải cách dân chủ, tuyên bố trong cuối tháng Sáu 1987 rằng một cuộc bầu cử tổng thống sẽ được tổ chức trong tháng Mười Hai, với các cuộc bầu cử lập pháp tự do và công bằng mùa xuân tiếp theo. Trong một sự quay-đằng sau đột ngột, Hàn Quốc bắt đầu đi theo một con đường tới cái trở thành một trong các nền dân chủ bền bỉ nhất của châu Á kiến tạo-phát triển.1

Chiến thắng dân chủ của Hàn Quốc đã không phải là một kết quả có thể dự đoán được. Thực ra, chế độ Hàn quốc được kỳ vọng rộng rãi để trở nên dân chủ sớm hơn nhiều, nhưng nó đã thất bại nhiều lần để củng cố một nền dân chủ lâu bền. Nếu chúng ta nghĩ về chuyển đổi dân chủ như một thử nghiệm có thể đảo ngược trong cải cách chính trị, thì cuộc dân chủ hóa Hàn quốc, cho đến cuối các năm 1980, đã là một loạt thất bại luôn tái diễn.

Trong thời kỳ ngay sau-Chiến tranh Thế giới II, quân đội Mỹ đã chiếm phần phía nam của bán đảo Triều Tiên, và Liên Xô quản lý miền Bắc. Mục đích của sự chiếm đóng do Mỹ-dẫn đầu là để lập nền dân chủ ở Hàn Quốc, không khác gì ở Nhật Bản sau chiến tranh. Sự chiếm đóng Hàn quốc thậm chí đã có phiên bản Tướng Douglas MacArthur riêng của nó trong Trung Tướng John Hodge. Tuy nhiên, bất chấp thành công dân chủ ở Nhật Bản, như chúng tôi đã mô tả trong chương 3, các triển vọng ở Hàn Quốc nhanh chóng trở nên ảm đạm trong bối cảnh của Chiến tranh Triều Tiên từ 1950 đến 1953 và sự thất bại của thử nghiệm dân chủ đầu tiên của Hàn Quốc, dẫn tới một chế độ quân sự trong 1961.

Edward Wagner, được xem là nhà tiên phong về Triều tiên học ở Mỹ, đã công bố một bài báo trong tờ Foreign Affairs năm 1961 với tiêu đề “Thất bại ở Triều Tiên.”2 Tiêu đề tiểu luận của ông nói lên tất cả. Cách suy nghĩ bi quan của ông về tình hình chính trị và kinh tế ở Hàn Quốc và tương lai của nước này. Wagner cay đắng lưu ý rằng “ở Hàn Quốc ngày nay, 16 năm sau khi Hoa Kỳ bắt đầu giúp truyền nghệ thuật tự-quản dân chủ cho nhân dân của nó, chúng ta thấy mình với một chế độ độc đoán công khai.”

Nếu người ta xem xét chỉ Nhật Bản, người ta có thể tin rằng Mỹ đã có sức mạnh không ngừng để “áp đặt” một nền dân chủ lâu bền tại bất cứ đâu sau Chiến Tranh Thế giới II. Kinh nghiệm lịch sử đồng thời của Hàn Quốc, tuy vậy, cho thấy rằng một mình Mỹ đã không có sức mạnh nào như vậy cả. Nền dân chủ sẽ chỉ có thể bén rễ tại châu Á kiến tạo-phát triển nơi những người bảo thủ đã đủ mạnh để thịnh vượng dưới nó. Điều này đã không phải thế ở Hàn Quốc ngay sau cuộc chiến tranh.

Theo nhiều cách, con đường của Hàn Quốc từ phát triển kinh tế đến dân chủ hóa cuối cùng sẽ phản ánh kinh nghiệm của Đài Loan, như các hình mẫu song song của cụm nhà nước chủ nghĩa kiến tạo-phát triển của các trường hợp được xem xét trong cuốn sách này. Giống với Đài Loan, nhà nước Hàn quốc kiến tạo-phát triển đã tạo thuận tiện cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa kinh tế, và sự biến đổi xã hội, gieo các hạt giống của một xã hội đòi hỏi khắt khe hơn về chính trị. Cũng giống với Quốc Dân Đảng (QDĐ), chế độ độc đoán hậu-chiến ở Hàn Quốc ban đầu đã yếu, thối nát, và bị phân mảnh nội bộ, mặc dù các chế độ độc tài liên tiếp đã tích tụ năng lực kiến tạo-phát triển theo thời gian. Sự củng cố độc đoán ở Hàn Quốc bắt đầu trong các năm 1960. Nhà nước và chế độ cầm quyền yếu một thời đã trở nên cực kỳ mạnh, được duy trì nhờ một sự kết hợp của tính chính danh thành tích kinh tế và sức mạnh đàn áp tàn bạo của chế độ.

Vào lúc Roh đưa nền dân chủ vào trong 1987, chế độ độc đoán đã rõ ràng vượt quá đỉnh điểm sức mạnh của nó. Như ở Đài Loan, một mình tính chính danh thành tích do phát triển kinh tế tạo ra đã không còn đủ nữa để giữ xã hội Hàn quốc ngày càng đòi hỏi khắt khe ở khoảng cách an toàn. Cũng như với QDĐ, chế độ Hàn quốc không mất liên lạc mà đã khá hòa hợp về mặt chính trị với các tín hiệu khác nhau về sự bám quyền lực yếu đi của nó, từ các kết quả bầu cử tàn phá trong 1985; đến sự huy động chính trị gây gổ chống-chế độ; đến sự ủng hộ teo dần từ Hoa Kỳ và thậm chí áp lực trực tiếp và công khai từ chính phủ Hoa Kỳ lên chế độ để ủng hộ nền dân chủ.

Dưới các điều kiện này của các áp lực tăng lên và sự thống trị đang co lại chậm, các nhà lãnh đạo đương nhiệm ở Hàn Quốc đã đánh bạc. Họ đã tính toán rằng chế độ giữ lại đủ sức mạnh, nếu không phải sức mạnh vượt trội, cũng như đủ tính chính danh sinh ra từ thành tích thành công kiến tạo-phát triển xuất sắc của nó để vượt qua một chuyển đổi dân chủ, và thậm chí có khả năng thịnh vượng trong nền dân chủ. Chủ nghĩa độc đoán ở Hàn Quốc đã không sụp đổ, chế độ cũng đã chẳng bị lật đổ, mà đúng hơn đảng cầm quyền đương nhiệm đã đưa vào và đã lãnh đạo quá trình dân chủ hóa, như chúng ta đã thấy trong chương 4 về Đài Loan. Về khía cạnh này, Hàn Quốc là một tấm gương khác về dân chủ qua sức mạnh.

Tuy vậy, như chúng tôi chỉ ra, các nhà nước mạnh và các đảng mạnh là không mạnh như nhau ngang các trường hợp và theo thời gian, và ngay cả các nhà nước kiến tạo-phát triển hết sức hiệu quả, như của Đài Loan và Hàn Quốc, được sắp xếp ngang một phổ sức mạnh. Trong khi QDĐ đã duy trì và tăng sự bám lấy quyền lực độc đoán của nó theo thời gian, sự cai trị độc đoán ở Hàn Quốc đã ít liên tục hơn, được chia thành các thời đại và các chế độ kế tiếp, mỗi được một nhà độc tài khác nhau đứng đầu. Câu chuyện của Đài Loan có thể được kể qua lăng kính của QDĐ, một chế độ duy nhất dưới một đảng cầm quyền quy nhất. Nhưng đối với Hàn Quốc, câu chuyện là của các chế độ độc đoán kế tiếp trong đó tên của đảng cầm quyền thay đổi và quân đội đã đóng một vai trò tiến bộ hơn ở Đài Loan nhiều. Sự phát triển chính trị của Hàn Quốc đã chập chờn, với các thời khắc mở cửa và thử nghiệm dân chủ chính trị tiếp sau bởi các thời kỳ dài hơn của sự bao vây độc đoán.3

Vào lúc Roh thừa nhận các cải cách dân chủ trong 1987, đảng cầm quyền đương nhiệm đã vẫn khá mạnh, nhưng không gần thống trị về chính trị như QDĐ ở Đài Loan. Việc phản ánh một trường hợp yếu hơn của chuyển đổi dân chủ do độc đoán-lãnh đạo, tuy nhiên trường hợp Hàn quốc có tính minh họa về dân chủ qua sức mạnh—dù một sự phát triển dân chủ từng đợt một, với một số phận không chắc chắn cho chế độ độc đoán đương nhiệm khi nó thừa nhận dân chủ trong 1987.

Nền dân chủ Thất bại Đầu tiên của Hàn Quốc

Triều Tiên đã là nạn nhân của chủ nghĩa thực dân Nhật từ 1910 đến sự kết thúc của Chiến Tranh Thế giới II. Kinh nghiệm thuộc địa của nó đã đặc biệt tàn bạo, và tình cảm chống-Nhật bản đã hằn sâu trong tâm lý dân tộc Triều Tiên. Sự khai thác kinh tế, sự chiếm đóng quân sự, và những sự tàn bạo con người, như sự lợi dụng “các phụ nữ giải khuây” Triều tiên, đã để lại Triều Tiên sau chiến tranh trong hỗn loạn, về mặt kinh tế và chính trị. Sự đầu hàng của Nhật Bản trong 1945 đã là một sự khởi động lại đáng hoan nghênh cho Triều Tiên, mở ra khả năng của sự độc lập, sự phát triển kinh tế tự-lực, và nền dân chủ Triều Tiên.

Ngay sau chiến tranh, và những căng thẳng Chiến tranh Lạnh nổi lên, bán đảo Triều tiên bị chia về mặt hành chính, với vĩ độ thứ 38 đánh dấu quyền tài phán Soviet ở miền Bắc và sự chiếm đóng Mỹ ở miền Nam. Sự chiếm đóng quân đội Mỹ đã kéo dài từ 1945 đến mùa thu 1948, một thời kỳ ngắn hơn sự chiếm đóng Nhật Bản của nó. Từ quan điểm của Washington, đã có nhiều việc phải làm để xây dựng lại Triều Tiên liền sau Chiến Tranh Thế giới II, và trong một khoảng thời gian ngắn. Mục tiêu chính trong các mục tiêu Mỹ là đưa các định chế dân chủ, và đặc biệt một hiến pháp dân chủ vào, như ở Nhật Bản. Các nhà lãnh đạo Mỹ đã nhận thấy một xung lực dân chủ lúc đó ở Hàn Quốc, như họ đã thấy ở Nhật Bản, và các nhà lãnh đạo chiếm đóng đã tìm cách để phát triển xung lực đó thành một nền dân chủ đủ lông đủ cánh. Không giống ở Đài Loan, mà đã không bị những người Mỹ chiếm đóng và nơi chế độ độc tài QDĐ được các đồng minh Mỹ khoan dung không ít thì nhiều, các khát vọng Hoa kỳ cho nền dân chủ ở Hàn Quốc đã là trung tâm cho lực lượng chiếm đóng ngay từ đầu.

Các nhà chức trách chiếm đóng Mỹ, do Hodge đứng đầu, về cơ bản đã sao chép kịch bản của MacArthur cho việc biến đổi Nhật Bản. Giữa 1945 và 1948, các nhà chức trách chiếm đóng tham khảo các elite Triều tiên và một giai cấp lãnh đạo chính trị đang nổi lên về việc đặt một hiến pháp dân chủ. Như ở Nhật Bản, các nhà lãnh đạo chiếm đóng đã dẫn đầu quá trình tham khảo này. Ngay từ đầu, Hodge đã phác họa “Tuyên bố về các Quyền của Nhân dân Triều tiên,” một bản kế hoạch cho cải cách chính trị. Phản chiếu kinh nghiệm Nhật bản, tuyên bố của Hodge đảm bảo tất cả những người Hàn quốc sẽ “bình đẳng trước luật” và rằng “tự do cá nhân” của họ sẽ “bất khả xâm phạm.” Như đã thế ở Nhật Bản, sự chiếm đóng Mỹ tìm cách để tạo ra một nền dân chủ Hàn quốc theo hình ảnh riêng của nó. Trong chừng mực một thử nghiệm dân chủ được áp đặt lên Nhật Bản, cùng thế có thể được nói về các khát vọng của Mỹ ở Hàn Quốc.

Tuyên bố Mỹ đã truyền cảm hứng cho nội dung của hiến pháp, mà Quốc hội Hàn quốc đã chính thức chấp nhận trong mùa hè 1948. Các điều kiện chung của hiến pháp tuyên bố rằng Hàn Quốc phải là một nền cộng hòa dân chủ, bằng cách đó thiết lập sự độc lập chủ quyền của nó và việc đặt nền móng cho sự tiến hóa dân chủ của nó. Các định chế dân chủ được bố trí nhanh chóng. Quân đội được đặt dưới thẩm quyền của chính phủ dân sự. Các nhánh hành pháp, lập pháp, và tư pháp được tạo ra, cung cấp những sự kiểm soát và đối trọng lên quyền lực chính trị. Các đảng chính trị đã là một trong những đá nền của sự cạnh tranh dân chủ.

Các cử tri Hàn quốc đã bàu Quốc hội trong năm 1948, và cơ quan lập pháp đã bàu tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc, Syngman Rhee (Lý Thừa Vãn). Một người được giáo dục Mỹ và một người kiên quyết chống cộng, Rhee được Hoa Kỳ coi là một đồng minh, mặc dù ban lãnh đạo chiếm đóng đã không tin cậy ông ta hoàn toàn. Họ xem Rhee như một kẻ cơ hội chính trị. Bona fides (tính chân thật) dân chủ của ông đã bị nghi ngờ bởi vì ông thiếu một résumé (lý lịch) nhà hoạt động dân chủ. Vì khung cảnh Chiến tranh Lạnh đang nổi lên lúc đó, tuy vậy, các nhà chức trách Mỹ đã có ít sự lựa chọn trừ để chấp nhận ông ta như người của họ ở Seoul.

Chẳng bao lâu trở nên rõ ràng hiến pháp dân chủ Hàn quốc đã dễ bị tổn thương với các thực hành độc đoán dưới Rhee.4 Hai điều (các Điều 28 và 57) đã cho phép chính phủ và đặc biệt tổng thống để treo và áp đặt các hạn chế lên các quyền của công dân vì lợi ích của “trật tự công cộng” trong “những thời gian bất thường.” Các loại điều kiện này là thông thường trong các nền dân chủ hiến định. Tuy vậy, sự kỳ vọng là các quyền lực hiến định bất thường này sẽ được dùng chỉ dưới các hoàn cảnh cực đoan nhất. Điều này đã tỏ ra là thiển cận ở Hàn Quốc của Rhee. Bị các cuộc biểu tình quần chúng và việc chính phủ đàn áp thẳng tay xúi giục, Quốc Hội đã thông qua Luật An ninh Quốc gia trong tháng Mười Hai 1948, trao cho tổng thống quyền lực cưỡng bức để đàn áp đối lập. Luật An ninh Quốc gia đã trao quyền cho chế độ để truy tố và bỏ tù “các kẻ thù của nhà nước,” kể cả các đối thủ của chế độ Rhee.

Bất chấp các quyền lực bất thường và đàn áp có sẵn để ông sử dụng, Rhee thực sự đã là một tổng thống yếu về chính trị. Ông đã không có một cơ sở quyền lực mạnh trong hoặc đảng ông hay quân đội. Một trong những luận điểm chính của cuốn sách này là sức mạnh đảng tạo thuận lợi cho một sự chuyển đổi ổn định từ chế độ chuyên chế sang nền dân chủ. Tại Đài Loan, chiến dịch tổ chức lại đảng vào đầu các năm 1950 đã biến đổi không chỉ cấu trúc nội bộ của QDĐ mà cả tầm với của nó vào xã hội, đặc biệt sự thâm nhập của các chi bộ đảng trên khắp hòn đảo. QDĐ cũng đã khởi xướng một chiến dịch tư cách đảng viên quần chúng trong thời kỳ này để củng cố đội ngũ của đảng và tăng cường gốc rễ của nó trong xã hội Đài Loan. Tương tự, ở Nhật Bản, tầm quan trọng của những thử nghiệm dân chủ sớm và di sản của của các đảng thời-Taisho đã cung cấp nền tảng thể chế và tổ chức cho sự củng cố của Đảng Dân chủ Tự do (LDP) trong thời kỳ sau chiến tranh. Tuy vậy, ở Hàn Quốc sự chuyển đổi từ sự chiếm đóng nước ngoài (cả Nhật bản và Mỹ) đã mang lại thành quả thể chế tầm thường hơn. Như một kết quả, nền dân chủ đã vấp ngã khi nó bước ra khỏi cổng.

Đảng của Rhee, Đảng Tự do (Liberal Party), đã thiếu năng lực tổ chức. Không giống LDP và QDĐ, Đảng Tự do Hàn quốc đã không phát triển các đảng viên dựa vào quần chúng của nó và đã không có khả năng huy động đội ngũ của nó, bỏ lại đảng dễ bị tổn thương đối với các thách thức từ đối lập. Trong các năm 1950, Đảng Tự do đã chẳng bao giờ thu được hơn 45 phần trăm phiếu phổ thông, nhường ngày càng nhiều vị trí bầu cử cho Đảng Đối lập dân chủ. Hơn nữa, không giống LDP và QDĐ, Rhee đã không sắp đặt một chiến dịch tổ chức để tăng cường năng lực của đảng cầm quyền để thâm nhập sâu vào xã hội Hàn quốc. Ông thực ra làm cho các nhà lãnh đạo khác bên trong Đảng Tự do của chính ông xa lánh. Chủ nghĩa bè phái và tham nhũng đã làm yếu đảng từ bên trong.

Xác nhận nỗi sợ tồi tệ nhất của Hoa Kỳ về ông, Rhee cuối cùng đã chứng tỏ giỏi nhất chỉ là một nhà dân chủ phù thịnh, có ý định duy trì quyền lực bằng sự hăm dọa qua cảnh sát và bộ máy an ninh bội bộ của nhà nước hơn là sự ưng thuận của các công dân Hàn quốc. Ngay từ đầu triều đại của mình, Rhee đã dùng Luật An ninh Quốc gia nhiều lần để duy trì trật tự chính trị. Bắt đầu trong cuối các năm 1940 và suốt các năm 1950, chính phủ đã đàn áp thường xuyên và tàn bạo các phong trào phản kháng, kể cả cuộc nổi dậy Đảo Cheju khét tiếng năm 1948, trong đó hàng ngàn người biểu tình đã bị đàn áp dữ dội và bị bắt. Việc này tiếp theo bởi vụ thảm sát Mungyeong 1949, khi cảnh sát giết gần một trăm dân thường không tấc sắt trong tay, kể cả các trẻ em.

Giữa chừng, những căng thẳng Chiến tranh Lạnh giữa Hoa Kỳ và Liên Xô, và theo ủy nhiệm giữa Nam và Bắc Triều Tiên, đã tiếp tục làm gãy bán đảo Triều tiên. Một cuộc chiến tranh “nóng” giữa miền Bắc và miền Nam rõ ràng ở trên đường chân trời vào cuối các năm 1940. Khi Chiến tranh Triều tiên nổ ra trong 1950, Rhee lại viện dẫn Luật An ninh Quốc gia để kiểm soát chặt chẽ đối lập trong nước đối với chính phủ của ông. Các nỗi sợ về sự lật đổ cộng sản nội bộ đã lan tràn ở Hàn Quốc trong cuối các năm 1940 và các năm 1950, mà đã biện minh cho việc áp đặt quyền lực khẩn cấp hà khắc của nhà nước.

Về mặt địa-chính trị, Chiến tranh Triều Tiên đã làm sâu sắc sự phụ thuộc lẫn nhau giữa Seoul và Washington, làm phức tạp một mối quan hệ đầy căng thẳng rồi. Vì lập trường chống cộng của Rhee và nhu cầu chiến lược cho Hoa Kỳ để kiềm chế mối đe dọa bành trướng cộng sản trong khu vực, Washington đã buộc phải làm sâu sắc liên minh của nó với Rhee. Để kiềm chế sự bành trướng cộng sản ở châu Á đã đòi hỏi xoa dịu chế độ Rhee với sự ủng hộ quân sự, kinh tế, và thậm chí sự ủng hộ chính trị ngầm. Rhee, trong lúc đó, ngày càng siết chặt các đinh vít độc đoán. Các ước lượng gợi ý rằng dưới chế độ Rhee, hàng trăm ngàn người Hàn quốc đã bị giam giữ và bị truy tố, và nhiều người bị giết, vì bị nghi ngờ là các cảm tình viên cộng sản.

Ngoài bạo lực và sự đàn áp ra, tuy vậy, các chế độ độc đoán có thể phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế và tính chính danh thành tích để né tránh các thách thức đối với quyền lực của chúng. Tại Đài Loan, nhà nước kiến tạo-phát triển của QDĐ đã có kết quả trong việc tạo ra tính chính danh thành tích kinh tế, mà, kế bên năng lực chuyên chế của QDĐ, đã duy trì chế độ độc đoán trong gần bốn thập niên. Trong chương tiếp theo, chúng ta sẽ thấy muộn hơn một chút trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, sự phát triển kinh tế nhanh đã chống đỡ các chế độ quân đội thống trị như thế nào ở Indonesia và Thái Lan. Nền kinh tế Hàn quốc, mặt khác, đã vẫn trì trệ trong đầu thời kỳ sau chiến tranh dưới Rhee. Chế độ của ông được điểm thấp về tính chính danh thành tích, bỏ lại ông dễ bị tổn thương đối với một sự thay thế bởi một chế độ độc đoán hứa hẹn sự cai trị kiến tạo-phát triển hiệu quả hơn.

Về mặt lịch sử, phần phía nam của bán đảo đã là nông nghiệp, và nó đã vẫn thế trong thời kỳ thực dân chủ nghĩa Nhật. Chế độ thuộc địa đã đầu tư vào phát triển công nghiệp của miền Bắc trong khi bỏ bê miền Nam. Khi Chiến Tranh Thế giới II kết thúc, phần phía nam của bán đảo Triều Tiên đã vẫn chủ yếu là nông nghiệp. Hàn Quốc cũng đã đối mặt với một sự thiếu hụt năng lượng, khiến nó không có khả năng thúc đẩy sự cất cánh công nghiệp ban đầu. Các tỷ lệ thất nghiệp đã vút lên cao, bị các tỷ lệ lạm phát to lớn làm trầm trọng thêm trong đầu các năm 1950. Trong khi Đài Loan đã nhanh chóng có các nền tảng kinh tế của nó đúng tương đối sớm trong thời kỳ sau chiến tranh, Hàn Quốc đã tụt lại phía sau.

Bất chấp viện trợ kinh tế và quân sự Mỹ, Hàn Quốc đã vẫn kém phát triển về kinh tế, và với ít lý do cho sự lạc quan. Làm cho vấn đề tồi tệ hơn, Chiến tranh Triều Tiên, kết thúc với sự đình chiến 1953, đã góp phần vào sự tàn phá thêm nữa của nền kinh tế Hàn quốc. Một mình sự phá hủy vật lý do chiến tranh đã lên đến gần hai lần giá trị của toàn bộ nền kinh tế Hàn quốc trong 1953. Chế độ thối nát của Rhee đã hút hàng triệu dollar viện trợ chảy vào Hàn Quốc, nhồi đầy tài sản cá nhân của ông và của các cánh hẩu của ông trong khi bần cùng hóa hàng triệu người Hàn quốc. GDP trên đầu người trong 1953 là US$67 và đã tăng không đáng kể lên $79 trong 1960.

Không có tính chính danh thành tích để duy trì chế độ Rhee và không có một kế hoạch để phát triển nền kinh tế, chính phủ đã trải nghiệm một loạt thoái trào trong nửa cuối của các năm 1950. Sự ủng hộ đảng đối lập tiếp tục tăng khi Đảng Tự do của Rhee không tập hợp được một đa số chiến thắng trong Quốc Hội. Những người biểu tình đã ngày càng bạo dạn hơn, kêu gọi đuổi chính quyền Rhee vì sự tham nhũng và quản lý kinh tế sai của nó, lên đỉnh điểm trong cuộc Nổi dậy ngày 19 tháng Tư 1960. Hàng ngàn sinh viên và công nhân đã xuống đường. Các lực lượng an ninh, cảm thấy cái chết sắp đến của chế độ Rhee, nên đã từ chối xả súng vào những người biểu tình.5

Chủ nghĩa bè phái bên trong đã làm gãy Đảng Tự do của chính Rhee. Một số người trong đảng cầm quyền đã bắt đầu lặng lẽ tiếp xúc với các nhà lãnh đạo đối lập để thương lượng những cải cách khả dĩ và các chiến lược ra đi của riêng họ. Trong các cuộc bầu cử Quốc Hội 1960, Đảng Tự do của Rhee giành được chỉ hai trong số 233 ghế được tranh cử. Nhiều người ủng hộ Rhee đã nhảy khỏi tàu thủy khi đảng của ông bị đánh bại hoàn toàn, thay cho việc bám trụ để xây dựng lại đảng. Ban lãnh đạo tội nghiệp của Đảng Tự do của Rhee đã đẩy nó vào sự quên lãng. Tổng thống đã không có lựa chọn nào trừ từ chức và từ bỏ quyền lực. Mặc dù bản thân Rhee đã là một nhà cai trị mạnh, ông đã chẳng bao giờ kiểm soát một đảng chính trị mạnh. Vào thời gian triều đại của ông kết thúc, chính phủ của ông bên cánh cửa tử thần, Rhee đã thiếu bất kể cơ sở tổ chức quyền lực nào để quản lý lối ra chính trị của ông. Ông đã sống lưu vong, một kẻ chuyên chế bị mất uy tín, cho đến cái chết của ông trong 1965.


* Hệ thống bầu cử của Việt Nam hiện thời có hình thức giống vậy và làm cho cải cách chính trị dễ hơn do người dân quen cách này và ĐCSVN có thể tận dụng nó trong các cuộc bầu cử thực sự dân chủ. * ĐCSVN cũng có thể làm đúng thế khi nhắc đến di sản Hồ Chí Minh người đã lấy Ba Nguyên tắc của Tôn Trung Sơn làm nền tảng với tên nước là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và ba nguyên tắc của chủ nghĩa tam dân của Tôn Dật Tiên: dân tộc Độc Lập, dân quyền TỰ DO, dân sinh HẠNH PHÚC. Thể hiện rất rõ trong tiêu ngữ quốc gia từ đầu cho đến ngày nay: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa/ Độc lập –Tự do-Hạnh phúc. Việc dùng các di sản này để chủ động dân chủ hóa chắc chắn được tuyệt đại đa số đảng viên ĐCSVN và nhân dân Việt Nam hoan nghênh.