Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2024

Tiến tới kỷ niệm 100 năm Trường Mỹ thuật Đông Dương - Yết Kiêu (8)

Đông Ngàn Đỗ Đức

ĐƯỜNG XA LẮM NỖI

 

Hồi tôi học trung cấp ở Việt Bắc, thầy Trần Quốc Tiến có lần bảo tôi: Trường Yết Kiêu trước đây có một cậu giỏi hình họa lắm. Vẽ hình họa đĩa xôi bằng chì thấy cả hơi nóng bốc lên, làm người xem cảm thấy thò tay vào bốc được. Thế mà sau này ra trường không vẽ nổi bức tranh.

Thầy cũng hay nhắc đến cụ Nguyễn Trọng Hợp với vẻ thành kính, bảo cụ Hợp là số một về dùng đen trắng đấy, khiến tôi càng tò mò.

Nghe chuyện tôi cũng thấy lạ. Hình họa giỏi thế mà không vẽ nổi bức tranh thì ở đây có hai vấn đề đặt ra: Thế nào là tranh, phải là cấu trúc tác phẩm nội dung đề tài phức tạp mới gọi là tranh hay sao? Sinh viên đó khả năng trực họa cao thì thì họ vẫn có thể có tranh trực họa tốt chứ sao lại không. Ít nhất là thế. Nhưng tôi ngẫm nhiều hơn là khả năng ông ấy không có duyên nghề, không tha thiết yêu nghề. Ra trường cần việc làm ra tiền ngay để sống nên mải mê mà quên mất nghề.

Dù sao câu chuyện ấy cũng cho ta thấy học giỏi ở trường, ra trường chưa chắc đã giỏi ngoài đời. Học và hành luôn là hai việc khác nhau. Kĩ năng nghề và sáng tác không phải là một. Kĩ năng rèn được, nhưng sáng tác lại cần rất nhiều chất xám khác nữa mà ông ấy thiếu.

Nghe thế biết ngay nghề mình theo là cái nghề gian nan. Vào trường học do tôi yêu thích thôi, một sự yêu thích rất mơ hồ. Chưa biết học xong rồi ra sẽ thế nào. Tốt nhất chơi cờ một nước, chẳng nên nghĩ xa xôi làm gì, thầy hướng dẫn thế nào thì làm theo đã. Đầu tiên là làm tất cả những gì mà nghề mình cần đến theo hướng dẫn của thầy.

Thầy nói nhiều về trường Yết Kiêu nơi thầy theo học. Tôi nghe như chuyện viễn tưởng. Không dám nghĩ tới ngày mình sẽ được đặt chân vào nơi đó, mặc dù khi qua trung cấp thì đó là cái cửa sẽ phải đi tiếp nếu muốn làm nghề bền lâu.

Vào tháp ngà Yết Kiêu là mong ước của tất cả những ai yêu vẽ và học vẽ. Nhưng rồi nhìn thành quả các tiền bối, một áp lực rất nặng đè lên. Đó là nỗi ám ảnh mơ hồ đeo bám trong rất nhiều người theo học là ra hành nghề thế nào, dù không phải ai cũng thế. Cũng là do lớp tiền bối Cao đẳng Đông Dương hầu hết thành danh khiến kẻ đi sau phải suy phải ngẫm. Cái danh của người lớp trước vừa là động lực, vừa là trở lực vậy đó.

Người đời có câu, có đi thì đến. Rồi ra trung cấp, tôi cố bước tiếp lên Đại học dù chỉ được theo ngạch hàm thụ. Hàm thụ còn gọi là tại chức. Nghĩa là một năm rời nhiệm sở ba tháng đi học. Còn lại là thời gian làm việc ở cơ quan.

Nghe danh thầy Hợp từ Việt Bắc, khi về trường tôi tìm tới chào thầy luôn. Thầy quả là người hiền hậu. Thầy coi tôi như em. Vì hay quan tâm đến chuyện nghề nên nhiều lần ngồi cùng thầy tôi hay hỏi chuyện. Có lần tôi hỏi thầy có phương pháp sáng tác không thầy, nhất là phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa. Thầy che miệng cười nhẹ: Cứ học đi đã, mà làm gì có lắm thứ thế chú. Hồi tôi học, có ông thầy chấm bài chỉ gật và lắc, chẳng nói câu nào. Lắc có thể là chê, cũng có thể là khen, phải nhìn cả sắc thái biểu cảm trên gương mặt thầy để cố mà hiểu để rút kinh nghiệm bài tập. Trường chỉ tạo cho không gian làm việc và nghiên cứu cho sinh viên thôi, chứ không bắt đúc theo khuôn mẫu chung nào, không thầy nào bắt trò vẽ theo một lối.

Còn sáng tác ư? Làm gì có phương pháp sáng tác nào. Nhìn nhau vẽ mà tự tìm đường đi. Ở châu Âu, mỗi họa sĩ đều có ảnh hưởng một bậc đàn anh nào đó đã thành danh. Rồi quá trình làm việc nó dần hình thành cái của mình. Vì thế có người làm được, có người không. Tôi nghe thấy mơ hồ, cũng chẳng nghĩ thêm được bao nhiêu.

Vẽ hình họa, làm trang trí bố cục là việc thường xuyên trong bốn năm học. Năm thứ năm làm bài tốt nghiệp ra trường là xong khóa học. Không yêu nghề thì thời gian thành nhàm chán. Còn ham tìm tòi thì thời gian thế là quá ngắn.

Trước đây Yết Kiêu có khóa sơ trung 7 năm để giải quyết xong kiến thức cơ bản về vẽ. Nói chung học qua sơ trung là mọi thứ cơ bản vào khuôn cả. Lên Đại học chỉ dành thì giờ nghiên cứu thôi. Khi bỏ mất cái cầu trung cấp, chưa nắm đủ quy cách trường sở, kĩ năng thường méo mó. Nên, nhìn chung cánh học tại chức hình họa thường kém. Nghe dư luận thì trường Yết Kiêu cho đến hôm nay uy tín sút kém đi nhiều. Sút kém ở nhiều thứ, ảnh hưởng sang chất lượng đào tạo. Tôi nghe ngày trước trong giáo trình có những bài vẽ chân dung theo trí nhớ, bài tập hạn chế màu, sơn mài thì trường có thợ cả của nghề sơn hướng dẫn kĩ thuật. Ví dụ về tranh khắc cũng có thợ thượng thặng. Nay nhiều cái bớt bỏ, không rõ là cải tiến cho phù hợp hay vì lí do nào khác.

Đám tại chức chúng tôi toàn bọn to đầu đi học, có đứa tuổi cũng xêm xêm như thầy nên hay thóc mách đủ thứ chuyện. Nhưng xăm xoi nhiều vẫn là chuyện đào tạo. Đem ra so thì thấy bọn hàm thụ chúng tôi được học quá ít, thể nghiệm quá ít. Bốn năm, mỗi năm ba tháng dèo dẹo đến trường, ngày ngày nghiên cứu hình họa bố cục. Ba năm, chuyên khoa vẽ 1 bài lụa, 1 sơn dầu, 1 khắc gỗ, không có sơn mài. Thầy dạy thì thỉnh giảng thêm ở các trường khác, nên học hành nhôm nhoam. Nên không trách được sao hầu hết học xong ra trường mất hút ráo cả. Lớp trung cấp tôi 17 người, chỉ có 2 người học tiếp được lên đại học, nhưng đến hôm nay cũng lặn hết rồi. Người thì mất, người thì bỏ nghề ngay sau khi ra trường. Còn mỗi tôi lẽo đẽo theo nghề.

Hồi học trong trường, phải làm những bài trang trí hoa lá trên hình vuông hình tròn, tôi vẽ mà không hiểu ý nghĩa sâu xa của nó để làm gì. Hình họa cũng vậy, hết mẫu nam mẫu nữ đứng ngồi vẽ tuần này sang tháng khác, đến mờ cả mắt. Thầy cũng chẳng nói hết ý nghĩa của những bài nghiên cứu, mà chỉ ra đề, tự vẽ và tìm hiểu. Bài vẽ tranh cổ động hay làm bìa sách còn đỡ một chút, vì là sản phẩm có tên, chứ trang trí hình vuông hình tròn thì chịu. Mãi sau này mới dần biết ra đó là bài nghiên cứu về tương quan màu, những màu bổ túc nương nhau tạo nên sắc để dùng cho việc làm tranh diễn tả không gian và con người. Vì là tương quan, thì mặt người dùng màu gì cũng được trong tương quan chung, chứ không chỉ màu nâu sáng, trời cứ phải xanh ngắt như thói quen trực họa, nhại lại thiên nhiên, khi ra trường vẽ tranh nhiều người mắc lỗi sơ đẳng này. Thì ra ngay trong kĩ năng tạo không gian bằng màu cho bức vẽ đã vô cùng phức tạp rồi, nhiều cái phải thị phạm mà không thể dùng lời diễn tả hết được.

Hầu hết chúng tôi nghĩ sinh viên tại chức chỉ là đứa con nuôi. Con nuôi thì được đến đâu hay đến đấy. Mà cũng đúng thế thật, thời gian đã ít, thầy bà lại thay đổi xoành xoạch. Khóa nào cũng có vài thầy thỉnh giảng ở trường khác tới, sinh viên nào không gắng tự tìm hiểu, chăm làm việc để học hỏi thêm thì ra trường kiến thức cũng chẳng thêm được bao nhiêu.

Hình như bây giờ trường Yết Kiêu bỏ tại chức. Cũng phải thôi, xem cách tổ chức lớp học với thời gian đào tạo đại học 5 năm chỉ còn 15 tháng, người học phải yêu nghề đến thắt lòng, nghiên cứu ở nhà, học thêm ở ngoài thì may ra mới thành. Đào tạo dài hạn, giáo trình chỉn chu, thời gian dài gấp ba bốn lần với phương tiện đầy đủ, chuyên tâm chỉ có nghiên cứu mà chất lượng còn khiêm tốn nữa là. Nên khi Quốc hội san bằng tại chức với chính quy thì việc đó chỉ giá trị cho những người ham chức có cơ hội chen chân vào chính trường, dung nạp cái dốt cho nó tiến lên, là tai hại vô cùng.

Học tại chức cũng một số ít nổi danh là do có năng khiếu tốt lại yêu nghề. Cũng là hiếm hoi. Tại chức phần lớn cũng là cán bộ từ phong trào, phần nhiều học chỉ để lấy bằng tăng lương. Học xong thì kiến thức cũng như hoa lộc vừng, qua đêm rụng sạch, giữ được mấy đâu.

Nhưng nghề vẽ có một đặc thù như thầy Hiệu trưởng Trần Đình Thọ nói, chính quy hay tại chức không quan trọng lắm đâu. Có năng khiếu rồi mà chăm rèn luyện thì sẽ thành, thầy nói rất đúng. Nhưng tỉ lệ thành đó cũng thấp lắm, chỉ vài phần trăm.

Xã hội có hai dòng dân gian và bác học. Hai dòng đó đều có những cá nhân kiệt xuất. Dân gian bám chặt cuộc sống đi lên bằng kinh nghiệm, lấy thuận mắt, vừa lòng người làm đích. Bác học là trường sở, là sách vở, những tổng kết của những người đi trước đưa nó vào cuộc sống, khoa học hơn, bền vững hơn.

Dân gian là đánh cờ một nước, tốc độ chậm, tầm nhìn hạn chế. Bác học thì lưng vốn rộng dài hai chiều xuôi ngược có thể nhìn sâu đi xa nên có thành quả lớn. Thái sư Trần Thủ Độ không biết chữ nhưng đã dựng lên sự nghiệp nhà Trần, giáo sư Nguyễn Tài Thu, bác sĩ đông y nghiên cứu nổi danh xuyên quốc gia, vậy mà lúc trẻ bị chê là không theo nổi Tây học nhưng đi vào y học dân tộc lại xuất danh lẫy lừng. Họa sĩ Nguyễn Phan Chánh không theo Tây họa được, nhưng ông thầy Tac-đi-ơ nhận ra năng khiếu Á Đông hướng ông vẽ lụa và ông thành danh tiếng là người đầu khai phá lĩnh vực này. Con đường học hành thành bại còn theo tạng người có những tiềm năng sâu kín. Đó cũng là những huyền bí vũ trụ mà không phải lúc nào cũng có thể nhìn ra. Cái này thì không thể lấy tại chức hay chuyên tu mà so được.

Nói vậy để thấy một trăm nhà chính trị may ra có một hai vị xuất sắc thành lãnh tụ. Một trăm người vẽ mới có thể nảy ra được vài họa sĩ cũng chẳng có gì lạ.

13/4/2021