Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2024

Công tử Bạc Liêu (2024)

Lê Hồng Lâm

 

Dù đã đi xem nhiều buổi premiere của phim Việt, nhưng tôi vẫn có phần ngạc nhiên khi chứng kiến một buổi ra mắt phim hoành tráng, đông đúc và “ồn ào” như Công tử Bạc Liêu mới đây. Cả một biển người chen chúc với tiếng hò reo ầm ĩ kéo dài hơn tiếng đồng hồ. Mãi một lúc sau tôi mới được nghe giải tích rằng bộ phim này được một dàn “Anh trai say hi” và “hoa hậu” đến để cổ vũ cho hai anh trai Song Luân, Công Dương và hoa hậu Đoàn Thiên Ân tham gia diễn xuất trong phim này. Thế nên nhóm fan cuồng của cả hai “đội” trên mới cổ vũ cuồng nhiệt đến thế. Phim xem xong ra về vẫn thấy một hàng dài fan đứng đợi.

Và nếu phải nói một câu ngắn gọn về bộ phim này sau khi xem xong, tôi phải dành hai từ “hào nhoáng”. Công tử Bạc Liêu (đạo diễn Lý Minh Thắng) là một dự án đầu tư “khủng” của Xưởng phim màu Hồng và Thuy Design House – bộ sậu đứng sau vài bộ phim cũng thuộc loại “hào nhoáng” của điện ảnh Việt gần đây như Cô Ba Sài Gòn, Em & Trịnh

Thế cho nên về phần “nhìn”, tôi phải dành lời khen cho Công tử Bạc Liêu, đặc biệt là Thiết kế bối cảnh và Trang phục. Từ căn dinh thự của gia đình ông Hội đồng Lịnh (Thành Lộc) đến căn biệt thự của ông Bá hộ Kim (Hữu Châu); từ bối cảnh Sài Gòn những năm 1920-1930 đến sân khấu tuồng cổ, cuộc thi đấu xảo, sàn đấu boxing, mô hình chiếc máy bay… đều được đầu tư công phu và chăm chút trong từng khung hình. Trang phục, đặc biệt là những bộ áo dài cách điệu dù gây ra vài tranh cãi, nhưng cũng không thể phủ nhận độ đẹp và độ “chịu chơi” của bộ phim. Nổi bật nhất của bộ phim, tất nhiên không ai khác ngoài công tử Bạc Liêu (Song Luân) – một huyền thoại về độ ăn chơi khét tiếng của đất Nam kỳ xưa. Từ những bộ tuxedo, veston được may đo “chuẩn chỉnh” đến bộ đồ phi công đều tăng độ “tân thời” và “chịu chơi” của chàng công tử từng du học từ mẫu quốc (Pháp) trở về này. Những chiếc áo dài cách điệu cũng làm tăng thêm vẻ đẹp cho Kaity Nguyễn (vai cô Sáu) hay Đoàn Thiên Ân (vai Bảy Loan), trong khi Thành Lộc, Hữu Châu và Thanh Thủy cũng nổi bật trong những bộ đồ truyền thống của Việt Nam.

Chất “thời trang” cũng có thể dùng để nói về Công tử Bạc Liêu. Điều đó được thể hiện không chỉ ở trong hình thức mà cả nội dung phim. Thế cho nên, dù bộ phim khiến người xem thỏa mãn về phần “visual”, nó cũng bộc lộ nhược điểm của mình trong kể chuyện: mọi thứ lướt qua bóng bẩy nhưng ít để lại điểm “chạm”.

Kịch bản của bộ phim được hư cấu sáng tạo dựa trên những giai thoại về công tử Bạc Liêu – thiên hạ đệ nhất chơi ngông của xứ Nam kỳ lục tỉnh xưa. Bộ phim phần nào đó đã tái hiện lại được những giai thoại của nhân vật này như đốt tiền để nấu chè, tổ chức các cuộc thi đấu xảo, boxing, phi công lái máy bay… nhưng mọi thứ diễn ra trên phim diễn ra khá minh họa. Mối quan hệ giữa Ba Hơn và Bảy Loan - trục lãng mạn của bộ phim được xây dựng khá hời hợt và trôi qua trong phí hoài.

Có thể, bộ phim không thực sự tập trung vào trục lãng mạn tình ái của công tử Bạc Liêu mà muốn dành đất hơn để khai thác mối quan hệ cha con giữa Ba Hơn và ông Hội đồng Lịnh, đồng thời dành nhiều đất diễn cho tương tác giữa hai diễn viên Thành Lộc và Song Luân. Việc có “trụ đỡ” là bộ ba diễn viên sân khấu kỳ cựu là Thành Lộc, Hữu Châu, Thanh Thủy cùng bạn diễn cùng thời Kaity Nguyễn giúp Song Luân tung tẩy được trong diễn xuất của mình. Nhưng nhân vật được lấy làm nhan đề phim này chưa được khai thác kỹ càng để cho thấy, ngoài khả năng “chơi ngông” đã trở thành giai thoại của mình, liệu anh ta có một khát khao lý tưởng gì nổi trội, một phẩm chất nào đặc biệt hay một chấn thương nào cần được chữa lành?

Thế cho nên dù khá đã mắt về “phần nhìn”, tôi vẫn để lại một chút tiếc nuối về “phần xem”. Phim an toàn quá.

Việc khai thác, điện ảnh hóa những nhân vật mang tính lịch sử/ giai thoại như thế này trong văn hóa Việt Nam rất đáng được cổ vũ. Đó thực sự là những chất liệu quý, những “IP” để giới sáng tạo tha hồ khai thác. Và dĩ nhiên, khán giả cũng chờ đợi chúng được điện ảnh hóa trên phim như thế nào, có “xứng tầm” không?

Thế nên nếu có một lời khuyên cho các nhà làm phim, tôi chỉ muốn nói rằng các bạn đừng “bỏ phí” nhân vật của mình. Hãy đào sâu thêm để có vài điểm chạm được vào trái tim của khán giả! Tôi tin như vậy, các bạn sẽ đi xa hơn.

Đất phương Nam xưa chỉ có hai ông có máy bay riêng: Vua Bảo Đại và Công tử Bạc Liêu.

Ba bộ trang phục được may đo chuẩn chỉnh nhân vật họ thủ vai.

Cuộc xung đột giữa ông Hội đồng Lịnh (Thành Lộc) và công tử Bạc Liêu được khai khác khá kỹ, nhưng chưa sâu.

Chở bố đi thăm ruộng.