Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2024

"The White Book" – một chuyến thơ của tình yêu

Tác phẩm là những bước đi nhẹ nhàng về sống và thương.

Khải Đơn

Như lời hứa với các bạn đọc đã vote chọn quyển sách tiếp theo, tuần này tôi viết về trải nghiệm đọc The White Book của Han Kang.

** Bài viết có tiết lộ nội dung sách.

The White Book (Sách trắng) viết bằng phong điệu hoàn toàn khác với The VegetarianHuman Acts. Bạn sẽ bước vào Sách trắng bằng một ngày, nhân vật chính, gần như hàm ý là tác giả, bắt đầu liệt kê một danh sách dài những vật thể màu trắng, bằng tâm thế “quá trình viết [quyển sách] sẽ là sự chuyển mình, tự thân chuyển hoá thành thuốc mỡ trắng bôi vào vết sưng, như miếng gạc phủ lên vết thương.”

“I needed to write this book and that the process of writing it would be transformative, would itself transform into something like white ointment applied to a swelling, like gauze laid over a wound. Something I needed.”

Nhưng trong cùng đoạn văn mở đầu, người viết thừa nhận: “Nếu tôi lọc những từ ngữ đó qua thân thể mình, câu văn sẽ run lên, như tiếng cót két mũi tên cứa vào dây cung kim loại. Liệu tôi có thể trốn giữa những câu từ này, phủ mình bằng gạc trắng?”

“If I sift those words through myself, sentences will shiver out, like the strange, sad shriek the bow draws from a metal string. Could I let myself hide between these sentences, veiled with white gauze?”

Hãy bước vào The White Book bằng trái tim thơ, nơi tác giả dẫn người đọc đi qua những con phố mùa đông ở Ba Lan (nơi Han Kang sống trong thời gian ở trại sáng tác), nhìn những vết thương của Warsaw, những bức tường có người xếp hàng cúi mặt bị lính Đức xử bắn, những bức tường vỡ tan đã được “nhét” vào giữa công trình mới, tái tạo lại những gì đã bị ném bom thành tro bụi. Ở đây, trong màu trắng tiền đề người viết bỏ công xây dựng, ta sẽ đi qua một miền trắng xoá, cảm niệm những lớp bong tróc của sự mất đi và sự sống đè lên.

Ở đó, Han Kang dẫn ta qua miền đất của ký tưởng nhớ nhung từ ấu thơ, nơi một cô gái lớn lên, gói trong tim hình hài của người chị đã chết non của mình ngày sinh quá sớm. Thời của mẹ Han Kang ở một vùng quê nghèo, chưa có khái niệm “lồng ấp”, người chị mãi mãi không được vào đời. Han Kang dùng những vết màu trắng của đời sống tạo thành vết chân của chị, tự hỏi sự mất đi của chị có phải là sự bắt đầu của em, vì chị không được sinh ra nên em mới được chào đời.

Tôi đọc The White Book như thể cùng ngồi và uống một tách trà mùa đông với người viết, rồi nhìn sâu vào những sợi màu trắng của đêm vây phủ quanh mình. Mỗi đoạn viết như một hơi thơ, đọc thật to, chìm thật nhẹ, rồi yên ắng lắng vào lòng.

The White Book không có những đoạn kịch tính người như tiểu thuyết The Vegetarian hay Human Acts, chỉ là những đoạn viết mỏng, dài một trang, nửa trang, chầm chậm đi như một người mặc áo choàng, bước trên lớp băng mùa đông, không thực sự biết bên dưới băng dày hay mỏng, những chấp chới của tình thương, sự ngọt ngào bé mọn của trái tim mẹ và con, sự thương mến yếu ớt như ngọn nến nhỏ xíu cứ sáng leo lét mãi hết mùa trắng xoá lạnh căm.

Tôi đọc The White Book trong thời gian đầu mùa đông ở Mexico. Những buổi chiều tối tôi đứng nhìn mặt trăng trồi lên khỏi dãy núi giữa biển, thình lình ở đó đoạn viết của Han Kang rung lên trong trí nhớ:

“Mỗi khi em ngước nhìn ánh trăng giữa tháng, em sẽ thấy gương mặt người.”…

“Trong những đêm khi mặt trăng to khác thường, em để rèm cửa mở và để ánh trăng tràn vào từng góc căn hộ. Em có thể đứng lên ngồi xuống. Trong ánh sáng toả ra từ khuôn mặt trắng trầm tư, bóng tối ngấm tràn từ hai con mắt màu đen.”

“Each time she gazed up at the mid-month moon, she would see a person’s face.”

“On nights when the moon is unusually large, she can leave the curtains open and let its light flood every inch of her apartment. She can pace then, up and down. In the light filtering out of a huge white pondering face, the darkness soaking out of two black eyes.”

Như lời người viết, độc giả sẽ đi qua danh sách những vật thể màu trắng của đời sống, như một hành trình dài tưởng tượng, suy nghĩ về sự tồn tại của bản thân trong tương quan với người yêu mến đã khuất. Hoa mộc lan màu trắng, cánh chim màu trắng, hoa tuyết, mưa đá, muối, tro bụi, mây trắng, áo trắng, tã em bé, khăn liệm, chú chó trắng, ánh sáng của nến. Nhiều tông màu trắng chan hoà vào nhau, tạo thành vô số lớp của sự sống mà nhân vật “Tôi” xây nên để tái tạo lại sự tồn tại của người chị không kịp sinh thành.

Ở chương “She”, sau khi đọc tập sách khoảng ba lần, tôi có thể trộn hai sự tồn tại này làm một, “She” vừa là nhân vật tôi (tác giả) vừa là một giả tưởng về người chị sẽ được sống và được lớn lên – sự sống tái tạo nhiều lần trong thương nhớ.

Tác giả viết: “Em nhìn mọi thứ khác đi khi em nhìn bằng đôi mắt của chị. Em bước đi rất khác trong cơ thể chị. Em muốn chị thấy những trong lành. Trước khi sự tàn bạo, u buồn, kiệt quệ, trước sự nhơ bẩn, đớn đau, những trong lành dành riêng cho chị, trong lành hơn tất cả. Nhưng cuộc sống không như em dự tính. Mỗi lần em nhìn vào đôi mắt chị, như thể tìm một tấm gương màu đen, sâu hoắm.”

“I saw differently when I looked with your eyes. I walked differently when I walked with your body. I wanted to show you clean things. Before brutality, sadness, despair, filth, pain, clean things that were only for you, clean things above all. But it didn’t come off as I intended. Again and again I peered into your eyes, as though searching for form in a deep, black mirror.”

Trước sự mất mát mang tính định mệnh này, đứa em gái cuối cùng nhận ra: “Nếu chị không ngừng thở. Và vì vậy sẽ được sống trong đời này thay vì em, thì em có lẽ sẽ không bao giờ được sinh ra.”

“If only you hadn’t stopped breathing. And had therefore been granted all this life in my stead, I who would then never have been born.”

The White Book đẹp như một chuyến thơ viết vào mùa đông, qua những đêm trăng mơ hồ niềm thương, qua một hành trình dài đi tìm định nghĩa sự tồn tại của chính người viết, hay sự bình tĩnh chấp nhận sự mất mát người thương sẽ trở thành một phần sự sống hiện tại của mình. Mỗi màu trắng được nêu tên thường đi kèm với một cách đón nhận sự khuyết thiếu của đời sống, trong những nhân vật được nhắc tới với những người rời họ ra đi hay cách tạo vật như chú chó, bông tuyết, cánh chim sẽ tồn tại ở lịch sử hay trước ánh mắt không rời của người viết.

“Em nghĩ về chị uống dòng sữa mẹ.

Em nghĩ về hơi thở lì lợm, đôi môi bé xíu ngậm vào đầu vú mẹ.

Em nghĩ về chị tuổi cai sữa, rồi ăn cháo, lớn lên, thành phụ nữ, vượt qua mọi thương đau.

Em nghĩ cái chết sẽ chệch hướng hoài, nó chỉ kịp thấy lưng chị khi chị lớn lên vững vàng.

Đừng chết. Trời ơi, đừng chết.

“I think of her living to drink that milk.

I think of stubborn breathing, of tiny lips mumbling at the nipple.

I think of her being weaned and then raised on rice porridge, growing up, becoming a woman, making it through every crisis.

I think of death deflected every time, faced with her back as she moves firmly forward.

Don’t die. For God’s sake don’t die.”

The White Book là cuộc nếm trải để hiểu, ngắm nhìn để biết, và thở, nghe, chạm để nhớ thương sự sống của yêu thương cạnh mình, đối thoại và thấy sự sống tròn vẹn ngay cả trong hiện diện của những người thân đã mất.

Tôi đọc The White Book bằng cảm giác hưởng thụ nét đẹp của diễn đạt, với sự chuyển ngữ thật tốt của dịch giả Deborah Smith. Thỉnh thoảng tôi đọc to một đoạn văn chỉ để cảm thấy sự tài tình về diễn đạt mà Han Kang tạo ra, với cách diễn đạt vừa ngắn gọn, vừa giàu hình ảnh và sự chuyển biến.

Mỗi phần trong tác phẩm ở phần hai và ba của sách gần như mỗi dung đoạn thơ nhỏ, để nhấm nháp về vẻ đẹp của cảm giác sống nhoà lẫn trong thương nhớ. Đọc nhanh một lần có thể khiến ta bỏ lỡ những sợi cảm xúc rất mỏng và dịu dàng khi nóng vội truy tìm cốt truyện. Đọc chậm, cho phép không gian xung quanh tách rời mình, và để vài câu viết cho mình đi vào khung cảnh mới, là cách khiến tôi thích The White Book hơn rất nhiều.

Đọc như một hơi thở dưới vầng trăng mỏng.


* Các đoạn trích dẫn từ sách tôi tự dịch, vì không có kỹ năng dịch thuật tốt nên tôi dán cả phần tiếng Anh vào để bạn có thể thấy bản dịch tiếng Anh.