Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2024

Một tập thơ lận đận

Lê Hoàng Lân

 

Đây là tập thơ chép tay của mấy chàng lính văn nghệ Liên khu lll thời chín năm.

Tập thơ được nhà thơ Tạ Phương Hiển, Yên Thao, Tất Vinh viết tại nhà ông Lê Văn Trương lúc đó (Đầm Đa - Hoà Bình, Vô Hốt - Nho Quan).

Thằng vừa rứt áo thư sinh

Thằng đang mơ lối gập ghềnh văn chương.

Thằng đi hun hút nẻo đường...

(Tất Vinh)

Tập thơ chủ yếu là các bài được viết vào khoảng năm 1949 đến 1954.

Sau 1954 tập thơ theo chân ông Lê Liên – người con thứ hai của ông Lê Văn Trương – vào Sài Gòn. Tại đây ông Lê Liên có chép thêm một số bài do ông viết và một số bài của bạn ông Lê Văn Trương (Vũ Hoàng Chương, Hữu Loan, Trần Huyền Trân, …).

Ông Lê Liên vào Nam, làm tại Đài phát thanh Sài Gòn. Năm 1959 ông lâm bệnh nặng và qua đời cùng năm đó. Tại Sài Gòn, cha ông là Lê Văn Trương mất năm 1964. Người em út Lê Linh, mà năm 1954 ông đưa ra Sầm Sơn cùng ông xuống tàu vào Nam, cũng mất năm 1972 (lúc mất ông Lê Linh là lính Việt Nam Cộng hòa); trong tập thơ này có một số bài của ông Lê Linh.

Năm 1975 vợ ông Lê Liên (bà tên là Tâm, ông Liên bà Tâm lấy nhau tại Nho Quan, vùng này dân Hà Nội tản cư khá đông) đã cầm tập thơ ra Bắc giao lại cho các người con ông Lê Văn Trương tại Hà Nội.

Vậy là tập thơ mấy chục năm theo số phận của những người viết ra nó, trôi dạt theo dòng thời cuộc, ly tán - sum họp.

Ông Lê Văn Trương tham gia làm báo ở Liên khu lll. Năm 1953 do bệnh tật và cộng thêm cái chết của người vợ, ông xin về thành chữa bệnh, cuối 1953 ông vào Sài Gòn quê vợ và sống hết phần đời còn lại tại đây. Tại Sài Gòn, nơi ông bà nằm lại, còn có ba người con cũng ở nơi đây với ông bà, nơi quê mẹ. Còn hai người con trai còn lại thì ở Hà Nội quê bố. Nay cả hai vợ chồng và năm người con đều không còn.

Trong tập thơ này có bài Chia tay của nhà thơ Tất Vinh khi ở Xuân Mai năm 1954 (nơi tập kết bộ đội trước khi về tiếp quản Hà Nội tháng 10 năm đó)

Ông đã dự cảm cho ông và bạn bè một tương lai đầy bất ổn.

"Về đâu! Chừ cũng mưa giông

Bốn bề sấm sét chập chùng bóng mây

Khói mù lửa thuốc chia tay

Lênh đênh đâu biết nào mai hẹn hò"

Quả nhiên sau 1954 số phận ông, bạn bè và tập thơ này đã xô dạt đúng như những gì xảy ra sau đó.

Dưới đây chúng tôi công bố bảy bài thơ của Yên Thao chép trong tập thơ trên.

 

 

Nhà thơ Tạ Phương Hiển (đeo kính); bên phải ngoài cùng là ông Lê Liên; ở giữa hàng trước là ông Lê Lân; sau là ông Lê Bổng chụp tại Nho Quan - Ninh Bình năm 1952. Mấy người họ Lê là con trai ông Lê Văn Trương.