Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Năm, 21 tháng 10, 2021

Quê nhà trong thế giới – Hồi ký của người được giải Nobel Amartya Sen (kỳ 3)

Nguyễn Quang A dịch

2. Những dòng sông Bengal

1

Dhaka xa sông Padda hùng vĩ, nhánh lớn hơn của hai nhánh của sông Ganga nổi tiếng – ‘the Ganges (sông Hằng)’ cho những người nói tiếng Anh. Ganga tách làm đôi khi nó bước vào Bengal, qua các thành phố cổ của niềm bắc Ấn Độ, kể cả Benares và Patna. Sông Padda (mà tên của nó là dạng Bengali của Padma theo tiếng Sanskrit, có nghĩa là ‘hoa sen’) thơ thẩn trôi duyên dáng theo chiều đông-nam trước khi nó kết thúc ở Vịnh Bengal. Nhánh kia, Bhagirathi, chảy theo phía nam trực tiếp hơn, qua thành phố Calcutta, để gia nhập Vịnh sau một hành trình ngắn hơn nhiều. Bằng các nào đó nhánh nhỏ đã tìm được cách để giữ được tên cổ ‘Ganga’, được dùng luân phiên với Bhagirathi (cũng như Hooghly, một tên tương đối gần đây hơn). Cả Bhagirathi và Padda rất nổi tiếng trong văn học Bengali cổ và đã có một mức cạnh tranh nào đó về sức lôi cuốn tương ứng của chúng. Như một đứa trẻ từ Dhaka, tôi nhớ việc nói với các bạn của tôi ở Calcutta rằng họ đã bị đánh tráo với một dòng suối kém hơn, không có sự vĩ đại của Padda giống hoa sen.

Sự chia nước của Ganga đã có một khía cạnh nghiêm trọng – và mang tính chính trị dữ dội – hơn, mà trở nên nổi bật muộn hơn khi Chính phủ Ấn Độ xây dựng một đập lớn trên con sông, Đập Farakka, trong năm 1970 để hướng nhiều nước hơn vào Bhagirathi để tiếp sinh lực cho nó. Một trong những mục tiêu chính là việc vét sạch bùn mà đã từ từ làm tắc cảng Calcutta. Đập đã không thành công trong việc vét sạch bùn, nhưng nó đã tìm được cách để gây ra sự thù hận có thể hiểu được ở đông Bengal. Tất cả sự xung đột chính trị đó đã rất xa khi tôi là một đứa trẻ, nhưng cảm giác ganh đua về nước đã mạnh rồi.

Sự khoe khoang của tôi về sông Padda thực ra đã không có cơ sở vững chắc, vì Dhaka không thực sự ở trên sông ấy, và nếu giả như nó đã ở trên sông vào giai đoạn nào đó (như một số người tin thế), sông Padda đã di chuyển ra xa nhiều thế kỷ trước rồi. Đã là một đặc điểm đáng chú ý của đất phù sa mềm của Bengal rằng các sông chảy qua nó thường thay đổi hướng – theo thời gian lịch sử, hơn là thời gian địa chất. Dhaka thực sự vẫn ở trên một con sông nhỏ được gọi là Buḍiganga (có nghĩa là, ‘Ganga già’), một sự thú nhận thẳng thắn về bản chất bệnh tuổi già của nó. Có thể dễ dàng đến sông Padda nguy nga bằng một hành trình ngắn từ Dhaka. Trở nên còn ngoạn mục hơn khi nó vươn ra khỏi thành phố, thu thập nước từ các sông nhánh của nó, và đặc biệt sau khi nó nhập vào một sông lớn khác của tiểu lục địa, sông Brahmaputra, mà phần này của Bengal cũng gọi là sông Jamuna (bằng cách ấy làm lẫn lộn những người bắc Ấn Độ, vì có một sông Jamuna nổi tiếng hơn, xa hơn về phía bắc mà trên bờ của nó Delhi và Agra – và Taj Mahal – có thể được thấy). Xuống hơn một chút, sông Padda nhập với một sông khác, sông Meghna, mà cho tên của nó cho ngã ba sông khổng lồ. Tôi vẫn nhớ sự hồi hộp của tôi khi đầu tiên tôi đứng cạnh sông hùng vĩ đáng kinh ngạc này mà không có khả năng nhìn thấy bờ kia của nó. Tôi đã hỏi cha tôi, ‘Nó thực sự là một con sông? Nước của nó có mặn không? Có những con cá mập ở đây?’

Cuộc sống của chúng tôi ở đông Bengal, mà bây giờ là Bangladesh, đã được dệt quanh những con sông này. Khi chúng tôi đi từ Dhaka đến Calcutta, hoặc để thăm ‘thành phố vĩ đại’ hay trên đường đến Santiniketan, chúng tôi đã đi chuyến tàu hỏa ngắn từ Dhaka đến Narayanganj, và rồi một hành trình thuyền dài trên một tàu hơi nước trên sông Padda. Sau một bữa tiệc quang cảnh thay đổi trên các bờ sông, chúng tôi đến Goalando chỗ sông giao nhau, từ đó chúng tôi có thể lấy tàu hỏa thẳng đến Calcutta.

Những chuyến đi tàu hơi nước này trên sông Padda đã luôn luôn mê hoặc tôi. Chúng tôi thấy phong cảnh Bengali thay đổi liên tục, được các làng bận rộn làm sống động, nơi trẻ con, có vẻ chẳng bao giờ đến trường, đã ngắm chúng tôi trên tàu như sự giải trí thoáng qua. Mối lo lắng bản năng của tôi về những đứa trẻ bỏ trường này đã không được thanh thản bởi việc cha tôi nói với tôi rằng hầu hết trẻ em Ấn Độ đã không có trường học nào để đi học. Ông đã trấn an tôi rằng điều này phải thay đổi sau khi độc lập, nhưng việc đó có vẻ đối với tôi vẫn còn xa. Khi đó tôi không biết rằng tình hình sẽ không thay đổi đủ nhanh ngay cả sau độc lập, tất nhiên, cũng chẳng biết rằng việc mở rộng giáo dục trường học – ở Ấn Độ và nơi khác – sẽ trở thành một trong những cam kết lớn của đời tôi.

Những chuyến đi tàu hơi nước đó cũng đã cho tôi một sự giới thiệu đến thế giới kỹ thuật. Phòng máy của tàu hẳn là thô sơ một cách vô vọng theo các tiêu chuẩn hiện đại, nhưng tôi đã luôn luôn bị kích thích khi cha tôi nhận được phép của thuyền trưởng để đưa tôi đến đó (chúng tôi đã đi mỗi lần) để quan sát các thanh thép di chuyển lên và xuống và bên này sang bên kia, với những chuyển động quay rõ ràng của các bánh xe, kết hợp với mùi đặc biệt của dầu và mỡ động cơ. Tôi đã rất thích thú trong một thế giới hoạt động liên tục – một sự tương phản với cảnh êm ả và chuyển động chậm từ boong tàu. Bây giờ tôi nhận ra đấy là một trong những cố gắng sớm của tôi để hiểu các thứ phức tạp như động cơ tàu hoạt động thế nào.

2

Hành trình tàu thủy đến và từ Goalando đã chỉ là một phần của kinh nghiệm thời thơ ấu của tôi về các sông. Những kỳ nghỉ theo mùa ở đông Bengal có khuynh hướng là những công việc rất liên quan đến nước. Tôi đã nhắc đến sớm hơn làm sao hành trình từ Dhaka đến Matto ở Manikganj gồm các đoạn ngắn đường thủy nhưng cần thời gian dài để dàn xếp. Cũng đã thế khi tôi đi với cha mẹ tôi và em gái tôi Manju đến quê tổ tiên của gia đình mẹ tôi tại Sonarang ở Bikrampur, gần Dhaka ở đông Bengal, mà cũng gồm những chuyến đi thuyền dài qua các sông. Ông bà ngoại tôi đã thường xuyên đi từ Santiniketan ở tây Bengal đến Sonarang, ‘quê thật’ của họ, rất xa nơi cư trú và làm việc thực sự của họ.

Khi tôi gần chín tuổi, tôi được cha tôi bảo rằng ông đang dàn xếp cho chúng tôi sống trên một nhà thuyền di động (với một động cơ nhỏ) trong một tháng nghỉ hè và để du lịch qua một mạng sông ngòi. Tôi nghĩ một trong những thời khắc tuyệt vời của đời tôi đã là lúc đến, và quả thực nó đã là. Những ngày đó trong một chiếc thuyền di chuyển chậm tỏ ra là hấp dẫn như tôi đã kỳ vọng. Chúng tôi đầu tiên đi dọc sông Padda, nhưng rồi trên những sông khác nữa, từ sông Dhaleshwari hiền lành duyên dáng đến sông Meghna tráng lệ. Thật ngoạn mục đến ngộp thở. Đã có những cây không chỉ sát cạnh nước, mà cả dưới mặt nước nữa, kỳ lạ hơn bất cứ thứ gì tôi đã từng thấy. Những con chim lượn quanh trên đầu hay đậu trên thuyền đã liên tục bắt mắt tôi, và tôi có thể khoe với Manju, lên năm lúc đó, bằng việc nhận diện tên của vài trong số chúng. Âm thanh liên tục của nước di chuyển quanh chúng tôi – rất khác với vườn tĩnh mịch của chúng tôi ở Dhaka. Trong một ngày nổi gió những con sóng vỗ ào ào vào mạn thuyền.

Cá gồm những loại mà tôi chưa bao giờ bắt gặp trước đây, và cha tôi, người có vẻ biết tất cả về chúng, đã thử giúp tôi nhận diện các đặc tính phân biệt. Đã cũng có những con cá heo sông, ăn những con cá nhỏ – tên Bengali của chúng là ‘shushuk’ (tên sinh học là platanista gangetica) – màu đen và bóng loáng và nhô lên mặt nước để thở, và rồi lặn rất lâu. Tôi thích thú sự năng động và sự tao nhã của chúng từ một khoảng cách, nhưng đã ngại* để đến quá gần, e rằng chúng có thể lẫn những ngón chân của tôi với cá chưa biết nào đó.

‘Những con cá-bay’ mà đã mê hoặc Rudyard Kipling đến vậy ở Burma thì cũng rất nhiều trong sông Padda và Meghna, và hết sức quyến rũ. Cha mẹ tôi đã mang với họ nhiều tập sách thơ, bằng cả tiếng Anh và tiếng Bengali. Tôi đọc rất nhiều thơ trong kỳ nghỉ trên sông của chúng tôi, kể cả (lần nữa) bài thơ ‘Mandalay’của Kipling. Tôi vẫn thích nó và rất vui để được nhắc nhở về Mandalay, nhưng tôi bối rối về người Anh này đã nhìn thấy các loại cá nhảy đa dạng này ở đâu. Viết bài thơ ở Moulmein, mà cha tôi làm tôi nhớ lại nơi chúng tôi đã đến thăm trong những ngày Miến điện của chúng tôi, rất xa bản thân Mandalay, Kipling đã đặt những sinh vật tao nhã này đúng ‘trên đường tới Mandalay’.

Trên đường? Làm sao có thể? Tôi nhớ khi đi ngủ tôi tự hỏi liệu đối với người Anh này sông Irrawaddy có trông giống một đường, hay ông muốn nói rằng con sông sát cạnh đường nào đó – một con đường tôi không thể nhớ lại? Trước khi tôi có thể giải quyết vấn đề cấp bách này, tôi đã ngủ thiếp đi. Tôi đã cũng với Kipling vào phía khác của đêm, khi ‘bình minh lên như sấm’. Rồi tôi đã sẵn sàng xua đuổi những mối lo ba đêm của tôi và chào đón một ngày khác, chạy quanh thuyền với con mắt và tai tôi để ngỏ, và bơi thận trọng trong nước xung quanh chúng tôi.

Bờ các sông đầy làng mạc – một số phát đạt, những làng khác khá tiều tụy, vài làng nằm trên cái trông như mảnh đất lùi bấp bênh trên mép nước. Tôi đã hỏi mẹ tôi liệu chúng có nguy hiểm như chúng có vẻ. Bà bảo tôi chúng bị nguy hiểm. Thực ra, chúng còn nguy hiểm hơn chúng có vẻ: cái có vẻ như nền đất chắc chắn quanh bờ sông có thể bắt đầu sụp xuống trước khi dòng sông đổi hướng nuốt chửng mảnh đất. Những con sông Bengal, mà là một trong những nguồn chính của sự thịnh vượng truyền thống của khu vực, cũng là một mối nguy không tiên đoán được cho đời sống và sự an toàn con người. Những ý nghĩ về các thách thức của việc sống quanh các dòng sông thay đổi hướng đã bén rễ trong tâm trí tôi, và sự kết hợp mật thiết của vẻ đẹp và sự nguy hiểm sẽ tiếp tục mê hoặc tôi. Nhưng lúc đó tôi bị kẹp chặt bởi sự hùng vĩ của những con sông và sự kích thích của cuộc sống trên chúng. Thái độ hai mặt này đối với các dòng sông, tôi dần dần hiểu, là vốn có trong đầu óc của nhiều người ở đông Bengal.

Sự mê hoặc của Bengal với vẻ đẹp sáng tạo của những con sông bình thường yên lặng chỉ sánh được bởi sự quyến rũ của nó với sự lộng lẫy hủy diệt của những con sông thịnh nộ, và cả hai được phản ánh trong những tên gợi lên được nghĩ ra một cách cẩn thận, thường được trao cho những con sông của nó. Có những tên đẹp quyến rũ – như Mayurakkhi hay, chính thức hơn, Mayurakshi (‘mắt chim công’), Rupnarayan (‘vẻ đẹp thiên thần’), Madhumati (‘ngọt như mật’), Ichamati (‘sự thỏa mãn những khát vọng của chúng ta’), cũng như Padda (‘như-hoa sen’) quen thuộc. Phía hủy diệt của những con sông thường gây lụt và luôn-đổi hướng cũng được thâu tóm trong các tên, tán dương năng lực của chúng trong việc nhấn chìm các thành phố và làng mạc, như trong những tên khác của Padda – Kirtinasha (‘kẻ phá hủy các thành tựu con người’). Khi tôi chuyển từ Trường St Gregory’s ở Dhaka sang Trường Santiniketan, tôi cũng đã chuyển từ sự ở cạnh – hay gần với – Kirtinasha sang ở gần Ajay (‘bất bại’), một dòng sông yên bình qua phần lớn của năm mà thường phình lên một cách không thể tưởng tượng nổi trong mùa mưa, nhấn chìm nhiều thành phố và làng mạc trong vùng lân cận. Bản chất nước đôi này của một con sông là một sự tương tự quyến rũ đối với cuộc đấu tranh cho một vai trò an toàn trong xã hội – một xã hội mà có thể cả giúp và tàn sát những con người dựa vào nó.

3

Khi chúng tôi chuyển từ những con sông nhỏ hơn sang những con sông lớn hơn trong tàu sông của chúng tôi, màu của nước thay đổi từ trắng nhờ nhờ sang xanh. Dhaleshwari lấy tên của nó từ vẻ đẹp của nó (dhal – một từ hiếm – là một loại màu xanh xám, với dholo tương phản với kalo, đen), còn Meghna là sẫm đẹp như một đám mây mùa mưa (megh). Nước xung quanh chúng ta thu hút sự chú ý của chúng ta theo mọi loại cách. Tôi đã ngấu nghiến bài thơ dài của Rabindranath Tagore, bài ‘Nadee’ (từ Bengali chính cho ‘sông’ – mặc dù có nhiều từ khác), mô tả người dân và cuộc sống của họ tất cả quanh một con sông, có lẽ Ganga, vì nó chảy từ nguồn núi của nó ở Himalayas, qua những khu định cư con người khác nhau, đến tận đại dương. Đọc bài thơ này, tôi cảm thấy cuối cùng rằng tôi đã hiểu cái một con sông thực sự là, và vì sao người dân làm ồn ào nhiều thế về chúng.

Nhìn qua các bản đồ mà cha tôi luôn luôn du hành với chúng, tôi đã có một khám phá khổng lồ mà tôi cảm thấy phải được nêu trong lớp địa lý của chúng tôi nhưng đã không được – sự thực rằng sông Ganga và sông Brahmaputra, chảy theo những hướng hoàn toàn khác nhau, cả hai đều xuất phát từ cùng hồ, Manas Sarovar (‘hồ do đầu óc gây ra’), cao trên Himalayas (và được ca tụng nhiều trong văn học Sanskrit). Sau hai hành trình dài bằng những con đường tách biệt xa nhau, hai con sông nhập lại ở Bengal – rất xa nguồn của chúng. Trong khi Ganga chảy theo phía nam của Himalayas, qua đồng bằng bắc Ấn Độ, chảy qua các thành phố cổ dân cư đông đúc từ Rishikesh, Kanpur và Benares (Varanasi) đến Patna, sông Brahmaputra ngược lại ở lại miền bắc của đồng bằng và của Himalayas với hàng ngàn dặm trước khi nó gia nhập Ganga (sau khi quay sang phải để cắt ngang Himalayas trải phẳng) – giống một sự gặp nhau của những người bạn lạc nhau từ lâu. Thêm vào sự nhận ra này là định nghĩa, mà tôi vừa học ở trường, về một hòn đảo như một vùng đất được nước bao quanh. Do đó, tôi quyết định, với vẻ thông thái rởm của một đứa trẻ, hòn đảo lớn nhất ở tiểu lục địa không phải là Sri Lanka (khi đó gọi là Ceylon), như chúng ta được bảo, mà là vùng đất khổng lồ nằm giữa sông Ganga, sông Brahmaputra và hồ Manas Sarovar.

Tôi đã không dám thổ lộ ‘khám phá’ mới của tôi tại trường St Gregory’s ở Dhaka, nhưng trong không khí nới lỏng hơn của trường Santiniketan tôi đã vui vẻ đưa ró ra trong lớp địa lý. Cho dù giáo viên địa lý của chúng tôi đã rất sẵn sàng để cho tôi thử câu trả lời mới của tôi cho câu hỏi ‘Đảo lớn nhất trong tiểu lục địa Ấn Độ là đảo nào?’, ông đã giáo điều trong việc phủ nhận sức mạnh của sự đột phá của tôi, như nhiều bạn học của tôi. Tôi được bảo, ‘đó không phải là cái được gọi là một hòn đảo’. ‘Vì sao không?’ Tôi hỏi, ‘hãy nhớ định nghĩa của một hòn đảo – một vùng đất được nước bao quanh!’ Những người gièm pha tôi sau đó đã quăng ra một sự bổ sung không được công bố cho đến nay cho định nghĩa cũ, rằng nước bao quanh vùng đất phải là nước biển, không phải nước sông hay nước hồ. Nhưng tôi đã không chịu thua. Vì chúng tôi được bảo vài tuần trước về hòn đảo nằm giữa sông Seine ở Paris, tôi khăng khăng rằng bây giờ chúng ta phải phân loại lại rằng đảo như cái gì đó khác (‘có lẽ một con cá sấu,’ tôi gợi ý, gây khó chịu cho mọi người xung quanh tôi). Tôi đã không thắng cuộc tranh luận, và Ceylon vẫn là đảo lớn nhất trong tiểu lục địa, nhưng tôi đã giành được danh tiếng – không xứng đáng, tôi nghĩ – cho việc thiếu suy luận rõ ràng bằng việc tập trung quá nhiều vào suy luận khó hiểu, và vì việc sử dụng suy luận kỳ quái.

4

Nghiêm trọng hơn, tầm quan trọng của các con sông cho sự thịnh vượng của nền kinh tế và xã hội xung quanh đã đi vào các cuộc thảo luận của chúng tôi ở Santiniketan khá nhiều. Rabindranath đã thấy mối quan hệ đủ rõ, và đã nói về nó trong các tiểu luận cũng như các bài thơ của ông. Cái tôi không biết khi đó là tầm quan trọng được gắn cho vai trò của các con sông bởi các nhà kinh tế học tiên phong những người ca ngợi vai trò xây dựng của sự buôn bán và thương mại. Mối quan hệ đó – mở rộng sự hiểu biết của tôi về vai trò tích cực của các con sông từ những ngày ở Trường Santiniketan của tôi – đã trở thành một chủ đề quan tâm đặc biệt đối với tôi khi muộn hơn tôi là một sinh viên tại Đại học Presidency ở Calcutta. Chính tại đó tôi đã đọc những phân tích của Adam Smith về vị trí của các con sông trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Smith thấy Bengal trong thế kỷ thứ mười tám như rất thịnh vượng về mặt kinh tế, mà ông liên kết không chỉ với những kỹ năng của những người lao động địa phương mà cả (rất nhiều) với những khả năng nổi lên từ các con sông và nghề hàng hải.

Smith thậm chí đã thử (trình bày) một lịch sử sơ sài của các nền văn minh cổ xưa về mặt các khả năng hàng hải chúng có được. Ông nói đặc biệt về ‘những vịnh nhỏ vĩ đại đó, như các biển Baltic và Adriatic ở châu Âu, các biển Địa trung Hải và Euxine ở cả châu Âu và châu Á, và các vịnh Arabia, Ba Tư, Ấn Độ, Bengal, và Siam (Xiêm), ở châu Á, để chuyên chở thương mại hàng hải vào các vùng nội địa của lục địa lớn đó.’1, Trong khi vai trò của sông Nile trong nền văn minh bắc Phi đã theo hình mẫu chung này của sự phân tích của Smith, ông đã quy sự lạc hậu của phần lớn của phần còn lại – kể cả ‘những phần nội địa của châu Phi’ – cho sự thiếu những cơ hội hàng hải khác: ‘các con sông lớn của châu Phi nằm cách xa nhau quá xa để tạo ra cơ hội cho bất kể ngành hàng hải nội địa đáng kể nào’.

Smith đã thấy cùng nguyên nhân của sự lạc hậu lịch sử của các nền kinh tế trong phần đó của ‘châu Á mà nằm khá xa các biển Euxine và Caspian, Scythia cổ, Tartary và Siberia hiện đại’: ‘Biển của Tartary là đại dương bị đóng băng mà không cho phép nghề hàng hải nào, và mặc dù vài con sông lớn nhất thế giới chảy qua nước đó, chúng cách xa nhau quá xa để chuyên chở thương mại và liên lạc qua phần lớn hơn của nó.’2 Khi tôi đọc lý thuyết về sự tiến bộ con người và bài tán dương sức mạnh kinh tế của các con sông của Smith vào đêm khuya trong phòng của tôi tại ký túc xá YMCA ở Calcutta, tôi ngày càng bị cám giỗ để liên kết sự ca tụng các con sông trong văn hóa Bengali, mà đã hết sức gây ấn tượng cho tôi trong những ngày thời thơ ấu của tôi, với vai trò xây dựng của chúng trong sự thịnh vượng của khu vực.

Cho dù ông chẳng bao giờ thấy chúng, Smith đã hiểu các con sông chạy ngag dọc Bengal quan trọng như thế nào trong đời sống thực tiễn cũng như trong trí tưởng tượng của nhân dân Bengal. Các con sông và các khu định cư xung quanh chúng là quan trọng trong hàng ngàn năm cho sự buôn bán và thương mại, nuôi dưỡng nền kinh tế nội địa, và nhiều trong số chúng cũng được biết ở nước ngoài và đã được dùng trong sự theo đuổi thương mại và sự khai thác toàn cầu. Chính từ khu vực này, từ một cảng gần thành phố Tamralipta cổ xưa, mà trong năm 401 sau công nguyên nhà du hành và học giả Phật giáo Trung quốc Faxian (Pháp Hiển) đã lên một trong những tàu thường xuyên và đến Sri Lanka, rồi đến Java, và cuối cùng quay lại Trung Quốc, sau khi đã sống mười năm ở Ấn Độ. Ông đầu tiên đến Ấn Độ từ Trung Quốc bằng đường bộ phía bắc, qua Afghanistan và trung Á, và đã chủ yếu ở Pataliputra (bây giờ là Patna) trên sông Ganga. Cuốn Một Hồ sơ về các Vương quốc Phật giáo của Pháp Hiển, được viết tại Nam Kinh sau khi ông quay lại Trung Quốc, mà tình cờ là cuốn sách du lịch cổ nhất bằng tiếng Hoa, kể chi tiết nào đó về cái ông đã thấy trong các khu vực khác nhau của Ấn Độ.

Trong thế kỷ thứ bảy, một sinh viên hết sức tài ba và mạnh dạn từ Trung Quốc, Yi Jing (Nghĩa Tịnh), đã đến Ấn Độ qua Sri Vijaya (bây giờ là Sumatra), nơi trong một năm ông đã học tiếng Sanskrit trước khi đến Tamralipta ở Bengal. Từ đó ông đi ngược sông lên cái bây giờ là Bihar để học tại đại học Nalanda cổ xưa – một trung tâm toàn cầu cho cao học thịnh hành giữa đầu thế kỷ thứ năm và cuối thế kỷ thứ mười hai. Sách của ông trình bày báo cáo so sánh đầu tiên về y học và các thực hành y tế công cộng Trung quốc và Ấn độ.

Vào cuối thế kỷ thứ mười bảy, cửa sông Hằng gần Calcutta ngày nay là điểm xuất khẩu cho nhiều sản phẩm Ấn Độ, đặc biệt là hàng dệt bông được sản xuất tại Bengal, mà đã nổi tiếng trên thế giới rộng hơn, kể cả châu Âu, nhưng cũng cho các hàng hóa khác nhận được từ xa hơn về phía bắc (như diêm tiêu [nitrat kali] từ Patna), được vận chuyển xuống sông Hằng để được chuyên chở đi. Sự buôn bán và thương mại sinh lời của khu vực, tất nhiên, đã là lý do vì sao các hãng buôn nước ngoài đến đó trước tiên. Các hãng này kể cả công ty Đông Ấn, mà sẽ tiếp tục thiết lập cái sẽ trở thành đế chế Ấn Độ của nước Anh. Công ty Anh, được thiết lập ở Calcutta, đã không đơn độc trong việc tìm kiếm sự buôn bán với – và qua – Bengal. Đã cũng có các công ty buôn bán Pháp, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Phổ, Đan Mạch và châu Âu khác, tất cả đều hoạt động ở Bengal.

Việc buôn bán bên trong đông Bengal đã khó hơn trong những năm ban đầu, bởi vì các vấn đề hàng hải. Có bằng chứng nào đó rằng các triển vọng buôn bán được cải thiện khi dòng chảy ban đầu của sông Hằng (qua Hooghly, qua cái bây giờ là Calcutta) bị giảm bởi vì sự bồi cát, và dòng nước chảy theo hướng đông vào cái bây giờ là Bangladesh đã tăng lên theo thời gian. Căn cứ vào bản chất của đất và sự lắng trầm tích dai dẳng, sông Ganga đã có xu hướng tràn ra khỏi lòng sông của nó trong khi chảy theo hướng đông, tạo ra các nhánh sông mới như các sông Bhairab, Mathabhanga, Garai-Madhumati và các nhánh sông khác.3 Khi sông Padma lớn hơn nổi lên trong cuối thế kỷ thứ mười sáu và liên kết trực tiếp với sông Ganga, nó đã trở thành nhánh chính của sông Ganga cũ mang khối nước của nó đến đông Bengal. Sự thay đổi này đã có tác động trực tiếp kết nối nền kinh tế của đông Bengal với các thị trường tiểu lục địa cũng như các thị trường toàn cầu và đã dẫn đến một sự bành trướng nhanh của các hoạt động kinh tế ở miền đông, cũng được phản ánh trong thu nhập thuế tăng nhanh từ đông Bengal cho kho bạc Mughal.

Nhìn rộng ra, Ptolemy trong thế kỷ thứ hai đã nói về vùng này chi tiết một chút và đã nhận diện chính xác ‘năm cửa sông Hằng’ đưa nước vào Vịnh Bengal. Trong khi là khó để định vị chính xác các vị trí của các thành phố phồn vinh và sống động mà Ptolemy mô tả, sự thảo luận của ông về sự buôn bán và thương mại của vùng có vẻ đủ hợp lý; cũng được xác minh rộng rãi bởi các tác giả khác như Virgil và Pliny Già. Và, hơn một ngàn năm sau, Adam Smith nhận ra rõ ràng tầm quan trọng kinh tế của khu vực gần cái bây giờ là Calcutta đương đại.

5

Sự mê hoặc với các con sông trong văn học Bengali quay lại những ngày ban đầu khi tiếng Bengali nổi lên như một ngôn ngữ, với một ngữ pháp nghiêm túc, vào khoảng thế kỷ thứ mười, khác nhiều với (mặc dù bắt nguồn từ) ngôn ngữ Sanskrit. Nó đã có một quan hệ mật thiết với một phiên bản phổ thông của ngôn ngữ Sanskrit cổ điển gọi là ‘Prakrit’. Các truyện Bengali cổ đã rất liên quan với các con sông. Thí dụ, truyện Manashamangal Kavya được đọc nhiều và rất được ngưỡng mộ, có niên đại từ cuối thế kỷ mười lăm, được dựng hầu như hoàn toàn trên sông Ganga-Bhagirathi và kể về những cuộc phiêu lưu, và thất bại cuối cùng của nhà buôn Chand, người đã nổi loạn chống lại giáo phái Manasha, nữ thần rắn, cai trị, chỉ để chết trong quá trình. Nó cũng tạo thành một vở kịch tuyệt vời.

Tôi đã bị Manashamangal làm cho thất vọng với tư cách một đứa trẻ, vì tôi muốn Chand, nhà buôn ương nghạnh, chiến thắng nữ thần rắn xấu xa. Tôi cũng nhớ nói chung bị nản lòng bởi quyền lực của các thực thể siêu nhiên trong các chuyện và vở kịch bình dân và đã hy vọng chúng sẽ bị đánh bại. Điều đó xảy ra đôi khi, nhưng bất cứ sự thỏa mãn nào tôi có khi đó đã bị làm xói mòn một cách rộng rãi khi tôi đi sang Hoa Kỳ muộn hơn trong đời và nhận biết sức mạnh và tính đại chúng của các tác nhân siêu nhiên trên truyền hình Mỹ, đặc biệt trên TV cáp vào đêm khuya. Bạn bắt đầu xem, một cách đáng tin cậy, cái trông giống một câu chuyện tội phạm-và-điều tra, nhưng khi kẻ hung ác bị dồn vào thế bí mở cái miệng xinh đẹp của cô, thè ra cái lưỡi dài ba mét – mà rõ ràng là không ngạc nhiên gì đối với khán giả Mỹ được huấn luyện. Khi cốt truyện phát triển thêm nữa, nhiều chuẩn mực vật lý bị lật nhào. Sức mạnh siêu nhiên trong hư cấu tại nước tiên tiến nhất về khoa học trên thế giới là một nét đặc điểm đáng chú ý trong sức tưởng tượng Mỹ bình dân – nơi một trăm Manashamangal, mà không có giá trị văn học nào, xuất hiện từ những câu chuyện truyền hình đêm đêm.

Văn học dựa vào sông trong tiếng Bengali cổ hết sức thay đổi về sự tập trung và chủ đề. Tôi đặc biệt hồi hộp khi đọc những sự ngẫm nghĩ Bengali ban đầu về tư tưởng Phật giáo Sahajiya trong Charjapad (Caryapad theo tiếng Sanskrit) cổ. Chúng có niên đại từ giữa thế kỷ thứ mười và thứ mười hai và là các tác phẩm trong số các tác phẩm Bengali có thể nhận biết sớm nhất. Chúng là hay để đọc vì cả các lý do văn học (mặc dù bạn cần sự thực hành nào đó để thấy rõ các từ cổ tương ứng như thế nào với các phiên bản Bengali hiện đại của chúng) và vì sự quan tâm lịch sử cho những gì chúng kể cho chúng ta về đời sống và các ưu tiên của các Phật tử tận tâm này. Tác giả, Siddhacharja (‘Siddhacharya’) Bhusuku, bày tỏ cảm giác thắng lợi của ông trong thơ, tường thuật một cách vui vẻ rằng ông đã bị cướp của cải (‘thoát nợ’) của ông trên sông Padda và rằng ông cũng đã kết hôn một phụ nữ từ một đẳng cấp rất thấp và bây giờ là ‘một người Bengali thật sự’. Siddhacharja diễn đạt thế này:

Ta lái thuyền-sấm dọc dòng sông Padda.

Bọn kẻ cướp đã lấy trộm sự khốn khổ của ta.

Bhusuku, hôm nay ngươi trở thành một ‘người Bangal’ thật sự

Lấy một phụ nữ Chandal làm vợ của ngươi.

Sự thờ ơ với của cải và một sự bất chấp đẳng cấp của Phật tử – những người Chandal đã bị xếp hạng giữa các hạng thấp nhất – rõ ràng đã phù hợp với ý tưởng của Bhusuku về trở thành một người Bengali kiêu hãnh theo chủ nghĩa quân bình.

Giữa thế kỷ thứ mười và thứ mười hai, việc là một ‘người Bangal’ (hay ‘Vangali’, như nó được đánh vần trong Charjapad), tuy vậy, không có nghĩa chính xác là cái trở thành một ‘người Bengali’ có nghĩa bây giờ – ý nghĩa đó còn phải tiến hóa. Đúng hơn, một ‘người Vangali’ trong thế kỷ thứ mười có nghĩa là đến từ một tiểu-vùng cụ thể của Bengal, khi đó được gọi là Vanga, mà ở hoàn toàn trong cái bây giờ là Bangladesh – cái về mặt địa lý được gọi là ‘đông Bengal’ trong một thời gian dài. Banga cổ, hay Vanga, gồm cái bây giờ là các quận của Dhaka và Faridpur. Đến từ Dhaka, tôi đã cả là một người Bengali theo nghĩa hiện đại và một ‘người Bangali’ (hay ‘Vangali’) theo mô tả cổ điển. Tôi cảm thấy sự gần gũi nào đó với Bhusuku vì lý do này, nhưng cũng vì đạo Phật (Buddhism) của ông – trong những ngày học ở trường tôi bị quyến rũ bởi các ý tưởng của Buddha (Bụt). Chao ôi, cố gắng của tôi để làm cho các bạn học của tôi quan tâm đến những tư tưởng cả ngàn năm tuổi của Bhusuku đã là một thất bại hoàn toàn. Một ngoại lệ là bạn học Trung quốc của tôi, Tan Lee, nhưng ngay cả khi đó tôi không thể chắc chắn liệu anh đã lắng nghe sự huyên thuyên của tôi vì lòng trung thành với tôi hay bởi vì sự quan tâm thật sự của anh đến chủ đề.

6

Trong hàng thế kỷ đã có một sự tương phản đáng kể giữa những người đông Bengal (được biết ở tây Bengal như ‘Bangal’, mà cũng có nghĩa là hoàn toàn ấu trĩ) và những người tây Bengal (được những người gièm pha của họ từ miền đông gọi là ‘Ghoti’, theo nghĩa đen có nghĩa là cốc không có quai). Sự phân chia này đã chẳng có quan hệ đặc biệt gì với sự chia rẽ chính trị của Bengal trong năm 1947 giữa cái khi đó trở thành Đông Pakistan – và bây giờ là Bangladesh – và cái ở lại Ấn Độ như bang Tây Bengal cả. Sự phân chia chính trị trong 1947 hầu như hoàn toàn theo các tuyến tôn giáo, còn sự phân chia văn hóa giữa những người Bangal và Ghoti đã có trước từ lâu và hoàn toàn không liên quan đến các ranh giới tôn giáo. Tình cờ, một đa số những người Bangal đã là Muslim và một đa số của những người Ghoti là Hindu, nhưng sự ganh đua Ghoti–Bangal đã ít liên quan đến sự phân chia tôn giáo.

Đã có một sự chia rẽ lịch sử chung giữa tây và đông Bengal. Phần lớn đông Bengal, như tôi đã nhắc tới, đến từ vương quốc Vanga cổ xưa, còn phần tây của Bengal tương ứng một cách đáng kể với vương quốc Gaur, xa về phía tây, kế vị các vương quốc Rarh và Suhma sớm hơn. Siddhacharja Bhusuku ám chỉ rõ ràng rằng các thực hành xã hội đã khác trong những phần khác nhau của Bengal ban đầu. Chắc chắn, giọng Bengali thay đổi từ vùng này sang vùng khác, và, mặc dù có tính đồng đều nào đó trong cách nói chính thức, các giọng địa phương là rất khác nhau. Ngay cả các từ thường được chọn bởi những người Bangal và Ghoti cho các ý tưởng rất cơ bản đã có thể, trong một số trường hợp, là khá khác nhau. Thí dụ, trong khi những người được nuôi dạy ở Tây Bengal quanh Calcutta, hay Santiniketan, sẽ nói ‘bolbo’ – có nghĩa là ‘tôi sẽ nói’ – chúng tôi những người ở miền đông thường nói ‘kaibo’ hay ‘kaimu’. Khi lần đầu tiên tôi đến Santiniketan từ Dhaka, tôi thường lỡ lời nói tiếng địa phương, và ban đầu các bạn cùng lớp của tôi đã thích thú không kể xiết bởi cách nói của tôi và khăng khăng gọi tôi là Kaibo. Đó đã trở thành biệt danh nào đó cho tôi, và bọn Ghoti đã cười với niềm vui mộc mạc bất cứ khi nào chúng lặp lại nó. Sau khoảng hai năm khả năng của các bạn Ghoti của tôi để tiếp tục tích thú bởi một sự lựa chọn thay thế của các từ, cuối cùng, đã cạn kiệt.

Những sự tương phản khu vực này bên trong Bengal tạo ra bao nhiêu sự khác biệt thực? Đã có nhiều sự nói đùa vô hại giữa hai nhóm, đặc biệt ở Calcutta, thủ đô của Bengal trước Phân chia, nơi những người Ghoti và Bangal đã trộn lẫn. Có lẽ một chủ đề trong đó sự chia rẽ đã thực sự nghiêm trọng là về bóng đá (hay soccer, để phân biệt nó với trò chơi football hung dữ được chơi ở Mỹ). Đội Calcutta cổ Mohan Bagan đã chủ yếu được những người Ghoti ủng hộ, và một đội mới hơn, được gọi là đội (Đông) East Bengal, đã thu hút những người ủng hộ của nó từ những người Bangal. Những sự khác biệt tôn giáo đã không có hình dáng trong việc này chút nào: đã có một đội riêng biệt, cũng có thành tích cao, gọi là Mohammedan Sporting, mặc dù nó cũng có các cầu thủ Hindu. Các trận đấu giữa Mohan Bagan và đông Bengal đã có thể gom các đám đông khổng lồ lại – và chúng vẫn gom. Nhiều người ở Calcutta rõ ràng nghĩ rằng trận đấu là sự kiện quan trọng nhất trong lịch hàng năm và kết cục của nó đã là một vấn đề sống và chết. Căn cứ vào nguồn gốc của tôi ở Dhaka, tất nhiên tôi đã là một ủng hộ viên của đội East Bengal. Mặc dù tôi đi xem trận đấu chỉ một lần, vào lúc mười tuổi, tôi giữ một sự quan tâm, qua truyền thông, đến kết cục của các cuộc đấu quan trọng của họ. Tôi nhận được một phần thưởng không xứng đáng khi, năm mươi lăm năm sau, trong năm 1999, Câu lạc bộ East Bengal đã biến tôi thành thành viên suốt đời, vì ‘sự trung thành liên tục và sự ủng hộ’ của tôi.

Những kết quả của các trận đấu Mohan Bagan vs East Bengal đã có những hậu quả kinh tế hiển nhiên nào đó, kể cả đến giá cả tương đối của các loại cá khác nhau ở Calcutta. Vì hầu hết những người Ghoti thích nhất một loại cá gọi là ‘rui’ và những người Bangal từ miền đông thường có sự trung thành cao với cá ‘ilish’, giá cá rui sẽ có khuynh hướng tăng vọt nếu đội Mohan Bagan thắng, dẫn đến những bữa tối ăn mừng của những người miền tây; tương tự, giá của cá ilish sẽ leo lên nếu đội East Bengal đánh bại đội Mohan Bagan. Tôi không biết rằng ngày nào đó tôi có thể chuyên môn hóa về kinh tế học (lúc đó tôi nghiện mạnh toán học và vật lý, với chỉ Sanskrit như một môn đối thủ khả dĩ), nhưng kinh tế học sơ đẳng về một sự tăng giá do một sự tăng đột ngột về cầu đã thú vị ngay lập tức. Tôi thậm chí đã suy đoán về một lý thuyết thô sơ rằng tính dễ biến động này sẽ nói chung không hiện diện, nếu kết quả của trận đấu có thể tiên đoán được một cách chắc chắn. Với tính có thể tiên đoán được, các nhà bán lẻ cá sẽ tăng cung của đúng loại cá – đoán trước kết quả bóng đá thực sự, và như thế cầu cho ‘đúng loại cá’ sẽ không dễ vượt quá cung được mở rộng rồi, và giá sẽ không cần leo lên. Đã là rõ ràng rằng các hiện tượng được quan sát của sự lên đỉnh tương ứng của giá cá rui hay cá ilish phụ thuộc vào tính không thể tiên đoán được của kết quả bóng đá (cụ thể, những chiến thắng tương ứng của các đội Mohan Bagan hay East Bengal).

Tôi phái thú nhận, đã có chút ít vui thú trong việc tính toán chính xác cần các giả thiết nào cho giá cả là dừng (không thay đổi), hay dễ biến đổi. Nhưng tôi cũng đã đi đến một kết luận thứ hai. Nếu kinh tế học thực sự gồm có sự lựa chọn các vấn đề thuộc loại này, nó chắc cho chúng ta – tôi bảo bản thân mình – một chút vui thú giải tích, nhưng hầu như chắc là sự vui thú hoàn toàn vô ích. Tôi vui rằng sự hoài nghi này đã không cản trở tôi khi đến lúc quyết định để làm kinh tế học với tư cách một sinh viên năm thứ nhất. Sự suy đoán của Adam Smith, tôi có thể vui vẻ lưu ý, về mối quan hệ giữa sự hiện diện của các con sông tàu bè có thể đi lại được và sự hưng thịnh của các nền văn minh đưa ra nhiều thực chất hơn để suy nghĩ.

7

Căn cứ vào cuộc sống lấy sông làm trung tâm một cách truyền thống của những người Bengali, là khá tự nhiên rằng các vấn đề xã hội và văn hóa thường được cho một sự tương tự có cơ sở-sông loại nào đó. Sông ủng hộ đời sống con người, duy trì nó, phá hủy nó và có thể giết nó. Xã hội, mà đã lớn lên quanh nó, có thể làm cùng thứ với cá nhân con người.

Trong một tiểu thuyết Bengali đáng chú ý được xuất bản trong năm 1945, gọi là Nadi O Nari (‘Sông và Phụ nữ’), nhà tiểu thuyết Bengali và nhà tiểu luận chính trị nổi tiếng Humayun Kabir trình bày một tường thuật sâu rộng về cách mối quan hệ giữa các con sông và nhân dân ảnh hưởng đến đời sống Bengali. Như một nhà văn Bengali hàng đầu khác, Buddhadeb Bose, bình luận trong một phê bình trong một tạp chí Bengali, Chaturanga, trong câu chuyện hấp dẫn của Kabir sông Padda hùng vĩ là ‘đầy khí lực trong mùa mưa, đẹp êm ả trong mùa thu sau-mùa mưa, kinh khủng trong những buổi tối hè bão tố, một nguồn gây khiếp sợ của những cái chết bất ngờ, một ân nhân của đời sống con người tốt đẹp – và cũng là một kẻ tàn sát mọi thứ có giá trị khi những dòng nước mưa cuồn cuộn đến sau một thời kỳ hạn hán’.

Tiểu thuyết, được dịch sang tiếng Anh không lâu sau khi nó xuất hiện bằng tiếng Bengali (với một sự thay đổi giới trong tiêu đề thành Những người Đàn ông và các Con sông), kể câu chuyện về các gia đình không có đất vật lộn thử sống trên đất do một con sông đổi hướng tạo ra và phá hủy. Các gia đình là Muslim, như bản thân Humayun Kabir, nhưng cuộc đấu tranh của họ là một tình trạng gay go chung của những người Bengali phụ thuộc vào sông bất chấp giáo phái tôn giáo của họ. ‘Chúng tôi là những người của sông.4 Chúng tôi là các nông dân. Chúng tôi xây nhà của chúng tôi trên cát và nước cuốn chúng đi. Chúng tôi xây lại lần nữa và lần nữa, và chúng tôi cày bừa đất và mang lại mùa vàng từ đất hoang.’ Nadi O Nari là cuốn sách được đọc nhiều – và được thảo luận nhiều – khi tôi học trung học, và các vấn đề nó nêu ra nhận được sự chú ý rộng rãi. Nó là một câu chuyện cảm động về đời sống gia đình đối mặt với cả sự nhân từ và sự thịnh nộ của một con sông hùng vĩ.

Tuy vậy, có một khía cạnh khác của tiểu thuyết của Kabir mà tạo ra sự quan tâm to lớn. Ngoài việc thâu tóm các vấn đề chung của những người Bengali có địa vị bấp bênh ra, nó kể một câu chuyện về một gia đình Muslim theo một cách mâu thuẫn với chủ nghĩa ly khai Muslim mà đột ngột trở nên rất mạnh ở Ấn Độ trong những năm đó. Humayun Kabir, với tư cách một nhà lãnh đạo chính trị Muslim, đã kiên quyết bác bỏ chủ nghĩa ly khai, và quả thực đã ở lại Ấn Độ sau sự Phân chia như một trí thức hàng đầu và nhà hoạt động thế tục mạnh mẽ. Ông cũng đã giúp Chủ tịch của đảng Quốc Đại Ấn Độ (Indian National Congress), Maulana Abul Kalam Azad, viết tường thuật nổi tiếng của ông về cuộc đấu tranh bất-bạo động vì độc lập của Ấn Độ, India Wins Freedom (Ấn Độ Giành được Độc lập).

Nadi O Nari được viết trong những năm 1940 ‘vào một thời khắc quan trọng trong đời sống của những người Muslim Bengali’, nhưng nó cũng là một thời ‘với nhiều hứa hẹn’, như Zafar Ahmad Rashed, một nhà phê bình văn học Bengali khác, giải thích thế khó xử mà Kabir chọn để đề cập. Nhiều nhà lãnh đạo chính trị Muslim khi đó dính líu đến việc nuôi dưỡng quan điểm chính trị dựa vào tôn giáo, được phản ánh tốt trong ‘Tuyên bố Lahore vì một tổ quốc độc lập’ cho những người Muslim. Nhưng ‘có một thế khó xử thực ở đây mà chúng ta đã thấy bộc lộ, kể cả những cuộc tranh luận về ngôn ngữ truyền thông và một văn hóa vượt quá những đòi hỏi đặc biệt của “văn hóa Muslim” – và các tư tưởng liên quan – và được định vị vững chắc trong văn hóa bản địa của đất.’

Một sự xung đột tương tự đã hiện diện mạnh mẽ trong những sự cân nhắc chính trị và văn hóa của nhiều người Hindu Bengali. Bạo lực nghịch đạo (communal violence)*, mà đột ngột nổi lên và nhanh chóng mở rộng, là một lực chính trị mạnh mẽ mới kìm kẹp Bengal trong những năm trước Độc lập và Phân chia, và nó gây ra nhiều sự đổ máu trong những năm 1940. Ngay cả như những đứa trẻ đến trường chúng tôi đã không thể trốn thoát một cảm giác lo lắng và một mối lo rất sâu sắc. Chúng tôi không hoàn toàn biết làm sao nọc độc này đột ngột trở nên lan rộng như vậy, và chúng tôi nhiệt thành mong muốn thế giới sẽ rời khỏi sự điên rồ, tự hỏi liệu có bất cứ thứ gì chúng tôi có thể làm để giúp đỡ. Sự thờ ơ của dòng sông đối với sự tách biệt dựa vào-tôn giáo, cả trong việc sáng tạo ra và trong việc phá hủy, là một lời nhắc nhở về tình trạng hiểm nguy chung của tất cả mọi người, bất chấp những sự chia rẽ cộng đồng. Đó có lẽ là thông điệp quan trọng từ dòng sông được thâu tóm trong Nadi O Nari.


* trong nguyên bản là not anxious (không lo lắng), có lẽ thừa chữ not (không).

* xem cách sử dụng từ communal trong chú thích 1 của chương 8.