Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Tư, 4 tháng 8, 2021

Tạp chí Đọc và Viết

 

Chúng tôi vừa nhận được tạp chí Đọc và Viết do nhà văn Ngu Yên gửi tặng.

Tạp chí ra hàng tháng và đến nay đã ba số. Có thể đọc và tải xuống miễn phí từ trang mạng https://www.academia.edu.

Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc.

Văn Việt

 

Thưa bạn đọc,

Cách đây vào khoảng gần 30 năm, đọc sách thấy phong trào cách mạng văn chương ở Châu Mỹ Latin đã thành công trong một thời gian ngắn. Họ tạo ra một phong trào văn chương được thế giới ngưỡng mộ: phong trào Magic Realism (Hóa Ảo Hiện Thực) và những giải Nobel văn chương: Miguel Ángel Asturias (1967), Pablo Neruda (1971), Gabriel García Márquez (1882), Octavio Paz (1990)... Bằng cách nào họ làm được như vậy? Trong thập niên 1950, một số lượng nghệ sĩ thức thời đã tự ý di chuyển sang Âu Châu, nhất là Paris, chiếc nôi văn học thế giới và New York. Họ tìm hiểu văn chương nghệ thuật tiền phong trong thời điểm đó. Họ tập họp từng nhóm khác nhau nhưng có cùng một tầm nhìn. Họ dịch hầu hết những tác phẩm lớn, những sách giá trị, những tiểu luận, bài viết về văn học và nghệ thuật từ chủ nghĩa Hiện Thực đến phong trào Hậu Hiện Đại và chuyển về quê nhà. Vào khoảng gần giữa thập niên 1960, nền văn chương và nghệ thuật ở Châu Mỹ Latin bắt đầu nở hoa rồi bùng nổ.

Theo chân họ, tôi rủ rê một số bạn nghệ sĩ, nhà văn, nhà thơ hải ngoại, cùng nhau dịch sách, bài viết, gửi về quê nhà. Nhưng thời điểm đó, đầy dẫy những khó khăn. Đời sống của những người mới đến Mỹ thật vất vả. Người nhà không ủng hộ việc làm không thù lao. Nhìn bầu đoàn thê tử nheo nhóc thì văn chương có ý nghĩa gì? Sâu xa hơn nữa, dường như truyền thống văn học Việt ít quan tâm về văn chương chung, mà mọi nỗ lực chỉ để lo lắng tiền đồ của cá nhân. Thất bại.

Hay nhất là làm một mình. Tôi quay qua viết sách. Nỗ lực giới thiệu những mới lạ hay đẹp của văn chương thế giới. Tìm cách đăng báo, đăng mạng, gửi về Việt Nam. Sau khi viết mươi cuốn sách, tôi phát giác, người Việt ít muốn đọc sách dài, sách dày và sách phải động não. Biên khảo, nghiên cứu mà viết ngắn thì không đủ mà viết dài thì không ai đọc. Viết cho dễ đọc thì hời hợt. Viết cho sâu rộng thì khó đọc. Thất bại.

Tôi quay sang viết ngắn. Sách nên dưới 200 trang. Bài nên dưới 20 trang. 15 trang là tiêu chuẩn. Tôi mua trang mạng của Academia.edu vì thích lối làm việc mang tính quốc tế của họ. Dàn dựng một số bài và sách, gần một năm, chẳng thành công gì, chỉ được 86 views. Nghĩa là, lác đác bên sông chợ mấy nhà.

Tôi tìm hiểu vì sao người Mỹ làm việc từ thiện thành công và thành công lớn? Quảng cáo. Nghĩ đến hai chữ này đã cảm thấy chua chát. Kẻ sáng tác dịch thuật trở thành con buôn mất vốn không lời và rao hàng. Nhưng công thức này khá thành công, từ 86 views, chưa đến một năm, vụt con số leo lên 4.840. Vui hay bùi ngùi, tôi không giải thích được.

Từ đó, tôi nghĩ đến việc làm tạp chí, vì tạp chí có thể đăng nhiều loại bài dịch khác nhau: thơ dịch, truyện dịch, kịch dịch, nhạc dịch, sách dịch. Chủ yếu, bài nào đặc thì khoảng 15 trang, bài lỏng khoảng 20-25 trang, sách dài thì dịch từng hồi như phim bộ.

Với tuổi đời bước vào khu vực có treo bảng: Bệnh-Tử, có lẽ, tôi cũng đã tận lực. Không biết còn được bao lâu nữa. Cảm ơn vợ tôi đã cho tôi yên ổn và yên tâm với đọc và viết. Cảm ơn các bạn đọc đã chuyển bài tôi lên Facebook, lên mạng, và đến những người quen khác. Mong các bạn tiếp tục đưa tạp chí Đọc và Viết đến nhiều nơi dù có bến đậu hay không.

Buối sáng tôi thường thức dậy khá sớm với cà phê, đọc và viết. Thức sớm, ngủ muộn, kéo đời dài hơn một chút, có nhiều thời giờ hơn. Những khi mỏi mắt, tôi thường dừng lại ngắm cây xương rồng trồng ngoài cửa gương. Trồng nó đã lâu năm, nhưng nó lớn rất chậm. Tôi thích nhìn xương rồng vì nó cho tôi cảm giác cô đơn. Rồi nhìn những giọt sương lấm tấm trên đầu đầy gai nhọn, tôi biết chắc một điều, một lát nữa, không lâu, khi mặt trời lên, giọt sương sẽ bốc hơi, biến mất. Như vậy là kết thúc.

Cảm ơn bạn đọc.

Ngu Yên, Houston Ngày 3 tháng 8 năm 2021

Ghi chú:

Cụm từ: "Bất Định Kỳ" có nghĩa, đột nhiên, một hôm nào tạp chí Đọc và Viết bốc hơi, biến mất. Chỉ còn cây xương rồng không biết chừng nào mới nở hoa?

Ba-01_thumb

 

Tạp chí Đọc và Viết số 01. Tháng 6

https://www.academia.edu/49233017/T%E1%BA%A1p_Ch%C3%AD_%C4%90%E1%BB%8Dc_v%C3%A0_Vi%E1%BA%BFt_S%E1%BB%91_01

MỤC LỤC

1- Vấn Đề Lành Lại. Thơ.

2- Súc Nhân Sinh. Kịch ngắn.

3- Muốn Ôm, Tưởng Dễ lắm Sao. Phiếm luận.

4- Ngụ Ngôn: Chuột Thét Người Rên. Phiếm luận.

5- Linh Hồn Áo. Kịch một màn.

Ba-02_thumb

 

Tạp chí Đọc và Viết số 02. Tháng 7

https://www.academia.edu/49361032/T%E1%BA%A1p_Ch%C3%AD_%C4%90%E1%BB%8Dc_v%C3%A0_Vi%E1%BA%BFt_S%E1%BB%91_02

MỤC LỤC

1- Vợ Các Thi Sĩ. Susan De Sola. Thơ dịch.

2- Thơ Mô Hình: Đập.

3- Câu Chuyện Về Già Mới Dám Kể. Thơ

4- Khó Ai Ngờ Đoạn Giữa Tình Yêu. Phiếm luận.

5- The Bet. Truyện Ngắn, Anton Chekhov.

6- Lương Châu Từ. Vương Hàn. Thơ Phổ Nhạc.

7- Giới thiệu sách:

    Brief Answers To The Big Questions,

    Stephen Hawking.

Ba-3_thumb

 

Tạp chí Đọc và Viết số 03: Tháng 8.

https://www.academia.edu/50230162/T%E1%BA%A1p_Ch%C3%AD_%C4%90%E1%BB%8Dc_v%C3%A0

MỤC LỤC

1- Thơ Zuhair Abu Shayib (Palestine. 1958 - )

2- Giá Trị Thời Gian Cá Nhân.  Đoản Luận.

3- Khi tôi 14 tuổi, dì tôi dẫn đi ăn trưa rồi nói:

     Alexis Rhone Fancher. Thơ dịch.

4- Nhà Văn Lão Thành.  Thơ

5- Khen Chê Không Mất Tiền Mua. Phiếm Luận.

6- Ông Từ. Somerset Maugham (1874-1965)

    Truyện Ngắn.

7- Giới Thiệu Kịch 10 phút;

    Đường 12. David Nice. Kịch dịch.

8- Giới thiệu sách:

    Brief Answers To The Big Questions,

    Stephen Hawking. Ngu Yên dịch tiếp theo