Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Năm, 5 tháng 8, 2021

Sự biểu đạt về tình yêu

Nguyễn Trọng Chức

Mùa dịch bệnh, lại thêm một họa sĩ thân thiết đã ra đi mà không thể đến thắp nén hương đưa tiễn.

Nhớ những sáng tụ tập cà phê ở Hội Mỹ thuật, một nhóm hầu hết đều già hoặc chuẩn già: Hồ Hoàng Đài, Hồ Hữu Thủ, Nguyễn Lâm, La Hon, Nguyễn Huệ, Lê Vượng… và tôi. Tôi thường ngồi cạnh Đỗ Quang Em vì cả hai có hút thuốc, cũng có phần hợp chuyện với Đỗ Quang Em, nhất là các chuyện Sài Gòn xưa cũ, và bởi tôi có biết vài người bạn của ông ở Phan Rang, quê nhà ông. Bao giờ sau ly cà phê, ông Đỗ Quang Em lại đưa ra một đề nghị rất dễ thương: “Bia nghe ông”. Chưa cạn lon 333 thứ nhất, ông rót tiếp lon thứ hai, nháy nháy và cười hỉ hả: “Uống thêm lon nữa với tôi nghe…”. Nhưng cũng chỉ chiều ông hết lon thứ hai, để còn mần việc buổi sáng nữa, chẳng lẽ vào tòa soạn (hồi còn làm báo) hay về nhà mới sáng ra mà bộ mặt đã đỏ ửng!

Cứ nhớ mãi Đỗ Quang Em với những sáng bia bọt và mời hút Bastos – thứ thuốc lá nặng quen thuộc của ông. Sau này nhóm tụ tập ở Hội giải tán vì nhiều lý do: có người đã quá già như cụ Hồ Hoàng Đài, có người chuyển chỗ ở đi rất xa như ông Hồ Hữu Thủ, có người bệnh tật nhiều như La Hon... thêm dịch cúm tàu nữa. Rồi tình cờ gặp Đỗ Quang Em trong một quán phở gà vẫn thường ghé ăn, có cả chị Thanh Nhàn vợ ông. Thế là hẹn sáng hôm sau ở cà phê La Poste gần Bưu điện thành phố. Đó là lần gặp sau cùng – đâu khoảng đầu năm 2020, vẫn sau ly cà phê là mấy lon bia 333 ướp lạnh.

Nhớ Đỗ Quang Em là nhớ những tình cảm với nhau như thế, nhớ những lần gặp nhau (không đếm hết) với nhiều bè bạn khác. Nhớ lần triển lãm “Mặt” đầu năm 2013 tại gallery Tự Do, ông ở trong số những người đến sớm nhất chúc mừng. Nhớ những lần làm “cò” (không lấy phí) đưa các bạn ở nước ngoài về như Bạch Thái Quốc, Trần Đán đến nhà ông mua tranh…

Mới tìm lại tập sách tranh Đỗ Quang Em (gallery Lã Vọng xuất bản, Hong Kong, 1996), có bài bà Judith Hughes Day, chủ nhân Lã Vọng. Bà viết: “Gia đình luôn là chủ đề đẹp đẽ nhất và cũng là thử thách lớn nhất trong tranh Đỗ Quang Em. Có lẽ vì ông biết quá sâu sắc về cái đề tài đó mà những gương mặt trong tranh ông truyền cảm hơn so với những bức chân dung của tác giả khác. Tranh Đỗ Quang Em vẽ gia đình ông là sự biểu đạt của họa sĩ về tình yêu”.

Cũng tìm lại được trên Phụ Nữ số Xuân Mậu Dần 1998, tôi có viết một bài ngăn ngắn về tranh Đỗ Quang Em, chẳng ný nuận nghiên kíu ghê gớm gì, chỉ là cảm nhận đơn thuần của một người yêu mến tác giả – tác phẩm. Trích vài đoạn: “Nếu có một họa sĩ chỉ vẽ những gì quen thuộc nhất, thân thương nhất với mình – những gì chỉ ở đâu đó trong ngôi nhà của chính anh – mà lại hết sức thành công thì đó không ai khác hơn là Đỗ Quang Em…”, “Đỗ Quang Em hầu như chỉ vẽ những gì anh nhận biết được rõ nhất, và vẽ bằng tất cả sự yêu thương dành cho đối tượng trong tranh, cả khi nó là một nhành trúc khô, một viên gạch ống, một cây đèn dầu, một nhành lá xanh nõn… Vẽ người hay đồ vật, anh đều muốn lột tả cho được cái cốt lõi, cái yếu tính, cái bản chất đằng sau bề mặt tranh, cái không gian hai chiều hạn hữu”, “Đỗ Quang Em chỉ vẽ những phụ nữ trong cái gia đình nhỏ của anh. Đó là người bạn đời của anh và mấy cô con gái thân thương của họ. Chị Thanh Nhàn, vợ anh, là người mẫu trong các tác phẩm quan trọng nhất của chồng. Trong cánh áo tứ thân của người đàn bà Bắc Bộ thuở xua, nhân vật cũng là đề tài chính của Đỗ Quang Em hiện ra trong cái không gian kỳ ảo của cuộc hôn phối giữa ánh sáng và bóng tối, thực vô cùng mà cũng xiết bao lung linh. “Bức “Bùa hộ mệnh”, chân dung Thanh Nhàn với khăn mỏ quạ, áo tứ thân nâu, thắt lưng xanh và cái bùa hộ mệnh đỏ rực trên yếm trắng, có lẽ là một trong những tác phẩm đẹp nhất của Đỗ Quang Em”.

Tháng 5-1994, bà Hughes Day và hai đồng chủ nhân khác của gallery Lã Vọng (phòng tranh “thuần Việt” duy nhất ở Hong Kong nay đã không còn) tổ chức triển lãm cá nhân đầu tiên của Đỗ Quang Em ở nước ngoài, sau đó là hàng loạt triển lãm chung với các tác giả Việt khác cũng tại Lã Vọng. Cũng chính Lã Vọng vào tháng 4-1995 đã mời Đỗ Quang Em sang Los Angeles trong triển lãm đầu tiên của phòng tranh này bên ngoài Hong Kong, chỉ giới thiệu tranh Việt đương đại.

Cũng là một cái duyên may khi đến New York vào tháng 8-2008, tôi và mấy người bạn đã được ông bà Hughes mời đến ngôi nhà chất đầy tranh Việt của họ. Và trên tường phòng khách, nơi trang trọng nhất, có tranh Đỗ Quang Em. Bà chủ nhà nhắc lại đánh giá của bà về tranh Đỗ Quang Em: “Những tác phẩm hiện thực mang cá tính sâu sắc của Đỗ Quang Em đã đặt ông vào danh sách các họa sĩ được kính trọng và mến mộ nhất ở Việt Nam”.

“Là một Phật tử thuần thành, ông đã đưa được vào tranh ông một cảm thức yên lành như triết lý gọn gàng của đời ông: ‘Vui hay buồn, phởn hay giận, tất cả đều nằm gọn trong mỗi chúng ta… Biết chấp nhận tình cảnh bó thúc của đời mình, đó chính là hạnh phúc’” (Lời giới thiệu tranh Đỗ Quang Em trong vựng tập “An Ocean Apart, Contemporary Vietnamese Art from the United States and Vietnam - NXB Roberts Rinehart, 1995).

Có thể là hình ảnh về 1 người

Đỗ Quang Em ở tuổi 40

Không có mô tả ảnh.

 

Có thể là tác phẩm nghệ thuật về 1 người

Bìa sách tranh Đỗ Quang Em với chân dung người bạn đời của ông.

Có thể là hình minh họa về 1 người và trong nhà

Thúng gạo (1988)

Có thể là hình ảnh về trong nhà

Tỳ bà (1989)

Có thể là tác phẩm nghệ thuật về 1 người

Chân dung con gái tôi (1992)

Không có mô tả ảnh.

Lá (1991)

Có thể là hình ảnh về 8 người, trong đó có Trong Chuc Nguyen và mọi người đang ngồi

Từ trái sang: Hồ Hữu Thủ, Khưu Đức, Lê Vượng, Nguyễn Lâm, Hồ Hoàng Đài, La Hon, Đỗ Quang Em, Nguyễn Trọng Chức. Vẫn không thiếu chai bia Sài Gòn.

Có thể là hình ảnh về 2 người, trong đó có Trong Chuc Nguyen, mọi người đang ngồi và trong nhà

Uống bia từ sáng tại Hội Mỹ thuật.

Có thể là hình ảnh về 6 người, trong đó có Trong Chuc Nguyen, mọi người đang đứng và trong nhà

Ngày khai mạc triển lãm Mặt (7-1-2013 tại gallery Tự Do): Hồ Hữu Thủ, Thân Trọng Minh, Nguyễn Trọng Chức, Đỗ Quang Em, Nguyễn Quốc Thái, Đặng Hải Sơn.

Có thể là hình ảnh về 2 người và trong nhà

Có thể là tác phẩm nghệ thuật về 1 người

Góp ý tranh cho một nữ họa sĩ tại Hội Mỹ thuật.

Có thể là hình ảnh về 3 người và trong nhà

Tại nhà ông bà Hughes ở New York City, trên tường phòng khách treo tranh Trần Lưu Hậu, Nguyễn Trung và Đỗ Quang Em.

Từ trái sang: Nguyễn Trọng Chức, bà Judith Day Hughes, tiến sĩ Vũ Quang Việt, ông John Hughes (tháng 8-2008).

Có thể là hình ảnh về 4 người, trong đó có Trong Chuc Nguyen và trong nhà

Tại nhà hs Đỗ Quang Em

Có thể là hình ảnh về 2 người, trong đó có Trong Chuc Nguyen, mọi người đang ngồi và trong nhà

Sau vài chai vang rồi... đờ đẫn hết!

Có thể là hình ảnh về 6 người, trong đó có Đặng Như Phồn và mọi người đang đứng

Một số gương mặt của Hội Họa sĩ Trẻ Sài Gòn với thầy Văn Đen, từ trái sang: Hồ Thành Đức, Đỗ Quang Em, Hồ Hữu Thủ, Nguyễn Phước, Văn Đen, Đinh Cường.