Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Tư, 4 tháng 8, 2021

“Lênh đênh quê người”

Mai An Nguyễn Anh Tuấn

di cư ảnh

Bức ảnh dòng người rồng rắn di cư khỏi vùng tâm dịch này, cùng nhiều bức ảnh khác của cuộc hồi hương sao cứ ám ảnh tôi mãi không thôi…

Đó chắc hẳn là những người nghèo, người cùng khổ có thể nói thuộc dưới đáy xã hội xa quê hương giờ phải rời bỏ nơi đang làm ăn trở về bản quán bởi không có khả năng trụ lại chốn mưu sinh – dù là chật vật song cũng tạm nuôi thân qua ngày và cứu trợ gia đình chút đỉnh…

Cái hình ảnh khá điển hình nói lên được một phần sự tan rã của làng quê, của sự đô thị hóa - công nghiệp hóa tràn lan lởm khởm thiếu quy hoạch và cả bất công dẫn đến cảnh hàng triệu nông dân bị mất đất canh tác, buộc phải lưu lạc ra thị thành tìm kế sinh nhai, giờ buộc phải hồi hương…

Cái hình ảnh bộc lộ sự thất bại & bất cập nhiều năm, nhiều mặt trong các chính sách – nhất là An sinh xã hội, dẫn đến những dòng người phải bật bãi khỏi nơi họ từng nhặt “cơm vãi cơm rơi” mà chẳng xong, trở thành những kẻ “vong gia thất thổ”…

Cái hình ảnh làm sống lại dòng nước mắt của Nguyễn Du khóc thương “thập loại chúng sinh” trong suốt hàng thế kỷ “cả dân tộc đói nghèo trong rơm rạ/ Văn chiêu hồn từng thấm giọt mưa rơi” (Chế Lan Viên) – những bóng người xiêu vẹo, nghiêng ngả tựa cây cỏ nhổ bật rễ lang thang trong gió bão, “lênh đênh quê người” như hồn ma bóng quỷ chập chờn giữa không gian u ám…

Cái hình ảnh khiến ta phải liên tưởng tới cảnh người dân xao xác như ong vỡ tổ, thục mạng chạỵ trốn lũ kiêu binh hoành hành giữa đất cố đô Thăng Long thời mạt Lê - Trịnh… Lũ “cẩu quan” thời hiện đại còn đểu cáng hơn, tàn nhẫn hơn với đồng bào mình qua những “chiến dịch” đục khoét tham nhũng ngày một tinh vi và trắng trợn, đẩy biết bao người lao động nghèo tới bước đường cùng!

Cái hình ảnh làm ta thêm đồng cảm với nữ nhà văn Pháp Eveline Ferray trong tiểu thuyết “Vạn Xuân” khi bà hình dung một đoàn người nông dân Việt dắt díu rời làng quê thân thuộc để chạy trốn giặc Minh, trông từ xa như một con sâu đo uốn người đau đớn thảm thương… Mấy thế kỷ sau, trong thời đại văn minh điện tử ở đất nước từng “rực rỡ tên vàng”, ngờ đâu lại xuất hiện “những con sâu đo” sinh linh của đồng bào ta chạy trốn thảm họa thiên tai một cách xót xa tủi nhục đến vậy!

Kẻ “hàn sĩ” hiện đại chỉ biết học theo cụ Nguyễn Du: “Ai vẽ bức tranh này/ Đem dâng lên nhà vua” (Thùy quân tả thử đồ/ Trì dĩ phụng quân vương – Sở kiến hành).