Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 13 tháng 12, 2020

Dòng nhạc kỷ niệm với nhạc cũ Miền Nam (kỳ 131): Phạm Duy: Còn Gì Nữa Đâu

T.Vấn & Bạn Hữu thực hiện (2020)

clip_image001

clip_image002

clip_image003

clip_image004

Còn Gì Nữa Đâu – Sáng tác: Phạm Duy

Trình bày: Khánh Ly (Pre 75)

Đọc thêm:

PHẠM DUY, CA NHÂN CHẮP CÁNH CHO NHỮNG CUỘC TÌNH

(trích)

Nguyễn Hoàng Linh

… Với nhiều kinh nghiệm trong đời sống và sự trưởng thành trong âm nhạc, Phạm Duy đã phác thảo ra ba con người trong sáng tác và trong sự nghiệp của mình. Cụ thể, một cách rất có ý thức, ngoài con người xã hội, hay nhạc nhân hòa với mục đích điều hợp con người, xã hội; con người tâm linh, hay nhạc nhiên hòa để hòa mình vào thiên nhiên, siêu nhiên, Phạm Duy đặc biệt chú trọng con người tình cảm, tức loại nhạc cho cá nhân, cho riêng mình thông qua những bản tình ca.

Vì thế, ngay cả sau quãng thời gian 10 năm, từ năm 1956 tới năm 1966, khi Phạm Duy đắm chìm trong một mối tình lãng mạn đã khiến ông có hàng loạt bản tình ca đỉnh cao trong “dòng nhạc tình cảm tính”, thì thể loại nhạc tình vẫn tiếp tục chiếm tỉ lệ lớn trong những ca khúc của ông thời sau này. Đó là lúc, như Phạm Duy thú nhận, “đã đến lúc mà tôi và Nàng Thơ của tôi phải chia tay nhau”, “bây giờ thì thực sự là chia phôi rồi!”:

Trước đây, nếu tôi soạn những tình khúc có thật, dành riêng cho một người tình, tạm gọi là những bài tình ca đôi lứa thì bây giờ, tôi soạn tình ca một mình. Có hứa hẹn “đừng xa nhau” thì cũng phải tới lúc có người “qua cầu”, và tôi nghĩ rằng cũng chẳng “còn gì nữa đâu để mà gọi mãi nhau”… Thế nhưng còn nhiều lắm, còn quá nhiều dư âm của cuộc tình, cho nên tôi sẽ khản tiếng kêu lên gọi hồn người bằng những tình khúc đầy ắp kỷ niệm xưa…”.

Nguồn: http://nhipcauthegioi.hu/Van-hoa/PHAM-DUY-CA-NHAN-CHAP-CANH-CHO-NHUNG-CUOC-TINH-2-4708.html