Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2018

Dòng nhạc kỷ niệm với nhạc cũ miền Nam (kỳ 19): Mặc Thế Nhân: Trả tôi về

T.Vấn & Bạn Hữu thực hiện (2018)

clip_image001

clip_image002

clip_image003

clip_image004

clip_image005

(Chữ ký của nhạc sĩ Mặc Thế Nhân)

Trả tôi về – Nhạc: Mặc Thế Nhân

Trình bày: Thanh Tuyền (Pre_75)


Đọc thêm:

Nhạc sĩ Mặc Thế Nhân

(Nguồn: ducaudio.com)

Mặc Thế Nhân tên thật là Phan Công Thiệt, sinh năm 1939 ở Gò Vấp – Sài Gòn trong một gia đình tầng lớp trung lưu. Về bút danh Mặc Thế Nhân, ông lý giải có nghĩa là “Góp giọt mực cho đời” chứ không phải theo nghĩa đen như nhiều người nhầm tưởng. Ngoài ra ông còn có bút hiệu khác là Nhã Uyên.

Năm 13 tuổi, ông đã tham gia văn nghệ học đường.

Năm 17 tuổi, ông thọ giáo nhạc lý các nhạc sĩ Thẩm Oánh, Hùng Lân tại Trường Ca Vũ Nhạc Phổ thông Sài Gòn. Hai năm sau ra trường, ông gia nhập ban Hoa Niên. Ngoài ra ông còn cộng tác với ban nhạc Xuân Bình trình diễn nhạc trên đài truyền thanh.

Năm 1958, ông sáng tác ca khúc đầu tiên là bài Trăng quê hương và tiếp theo là bài Vui tàn ánh lửa năm 1959. Giai đoạn này ông đứng ra thành lập và điều khiển các ban văn nghệ thông tin Quận 1, Tổng hội Sinh viên – Học sinh Đô thành, ban Luân Vũ để đi trình diễn lưu động cho chính quyền Sài Gòn. Bên cạnh đó ông còn là ký giả tân nhạc kịch trường cộng tác với nhật báo Lẽ Sống, tuần báo Bình Dân với bút hiệu Mộng Thu, Giang Ái Sĩ.

Sự nghiệp sáng tác của ông tiêu biểu có nhiều bài hay như Cho vừa lòng em, Em về với người, Mùa xuân cưới em, Ngày xuân vui cưới

Khi đã có tên tuổi trong làng nhạc, ông thực hiện băng nhạc Nhã Ca nổi tiếng và mở lớp nhạc Mặc Thế Nhân tại Dakao – Sài Gòn.

Ngoài ra, Mặc Thế Nhân còn có sở thích là nghiên cứu tâm linh.

Sau sự kiện 30/4/1975, ông ở lại Việt Nam cho đến nay.

Về bài Cho vừa lòng em nổi tiếng, lần xuất bản đầu tiên có tên là Cho em vừa lòng tuy được Mặc Thế Nhân giới thiệu là bài hát tâm đắc nhất của ông nhưng không được giới mộ nhạc chú ý. Mặc Thế Nhân đã nhờ nhạc sĩ Nhật Ngân sửa lời lại và ký tên là Phan Trần. Ngoài ra có hai bài nữa cũng ký tên Phan Trần là Một lần dang dởCho người vào cuộc chiến.

Tác phẩm

An phận
Biển động
Chiều mưa anh đưa em về
Cho người vào cuộc chiến (Phan Trần)
Cho vừa lòng em (Phan Trần)
Cho một người đi xa
Chuyện buồn tình yêu
Đường trần còn ai đó không
Đừng
Điệu buồn của Thúy
Giọt sầu (Nhã Uyên)
Hỏi bạn ngày xuân
Em đi trong chiều mưa
Em về với người (Nhã Uyên)
Lời ru của mẹ
Mùa hoa học trò
Mùa xuân cưới em
Ngày xuân vui cưới
Người em hải đảo
Nhìn đời
Những ngày cắm trại
Những ngày chiến cuộc
Nếu có em
Nụ xuân hồng
Khóm trúc lầu mây
Quê hương tìm giấc ngủ
Rồi một ngày
Ru em tròn giấc ngủ
Say sóng
Sầu đất tổ (1960)
Sầu nhân thế (1960)
Tháng mấy trời mưa
Thế hãy còn xa lắm (1960)
Tàu neo bến lạ
Thủy thủ ca
Thư về em gái Dạ Lan
Trăng quê hương (1958)
Trả lại em
Trả tôi về
Trời cao cho cánh chim bay
Tương tư (10 bài, nổi tiếng nhất là bài thứ tư)
Tôi thương tiếng hát học trò (Mặc Thế Nhân – Trần Anh Mai)
Tôi sinh nhầm thế kỷ
Tiễn người ra khơi
Tiếng vạc sầu đêm
Vui tàn ánh lửa (1959)
Vùng ngự trị
Xin trả tôi về